K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Phần I. Đọc - hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:           “Hãy hiểu những người yêu thương con; tình yêu thương là món quà đẹp nhất và nhận được chỉ khi đã được cho đi. Hãy thương mến những ai thật lòng yêu quý con; vì chỉ có ít người như thế trong cuộc đời. Rồi hãy đáp trả tình yêu đó gấp mười lần, hãy làm tràn đầy cuộc sống của họ bằng tình yêu xuất phát từ trái...
Đọc tiếp

Phần I. Đọc - hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

          “Hãy hiểu những người yêu thương con; tình yêu thương là món quà đẹp nhất và nhận được chỉ khi đã được cho đi. Hãy thương mến những ai thật lòng yêu quý con; vì chỉ có ít người như thế trong cuộc đời. Rồi hãy đáp trả tình yêu đó gấp mười lần, hãy làm tràn đầy cuộc sống của họ bằng tình yêu xuất phát từ trái tim con, như ánh nắng mặt trời chiếu rọi những góc tối trên trái đất. Tình yêu là một hành trình, chứ không phải là một đích đến, hãy đi theo con đường đó mỗi ngày.”

(Trích “Con có biêt” - Nhã Nam tuyển chọn)

Câu 1.  Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Câu 2. Nội dung chính của đoạn trích?

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu sau:

“Rồi hãy đáp trả tình yêu đó gấp mười lần, hãy làm tràn đầy cuộc sống của họ bằng tình yêu xuất phát từ trái tim con, như ánh nắng mặt trời chiếu rọi những góc tối trên trái đất.”

Câu 4. Thông điệp tác giả gửi gắm qua đoạn trích trên là gì?

1
12 tháng 3 2023

1. nghị luận.

2. Nội dung chính:

- Truyền tải thông điệp cần biết yêu thương mọi người xung quanh và yêu thương lại người quan tâm mình nhiều lần.

- Cần đi theo con đường tình yêu mỗi ngày.

3. Chỉ "như"

Tác dụng: 

- giúp cho câu văn thêm giá trị gợi hình từ các hình ảnh liên quan đến tình yêu: mặt trời, chiếu rọi xuống những góc tối.

- giúp lời văn thêm hay, hấp dẫn, tính nghị luận được thể hiện sâu sắc hơn.

4. Thông điệp:

- Cần yêu thương mọi người xung quanh bởi tình yêu là bất diệt, vô giá.

- Tình yêu thương luôn là món quà đẹp đẽ nhất và chúng ta cần đi theo con đường đó mỗi ngày.

20 tháng 5 2021

Câu 2: 

BPTT: so sánh

Tác dụng: Cho thấy sự to lớn và tráng lệ của mặt trời khi lặn xuống, nó to lớn và có màu đỏ như ''hòn lửa''

Câu 3:

Tham khảo nha em:

Câu cuối: ” câu hát căng buồm với gió khơi”

=>Tiếng hát cuối cùng sau một buổi ra khơi, trở về quê hương với sự vui vẻ, với những cọn cá đầy ắ thuyền, họ về với sự chiến thắng.

Câu 4:

Tham khảo nha em:

“Đoàn thuyền đánh cá” là bài thơ xuất sắc, tiêu biểu cho hồn thơ khỏe khoắn của Huy Cận sau Cách mạng tháng Tám. Với khổ thơ đầu, tác giả đã mỏ ra một hình ảnh đẹp về đoàn thuyền ra khơi trong bức tranh thiên nhiên kì vĩ hùng tráng: “Mặt trời xuống biển như hòn lửa/ Sóng đã cài then, đêm sập cửa”. Khi sắc tối đang từ từ chiếm trọn không gian bao la, mặt trời được ví như một hòn lửa khổng lồ, sáng rực dần lặn xuống mặt biển. Màn đêm buông xuống như tấm cửa khổng lồ với những lượn sóng là chiếc then cài vững chắc. Hình ảnh so sánh kết hợp nhân hóa tạo nên nét huyền diệu, mĩ lệ của thiên nhiên vừa tạo ra sự nhanh chóng, gấp gáp kết thúc một ngày dài. Nhưng đó không phải ngày tàn, u ám như trong bức tranh của tác phẩm Hai đứa trẻ mà là một ngày mới mở ra cho những người con của biển cả: “Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi/ Câu hát căng buồm cùng gió khơi”. Đoàn thuyền – tạo ra ấn tượng về sự tấp nập, nhộn nhịp, tinh thần lao động hăng say của những ngư dân. Chữ “lại” vừa khẳng định nhịp điệu lao động ổn định của người dân chài ngày qua ngày, vừa thể hiện sự đối lập giữa sự nghỉ ngơi của đất trời và sự lao động của con người.Câu hát mang theo niềm vui, sự phấn chấn và cũng chất chứa bao hi vọng về những khoang thuyền đầy ắp cá. Tác giả đã tạo nên một hình ảnh khỏe khoắn, tươi vui, căng tràn sức sống và tinh thần say mê lao động. Chắc chắn, đoạn thơ là bức tranh khung cảnh thiên nhiên tráng lệ, hình ảnh đoàn thuyền ra khơi với khí thế hào hứng say mê, tràn đầy sức sống, với tâm hồn lãng  mạn của người làm chủ đất nước thật đáng trân trọng tự hào.

Thành phần biệt lập+ phép liên kết: in đậm nghiêng

 

20 tháng 5 2021

Câu 2: So sánh: "mặt trời như hòn lửa" ➩ giúp người đọc hình dung rõ bức tranh hoàng hôn trên biển vừa tráng lệ, huy hoàng vừa sống động, kì thú.

Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi :Bố đi chân đất. Bố đi ngang dọc đông tây đâu đâu con không hiểu. Con chỉ thấy ngày nào bố cũng ngâm chân xuống nước, xuống bùn để câu quăng. Bố tất bật đi từ khi ngọn cỏ còn đẫm sương đêm. Khi bố về cũng là lúc ngọn cỏ đã đẫm sương đêm. Cái thùng câu bao lần chà đi, xát lại bằng sắn thuyền, cái ống câu nhẵn mòn, cái cần câu bóng dấu tay cầm ….Con chỉ...
Đọc tiếp

Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi :

Bố đi chân đất. Bố đi ngang dọc đông tây đâu đâu con không hiểu. Con chỉ thấy ngày nào bố cũng ngâm chân xuống nước, xuống bùn để câu quăng. Bố tất bật đi từ khi ngọn cỏ còn đẫm sương đêm. Khi bố về cũng là lúc ngọn cỏ đã đẫm sương đêm. Cái thùng câu bao lần chà đi, xát lại bằng sắn thuyền, cái ống câu nhẵn mòn, cái cần câu bóng dấu tay cầm ….Con chỉ biết cái hòm đồ nghề cắt tóc sực mùi dầu máy tra tông -đơ, cái xếp ghế bao lần thay vải nó theo bố đi xa lắm . Bố ơi! Bố chữa làm sao được lành lặn đôi bàn chân ấy…đôi bàn chân dầm sương dãi nắng đã thành bệnh…

( Tuổi Thơ im lặng - Duy Khán)

Câu 1. Đoạn trích trên đã sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

Câu 2. Các từ: đâu đâu, tất bật, lành lặn thuộc loại từ gì?

Câu 3. Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu: “Bố tất bật đi từ khi ngọn cỏ còn đẫm sương đêm.” thuộc kiểu câu nào? Vì sao?

Câu 4. Văn bản trên gợi cho em tình cảm gì?

Câu 5 :

Từ nội dung đoạn trích phần đọc hiểu, em hãy nêu những việc làm của bản thân để bày tỏ lòng biết ơn đối với cha mẹ bằng một đoạn văn khoảng 150 đến 200 chữ ?

Anh em giúp mình nhó mai mình kiểm tra rồi nhé.

0
Phần I: Đọc- hiểu (3 điểm)Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi nêu ở bên dưới:   Máu là món quà vô giá mà cuộc sống đã ban tặng cho mỗi chúng ta. Hiến máu là một nghĩa cử cao đẹp, vì mỗi giọt máu cho đi sẽ có một cuộc đời ở lại. Không chỉ vậy bạn còn được khám sức khỏe, kiểm tra nhóm máu và ngăn ngừa nhiều bệnh tật.Theo nghiên cứu, hiến máu không những làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch...
Đọc tiếp

Phần I: Đọc- hiểu (3 điểm)

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi nêu ở bên dưới:

   Máu là món quà vô giá mà cuộc sống đã ban tặng cho mỗi chúng ta. Hiến máu là một nghĩa cử cao đẹp, vì mỗi giọt máu cho đi sẽ có một cuộc đời ở lại. Không chỉ vậy bạn còn được khám sức khỏe, kiểm tra nhóm máu và ngăn ngừa nhiều bệnh tật.Theo nghiên cứu, hiến máu không những làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch mà còn cải thiện sức khỏe tim mạch của bạn. Những người thường xuyên hiến máu trong nhiều năm thường giảm được 88% các cơn đau tim và 33% bệnh tim mạch nghiêm trọng, chẳng hạn như đột quỵ…Mặt khác, khi hiến máu, cơ thể giống như được “thay máu”, các thành phần máu được tái tạo và trẻ hóa, có sức đề kháng cao hơn, giúp cơ thể khỏe mạnh, năng động trong học tập, công việc và sinh hoạt hàng ngày…Một giọt máu hồng, san sẻ yêu thương. Cho đi những giọt máu chính là bạn đang ươm mầm sự sống. 

                                                                           (Theo báo đời sống, sức khỏe)

a/ Xác định phương thức biểu đạt. (0.5đ)

b/ Nội dung chính của đoạn trích trên là gì? Hãy diễn đạt nội dung ấy bằng một vài câu văn..(1đ)

c/ Tìm một câu ghép trong đoạn văn trên  và xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép đó. (1,5 điểm )

Phần II: Tự luận  (7 điểm)

Câu 1: Viết đoạn văn ngắn(6-8 câu) trình bày các giải pháp của em để kêu gọi mọi người nói không với thuốc lá. (3đ)

Câu 2: Em hãy thuyết minh một đồ dùng học tập hoặc một đồ dùng sinh hoạt. (4đ)

Giúp mình với nha mình cần bài gấp!!!!!

1
16 tháng 12 2021

 a,PTBĐ : thuyết minh

Mk giải ý a thôi

I/ Đọc- hiểu: Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:“…Tôi nhận ra, sau khi đã rời xa quê nhà, chiếc bánh chưng không hẳn chỉ là một món ăn truyền thống, nó đã thành sợi dây gắn bó của chính tôi với quê hương. Nếu còn ở Việt Nam, hẳn tôi và các con tôi sẽ không bao giờ biết thế nào là gói bánh, bởi nếu không có ông bà gói hộ và mang đến cho, chúng tôi cũng có thể dễ dàng mua ở bất...
Đọc tiếp

I/ Đọc- hiểu: 
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
“…Tôi nhận ra, sau khi đã rời xa quê nhà, chiếc bánh chưng không hẳn chỉ là một món ăn truyền thống, nó đã thành sợi dây gắn bó của chính tôi với quê hương. Nếu còn ở Việt Nam, hẳn tôi và các con tôi sẽ không bao giờ biết thế nào là gói bánh, bởi nếu không có ông bà gói hộ và mang đến cho, chúng tôi cũng có thể dễ dàng mua ở bất cứ đâu. Tôi cũng sẽ không cần lo lắng các con lớn lên mà không hiểu được ý nghĩa ngày Tết là gì. Thế nhưng, tại một nơi cách Việt Nam 16 tiếng đồng hồ bay, việc cả nhà cùng gói mấy chiếc bánh chưng lại khiến tôi nao lòng đến thế.
Tôi đã gần như bật khóc khi cầm thành phẩm hít hà, mùi của lá dong, mùi của nếp, mùi của Tết đây rồi. Bánh dẻo, thơm mùi lá chín, bên trong đậm đà thịt và mỡ quyện vào nhau. Bọn trẻ vui tươi nhìn mâm cơm có bánh, giò, gà luộc và dưa muối: "Trông giống Tết ở nhà ông bà rồi mẹ nhỉ?"
Hóa ra, những thứ gắn kết tôi với quê hương chính là những điều nhỏ bé như việc tự tay gói chiếc bánh chưng cùng cả nhà đón Tết nơi xứ người. Khi cầm trên tay cái bánh, trái tim xa quê hương của tôi phần nào được chữa lành, được an ủi. Tôi cảm nhận sâu sắc rằng mình thực sự là một người Việt Nam. Và tôi mong rằng, các con của tôi, dù mang quốc tịch nào, sống ở đâu, cũng sẽ luôn nhận rõ mùi vị mà chúng thuộc về”.
Ngô Thị Phương Lê(https://vnexpress.net/goc-nhin/nho-thuong-mui-tet-)
Câu 1. Nhân vật “tôi ” nhận ra điều gì về “chiếc bánh chưng” thể hiện trong văn bản?
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng một biện pháp tu từ cú pháp trong câu: Tôi đã gần như bật khóc khi cầm thành phẩm hít hà, mùi của lá dong, mùi của nếp, mùi của Tết đây rồi..
Câu 3. Trong văn bản, tại sao nhân vật “tôi ” lại mong muốn “ các con của tôi, dù mang quốc tịch nào, sống ở đâu, cũng sẽ luôn nhận rõ mùi vị mà chúng thuộc về”.
Câu 4.  Em có đồng tình với quan điểm này không: Hóa ra, những thứ gắn kết tôi với quê hương chính là những điều nhỏ bé như việc tự tay gói chiếc bánh chưng cùng cả nhà đón Tết nơi xứ người. Vì sao?
II/ Tạo lập văn bản : 
Câu 1 : Viết đoạn văn 150 chữ về tình yêu quê hương.
Câu 2: Phân tích tâm trạng của ông Hai trong các đoạn trích sau :

0
  PHẦN I: ĐỌC HIỂU ( 6.0 điểm)Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:“… Quê hương là vòng tay ấmCon nằm ngủ giữa mưa đêmQuê hương là đêm trăng tỏHoa cau rụng trắng ngoài thềm.…Quê hương mỗi người chỉ mộtNhư là chỉ một mẹ thôiQuê hương nếu ai không nhớSẽ không lớn nổi thành người.”(Trích bài thơ “Quê hương” - Đỗ Trung Quân)Câu 1: (0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn...
Đọc tiếp

 

 

PHẦN I: ĐỌC HIỂU ( 6.0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

“… Quê hương là vòng tay ấm

Con nằm ngủ giữa mưa đêm

Quê hương là đêm trăng tỏ

Hoa cau rụng trắng ngoài thềm.

Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi

Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người.”

(Trích bài thơ “Quê hương” - Đỗ Trung Quân)

Câu 1: (0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ?

Câu 2: (1.0 điểm) Xác định nội dung của đoạn thơ?

Câu 3: (2.5 điểm) Tìm và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ?

Câu 4: (2.0 điểm) Qua đoạn thơ tác giả muốn gửi tới người đọc thông điệp gì?

PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14.0 điểm)

Câu 1 (4.0 điểm) Từ nội dung đoạn thơ phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về tình yêu quê hương của mỗi người.

Câu 2 (10.0 điểm) Hoài Thanh nhận xét: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”. Qua bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên

1
21 tháng 1 2022

Tham Khảo 
 

1. Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm                             

2.  - Đoạn thơ đã thể hiện được tình cảm yêu thương, gắn bó tha  thiết, sâu nặng với quê  hương của tác giả.

3. - Biện pháp tu từ: 

+ Điệp ngữ “quê hương” được lặp lại 4 lần.

+ So sánh: Quê hương là vòng tay ấm; là đêm trăng tỏ; như là chỉ một mẹ thôi.

- Tác dụng: 

Nhấn mạnh tình yêu tha thiết, sự gắn bó sâu nặng với quê hương của tác giả. Đồng thời đã làm nổi bật hình ảnh quê hương thật bình dị, mộc mạc nhưng cũng thật ấm áp, gần gũi, thân thương, máu thịt, thắm thiết. 

4. + Vai trò của quê hương.

     + Giáo dục tình yêu quê hương.

                                                               ĐỀ 2:Phần I: Đọc hiểu văn bản: Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:“…..Tôi đi đứng oai vệ. Mỗi bước đi, tôi làm điệu dún dẩy cá khoeo chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu. Cho ra kiểu cách con nhà võ. Tôi tợn lắm. Dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm. Khi tôi to tiếng thì ai cũng nhịn, không ai đáp lại. Bởi vì quanh quẩn ai cũng quen mình cả. Không...
Đọc tiếp

 

                                                              ĐỀ 2:

Phần I: Đọc hiểu văn bản:

 Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:

“…..Tôi đi đứng oai vệ. Mỗi bước đi, tôi làm điệu dún dẩy cá khoeo chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu. Cho ra kiểu cách con nhà võ. Tôi tợn lắm. Dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm. Khi tôi to tiếng thì ai cũng nhịn, không ai đáp lại. Bởi vì quanh quẩn ai cũng quen mình cả. Không nói, có lẽ họ nể hơn là sợ. Nhưng tôi lại tưởng thế là không ai dám ho he. ấy vậy, tôi cho tôi giỏi. Những gã xốc nổi thường làm cử chỉ ngông cuồng là tài cao. Tôi quát mấy chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ khiến mỗi lần thấy tôi đi qua, các chị phải núp khuôn mặt trái xoan dưới nhánh cỏ, chỉ dám đưa mắt lên nhìn trộm. Thỉnh thoảng, tôi ngứa chân đá một cái, ghẹo anh Gọng Vó lấm láp vừa ngơ ngác dưới đầm lên. Tôi càng tưởng tôi là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi….”

(Trích ngữ văn 6. Bộ “Chân trời sáng tạo” , nhà xuất bản Giáo dục 2021)

Câu 1 Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Ai là tác giả?

Câu 2: Kể tên các nhân vật có trong đoạn trích.

Câu 3: Dế Mèn đã là gì để thử sự lợi hại của chiếc vuốt?

Câu 4:

a.      Nêu khái quát nội dung của đoạn trích trên?

b.      Chỉ ra hai chi tiết thể hiện nội dung ấy.

Câu 5 Xác định biện pháp tu từ trong câu sau và nêu tác dụng:

+ “Tôi càng tưởng tôi là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi”.

+ “Tôi quát mấy chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ khiến mỗi lần thấy tôi đi qua, các chị phải núp khuôn mặt trái xoan dưới nhánh cỏ, chỉ dám đưa mắt lên nhìn trộm”

+ “Dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm”.

Câu 6: Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau:

                      Tôi đi đứng oai vệ.

4
18 tháng 2 2022

.

18 tháng 2 2022

tách nhỏ ra được ko bn ?gianroi

15 tháng 9 2023

- Thuộc kiểu văn bản: Tự sự, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh.

- Mối quan hệ mật thiết, mỗi bài viết đều có cùng chủ đề hoặc cùng kiểu văn bản với các văn bản đọc hiểu.

13 tháng 9 2023

- Các dạng văn bản cụ thể được luyện viết trong sách Ngữ văn 8, tập một thuộc những kiểu văn bản

Bài 1: Kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hộiBài 2: Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ sáu chữ, bảy chữBài 3: Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiênbài 4: Nghị luận về một vấn đề của đời sốngBài 5: Nghị luận về một vấn đề của đời sống

- Giữa phần viết và phần đọc hiểu của mỗi bài học có quan hệ mật thiết với nhau. Mỗi bài viết đều có cùng chủ đề hoặc cùng kiểu văn bản với các văn bản đọc hiểu.

13 tháng 9 2023

- Các dạng văn bản cụ thể được luyện viết trong sách Ngữ văn 8, tập một thuộc những kiểu văn bản

+ Bài 1: Kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội

+ Bài 2: Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ sáu chữ, bảy chữ

+ Bài 3: Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên

+ Bài 4: Nghị luận về một vấn đề của đời sống

+ Bài 5: Nghị luận về một vấn đề của đời sống

- Giữa phần viết và phần đọc hiểu của mỗi bài học có quan hệ mật thiết với nhau. Mỗi bài viết đều có cùng chủ đề hoặc cùng kiểu văn bản với các văn bản đọc hiểu.

Phần I: Đọc hiểu (5 điểm)a, Đọc ngữ liệu sau              Mẹ là cơn gió mùa thu       Cho con mát mẻ lời ru năm nào             Mẹ là đêm sáng ánh sao       Soi đường chỉ lối con vào bến mơ                                     ( Mẹ là tất cả - Lăng Kim Thanh)b, Trả lời câu hỏiCâu 1 (1 điểm): Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? Nêu nội dung của đoạn thơ.Câu 2 (0,5 điểm): Ghi lại 1 từ đơn, 1 từ ghépCâu...
Đọc tiếp

Phần I: Đọc hiểu (5 điểm)

a, Đọc ngữ liệu sau

              Mẹ là cơn gió mùa thu

       Cho con mát mẻ lời ru năm nào

             Mẹ là đêm sáng ánh sao

       Soi đường chỉ lối con vào bến mơ

                                     ( Mẹ là tất cả - Lăng Kim Thanh)

b, Trả lời câu hỏi

Câu 1 (1 điểm): Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? Nêu nội dung của đoạn thơ.

Câu 2 (0,5 điểm): Ghi lại 1 từ đơn, 1 từ ghép

Câu 3 (2,0 điểm): Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng ở đoạn thơ trên và nêu tác dụng của nó.

Câu 4 (1,5 điểm): Từ những câu thơ trên, em cảm nhận như thế nào về vai trò và tình cảm của cha mẹ đối với chúng ta? Em cần phải có bổn phận và trách nhiệm như nào đối với cha mẹ của mình? (Viết khoảng 10 dòng - 6 đến 8 câu)

Phần II: Viết (5 điểm)

Đề bài: Mỗi chúng ta đều có những kỉ niệm. Những kỉ niệm có thể là vui là buồn thậm chí làm chúng ta thay đổi cả một thói quen. Em hãy viết bài văn kể về một trải nghiệm đáng nhớ của em với thầy cô hoặc với bạn bè.

 

 

2
14 tháng 12 2021

I.

1. Thể thơ lục bát.

Nội dung: Thể hiện tình thương của người mẹ đối với con.

2. Từ đơn: Mẹ

Từ ghép: mát mẻ

3. So sánh: "Mẹ là cơn gió mùa thu", "Mẹ là đêm sáng ánh sao"

Tác dụng: Nhấn mạnh tình thương con của người mẹ là vô bờ bến.

4. Tham khảo

Mỗi chúng ta khi được sinh ra đã mang ơn nghĩa công lao sinh thành từ cha mẹ; lớn lên mang ơn nghĩa công lao nuôi dưỡng; thành người mang ơn nghĩa công lao giáo dục. Có thể thấy, cha mẹ là những người “thợ xây” xây dựng nên mỗi chúng ta thành người. Để đền đáp những công ơn to lớn đó, mỗi người con chúng ta cần có thái độ và hành động đúng đắn. Mỗi chúng ta cần cố gắng học hành tập nghiêm túc, trở thành một công dân tốt giúp ích cho đời để bố mẹ tự hào và ngẩng cao đầu. Bên cạnh đó, chúng ta có trách nhiệm hiếu thảo, biết ơn, đền đáp công ơn cha mẹ bằng lời nói, việc làm cụ thể: phụng dưỡng cha mẹ khi về già, giúp đỡ cha mẹ về tài chính;… Mỗi chúng ta hãy hành động đẹp đẽ để xứng đáng với truyền thống quý báu của con người Việt Nam.

II. Tham khảo

Trong tâm trí mỗi người đều có những kỉ niệm đẹp, em cũng vậy. Kỉ niệm khó quên của em là một lần đi biển Nha Trang cùng với My - người bạn thân của em đã lâu.

Lần đó thật vui, chúng em chất hết đồ đạc vào va li và đi máy bay đến Nha Trang. Biển thật đẹp! Những rặng dừa rì rào trong gió. Những con sóng đua nhau chạy vào bờ tung bọt trắng xóa. Biển có lúc hiền hòa, lặng sóng, nhưng có lúc lại giận dữ, ngạo mạn đánh dạt tất cả cái gì xung quanh nó ra xa. Đứng trên bờ nhìn ra biển sẽ thấy thấp thoáng những đoàn thuyền đánh cá ra khơi, mang về cho mọi người những mẻ lưới nặng trịch cá. Trên bờ, người đi tắm biển rất nhiều. Em và My cùng nhau xây lâu đài cát và " thu hoạch " được rất nhiều vỏ sò, ốc, san hô,.... Tắm biển đã thỏa thích, hai gia đình của em và My dẫn nhau ra một nhà hàng cao cấp. Ở đó, bọn em được ăn đặc sản của Nha Trang cùng rất nhiều món ngon khác. Buổi tối, cả hai đứa lại ra biển hóng mát và đi dạo. Lúc ngồi nghỉ, bọn em thi nhau tán gẫu những câu chuyện không có thật trên đời. Tiếng cười đùa của bọn em hòa vào tiếng dế đêm nghe rất hay, buổi đêm trên biển thật yên tĩnh ......

Đến giờ đã ba năm kể từ ngày em đi chơi với My nhưng em sẽ không bao giờ quên được ngày ấy vì nó đã khắc sâu vào trong tâm trí của em. Ngày ấy, là một kỉ niệm khó quên, một kỉ niệm tình bạn đẹp.