K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 12 2018

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản thoát khỏi cuộc chiến, các nước thuộc địa dần dần giành độc lập. Nền kinh tế các nước đều bị kiệt quệ. đời sống nhân dân vô cùng cực khó. Hầu hết các nước đều thiếu lương thực, thực phẩm, thiếu hàng hóa tiêu dùng, thiếu các công cụ và phương tiện sản xuất... Trong nửa cuối thế kỉ XX, nền kinh tế các nước và vùng lãnh thổ đã có nhiều chuyển biến.

Đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội của các nước và vùng lãnh thổ ở châu Á vào cuối thế kỉ XX, người ta nhận thấy :

- Trình độ phát triển giữa các nước và vùng lãnh thổ rất khác nhau. Có thể phân biệt:

+ Nhật Bản là nước phát triển cao nhất châu Á, đứng hàng thứ hai thế giới, sau Hoa Ki và là nước có nền kinh tế - xã hội phát triển toàn diện.

+ Một số nước và vùng lãnh thổ có mức độ công nghiệp hóa khá cao và nhanh như Xin-ga-po, Hàn Quốc, Đài Loan... được gọi là những nước công nghiệp mới.

+ Một số nước đang phát triển có tốc độ công nghiệp hóa nhanh, song nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng như Trung Quốc, Ấn Độ. Ma-lai-xi-a, Thái Lan... Các nước này tập trung phát triển dịch vụ và công nghiệp chế biến để xuất khẩu, nhờ đó tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao.

+ Một số nước đang phát triển, nền kinh tế dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp như Mi-an-ma. Lào, Băng-la-đét, Nê-pan Cam-pu-chia...

+ Ngoài ra, còn một số nước như Bru-nây, Cô-oét, A-rập Xê-Út... nhờ có nguồn dầu khí phong phú được nhiều nước công nghiệp đầu tư khai thác, chế biến, trở :hành những nước giàu nhưng trình độ kinh tế - xã hội chưa phát triển cao.

- Một số quốc gia tùy thuộc loại nước nông - công nghiệp nhưng lại có các ngành công nghiệp rất hiện đại như các ngành điện tử, nguyên tử, hàng không vũ trụ... Đó là các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Pa-ki-xtan...

- Hiện nay, ở châu Á số lượng các quốc gia có thu nhập thấp, đời sống nhân dân nghèo khổ... còn chiếm tỉ lệ cao.



4 tháng 12 2018

mon địa bn

21 tháng 12 2016

a)dặc điểm sự phân bố dân cư châu phi

-Dân cư không đều

-Sự phân bố dân cư ở châu phi thụ thuộc chặt chẽ vào đặc ddiemrr cuae các môi trường tự nhiên

-Đa số dân cư châu phi sống ở nông thôn

-Các thành phốn có trên 1 triệu dân thường tập trung ở ven biển

21 tháng 12 2016

b) Nguyên nhân gây ra kìm hãm sự phất triển kinh tế xã hội châu phi là

-Sự bùng nổ dân số ,dung đột tộc người

-Đại dịch AIDS

-Sụ can thiệp của các nước ngoài

3 tháng 12 2017

trả lời giúp mik  không bít tl ra sao 

3 tháng 12 2017

- Châu Á là châu lục lớn nhất thế giới, nằm kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích Đạo

- Khí hậu châu Á thuộc kiểu môi trường nhiệt đời gió mùa 

 - Châu Á có ố dân đông nhất thế giới, chiếm 61% dân số thế giới 

- Sông ngòi châu Ácó mạng lưới  khá phát triển, có nhiều hệ thống sông lớn , phân bố không đồng đều và chế độ nước khác phức tạp

- Hệ thống sơn lớn nhất châu Á : Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Kông, Ấn, Hằng, .........

5 tháng 12 2017

câu 4 nếu trả lời thì phải kể tên hết các khu vực ở châu á hả mọi ng 

5 tháng 12 2017

Châu Á là nơi ra đời của những tôn giáo lớn như: Đạo Hồi, Phật giáo, Kito giáo, 

Dân cư chủ yếu thuộc chủng tộc Mô-gô-lô-it, Ốt-xtra-lô-it, Ơ-rô-pê-ô-it

Châu Á có dân số đông nhất thế giới, nhưng vấn đề về bùng nổ dân số cũng đang xảy ra rất nghiêm trọng.

Vị trí : Châu Á kéo dài từ điiểm cực Bắc đến phía xích đạo

Tiếp giáp với Thái BÌnh Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương, các châu Âu, Phi

Sông ngòi dày đặc nhiều sông lớn nhưng không đồng đều.

+ Bắc Á: sông dày đặc : Lê-na, I-ê-nit-xây, Ôbi

+Đông, NAm, Đông NAm Á: dày đặc, nhiều sông lớn

+Tây Nam Á, Trung Á: kém phát triển: Ti giơ, Ô-phrat

16 tháng 12 2020

- Trình độ phát triển giữa các nước và vùng lãnh thổ rất khác nhau. Có thể phân biệt :

+ Nhật Bản là nước phát triển cao nhất châu Á, đứng hàng thứ hai thế giới, sau Hoa Ki và là nước có nền kinh tế - xã hội phát triển toàn diện.

+ Một số nước và vùng lãnh thổ có mức độ công nghiệp hóa khá cao và nhanh như Xin-ga-po, Hàn Quốc, Đài Loan... được gọi là những nước công nghiệp mới.

+ Một số nước đang phát triển có tốc độ công nghiệp hóa nhanh, song nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng như Trung Quốc, Ấn Độ. Ma-lai-xi-a, Thái Lan... Các nước này tập trung phát triển dịch vụ và công nghiệp chế biến để xuất khẩu, nhờ đó tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao.

+ Một số nước đang phát triển, nền kinh tế dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp như Mi-an-ma. Lào, Băng-la-đét, Nê-pan, Cam-pu-chia...

+ Ngoài ra, còn một số nước như Bru-nây, Cô-oét, A-rập Xê-Út... nhờ có nguồn dầu khí phong phú được nhiều nước công nghiệp đầu tư khai thác, chế biến, trở :hành những nước giàu nhưng trình độ kinh tế - xã hội chưa phát triển cao.

- Một số quốc gia tùy thuộc loại nước nông - công nghiệp nhưng lại có các ngành công nghiệp rất hiện đại như các ngành điện tử, nguyên tử, hàng không vũ trụ... Đó là các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Pa-ki-xtan...

- Hiện nay, ở châu Á số lượng các quốc gia có thu nhập thấp, đời sống nhân dân nghèo khổ... còn chiếm tỉ lệ cao.

 

9 tháng 10 2016

Về vị trí, sông ngòi hay cảnh quan của châu Á vậy

Quá trình phát triển lâu dài của đại lục Á-Âu nói chung và châu Á nói riêng cùng với cấu trúc địa chất phức tạp làm cho địa hình của châu Á rất đa dạng. Một số đặc điểm chính của địa hình châu Á là: 
* Bề mặt bị chia cắt thẳng đứng rất mạnh 
Địa hình châu Á 
Trên lãnh thổ châu Á có đầy đủ các dạng địa hình khác nhau: các núi và sơn nguyên cao, các cao nguyên và đồng bằng rộng lớn với nhiều nguồn gốc, kiểu loại khác nhau, các thung lũng rộng và bồn địa kín. Tất cả các dạng địa hình đó nằm xen kẽ với nhau làm cho bề mặt địa hình châu lục bị chia cắt rất mạnh. 

Các hệ thống núi trung bình và cao phân bố rải khắp châu lục như các dãy Đại Hưng An, Altai, Tần Lĩnh, Thiên Sơn, Côn Lôn, Himalaya cao trung bình 5.000-6.000 m, trong đó dãy núi Pamir cao hơn 7.000 m được xem là nóc nhà thế giới và đỉnh Everest cao 8.848 m là đỉnh núi cao nhất thế giới. 
Bên cạnh các hệ thống núi cao có các đồng bằng thấp, rộng lớn và bằng phẳng như Lưỡng Hà, Turan, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam, Ấn-Hằng... 

* Hướng của hệ thống núi 

Các dãy núi của châu Á chạy theo nhiều hướng khác nhau trong đó hai hướng chính là Đông-Tây và Bắc-Nam. 

Hướng Đông-Tây (hoặc gần Đông-Tây) bao gồm các dãy núi chạy dài từ bán đảo Tiểu Á, sơn nguyên Iran đến Himalaya, các hệ thống núi của vùng Trung Á và Nội Á. 
Hướng Bắc-Nam (hoặc gần Bắc-Nam) gồm các dãy núi dọc theo miền Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á như Đông Gaths, Tây Gaths của Ấn Độ, Ural và Kamchatka của Nga, Trường Sơn của Việt Nam... 

*Sự phân bố địa hình 

Sự phân bố các dạng địa hình trên bề mặt châu lục không đồng đều. Các hệ thống núi và sơn nguyên cao nhất đều tập trung ở vùng trung tâm châu lục, tạo thành một vùng núi cao, đồ sộ và hiểm trở nhất thế giới. Từ khối núi Pamir tỏa ra 3 cánh núi chính: 
Cánh Đông Bắc gồm các hệ thống núi nối tiếp nhau: Thiên Sơn, Altai, Sayan cho đến đông bắc Siberi; 
Cánh phía Tây gồm dãy Hindu Kush và hệ thống các núi thuộc sơn nguyên Iran cho đến Tiểu Á và Nam Âu; 
Cánh Đông Nam bao gồm các núi thuộc khối Tây Tạng, Himalaya và Đông Nam Á. 

Ba cánh núi này chia bề mặt châu Á thành ba phần khác nhau: 
Phần Bắc và Tây Bắc với địa hình chủ yếu là đồng bằng, sơn nguyên thấp, rộng và tương đối bằng phẳng như Turan (Trung Á), Tây Siberi và cao nguyên Trung Siberi. Đây là bộ phận được hình thành trên các nền Tiền Cambri và Cổ Sinh, có địa hình thấp dần và mở rộng về phía Bắc. 
Phần Đông gồm các núi và sơn nguyên cao, các cao nguyên, núi trung bình, núi thấp xen với các đồng bằng nhỏ ven bờ. Đây là bộ phận được hình thành trên vùng nền Trung Hoa, các đới uốn nếp Cổ Sinh, Trung Sinh. Tất cả được nâng lên mạnh mẽ vào cuối đại Tân Sinh. Đặc biệt, địa hình của phần phía Đông này có cấu tạo dạng bậc, thấp dần từ nội địa ra phía biển. 
Phần Nam và Tây Nam gồm các hệ thống núi uốn nếp trẻ, các sơn nguyên và các đồng bằng xen kẽ với nhau. Địa hình ở đây bị chia cắt mạnh nhất so với hai bộ phận trên. 
Cấu tạo sơn văn của châu Á như vậy có tác dụng phân chia ảnh hưởng của các đại dương đối với lục địa: phần Bắc chịu ảnh hưởng của Bắc Băng Dương, phần Đông chịu ảnh hưởng của Thái Bình Dương, phần Nam và Tây Nam chịu ảnh hưởng của Ấn Độ Dương và Địa Trung Hải. Tác động của các đại dương có ảnh hưởng quan trọng đến sự hình thành khí hậu, cảnh quan tự nhiên và các hoạt động kinh tế-xã hội của con người.
   
10 tháng 3 2022

Tham khảo

1]Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt NamĐịa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau. Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người.

Thuận lợi: . • Các mỏ nội sinh tập trung ở vùng đồi núi là cơ sở để công nghiệp hóa.

• Tài nguyên rừng giàu có về loài động, thực vật với nhiều loại quý hiếm tiêu biểu cho sinh vật rừng nhiệt đới.

• Bề mặt cao nguyên bằng phẳng thuận lợi cho việc thành lập các vùng chuyên canh cây công nghiệp, chăn nuôi.

• Các dòng sông ở miền núi có tiềm năng thủy điện lớn (sông Đà, sông Đồng Nai, sông Xêxan,...)

. • Với khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp nhiều vùng trở thành nơi nghỉ mát nổi tiếng như Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo, Mẫu Sơn...

Khó khăn: . • Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực, sườn dốc gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các miền.

• Do mưa lớn, độ dốc lớn nên miền núi là nơi xảy ra nhiều thiên tai: lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất, tại các đứt gãy sâu còn phát sinh động đất. • Nơi khô nóng thường xảy ra nạn cháy rừng. • Miền núi đá vôi thiếu đất trồng trọt và khan hiếm nước về mùa khô. • Cuộc sống của người dân vùng cao gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế cũng như tiếp nhận sự hỗ trợ và hội nhập với các vùng khác.

2]Ảnh hưởng của hình dạng lãnh thổ tới các điều kiện tự nhiên và hoạt động giao thông vận tải ở nước ta

(Hình dạng lãnh thổ nước ta kéo dài  hẹp ngang, đường bờ biển dài 3260 km). - Đối với các điều kiện tự nhiên: + Thiên nhiên phân hóa theo chiều bắc - nam, đông - tây.
22 tháng 12 2019

Sau chiến tranh thế giới thứ 2, nền kinh tế các nước ở châu Á có sự chuyển biến mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trình độ phát triển kinh tế giữa các nước và các vùng lãnh thổ không đồng đều, chia làm 4 nhóm nước:

a. Các nước có mức thu nhập cao Nhật Bản, Cô-oét,.. chiếm tỉ lệ nhỏ: có nền kinh tế phát triển cao hoặc nhờ vào nguồn dầu mỏ.

b. Các nước có mức thu nhập trung bình trên Hàn Quốc, Ma-lai-xi-a: có mức độ công nghiệp hóa khá cao và nhanh → Có tỉ trọng nông nghiệp trong cơ cấu GDP nhỏ.

c. Các nước có mức thu nhập trung bình dưới Trung Quốc, Xi-ri: có tốc độ công nghiệp hóa nhanh. d. Các nước có mức thu nhập thấp Lào, Việt Nam…, chiếm tỉ lệ cao nhất. → Có tỉ trọng nông nghiệp trong cơ cấu GDP lớn

9 tháng 10 2016

* Cảnh quan tự nhiên ở châu Á rất đa dạng: rừng lá kim, rừng cận nhiệt và rừng nhiệt đới ẩm.

- Ngày nay, đa số các cảnh quan rừng, xa van và thảo nguyên đều bị con người khai phá, biến thành đồng ruộng, khu dân cư và khu công nghiệp. Vì vậy bảo vệ rừng đang là nhiệm vụ cấp bách.

- Nguyên nhân:

Do sự thay đổi của khí hậu mà cụ thể là lượng mưa. Vùng gần bờ phía đông, ảnh hưởng của biển, khí hậu ẩm hình thành cảnh quan rừng hỗn hợp.

+ Càng vào sâu nội địa, khí hậu khô hơn do lượng mưa giảm, hình thành thảo nguyên.

+ Vào khu vực trung tâm, lượng mưa càng ít hình thành hoang mạc và bán hoang mạc.

+ Ở vùng núi cao do nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo chiều cao nên có cảnh quan núi cao.

+ Ở vùng ven Địa Trung Hải, do mưa vào thu đông nên cảnh quan rừng cây bụi lá cứng Địa Trung Hải.

9 tháng 10 2016

thank