K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

 Tôi buồn đến thẫn thờ khi chiếc xe chở các gia đình công nhân vào Yaly chuyển bánh. Tâm, người bạn thân nhất của tôi đã theo bố mẹ vào công trường mới. Thế là từ mai, tôi phải đi học một mình, làm bài một mình và chơi một mình. Trời ơi, tôi không thể tưởng tượng được nếu thiếu vắng Tâm, tôi sẽ như thế nào?

   Chúng tôi cùng lớn lên trên công trường thủy điện Sông Đà. Cảnh nhà hai đứa khác nhau. Là con út nên tôi được nuông chiều. Còn Tâm là anh của hai đứa em nhỏ nên vất vả hơn tôi nhiều.

   Sáng sớm, khi tôi còn cuộn tròn trong chăn thì Tâm đã thức dậy. Bạn ấy quét nhà, cho gà ăn rồi cùng bố tưới rau. Bao nhiêu là việc, thế mà Tâm chưa bao giờ đi học muộn. Còn tôi, nhiều hôm nghe Tâm gọi đi học là vơ vội cặp sách rồi chạy theo, không kịp ăn sáng.

   Bận như thế mà Tâm vẫn học giỏi hơn tôi. Từ khi cùng học với nhau, năm nào Tâm cũng đạt học sinh giỏi, còn tôi cố gắng lắm cũng chỉ được loại khá. Đấy là tối nào hai đứa cũng học bài với nhau, nếu không, tôi chẳng được thế đâu. Nhiều tiết Toán, thầy giảng tôi chẳng hiểu gì cả vì cứ mải nhìn vẩn vơ ra ngoài cửa sổ. Tâm kiên nhẫn giải thích cho tới lúc tôi thật hiểu lí thuyết và biết vận dụng vào làm bài tập mới thôi. Nhìn Tâm say sưa nói, tôi nghĩ lớn lên bạn ấy làm nghề dạy học là hợp nhất.

   Môn Văn, Tâm cũng giỏi hơn tôi. Mỗi lần làm bài ở lớp, Tâm đọc đề rất kĩ, làm dàn bài cẩn thận rồi mới cắm cúi viết. Còn tôi cứ loay hoay mãi. Tôi có để ý quan sát với suy nghĩ, nhận xét gì đâu cơ chứ! Cùng đi theo xe của bố Tâm lên đập chơi, tôi chỉ thích chạy lăng quăng đây đó rồi lấy đá ném thia lia xuống mặt nước. Tôi chẳng biết Tâm nhìn gì, nghĩ gì. Chỉ đến khi làm bài thi cuối học kì tôi mới rõ. Bài văn tả cảnh công trường của Tâm được điểm cao nhất lớp. Tâm so sánh hàng cột điện 500 ki-lô-vôn như những chàng lực sĩ khổng lồ, từng đoàn xe Benla bên sườn đồi trông như đàn trâu mộng và dãy cần cẩu giống những chú hươu cao cổ châu Phi.

   Sau khi làm xong nhiệm vụ ở nhà máy thủy điện Hòa Bình, bố Tâm cùng gia đình được lệnh lên đường đến công trường mới.

   Hôm nay, Tâm đã đi xa thật rồi. Cầm cuốn sổ nhỏ của Tâm tặng tôi trước lúc chia tay, tôi cảm thấy cay cay nơi khóe mắt. Có lẽ tôi phải viết thư ngay cho Tâm để Tâm dù ở xa vẫn cảm thấy có bạn bè thân yêu bên cạnh và biết rằng tôi luôn nhớ đến Tâm.

Bố tôi công tác cách nhà gần 50 cây số nên cuối tuần mới về. Chỉ có chiều thứ bảy cả nhà tôi mới được đông đủ.

Không khí gia đình tôi những ngày cuối tuần thường rộn ràng hơn và nhất là vào ngày thứ bảy, bởi cả ba mẹ con tôi, ai cũng ngóng bố về, và liên tục nhắc đến bố. Nào là tiếng cái út nũng nịu hỏi:

-   Bố sắp về chưa hả mẹ?

Mẹ âu yếm trả lời:

-     Chỉ một lát nữa bố sẽ về nhà. Con ngoan, bố về sẽ có quà, còn hư là bố không cho đâu.

Con bé nghe vậy cười tít mắt:

-   Con ngoan nhất nhà mẹ nhỉ!

Quay sang tôi nó tranh:

-  Em ngoan hơn chị, bố sẽ cho em nhiều quà hơn.

Tôi mỉm cười ra dáng chị cả:

-   Chị sẽ nhường cho em hết. Được chưa. Bây giờ em lên nhà đợi bố để mẹ với chị nấu cơm.

Biết bố thích ăn canh cua, chiều thứ bảy nào mẹ cũng mua cua về để làm món bố thích. Và tôi thường quanh quẩn bên chân mẹ để phụ giúp. Chiều hôm nay cũng vậy, mẹ chuẩn bị mọi thứ từ sáng, đợi đến lúc bố sắp về đến nhà hai mẹ con lại tíu tít chuẩn bị.

Đang mải mê nấu nướng hai mẹ con tôi bỗng nghe thấy út gọi í ới:

-   Mẹ ơi, bố về. Bố về rồi!

Tiếng nó lại lảnh lót:

-   Con chào bố ạ. Bố có mua quà cho con không?

Tôi và mẹ chạy lên nhà, bố đã bế út và lấy quà cho bé. Con nhỏ sung sướng ôm cổ bố.

Bố quay sang tôi hỏi:

-   Con đang nấu cơm hả? Con ngoan lắm.

Bố cất cặp sách vào nhà, mẹ đã kịp mang một chậu nước mắt lạnh cho bố rửa mặt, còn tôi chạy đi lấy cho bố một cốc nước mát.

Một lát sau cả nhà tôi đã quây quần bên mâm cơm nóng hổi, từ lúc bố về út luôn ngồi cạnh kể cả lúc ăn cơm. Nó còn đòi gắp thức ăn cho bố và khi bố vừa đưa bát ra cho nó gắp thức ăn vào thì nó lại đánh rơi ngay xuống đất, cả nhà được một phen cười. Bố vừa cười, vừa nói:

-  Con gái bố ngoan lắm! Tuần này con có được phiếu bé ngoan không?

Nhắc đến phiếu bé ngoan, bé vội vàng tụt xuống đất lon ton đi lấy ra khoe với bố. Bố vui sướng nhìn bé rồi quay sang hỏi tôi:

-  Thế con được mấy điểm mười.

Tôi tự hào khoe với bố:

-   Con vẫn luôn dẫn đầu lớp, tuần này bố phải thưởng cho con một chuyến đi công viên đấy.

Nghe đến công viên út vội hét lên:

-  Con đi mấy.

-  Ừ! Bố sẽ đưa cả nhà đi.

Tôi còn kể cho bố nghe chuyện trường lớp và chuyện nhà tuần qua ra sao. Bố nhìn chúng tôi đầy yêu thương, trìu mến.

Ăn cơm xong, cả nhà tôi đi dạo phố và ăn kem ở Bờ Hồ, thật vui. Buổi tối thứ bảy đường phố đông đúc, tấp nập. Hai chị em tôi ca hát líu lo. Tôi chỉ mong ngày nào cũng là thứ bảy để cả nhà tôi được bên nhau.



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/luyen-tap-xay-dung-bai-tu-su-ke-chuyen-doi-thuong-trang-119-sgk-van-6-c33a22888.html#ixzz5Y1wqXyeg

ôi buồn đến thẫn thờ khi chiếc xe chở các gia đình công nhân vào Yaly chuyển bánh. Tâm, người bạn thân nhất của tôi đã theo bố mẹ vào công trường mới. Thế là từ mai, tôi phải đi học một mình, làm bài một mình và chơi một mình. Trời ơi, tôi không thể tưởng tượng được nếu thiếu vắng Tâm, tôi sẽ như thế nào?

   Chúng tôi cùng lớn lên trên công trường thủy điện Sông Đà. Cảnh nhà hai đứa khác nhau. Là con út nên tôi được nuông chiều. Còn Tâm là anh của hai đứa em nhỏ nên vất vả hơn tôi nhiều.

   Sáng sớm, khi tôi còn cuộn tròn trong chăn thì Tâm đã thức dậy. Bạn ấy quét nhà, cho gà ăn rồi cùng bố tưới rau. Bao nhiêu là việc, thế mà Tâm chưa bao giờ đi học muộn. Còn tôi, nhiều hôm nghe Tâm gọi đi học là vơ vội cặp sách rồi chạy theo, không kịp ăn sáng.

   Bận như thế mà Tâm vẫn học giỏi hơn tôi. Từ khi cùng học với nhau, năm nào Tâm cũng đạt học sinh giỏi, còn tôi cố gắng lắm cũng chỉ được loại khá. Đấy là tối nào hai đứa cũng học bài với nhau, nếu không, tôi chẳng được thế đâu. Nhiều tiết Toán, thầy giảng tôi chẳng hiểu gì cả vì cứ mải nhìn vẩn vơ ra ngoài cửa sổ. Tâm kiên nhẫn giải thích cho tới lúc tôi thật hiểu lí thuyết và biết vận dụng vào làm bài tập mới thôi. Nhìn Tâm say sưa nói, tôi nghĩ lớn lên bạn ấy làm nghề dạy học là hợp nhất.

   Môn Văn, Tâm cũng giỏi hơn tôi. Mỗi lần làm bài ở lớp, Tâm đọc đề rất kĩ, làm dàn bài cẩn thận rồi mới cắm cúi viết. Còn tôi cứ loay hoay mãi. Tôi có để ý quan sát với suy nghĩ, nhận xét gì đâu cơ chứ! Cùng đi theo xe của bố Tâm lên đập chơi, tôi chỉ thích chạy lăng quăng đây đó rồi lấy đá ném thia lia xuống mặt nước. Tôi chẳng biết Tâm nhìn gì, nghĩ gì. Chỉ đến khi làm bài thi cuối học kì tôi mới rõ. Bài văn tả cảnh công trường của Tâm được điểm cao nhất lớp. Tâm so sánh hàng cột điện 500 ki-lô-vôn như những chàng lực sĩ khổng lồ, từng đoàn xe Benla bên sườn đồi trông như đàn trâu mộng và dãy cần cẩu giống những chú hươu cao cổ châu Phi.

   Sau khi làm xong nhiệm vụ ở nhà máy thủy điện Hòa Bình, bố Tâm cùng gia đình được lệnh lên đường đến công trường mới.

   Hôm nay, Tâm đã đi xa thật rồi. Cầm cuốn sổ nhỏ của Tâm tặng tôi trước lúc chia tay, tôi cảm thấy cay cay nơi khóe mắt. Có lẽ tôi phải viết thư ngay cho Tâm để Tâm dù ở xa vẫn cảm thấy có bạn bè thân yêu bên cạnh và biết rằng tôi luôn nhớ đến Tâm.

Cái đó mik biết r bạn ạ
Mik muốn bạn làm kiểu khác

 

27 tháng 10 2017

Soạn bài: Luyện tập xây dựng bài tự sự kể chuyện đời thường

I. Cho các đề văn tự sự sau:

- Đề 1: Kể về một kỉ niệm đáng nhớ (được khen, bị hiểu lầm, …)

- Đề 2: Kể một chuyện vui sinh hoạt (đốt lửa trại, …)

- Đề 3: Kể về người bạn mới quen. (do cùng lớp tiếng anh, do cùng câu lạc bộ thể thao, tính tình của bạn ra sao …)

- Đề 4: Kể về một cuộc gặp gỡ. (đi thăm các chú bộ đội, thăm các bạn khuyết tật, …)

- Đề 5: Kể về những đổi mới ở quê em. (có đường, có nước máy, có cầu mới, …)

- Đề 6: Kể về thầy giáo (hoặc cô giáo) của em. (người quan tâm, động viên em học tập, …)

- Đề 7: Kể về một người thân của em. (ông bà, bố mẹ, anh chị em, …)

Có thể tham khảo một số đề tự sự khác:

- Kể về một lần về thăm quê.

- Kể về một chuyến du lịch biển

- Kể lại kỉ niệm ngày thơ ấu.

II. Gợi ý lập dàn bài

Đề 5: Kể về những đổi mới ở quê em.

a. Mở bài:Ai đi xa lâu lâu có dịp trở về hẳn phải ngỡ ngàng vì những đổi mới chóng mặt ở quê em.

b. Thân bài:

- Quê em cách đây chục năm nghèo, buồn, ...

- Quê em hôm nay đổi mới toàn diện; nhanh chóng:

+ Những con đường, những ngôi nhà mới

+ Trường học, trạm xá, ủy ban xã,sân bóng…

+ Điện đài, ti vi, vi tính, xe máy…

+ Nề nếp làm ăn, sinh hoạt…

c. Kết bài: Quê em trong tương lai sẽ tiếp tục thay đổi như thế nào? Nêu cảm nghĩ của em trước sự thay đổi ấy.

Đề 7: Kể về một người thân của em. (ông bà, bố mẹ, anh chị em, …)

a. Mở bài:Giới thiệu chung về ông em.

b. Thân bài:

- Nói về ý thích của ông:

+ Ông thích trồng cây gì? Đọc báo?

+ Cháu thắc mắc, ông đều giải thích rất nhẹ nhàng, tỉ mỉ.

- Ông rất yêu các cháu

+ Chăm sóc việc học

+ Kể chuyện cho các cháu

+ Ông chăm lo sự bình yên cho gia đình

c. Kết bài: Nêu tình cảm, ý nghĩ của em đối với ông.

27 tháng 10 2017

Đề a:

Mở bài: Giới thiệu kỉ niệm ấy.

Thân bài:

- Bắt đầu và diễn biến tạo nên ấn tượng đáng nhớ về kỉ niệm đó.

- Em cảm nhận như thế nào về kỉ niệm ấy: vui, buồn, mừng, giận, ...

- Sau đó em có bài học, kinh nghiệm gì (Nếu kỉ niệm đó là kỉ niệm mà lỗi do em)

- Kết quả sự việc và những ấn tượng sâu đậm nhất.

Kết bài: Em sẽ luôn giữ lại mảng kí ức về kỉ niệm đó để ...

Đề b:

Mở bài: Câu chuyện vui vô tình từ đâu. Đó là chuyện vui gì?

Thân bài:

- Không gian, thời gian xảy ra việc.

- Câu chuyện vui đặc biệt: nhát gan gây ra những tình huống oái oăm (sợ ma,...)

Kết bài: Kết thúc câu chuyện. Thời điểm hiện tại, em có thấy vui khi nghĩ lại câu chuyện.

Đề c:

Mở bài: Hoàn cảnh gặp người bạn mới (sinh hoạt câu lạc bộ, bạn mới đến lớp,...)

Thân bài:

- Ngoại hình bạn có gì đặc biệt mà em ấn tượng, yêu thích (răng nanh, mặt hiền,...)

- Tích cách bạn có hợp với em không? em thích nhất điều gì ở tính cách bạn.

- Hoạt động thường ngày của bạn, những kỉ niệm của em với bạn mới.

Kết bài: Em yêu quý và muốn chơi cùng bạn.

Đề d:

Mở bài: Đó là buổi gặp gỡ với những ai, vào dịp nào.

Thân bài:

- Hoàn cảnh, thời gian, địa điểm của cuộc gặp gỡ (ở lễ tuyên dương, trong buổi sinh hoạt Đoàn trường,...)

- Các chi tiết của buổi gặp gỡ:

+ Mở đầu

+ Diễn biến: sự việc, không khí, quang cảnh,...

+ Cuộc gặp gỡ kết thúc trong khung cảnh như thế nào?

- Ý nghĩa của cuộc gặp.

Kết bài: Cuộc gặp để lại trong em ấn tượng và cảm xúc ra sao, giúp em mở rộng hiểu biết.

Đề đ:

Mở bài: Nhìn chung về quê em trước và sau đổi mới.

Thân bài:

- Hình ảnh quê em trước kia: nghèo, rủ dưới bóng tre làng, thôn xóm đơn sơ, giản dị, rơm rác mùa lúa chín,...

- Quê em sau đổi mới: đường làng trị bê tông, nhà tầng mọc lên chi chít, điện đài, ti vi, máy tính ngày càng phổ biến,...

- Con người cũng thay đổi theo thời gian: ăn uống, phong cách sống, làm việc, thời trang, quan niệm,...

Kết bài: Em cảm thấy tự hào, vững tin vào một tương lai đẹp với quê hương mình.

Đề e:

Mở bài: Người thầy ấy là ai?

Thân bài:

- Người thầy ấy có ý nghĩa to lớn như thế nào trong việc học, trong cuộc sống của em.

- Hành động của thầy với học sinh ân cần, chăm chút thế nào?

- Thầy có điểm gì khiến em nhớ và yêu mến nhất.

- Một câu chuyện, kỉ niệm của em với thầy.

Kết bài: Em yêu quý thầy và sự tận tâm của thầy với nghề giáo.

Đề g:

Mở bài: Giới thiệu chung về người em muốn kể.

Thân bài:

- Sở thích của người đó: trồng cây, yêu động vật,...

- Tính tình, giao tiếp, tình cảm với em.

- Vai trò của người đó với em, với gia đình em.

Kết bài: Cảm nghĩ, tình cảm của em.

31 tháng 12 2018

I. Đặc điểm 
1. Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa. 
2. Những yếu tố cơ bản của bài tự sự: 
-Sự việc: Các sự kiện xảy ra. 
-Nhân vật: Người làm ra sự việc (gồm nhân vật chínhvà nhân vật phụ) 
-Cốt truyện: Trình tự sắp xếp các sự việc. 
-Người kể: Có thể là một nhân vật trong câu chuyện hoặc người kể vắng mặt. 
II. Yêu cầu của bài văn tự sự ở lớp 6 
1. Với bài tự sự kể chuyện đời thường 
-Biết sắp xếp sự việc theo một trình tự có ý nghĩa. 
-Trình bày bài văn theo một bố cục mạch lạc 3 phần. 
-Tuỳ theo yêu cầu đối tượng kể để lựa chọn tình huống và sắp xếp sự việc có ý nghĩa. 
2. Với bài tự sự kể chuyện tưởng tượng 
-Biết xây dựng cốt truyện tạo tình huống tưởng tượng hợp lý. 
-Câu chuyện tưởng tượng phải có ý nghĩa và bố cục rõ ràng. (theo kết cấu 3 phần của bài tự sự) 
 

31 tháng 12 2018

Tuỳ theo từng dạng bài tự sự ở lớp 6 để có cách trình bày dàn ý và viết bài cho phù hợp. Dưới đây là một vài gợi dẫn. 
1. Với dạng bài: Kể lại một câu chuyện đã được học bằng lời văn của em 
-Yêu cầu cốt truyện không thay đổi. 
-Chú ý phần sáng tạo trong mở bài và kết luận. 
-Diễn đạt sự việc bằng lời văn của cá nhân cho linh hoạt trong sáng. 
2. Với dạng bài: Kể về người 
-Chú ý tránh nhầm sang văn tả người bằng cách kể về công việc, những hành động, sự việc mà người đó đã làm như thế nào. Giới thiệu về hình dáng tính cách thể hiện đan xen trong lời kể việc, tránh sa đà vào miêu tả nhân vật đó. 
3. Với bài: Kể về sự việc đời thường 
-Biết hình dung trình tự sự việc cho xác thực, phù hợp với thực tế. 
-Sắp xếp sự việc theo thứ tự nhằm nổi bật ý nghĩa câu chuyện 
-Lựa chọn ngôi kể cho đúng yêu cầu của bài văn. 
4. Cách kể một câu chuyện tưởng tượng 
*Các dạng tự sự tưởng tượng ở lớp 6: 
-Thay đổi hay thêm phần kết của một câu chuyện dân gian. 
-Hình dung gặp gỡ các nhân vật trong truyện cổ dân gian. 
-Tưởng tượng gặp gỡ những người thân trong giấc mơ…. 
*Cách làm: 
-Xác định được đối tượng cần kể là gì? (sự việc hay con người) 
-Xây dựng tình huống xuất hiện sự việc hay nhân vật đó. 
-Tưởng tượng các sự việc, hoạt động của nhân vật có thể xảy ra trong không gian cụ thể như thế nào?

20 tháng 11 2019

ĐỀ 1 :kể các bà hàng xóm ngồi gáy với nhau về mình

ĐỀ 2:kể về một vụ cà khịa

nhớ k nha ,nhanh nhất ròi đóa

20 tháng 11 2019

1 kể về tinh thần đoàn kết của lớp em

2 kể về tin h thần đoàn kết của dân tộc việt nam 

hok tốt k cho tui

6 tháng 11 2018

đag ngồi hk văn thì linh cứ cười như 1 con điên.cô giáo bảo linh lên bẳng rồi cùng cười vs nhau

Tui cười lúc nào, ngáo à

8 tháng 9 2021

giúp mình

8 tháng 9 2021

Tham khảo

Ngoại em năm nay tròn bảy mươi tuổi. Bà có khuôn mặt rất hiền từ, da hơi nhăn nheo, đôi mắt mỏi mòn sâu thẳm trong đó ẩn chứa biết bao nỗi niềm, cả cuộc đời này bà đã sống để hi sinh tất cả cho con, cho cháu. Bà thường an ủi, động viên cháu, cho cháu từng cái bánh, quả cam, kể cho cháu nghe những câu chuyện “Ngày xửa, ngày xưa”.

          Mỗi buổi tối ăn cơm xong em thường nằm trong lòng bà trên chiếc võng ngoài hiên nhà nhìn sao trời lấp lánh trong đêm. Em được bà kể chuyện cổ tích. Bà kể rằng: “Ngày xưa có đôi bạn Bê Vàng và Dê Trắng sống bên nhau thân thiết. Năm ấy trời hạn hán rừng cây trơ trọi, ruộng đồng nứt nẻ, mọi người khốn khổ”. Kế đến đây nét mặt bà đượm buồn, dường như bà đang chia sẻ nỗi khổ đau với người trong truyện. Bà kế tiếp: “Tới buổi mai hôm nọ, khí trời oi ả, nóng nực, Bê Vàng thức dậy quyết định ra đi tìm cỏ nuôi bạn. Bê Vàng đi mãi, đi mãi chẳng thấy cỏ đâu. Thế là Bê Vàng quên đường về”. Nước mắt bà rưng rưng làm em cũng buồn theo thương Bê Vàng quá. Em hỏi:

   - Thế rồi sao nữa hả bà?

          Thế rồi “Giữa cánh rừng hoang vắng, sợ không gặp lại Dê Trắng, từng giọt nước mắt lăn dài trên má Bê Vàng. Ngày lại qua ngày Dê Trắng không thấy bạn trở về nên bèn đi tìm bạn, đi mãi mà không thấy Bê Vàng đâu cả”. Kể đến đây giọng bà như nghẹn lại. Nhìn nét mặt và cử chỉ của bà trong lúc đang kể chuyện em tưởng như bà là một diễn viên đã nhập vai. Ngoài câu chuyện trên, bà còn kể cho em nghe nhiều câu chuyện cổ tích thật thú vị mà em vẫn còn nhớ mãi.

         Xa bà, em sẽ nhớ lắm. Em mong bà sống thật lâu đế dạy bảo em những điều hay lẽ phải và kể cho em nghe những câu chuyện ngày xưa.