Vẻ đẹp tâm hồn người lao động bình dântrong bài ca dao số 1 trùm ca dao hài hước sgk 10 tập 1
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài làm 1 :
Ca dao là sản phẩm tinh thần của tập thể nhân dân, là tấm gương phản chiếu tâm hồn người lao động một cách sâu sắc. Tính chất “đồng sáng tạo” đó đã tạo ra trong ca dao nói riêng, trong văn học dân gian nói chung các công thức truyền thống mang tính thẩm mĩ cộng đồng trong sáng tạo nghệ thuật. Khi tìm hiểu ca dao cần đặt bài ca dao đó trong hệ thống công thức nghệ thuật truyền thống để chúng có thể âm vang trong nguồn mạch chung và thể hiện được sắc thái riêng độc đáo. Trong ca dao có niềm vui và nỗi buồn, có tiếng ca nghĩa tình và tiếng hát than thân. Khi nghĩ về thân phận của mình, người nông dân xưa kia thường cất lên tiếng ca chứa chất nỗi buồn tủi, đắng cay. Trong dòng mạch đó nổi lên rõ nhất là tiếng hát than thân về cuộc đời người phụ nữ mà hai bài ca dao mở đầu bằng hai tiếng "Thân em" là minh chứng. Cuộc đời người phụ nữ xưa kia có rất nhiều nỗi khổ cực, đắng cay. Nỗi khổ về vật chất, phải thức khuya dậy sớm dãi gió, dầm sương :
Thân em như lá đài bi,
Ngày thì dãi nắng, đêm thì dầm sương,
Ngày ngày hai bữa cơm đèn,
Lấy gì má phấn răng đen hỡi chàng
Nhưng nỗi khổ lớn nhất của họ vẫn là nỗi khổ tinh thần. Xã hội phong kiến xưa kia với những quan niệm bất công như "tam tòng" (ở nhà phải theo cha, lấy chồng phải theo chồng, chồng chết phải theo con) đã gây ra bao nỗi khổ cực cho người phụ nữ trong suốt cả cuộc đời. Họ không có quyền định đoạt hạnh phúc cũng như cuộc đòi mình. Chính vì thế, khi nghĩ về thân phận của mình, người phụ nữ thường cất lên tiếng hát than thân chứa chất nỗi buồn tủi, đắng cay. Nếu thống kê, ta sẽ thấy số bài ca mở đầu bằng cụm từ "Thân em như" chiếm số lượng khá lớn. Nỗi khổ về thân phận bị phụ thuộc ấy được thể hiện rõ nét qua biện pháp nghệ thuật so sánh quen thuộc của ca dao. Hai bài ca dao mang nét chung trong biện pháp nghệ thuật và nội dung ý nghĩa. Hai bài đều sử dụng cụm từ mở đầu "Thân em như". Sự giống nhau ở cấu trúc mở đầu là đặc điểm của một số bài ca dao tạo nên một hệ thống lối nói khắc sâu,ấn tượng chung về "thân phận" con người. Hai bài ca dao đều sử dụng biện pháp so sánh trực tiếp. Hai vế so sánh được nối bởi từ "như" tạo nên sự đối chiếu những nét tương đồng giữa hai đối tượng khác loại, giúp người nghe hiểu đặc điểm của sự vật và cảm thông với tâm sự của nhân vật trử tình. Thân phận con ngựời có ý nghĩa vô cùng lớn lao lại được tác giả dân gian so sánh với những vật, những đối tượng mong manh, nhỏ bé, bị phụ thuộc, chỉ được đánh giá, xem xét ở giá trị sử dụng, bị "đồ vật hoá"
Bài làm 2 :
Bao đời nay, ca dao vẫn là tiếng hát thân thương, gần gũi nhất của mỗi tâm hồn người dân Việt Nam. Tự thuở năm nôi, ai cũng được bà, được mẹ hát ru hàng những lời ca đầy yêu thương, tình nghĩa. Và cũng chính từ thuở đó, vẻ đẹp tâm hồn của người lao động xưa đã in dấu trong tâm khảm mỗi chúng ta.
Ca dao là tiếng hát được cất lên từ thâm sâu tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các quan hệ lứa đôi, gia đình, quê hương, đất nước… Trong đó những tiếng hát than thân, những lời ca yêu thương tình nghĩa luôn bắt nguồn từ cuộc đời còn nhiều xót xa. Cay đắng nhưng đằm thắm ân tình của người bình dân Việt Nam. Bao thiếu nữ thôn quê đã giãi bày về chính con người, cuộc đời, số phận của mình bằng những câu ca như:
Thân em như tấm lụa đào,
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?
Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen
Ai ơi, nếm thử mà xem
Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi.
Thoạt dọc, chúng ta đều nghĩ đây là những lời ca thuần tuý than thân của các cô gái chưa chồng. Nhưng ngấm kĩ mà xem, trong nỗi niềm than thở của mỗi người con gái ấy lại ẩn chứa niềm kiêu hãnh về giá trị của chính bản thân mình. Hình ảnh tấm lụa đào lộng lẫy trong câu ca thứ nhất tượng trưng cho nhan sắc và tuổi xuân phơi phới của người con gái. Rõ ràng, cô gái này đang ý thức rất rõ về sắc đẹp của mình. Cô gái trong câu ca thứ hai tưởng như có phân khiêm tốn hơn khi tự đánh giá về hình thức bề ngoài của mình (vỏ ngoài thì đen). Nhưng hãy đọc cho kĩ, đó chỉ cách nói đòn bẩy để cô nhấn mạnh giá trị thực của người con gái, đó là sự trong trắng, trong sáng của tâm hồn, vẻ đẹp của tâm hồn ( ruột trong thì trắng). Lời mời mọc Ai ơi, nếm thử mà xem một mặt khẳng định cái giá trị thực đó, mặt khác, thế hiện tâm thế tự tin của cô gái.
Hai bài ca của hai cô gái, mỗi người cất một tiếng nói, một giọng nói khác nhau nhưng cả hai đều đồng thanh một tiếng nói khẳng định giá trị, phẩm chất của bản thân mình nói riêng và của những người con gái trong xã hội xưa.
Trong ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa, số lượng những bài ca về chủ để tình yêu có lẽ cao nhất. Phải chăng vì tình yêu là thứ tình cảm thi vị, nên thơ nhất của con người? Phải chăng vì tình yêu là thứ tình cảm, muôn màu, đa sắc? Có lúc ta lắng nghe được tiếng lòng của một chàng trai lỡ duyên nhưng tình nghĩa chàng dành cho người con gái của lòng mình vẫn rất mực thuỷ chung:
Trèo lên cây khế nửa ngày,
Ai làm chua xót lòng này, khế ơi!
Mặt trăng sánh với mặt trời,
Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng.
Mình ơi! Có nhớ ta chăng?
Bài ca là lời của chàng trai đang yêu. Bài ca theo thể hứng, câu đầu chỉ có tác dụng đưa đẩy bắt vần: Trèo lên cây khế nửa ngày. Có nhiều câu ca dao giống như thế:
Trèo lên cây bưởi hái hoa,
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân.
Trèo lên cây bưởi hái hoa,
Người ta hái hết đôi ta bẻ cành.
Trèo lên cây gạo cao cao,
Bước xuống vườn đào hái nụ tầm xuân.
Lời ca cho ta cảm nhận đây là một chàng trai hết sức chung tình. Không phải anh ta không nhận thức được sự phũ phàng của thực tại để rồi vẫn nuôi hi vọng một cách vô vọng. Anh chàng này thấm thía rất rõ nỗi chua xót đang trào dâng trong lòng mình, cũng như anh ta chắc chắn trả lời được cho câu hỏi Ai làm chao xót lòng này, khế ơi!. Nhưng vượt lên trên nỗi đau tình duyên dỡ lở, chàng trai vẫn thể hiện tình cảm sắt son bền vững như thiên nhiên, vũ trụ vĩnh hằng. Hệ thống so sánh ẩn dụ trời – trăng – sao trong bài ca đã nói lên điều đó. Như mặt trăng sánh với mặt trời, như sao Hôm sánh với sao Mai, tình nghĩa đôi ta đã như vậy, không thể nào khác được. Cụm từ sánh với được láy lại hai lần, lại thêm từ chằng chằng nhấn mạnh ở cuối câu ca đã khẳng định mạnh mẽ điều đó. Cho dù có xa cách nhau nhưng đôi ta vẫn xứng với nhau, vẫn là như một. Chàng trai đã lấy hình ảnh thiên nhiên, vũ trụ là cái to lớn, vĩnh hằng, không thể đổi khác để khẳng định sự bền vững thủy chung của lòng mình.
Mình ơi! Có nhớ ta chăng?
Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời.
Chàng trai hỏi cô gái để tự bộc lộ lòng mình và nỗi lòng đó đã được gửi vào một hình ảnh thơ giàu ý nghĩa: Sao Vượt vẫn chờ trăng giữa trời – một sự chờ đợi mỏi mòn trong cô đơn và vô vọng. Duyên kiếp có thể đã dở đang không thành nhưng tình nghĩa thì mãi mãi còn, không thể đổi thay. Trong hình ánh sao Vượt chờ trăng giữa trời có cái mòn mỏi của sự chờ đợi, có cái cô đơn của sự ngóng trông, có nỗi đau của người lỡ duyên thất tình nhưng tất cả chỉ để ánh lên vẻ đẹp của tình nghĩa con người, mãi mãi như ngôi sao Vượt chờ trăng giữa trời. Đó chính là ánh sáng thật đẹp, thật thơ của tình người trong ca dao khi xưa nói về những mối tình lỡ làng duyên kiếp.
Người lỡ làng trong tình yêu mà vẫn yêu người yêu da diết đến như vậy, huống gì người đang yêu như cô gái trong bài ca Khăn thương nhớ ca này:
Khăn thương nhớ ai,
Khăn rơi xuống đất
Khăn thương nhớ ai,
Khăn vắt lên vai.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn chùi nước mắt
Thương nhớ vốn là tình cảm khó hình dung, nhất là thương nhớ trong tình yêu. Vậy mà ở bài ca, nó lại được diễn tả cụ thể, tinh tế và gợi cảm bằng các biểu tượng khăn, đèn, mắt. Hỏi khăn, đèn, mắt nhưng thực ra cô gái đang tự hỏi lòng mình và chắc hẳn nhớ thương phải bồn chồn lắm nên cô mới hỏi dồn dập đến vậy.
Chiếc khăn là vật trao duyên, vật kỉ niệm gợi nhớ người đàng xa:
Gửi khăn, gửi áo, gửi lời
Gửi đôi chàng mạng cho người đàng xa
Nhớ khi khăn mở trầu trao
Miệng chỉ cười nụ biết bao nhiều tình
Chiếc khăn lại luôn quấn quýt bên mình người con gái như cùng chia sẻ với họ niềm thương nhớ. Điệp khúc khăn thương nhớ ai làm cho nỗi nhớ càng thêm triền miên, da diết. Dường như mỗi lần hỏi là một lần nỗi nhớ lại trào dâng. Và đằng sau mỗi trạng thái xuống, lên, rơi,vắt của chiếc khăn kia là một con người hiện lên rất rõ trong tâm trạng ngổn ngang trăm mối tơ vò. Nỗi nhớ như trái mọi không gian, quanh quất ở mọi hướng (rơi xuống đất, vớt lên vai, lau nước mắt).
Hỏi khăn, dường như chưa thỏa, cô gái lại hỏi đèn:
Đèn thương nhớ ai,
Mà đèn không tắt
Rõ ràng, nỗi ưu tư còn nặng trĩu trong lòng người con gái này.
Bài ca gồm mười hai dòng, và gán như dòng nào cũng đong đầy nỗi nhớ. Nỗi nhớ được nói đến liên tiếp, dồn dập trong mười câu thơ bốn chữ. Cô gái chỉ hói mà không có lời đáp. Nhưng chính câu trả lời đã được khẳng định trong năm điệp khúc thương nhớ ai. Cô gái nhớ vì yêu, yêu da diết nên nhớ cũng da diết. Và vì nhờ quá, yêu quá nên lúc nào cũng thấp thỏm lo sợ điểu chẳng lành sẽ xảy đến trong tình yêu:
Đêm qua em những lo phiền,
Lo vì một nỗi không yên một bề…
Một trái tim yêu chân thành, tha thiết như thế, lẽ nào không đáng trân trọng?
Nếu như ở bài ca dao trên đây nỗi nhớ của cô gái đang yêu gieo vào lòng người đọc ấn tượng về một thiếu nữ đa cảm, uỷ mị thì ở bài ca sau đây, chúng ta lại bắt gặp một cô gái rất mực táo bạo – cô gái chủ động bắc cho người mình yêu trong sự ràng buộc, tỏa chiết của lễ giáo phong kiến xưa:
Ước gì sông rộng một gang
Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi.
Trong ca dao có biết bao chàng trai, cô gái bắc cầu để đón người yêu. Nhưng cây cầu của cô gái trong bài ca dao trên đây là một cây cầu đặc biệt: cầu dải yếm. Cầu dải yếm khác với cầu cành hồng (Hai ta cách một con sông, Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang), cầu cành trầm (Cách nhau có một con đầm, Muốn sang anh bẻ cành trầm cho sang). Cầu dải yếm đã được tạo nên bằng chính máu thịt, cuộc đời, trái tim rạo rực yêu đương của người con gái thôn quê. Táo bạo đến thế và cũng thơ mộng, lãng mạn đến thế là cùng.
Chùm ca dao về tình yêu đã mang đến chúng ta bao sắc màu lung linh, tuyệt diệu. Tình yêu dẫu ở thẳm sâu trong trái tim hay bộc trực thoát thành ý muốn táo bạo người con gái, dẫu là duyên tình lỡ làng của một chàng trai cùng điều khiển ta xúc động, trân trọng khôn nguôi. Nhưng ca dao yêu thương tình nghĩa đâu chỉ độc ca về tình yêu đôi lứa. Người bình dân còn cất lên lời hát về tình nghĩa thủy chung giữa người với người:
Muốn ba năm muối hãy còn mặn
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay
Đôi ta nghĩa nặng tình đầy
Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.
Vị cay của gừng và vị mặn của muối trong bài ca trên thực chất là hương vị mặn nồng của tình người trong cuộc sống. Nó biểu trưng cho sự gắn bó thủy chung của con người. Các số từ ước lệ ba năm, chín tháng kết hợp với sự lặp lại hai chữ hãy còn khẳng định sự vĩnh hằng của tình nghĩa con người. Ba vạn sáu ngàn ngày mới xa tức là một trăm năm – một đời người – nghĩa là không bao giờ cách xa cả. Tình nghĩa thủy chung giữa người với người (có thể hiểu đôi ta là vợ chồng) dường như là vô tận.
Sáu bài ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa mỗi bài lấp lánh một vẻ đẹp riêng nhưng tất cả đều thể hiện những nét đẹp nổi bật trong tâm hồn người bình dân Việt Nam. Đó là sự ý thức về giá trị bản thân, là tình nghĩa thủy chung, là tình yêu đôi lứa với những cung bậc, sắc màu phong phú. Hòa mình vào mỗi bài ca đó, mỗi chúng ta sẽ tìm được tâm hồn của chính mình, sẽ thấy tâm hồn mình đồng điệu với tác giả mỗi lời ca ấy.
Ca dao dân ca, xét về góc độ tư duy của dân tộc, là tấm gương bức xạ hiện thực khách quan của mỗi dân tộc với lối sống, điều kiện sống và những phong tục tập quán riêng. Hình ảnh về thiên nhiên, cuộc sống, về truyền thống dân tộc, quan hệ xã hội được phạm trù hóa theo những cách khác nhau, bằng những hình thức ngôn ngữ khác nhau. Nghiên cứu về ca dao dân ca không chỉ cho thấy những nét đẹp văn hóa của người Việt Nam mà còn làm nổi bật lên tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu người thiết tha. Ca dao dân ca là kết tinh thuần tuý của tinh thần dân tộc, là nét đẹp trong văn hóa dân gian Việt Nam. Với cội nguồn lịch sử và chữ viết rất phong phú đa dạng nên ca dao và dân ca có mặt ở Việt Nam từ rất sớm. Các công trình nghiên cứu về văn hóa dân gian, cũng như các nhà khoa học có liên quan đã khẳng định một trong những dấu tích của ca dao cách chúng ta khoảng trên dưới 2.500 năm. Điều này được thể hiện rất rõ qua các hoa văn trên trống đồng và các hiện vật khảo cổ cùng niên đại. Phân tích các họa tiết hoa văn trên trống đồng, nhiều người đã tìm thấy ở đây hình ảnh lễ thờ nữ thần Mặt Trời cũng là nữ thần Nông nghiệp. Trong lễ hội này đã sử dụng các hình thức âm nhạc, thanh nhạc múa hát và các nhạc khí.
Phó Giáo sư, Tiến sỹ Đặng Văn Lung, Trưởng Ban Văn học dân gian, Viện Văn học phát biểu: "Tất cả các dân tộc trên thế giới suốt mấy nghìn năm chỗ nào cũng có dân ca và ca dao. Vì thế nói về ca dao dân ca của một dân tộc hay ca dao dân ca nói chung là vấn đề rất lớn. Nó tồn tại rất lâu, từ hàng ngàn năm trước và như các nhà khoa học nghiên cứu trước đây, các học giả đã nói ca dao ra đời khi trong lòng mình có những điều muốn thể hiện ra, muốn nói lên. Những điều đó được gọi là ca dao".
Câu nói, làn điệu, giọng hát là những đòi hỏi bức thiết nảy sinh trong đời sống xã hội, qua thời gian, những câu nói hay, những làn điệu hấp dẫn đã được nhân dân sưu tập và gìn giữ. Cùng xuất phát từ hoàn cảnh thực tế của đời sống xã hội và trí tuệ của nhân dân đúc kết nên. Qua lời ca, câu hát, ca dao và dân ca Việt Nam là những câu nói đúc kết những kinh nghiệm sống, những quan niệm về nhân cách, nhân đức ở mỗi con người. Càng đi sâu vào tìm hiểu ca dao dân ca, chúng ta sẽ thấy được những nét tài hoa, óc sáng tạo đầy tinh thần thẩm mỹ. Tuy nhiên ở mỗi loại hình lại có những đặc điểm riêng biệt.
Phó Giáo sư, Tiến sỹ Đặng Văn Lung, Trưởng Ban Văn học dân gian, Viện Văn học phát biểu: "Các cụ ngày xưa có nói bỏ ca đi thì còn lại dao, có nghĩa là ca dao và dân ca ra đời cùng một lúc. Nhưng cũng không phải tất cả câu hát của dân ca là ca dao. Đi sâu vào nghiên cứu thì thấy dân ca phát triển rất nhiều, còn ca dao chỉ có một số chức năng nhất định".
Ca dao dân ca là loại hình văn nghệ truyền miệng, là một hình thức văn hóa dân gian đã có từ rất lâu. Nó có thể là một câu nói triết lý bao hàm một nội dung giáo dục của ai đó. Trải qua thời gian, mọi người thấy đúng và nghe theo, thậm chí họ có thể thêm vào hoặc bớt đi để đúng với từng hoàn cảnh cụ thể. Vì vậy, có thể nói ca dao dân ca là của quần chúng nhân dân sáng tác nên và họ có thể sáng tác trong bất cứ hoàn cảnh nào, trong lễ hội, trong lao động sản xuất. Như Giáo sư Vũ Ngọc Phan đã viết: "Nó xuất hiện trong lao động từ thời cổ xưa và hình thức thô sơ của nó đã được sửa đổi qua các thế hệ của loài người". Có một câu ca dao rất ý nghĩa, không chỉ nói lên quan niệm triết lý của người Việt Nam mà đó còn là một câu nói thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó với nhau, thể hiện sức mạnh của tập thể.
"Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại thành hòn núi cao".
Chất trí tuệ, giàu tư tưởng tình cảm trong ca dao dân ca là những nguồn nhựa sống bổ sung cho văn hóa dân gian thêm phong phú và đậm đà bản sắc. Tuy cũng là câu nói, giọng điệu cùng với một cái nôi xuất phát nhưng không phải câu ca dao nào cũng có thể trở thành dân ca và ngược lại, ở mỗi thể loại lại có thêm những ưu thế bổ sung ứng dụng trong từng hoàn cảnh của thực tế đời sống. Theo cách hiểu thông thường, ca dao là lời của các bài dân ca đã tước bỏ đi những tiếng đệm, tiếng láy hoặc ngược lại là những câu thơ có thể bẻ thành những làn điệu dân ca. Như vậy giữa ca dao và dân ca không có ranh giới rõ ràng. Ca dao là những câu nói phổ thông trong dân gian. Ca dao người Việt thường được cấu tạo bằng hai câu lục bát, một thể thơ rất âm điệu tiếng Việt. Khi có nhiều câu kết thành một đoạn ngắn thì gọi là dân ca, vì vậy ranh giới giữa ca dao và dân ca là một sợi chỉ rất mỏng manh. Ca dao là lối văn truyền khẩu, trước tiên là do một người vì xúc cảm mà phát hiện ra, rồi vì lời hay, ý đẹp mà lan truyền trong dân gian và truyền mãi từ đời này qua đời khác. Tuy ca dao xuất phát trong giới bình dân nhưng nhiều câu rất nên thơ và ý nghĩa đậm đà, dễ xúc cảm người nghe nên được nhiều người để tâm sưu tầm.
"Có cha, có mẹ có hơn
Không cha, không mẹ như đàn không dây.
Mẹ cha như nước, như mây,
Làm con phải ở cho tầy lòng con".
Câu thơ không chỉ nói về công đức sinh thành, giáo dưỡng của cha mẹ mà còn khuyên nhủ, răn dạy mọi người phải ăn ở sao cho đúng đạo làm con. Âu đó cũng là triết lý, quan điểm sống của mỗi con người chúng ta. Hoặc đó cũng có thể là những câu nói khuyên răn về quan hệ giữa anh em, bạn bè.
"Anh em như chân, như tay
Như chim liền cánh, như cây liền cành".
Hoặc là những câu ngợi ca tình yêu lao động, trân trọng những giá trị của sự lao động.
"Ai ơi bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần".
Chính vì khả năng dễ nói, dễ tiếp thu, ca dao đã đi vào đời sống của nhân dân một cách rất tự nhiên và trong mọi hoàn cảnh.
Trong mỗi chúng ta ai cũng có một miền quê, quê hương là cánh đồng lúa thơm ngát, luỹ tre xanh trải dài dọc bờ đê, là những hình ảnh thân thương nhất đối với cuộc sống mỗi con người. Hai tiếng quê hương nghe gần gũi và thân thương, đó là nơi chôn nhau cắt rốn, nơi đã nuôi dưỡng ta trưởng thành. Qua ca dao dân ca những hình ảnh của miền quê như trở nên gần gũi hơn, lung linh hơn nhờ những ca từ đầy hình ảnh. Khi nói đến dân ca, chúng ta không thể quên những lời ru con thiết tha trìu mến, qua tiếng ầu ơ mẹ ru con, những hình ảnh của miền quê yêu dấu của biển rộng non cao, của gió Lào cát cháy, những người mẹ năm tháng tảo tần một nắng hai sương nuôi dậy con khôn lớn. Những lời hát ru của mẹ đã hòa đồng với tâm hồn trẻ thơ, vừa đằm thắm nhẹ nhàng nhưng cũng không kém phần trầm tư sâu lắng. Trong câu hát của mẹ có ánh trăng soi rọi như đưa con vào giấc ngủ êm đềm, có áng mây trôi bồng bềnh trên đỉnh núi, có dòng sông bên lở bên bồi, có mặt biển long lanh ánh bạc và những con thuyền thấp thoáng ngoài khơi xa. Nghe lời ru của mẹ, trẻ thơ như được tiếp thêm nguồn dự trữ lớn lao về lòng yêu quê hương, đất nước, chắp cánh cho tuổi thơ của con thêm vững bước và sáng ngời niềm tin.
Lấy nguồn cảm hứng từ thực tế cuộc sống, ca dao dân ca được sáng tạo nên, đó là lời ăn, tiếng nói của ông cha ta tích lũy từ ngàn đời. Đó là những câu nói đúc kết từ những kinh nghiệm sản xuất răn dậy con cháu, bao hàm những nội dung mang ý nghĩa triết lý dậy bảo rất sâu sa. Đó là những câu hát được truyền tải bằng âm thanh giọng điệu ngôn ngữ với nội dung nghệ thuật phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc. Giống như đại thi hào Macxingocki đã nhận định: "con người không thể sống mà không vui sướng được. Họ phải biết cười đùa, họ sáng tạo nên những bài hát vui tươi, họ thích nhẩy múa". Bởi vậy, ca dao dân ca là sản phẩm văn hoá tinh thần và cần thiết đối với mỗi dân tộc, con người.
Trong câu hát ru của người mẹ Thanh Hoá, câu ca dao: "Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau" như một lời nhắn nhủ của người mẹ với đứa con thơ về tình nghĩa đạo lý ở đời, phải ăn ở thuỷ chung trước sau như một, đầy ắp tình thương và tình người. Từ thực tế cuộc sống những câu hát dân gian, những lối nói chân thành chất phác nhưng cũng không kém phần triết lý sâu sẵc, thực tế là những cái hay, cái tinh tuý của dân tộc được kết tinh từ cuộc sống hàng ngày. Trong ứng xử giao tiếp ông cha ta đã có vô vàn những câu nói đúc kết về những lối nói, những hành vi ứng xử khéo léo, lịch sự và duyên dáng.
Phó Giáo sư, Phó Tiến sỹ Mai Ngọc Chừ, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia phát biểu: "Trước hết tôi xin nói về lời chào, người Việt Nam rất coi trọng lời chào. Người ta thường nói:"Tiếng chào cao hơn mâm cỗ". Trong ca dao thì tiếng chào không chỉ nói lên phép lịch sự của con người Việt Nam mà tiếng chào còn là cái cớ để những đôi trai gái làm quen với nhau, đó là những lời chào bắt duyên trong văn học dân gian. Ví dụ:
"Gặp nhau ăn một miếng trầu
Mai ra đường cái gặp nhau ta chào"
Hoặc: "Đôi ta như đá với dao,
Năng liếc thì sắc, năng chào thì quen".
Nhưng năng chào cũng chưa đủ, chào phải đúng lúc, đúng chỗ:
"Gặp nhau đường vắng thì chào
Gặp nhau giữa chợ lao xao xin đừng".
Câu thơ, giọng hát với cái đích là phục vụ nhân sinh. Con người luôn có hoài bão vươn tới cái hay, cái đẹp, cái thanh tao của cuộc sống là chân, thiện, mỹ, cho nên ca dao dân ca không chỉ là những bài hát ngắn dài, vần, vè về câu chữ, nhịp điệu trầm bổng du dương để quên nguôi cảnh buồn tẻ, trống trải mà thực tế nội dung ý nghĩa còn mang tính nhân văn sâu sắc.
"Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ, kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con".
Bên cạnh ý nghĩa là công nuôi dưỡng, sinh thành như trời bể của cha mẹ, câu ca dao này còn được hiểu rộng ra với những nét nghĩa rất phong phú.
Phó Giáo sư, Tiến sỹ Đặng Văn Lung, Trưởng Ban Văn học dân gian, Viện Văn học phát biểu: "Để hiểu câu ca dao như thế nó vừa lớn, vừa rộng, vừa có tính dân tộc, bởi vì núi được công nhận là cao, rộng, công cha đối với con là không phải bàn. Mình có đặc điểm khác các nước là làm nông nghiệp, việc bám vào quê hương, đất tổ, bám vào đất, nước là truyền thống của người Việt Nam. Người Việt Nam luôn bám vào quê hương và trong quê hương đó là do cha mẹ mình, tổ tiên mình sáng tạo ra, do vậy tấm lòng của mình phải hướng về cha mẹ, không thể xa rời được. Nghĩa đấy cũng như nước trong nguồn, chảy mãi. Công cha, nghĩa mẹ để lại mãi mãi cho mình, con cháu. Tình cảm con người đối với cha mẹ đều được công nhận trên thế giới, nhưng ở Việt Nam có đặc điểm riêng là làm lúa nước, phải bám đất, bám làng nên tình làng nghĩa nước, tình cha, nghĩa mẹ luôn đi với nhau rất trọn vẹn. Từ tình cha mẹ rồi mới đến tình làng nghĩa nước, tình yêu tổ quốc, 3 cái đó quyện chặt với nhau. Vì vậy công cha như núi Thái Sơn có thể hiểu là cha cụ thể nhưng cũng có thể là cha Tổ quốc, mẹ cũng thế, có thể hiểu là đất nước. Vì vậy đất nước mình cũng là cha mẹ mình, tổ tiên mình. Tổ tiên, đất nước, cha mẹ, tất cả hòa làm một trong câu ca dao đó".
Ca dao dân ca là sản phẩm được sáng tạo bởi quần chúng nhân dân, nội dung mang tính chất chung cũng lại rất riêng, gần gũi với tập quán sinh hoạt của con người. Ngay từ thủa lọt lòng, ca dao dân ca đã giành cho trẻ những bài hát đơn sơ, mộc mạc nhưng du dương, ngọt ngào để đưa trẻ vào giấc ngủ êm đềm. Chuyển sang tuổi ấu thơ, các em lại được cất lên nhưng bài hát đồng dao để vui chơi giải trí, luyện cho trẻ quen với tiếng nói, tiếp cận với thiên nhiên, tìm hiểu những vấn đề xã hội nảy sinh trong đời sống hàng ngày. Khi trưởng thành, trai gái lại tụ họp nhau lại thi hát đố, hát giao duyên và các bài hát vui chơi trong đời sống. Đó là những tập tục rất phong phú, làm nảy nở thêm tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu người thiết tha.
Với nội dung truyền tải rất đa dạng và phong phú đời sống xã hội cho nên ở mỗi chủ đề, mỗi một lĩnh vực chúng ta có thể thấy vô vàn những câu nói, lối nói rất mộc mạc, dễ hiểu. Nhà văn Nguyễn Đình Thi đã nhận xét rằng: ca dao Việt Nam bắt nguồn từ tinh thần ham sống, ham đấu tranh, vui vẻ, tế nhị, có duyên nhưng cũng không kém phần dồi dào tình cảm, mạnh mẽ sức lực, nảy nở tự do để đón ánh sáng trời hòa hợp với cỏ cây, hoa lá. Nó như một nguồn nhựa sống để nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, chắp cánh cho thế hệ tương lai những hoài bão lớn lao về cuộc sống, thiên nhiên và con người. Như vậy có thể nói ca dao và dân ca Việt Nam là kho tàng văn hóa, tri thức dân gian, phản ánh những phong tục, tạp quán, tâm tư nguyện vọng của con người Việt Nam, tạo thành một hệ thống hình ảnh thiên nhiên, con người và lao động cùng hoà quyện vào nhau, tạo dựng nên cách nghĩ, cách cảm về cuộc sống, thiên nhiên và con người rất Việt Nam.
Bạn tham khảo nha! CHúc bn hc tốt!
Tham khảo:
Các bài ca dao về tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình là những lời gửi gắm tâm tư, tình cảm của những người dân lao động với đất nước, với cha mẹ, anh em. Mỗi bài ca dao như lời hát tự hào về vẻ đẹp của quê hương, lời dặn dò về tình nghĩa sâu nặng giữa những người thân trong gia đình. Qua đó cho thấy những người lao động có tình cảm sâu nặng, tâm hồn chan chứa tình yêu thương
văn học dân gian Việt Nam luôn là dòng sữa mát lành nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta. Cùng với các thể loại khác, ra đời trong xã hội cũ, ca dao diễn tả tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các mối quan hệ lứa đôi, gia đình, quê hương, đất nước... không chỉ là lời ca yêu thương tình nghĩa, ca dao còn là tiếng hát than thân cất lên từ cuộc đời xót xa, cay đắng của người Việt Nam, đặc biệt là của người phụ nữ trong xã hội cũ.
Trong xã hội phong kiến, người phụ nữ luôn bị coi nhẹ, rẻ rúng, họ không được quyền quyết định trong mọi lĩnh vực cuộc sống. Tư tưởng “trọng nam khinh nữ” đã chà đạp lên quyền sống của họ, đàn ông được coi trọng, được quyền “năm thê bảy thiếp”, được nắm quyền hành trong xã hội, trong khi đó phụ nữ chỉ là những cái bóng mờ nhạt, không được coi trọng. Họ phải làm lụng, vất vả cung phụng chồng con, một nắng hai sương mà cuộc đời thì tăm tối. Họ phải cất lên tiếng nói của lòng mình.
“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”
Tiếng nói đầy mặc cảm, cay đắng. Người phụ nữ ví mình như một tấm lụa được người ta bày bán giữa chợ. Thân phận họ cũng chỉ là vật giữa chợ đời bao người mua. Thân phận họ bé nhỏ và đáng thương quá đỗi. Hai từ “thân em” cất lên sao xót xa, tội nghiệp. Xã hội lúc bấy giờ đâu cho họ được tự do lựa chọn, ngay từ lúc sinh ra, được là người họ đã bị xã hội định đoạt, bị cha mẹ gả bán, họ không có sự lựa chọn nào khác:
“Thân em như con cá rô thia
Ra sông mắc lưới vào đìa mắc câu"
Không một lối thoát nào mở ra trước mắt, họ cảm thấy cuộc đời chỉ là kiếp nô lệ, bốn phía lưới giăng. Hình ảnh “Tấm lụa đào”, hay “con cá rô thia” trong hai câu ca dao trên là hình ảnh so sánh nghệ thuật. Hình ảnh này cho ta liên tưởng tới sự tầm thường, bé nhỏ của thân phận người phụ nữ: tấm lụa thì đem ra đổi bán, con cá rô thia thì được vùng vẫy đây nhưng chỉ trong chiếc ao tù. Hình ảnh con cá rô thia cho ta nghĩ đến người phụ nữ trong sự bủa vây của truyền thống, tập tạc, quan niệm phong kiến bao đời hà khắc, đến hạnh phúc của mình cũng không được quyền quyết định:
“Hòn đá đóng rong vì dòng nước chảy
Hòn đá bạc đầu vì bởi sương sa
Em với anh cũng muốn kết nghĩa giao hòa
Sợ mẹ bằng biển, sợ cha bằng trời,
Em với anh cũng muốn kết tóc ở đời,
Sợ rằng mây bạc giữa trời mau tan”...
Bao khát khao bị kìm hãm, hạnh phúc lứa đôi bị rào cản phong tục đè nén, họ ngẫm mình và cất lên tiếng than cay đắng.
“Thân em như miếng cau khô
Người thanh chuộng mỏng, người khô tham dày”
Câu ca dao nào cũng đầy ai oán, số phận nào cũng được ví bằng những thứ bé nhỏ, tầm thường, đó là sự ý thức, sự phản kháng của những con người triền miên bất hạnh. Họ có quyền được sống, được tự do yêu đương, nhưng xã hội đã chà đạp lên quyền của họ, chỉ cho họ một cuộc đời lầm lũi, chua cay.
“Năm nay em đi làm dâu
Thân khác gì trâu mang theo ách
Năm nay em đi làm vợ
Thân mang cày, dây khiến không biết ai?
Em đi làm dâu không có mùa nghỉ, chỉ có mùa làm.”
Người con gái trong bài ca dao H’mông này đang than thân trách phận mình khi “xuất giá tòng phu’’. Họ lấy chồng, không phải vì hạnh phúc mà để làm một con vật lao động trong nhà chồng, một con vật suốt đời “theo ách” như trâu mang. Cuộc sống như khép lại trước mắt họ, chỉ thấy một sự trói buộc đến phũ phàng:
“Cá cắn câu biết đâu mà gỡ
Chim vào lồng biết thuở nào ra”
Có khi họ bị chồng đánh đập:
“Cái cò là cái cò quăm
Mày hay đánh vợ mày nằm với ai"
Có khi bị chồng phụ bạc:
“Nhớ xưa anh bủng anh beo
Tay bưng chén thuốc lại đèo múi chanh
Bây giờ anh mạnh anh lành
Anh tham duyên mới anh đành phụ tôi."
Ở lĩnh vực nào người phụ nữ xưa cũng không được quyền hạnh phúc. Cuộc sống không có tự do, tình yêu không được công nhận, hôn nhân không được định đoạt, quan hệ vợ chồng không được tôn trọng... Ở mặt nào họ cũng bị vùi dập xô đẩy, cũng không được quyền lên tiếng lựa chọn. Đến cả sự tỏ bày tình yêu cũng vô cùng tội nghiệp.
“Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen
Không tin bóc vỏ mà xem
Ăn rồi mới biết rằng em ngọt bùi’’
Ở câu than thân nào họ cũng ví mình thật tội nghiệp, nào là tấm lụa, nào là hạt mưa, nào là miếng cau khô, rồi củ ấu gai... thứ nào cũng nhỏ nhoi, tội nghiệp. Hạt mưa thì chẳng biết rơi vào đâu, miếng cau thì tùy người chọn, còn củ ấu thì có vẻ đẹp bên trong mà không ai biết. Bài ca dao này là một sự giãi bày của người phụ nữ. Người phụ nữ muốn xã hội công nhận giá trị của mình, nhưng vẫn đầy tự ti: “Không tin bóc vỏ mà xem, ăn rồi mới biết là em ngọt bùi”. Một sự mời mọc ngập ngừng.
Có thể nói, những bài ca dao than thân trách phận không chỉ là lời than thở vì cuộc đời, cảnh ngộ khổ cực, đắng cay, mà còn là tiếng nói phản kháng, tiếng nói khẳng định giá trị, phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội cũ.
Tham khảo nha em:
Ca dao dân ca là cây đàn muôn điệu rung lên những tiếng tơ lòng của người dân đất Việt. Những câu ca đằm thắm, trữ tình mang chở cả điệu tâm hồn và chứa chan những tình cảm thiết tha, sâu năng, đặc biệt là tình cảm gia đình. Bởi vậy, có ý kiến cho rằng: “Ca dao dân ca đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc”.
Những lời hát ấy đã đi sâu vào tiềm thức mỗi người qua tiếng ru của bà, của mẹ và nhắc nhở chúng ta về công ơn trời biển của mẹ cha:
Công cha như núi ngất trời
Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Bài ca dao như một lời nhắn nhủ nhẹ nhàng mà tha thiết. Phép so sánh được sử dụng liên tiếp khiến hai câu thơ vừa cụ thể, vừa gợi hình, sinh động. Công cha và nghĩa mẹ được ví với những hình ảnh thiên nhiên vĩnh hằng: núi ngất trời, nước biển Đông. Ơn cha to lớn không thể đo đếm còn tình mẹ thương con sâu nặng, đong đầy. Những lời thơ gợi nhắc về công ơn sinh thành dưỡng dục bao la vô tận của mẹ cha. Công ơn ấy được cụ thể hóa bằng “chin chữ”: (em xem chú thích và viết 9 chữ vào đây). Đồng thời, tác giả dân gian khuyên răn kẻ làm con phải có bổn phận chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ để đền đáp công ơn ấy. Những lời ca dao thấm đượm nghĩa tình như ru hồn người vào thế giới của đạo lý, yêu thương.
Không những nhắn nhủ con người về công ơn cha mẹ, ca dao dân ca còn thể hiện tình cảm nhớ thương quê mẹ của người con gái xa:
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
Câu ca mở ra một âm điệu trầm buồn sâu lắng với hai từ “chiều chiều”. Thời khắc ấy gợi cái tàn lụi của một ngày và cũng gợi cảm giác sum họp gia đình. Ấy là quãng thời gian của buồn, của nhớ và bâng khuâng. Những lời hát của người con gái lấy chồng xa hướng về quê mẹ như thấm đẫm nỗi buồn xa xót ấy. Hai từ “ngõ sau” gợi một không gian khuất nẻo – nơi người con gái có thể bày tỏ nỗi long. Cả thời gian và không gian ấy như đã nói lên tâm trạng con người đang mong nhớ thiết tha. Hai chữ “chiều chiều” mở đầu hô ứng với hai chữ “chin chiều” kết thúc bài ca dao tạo nên hiệu ứng lặp đi lặp lại một nỗi long xót xa, thấm thía của người con gái khi hướng về quê mẹ xa xôi.
Bên cạnh tình cảm cha mẹ – con cái, ca dao còn là những lời nhắn nhủ cảm động về tình cảm ông bà và cháu con:
“Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”
Nuộc lạt – một hình ảnh quen thuộc trên những mái nhà tranh của làng quê Việ Nam đã được đưa vào câu ca dao một cách rất tự nhiên, giản dị và gần gũi. Biện pháp so sánh bao nhiêu – bấy nhiêu đã thể hiện tình cảm nhớ thương, sự gắn bó bền chặt, ruột thịt của cháu con với ông bà. Âm điệu lời thơ tha thiết thể hiện sự kính trọng biết ơn!
Và, có lẽ, những người thân, người lớn trong nhà đã khuyên bào con cháu giữ chặt tình anh em:
Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận hai thân vui vầy
Một lần nữa lối ví von so sánh lại được sử dụng thành công trong hai câu ca dao. Tình cảm anh em gắn bó bền chặt không thể tách rời như tay với chân. Sự hòa thuận của an hem chính là niềm vui của cha mẹ gia đình. Bài ca dao là lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà sâu sắc về tình cảm ruột thịt, anh em.
Với âm điệu thiết tha, sâu lắng cùng lối ví von so sánh đặc trưng, những câu thơ lục bát đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc và thấm thía.
Nhắc nhở nhẹ nhàng mà không khô khan, khuyên nhủ mà không giáo huấn, ca dao chính là tiếng lòng mang chở cả tư tưởng, triết lý đạo đức của nhân dân. Nó đã trở thành viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam.
Ai giúp mjk với
Thông qua lời thách cưới và dẫn cưới bất bình thường của chàng trai và cô gái đã cho thấy tâm hồn lạc quan, yêu đời, hài hước của những chàng trai, cô gái thôn quê trong cảnh nghèo khó. Chàng trai tự ý thức được cái nghèo của mình mà tự trào, tự cười cợt, cô gái thấu hiểu cảnh ngộ của hai gia đình mà vui vẻ đón nhận vì cô là người coi trọng tình nghĩa hơn của cải.