Giải thích câu ca dao:<Lời nói chẳng mất tiền mua><Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau>
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Gạo thơm Nàng Quốc em nuôi mẹ già
-Đồng Nai gạo trắng nước trong
Ai đi đến đó thì không muốn về.
-Ai về Gia Định thì về
Nước trong gạo trắng dễ bề làm ăn.
“Cà Mau khỉ khọt trên bưng
Dưới sông sấu lội, trên rừng cọp um”Chèo ghe sợ sấu cắn chưng
Xuống sông sợ đĩa, lên rừng sợ m Hết gạo thì có Đồng Nai
Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăa Hết gạo thì có Đồng Nai
Hết củi thì có Tân Sài chở vô
-Gạo Cần Đước, nước Đồng Nai
Ai về xin nhớ cho ai theo cùng.
- Cám ơn hạt lúa nàng co
Nợ nần trả hết, lại no tấm lòng
-Ai ơi về miệt Tháp Mười
Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn
Thất bại là mẹ thành công.
Tham khảo
Giải thích: Cách nói “Thất bại là mẹ thành công” ý muốn nói rằng để có được thành công, trước đó con người đã phải nếm trải những thất bại. Chính nhờ có thất bại mà chúng ta mới có thêm kinh nghiệm, học thêm kiến thức để từ đó hoàn thiện mình hơn. Thất bại cũng giống như “người mẹ hiền” dạy dỗ con người trưởng thành.
Tham khảo:
Nghĩa đen: giới thiệu về bổn phận của con cháu: Trong cuộc sống hàng ngày, bổn phận của con cháy đối với ông bà cha mẹ vẫn luôn là chuẩn mực và thước đo của nhân cách và đạo đức của mỗi người. Việc đối xử kính trọng và lễ phep với ông bà cha mẹ của mình chính là phẩm chất bắt buộc phải có ở mỗi chúng ta.
Nghĩa bóng:Biểu hiện của việc đối xử lễ phép, kính trọng với ông bà cha mẹ được thể hiện qua những việc làm nhỏ nhặt hàng ngày. Trong nhà, mỗi đứa con, đứa cháu cần luôn luôn ngoan ngoãn, hiếu thảo với ông bà cha mẹ. Ta luôn luôn cần đối xử dịu dàng, kính trọng, vâng lời với ông bà cha mẹ của mình. Ngoài ra, mỗi người còn cần giúp đỡ thành viên trong gia đình những việc nhà trong khả năng của mình. Cùng với đó, ta còn cần làm tốt việc của mình, đó là học tập thật tốt, để cho ông bà bố mẹ được vui lòng.
Tham khảo nha em:
I. MỞ BÀI
Dẫn dắt, giới thiệu câu ca dao “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Khái quát nhận định cá nhân về câu nói (đúng, ý nghĩa, sâu sắc,...).
II. THÂN BÀI
Giải thích ý nghĩa câu nói:
"Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” có thể hiểu là: khi nói năng, giao tiếp với nhau thì nên thận trọng trong việc sử dụng ngôn ngữ. Lời lẽ trước khi thốt ra cần suy nghĩ kĩ tránh lỡ lời làm xúc phạm hay xấu đi mối quan hệ với mọi người xung quanh. Câu nói mang ý nghĩa khẳng định tầm quan trọng của lời nói đối với con người và khuyên ta nên thận trọng, suy nghĩ kĩ trước khi ăn nói.
Lợi ích của việc nói năng lựa lời, thận trọng:
-Làm hài hòa mối quan hệ giữa người và người trong giao tiếp.
-Giảm bớt mâu thuẫn, bất hòa trong xã hội.
-Người nghe dễ dàng tiếp nhận và đồng tình với vấn đề được nói đến.
-Thể hiện nét lịch sự, văn hóa trong giao tiếp ứng xử.
-Hạn chế cảm xúc tiêu cực và tổn thương cho người nghe đồng thời vẫn thực hiện được mục đích giao tiếp....
Tác hại của việc nói năng thiếu suy nghĩ:
-Chạm vào lòng tự ái, xúc phạm đến người nghe khiến họ khó tiếp nhận vấn đề thậm chí khó chịu đồng thời không đạt được hiệu quả giao tiếp.
-Làm rạn nứt các mối quan hệ với người xung quanh, dễ gây ra tranh chấp, xung đột.
-Thể hiện sự kém văn minh, kéo thấp vẻ đẹp văn hóa nơi con người....
Lời khuyên:
-Nên suy nghĩ thật kĩ trước khi nói.
-Học cách lựa chọn ngôn từ phù hợp để vừa thực hiện đúng mục đích giao tiếp vừa thể hiện được sự văn minh và tránh gây ra cảm xúc tiêu cực cho đối phương.
-Nói năng lựa lời không có nghĩa là thiếu thẳng thắn mà là chọn lời nói khéo léo để truyền đạt sự thật.
-Không nên nói năng tùy tiện, thiếu suy nghĩ vì mỗi chúng ta đều phải chịu trách nhiệm về lời nói của mình.
III. KẾT BÀI
Khẳng định lại ý kiến cá nhân về câu nói "Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” (câu nói đúng, giàu ý nghĩa, lời khuyên chân thành và sâu sắc,...). Đúc kết bài học kinh nghiệm.
- Cọp dữ Mông Dương.Nước độc Hà Tu.
Ra đây bụng ỏng,mặt phù chân sâu.
( Hà Tu là vùng mỏ ở tỉnh Quảng Ninh.Chứng chân sâu đi kèm với bệnh sốt rét thấy ở vùng Quảng Ninh và ở nhiều nơi khác là chứng lở loét nổi tiếng vì khó trị nên mới được gọi là chứng sâu Quảng ).
- Hồng Gai có núi Bài Thơ
Có hang Đầu Gỗ, có chùa Long Tiên.
- Đồn Cẩm Phả sơn hà bát ngát
Huyện Hoành Bồ đồi cát mênh mông
Ai ơi, đứng lại mà trông
Kìa khe nước độc, nọ ông hùm già
Việc gì mà rủ nhau ra
Làm ăn cực khổ nghĩ mà tủi thân
- Cái cân có quỷ có ma
Gạo vào một lối, gạo ra một đường
Thẻ tôi ba mươi sáu kí rõ ràng
Về nhà khảo lại chỉ còn mười lô.
( Ca dao vùng mỏ )
( Cái cân cân gạo của bọn nhà thầu đất mỏ )
- Bảo không đi không biết Bàng Gianh
Đi ra cái áo một manh không còn
Bảo không đi không biết Hồng Gai
Đi ra cái khố một phai mà về.
( Ca dao vùng mỏ )
( Các địa danh thuộc tỉnh Quảng Ninh, tên các mỏ than ).
Nao núng là bắt đầu thấy lung lay, không còn vững vàng tinh thần nữa
Còn ca dao thì mình ko biết
Bạn có thể tham khảo nhé :
Trong cuộc sống, lời nói là phương tiện để con người trao đổi tư tưởng, tình cảm, kinh nghiệm sống với nhau. Vì thế nó có giá trị đặc biệt đối với mỗi người. Để khuyên mọi người có cách nói năng sao cho có hiệu quả giao tiếp cao nhất, ông cha ta đã từng căn dặn:
“Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.
Thật vậy, lời nói phản ánh trình độ hiểu biết, tư cách đạo đức, tính tình của mỗi con người. Trong cuộc sống, con người thường xuyên phải dùng ngôn ngữ làm phương tiện giao tiếp. Nếu biết lựa chọn những lời nói thích hợp, con người sẽ hiểu nhau hơn, công việc sẽ thuận lợi hơn, kết quả tốt hơn. Mỗi con người bình thường đều có khả năng nói lên mọi điều mà cũng có lời hay, lời đẹp, cũng có lời thô, lời tục. Người khôn phải biết lựa chọn để nói lời hay, lời đẹp. Lời nói là một thứ công cụ, nhưng có thể lựa chọn được tuỳ theo ý định và trình độ văn hoá của người nói. Ví thế, ông cha ta hình dung lời nói như một thứ sản phẩm, một thứ công cụ dễ kiếm, dễ tìm trong tầm tay của mỗi người. Nếu chọn đúng lời nói sẽ gây hiệu quả lớn, còn lựa sai thì lời nói sẽ làm mất lòng nhau.
Vậy muốn lời nói làm vừa lòng nhau thì chúng ta cần phải chọn lời nói thích hợp với đối tượng, hoàn cảnh, với sắc thái tình cảm. Mỗi lời nói hợp với người, hợp với cảnh sẽ làm cho quan hệ tốt đẹp và việc làm thêm hiệu quả. Một lời nói thô vụng sẽ làm hỏng hết mọi dự định. Chọn được những lời nói thích hợp chính là ta đã làm tốt việc “lựa lời”. Muốn có khả năng dùng lời nói đẹp cần phải có quá trình học tập và rèn luyện liên tục, lâu dài. Chúng ta phải biết nói những lời nói chân thật và sau đó là lựa chọn những lời nói đẹp, nói hay để hiệu quả giao tiếp được tốt hơn. Nhưng không phải lúc nào cũng lựa lời đẻ nói, để xuê xoa mọi chuyện mà có lúc chúng ta cần nói thật.
Lời nói là công cụ giao tiếp, lời nói thể hiện phẩm chất, trình độ của mỗi con người. Vì vậy chúng ta cần tự rèn luyện cách nói năng văn minh lịch sự để đạt được mục đích như mong muốn.
"Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau"
Từ bao đời nay, ông cha ta vẫn luôn nói về bài ca dao này. Nó khuyên nhủ con người ta cần lựa chọn những lời hay, ý đẹp để nói với mọi người vì lời nói chẳng mất tiền mua.