Em đã bao lần thức đêm
Nhìn ngắm trăng trên trời
Trong tim cứ 1 câu hs
Có thật .... thg e
Có lẽ a lại nhớ thg 1 cô gái #
Để e lại 1 mk
A có bt e buồn lắm k?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. Tấm là cô gái hiền lành, thật thà chăm chỉ tuy từ nhỏ cô đã phải nếm trải bao điều bất hạnh. Cô phải sống với bà mẹ ghẻ độc ác. Cùng vói cô em gái chua ngoa, đã phải một thân một mình chịu đựng bao nỗi đau khổ. Với cuộc sống tủi cực như vậy. Xong, cô Tấm thì không cô vẫn sống vẫn gắng chịu đựng. Vì sao vậy theo em thì có lẽ một phần bởi cô hiền dịu, trong sáng. Một phần còn là vì cô yêu cuộc sống, luôn cố gắng vươn lên.
b. Người ta nói ở hiền gặp lành, người hiền lành lúc đầu phải gặp toàn những điều chẳng lành gì cả. Điều đó hình như cũng rất đúng với chuyện Tấm Cám. Ngoài sức mạnh của Trời Phật phù trợ điều hay nhất ở cô gái mồ côi ấy là không ỷ lại mà biết tự vươn lên đấu tranh cho điều lành đến với mình. Qua câu chuyện cổ tích này đã cho thấy con người ta biêt vươn lên theo điều thiện, đạt được những điều tốt đẹp cho đời mình.
Từ khi còn rất nhỏ, tôi đã kính trọng và sùng bái những người giáo viên một cách rất đặc biệt. Những năm là học sinh của tôi đã học cùng những thầy cô tận tâm, nhiệt tình với học trò của mình. Có lẽ, tình cảm nồng nhiệt với nghề giáo và sự trường thành trong tâm hồn của tôi ảnh hưởng nhiều nhất từ những bài giảng của cô giáo Ngữ văn trường cấp 2.
Hồi ấy tôi học trường Trung học cơ sở Mỹ Bằng, và cô giáo Ngữ văn dạy lớp tôi tên là Hiền, người cô đã theo bước chân chúng tôi từ những ngày đầu khi chúng tôi mới bước vào lớp 6. Tạm biệt những kỉ niệm của cấp tiều học, tôi bỡ ngỡ bước vào cấp 2, một ngôi trường mới, một lớp học mới, thầy cô mới, bạn bè mới nhưng tôi thật may mắn khi được học cô Hiền.
Trong năm học lớp 6, mỗi tuần tôi có học 2 tiết Ngữ Văn của cô vào ngày thứ 3 và thứ 5. Những ngày đầu còn bỡ ngỡ, sợ hãi và rụt rè khi chưa làm quen với hoàn cảnh mới nhưng chính cô đã truyền những cảm xúc thật đặc biệt về thầy cô, về ngôi trường, về bạn bè. Tiết học đầu tiên, cô mặc một chiếc áo dài xanh biếc và chào đón chúng tôi bằng những câu chuyện thật ấm áp. Cô kể chuyện về thời gian mấy chục năm làm giáo viên tại trường ngay từ khi mới tốt nghiệp ra sao, cô kể chuyện về những thầy cô đã đến và gắn bó với mái trường này hay những người học trò cũ của cô thành đạt như thế nào. Chúng tôi thật sự được truyền cảm hứng từ những câu chuyện rất bình dị nhưng sâu sắc đó và cảm thấy như gần gũi, quen thuộc với mái trường này thêm rất nhiều.
(văn lớp 6)
Cô dành cho chúng tối 15 phút để kể chuyện và rồi cô nói rất hiền từ: “Giờ kể chuyện đã hết rồi nhé. Còn bây giờ cô và các con học bài mới hôm nay nào!” Giọng nói và tính cách của cô cũng như chính cái tên của cô vậy: hiền dịu và ấm áp. Chúng tối bắt đầu học một tác phẩm văn học. Cô Hiền thoăn thoắt viết lên bảng đen những dòng chữ ngay ngắn và đều đặn. Hồi ấy, ở vùng quê chúng tôi vẫn còn dùng những chiếc bảng mà được nhuộm đen, những chiếc bảng hơi gồ ghề và không được mịn như những chiếc bảng hiện đại bây giờ. Thế nhưng những dòng chữ phấn trắng của cô mới đẹp làm sao! Chữ cô mềm mại, nhẹ nhàng, từng dòng từng dòng, chỗ đậm, đề bài gạch chân, chỗ nhấn mạnh thì viết thật đậm, tay cô lướt nhanh trên bảng như một người nghệ sĩ làm ảo thuật trên bức tranh của mình. Ấy vậy mà cô bảo, cái chữ này đã được mấy chục năm trên bục giảng làm cho mòn phấn mới luyện được, chứ hồi cô mới ra trường, lần đầu tiếp xúc học sinh run đến nỗi viết dòng xuôi dòng ngược ấy. Tôi lại thấy quý cô thêm vì những tâm huyết của cô với nghề trồng người.
Cô giảng cho chúng tôi về những nét cơ bản của tác phẩm rồi đọc mẫu cho chúng tôi một lần. Cô đã hơn 50 tuổi nhưng giọng vẫn còn thanh và rất ấm. Một đoạn văn khô khan nhưng cô đọc mới truyền cảm và cuốn hút làm sao. Cô giảng cho chúng tôi rất tỉ mỉ, cặn kẽ từng vấn đề của bài học. Chúng tôi say mê nghe theo từng lời cô nói, cô hóa mình như nhân vật trong câu chuyện và cũng đem chúng tôi đắm chìm vào thế giới văn học. Cô vừa đi vừa giảng cho chúng tôi để các bạn ngồi cuối cùng có thể nghe cô nói một cách rõ ràng. Bài giảng của cô không hề khô khan hay gây buồn ngủ một chút nào. Cô đưa cho chúng tôi một số câu hỏi để thảo luận và đồng thời nghiên cứu sâu thêm những khía cạnh của vấn đề. Chúng tôi gặp khó khăn ở chỗ nào là cô sẵn sàng giúp đỡ tận tình để chúng tôi hiểu rõ, kiên nhẫn chỉ bảo cho từng nhóm một. Lần đầu tiên tôi đại diện cả nhóm lên trình bày kết quả thật sự rất run. Thế nhưng cô đã nhìn bằng ánh mắt hiền dịu và động viên tôi bình tĩnh để trả lời. Cô lắng nghe tôi nói, gật đầu theo những ý kiến tôi đưa ra và nói lời khích lệ tôi tiếp tục phát huy vào những lần sau. Không quát mắng, cáu gắt vì những gì chúng tôi chưa làm được mà cô chỉ ra những ưu điểm hay những cách nghĩ mới rất hay và giảng giải cho cả lớp những điểm thiếu cần bổ sung hay những chỗ cần chình sửa để hiểu đúng và hiểu trọn vẹn tác phẩm cũng như tinh thần của tác giả thông qua từng câu chữ. Thỉnh thoảng lớp tôi có bạn nói chuyện hay làm việc riêng là cô sẽ nhắc nhở nhẹ nhàng đề cả lớp tập trung vào bài giảng và không bỏ lỡ một chút kiến thức nào cả. Đến phần nào cần tìm hiểu ngoài lề, cô sẽ cho câu hỏi như một bài tập về nhà để học sinh tự tìm hiểu, tự trả lời, giúp chúng tôi hình thành được lối suy nghĩ giải quyết các vấn đề và tư duy cách làm bài tập. Nhờ vậy, những lỗ hổng kiến thức đã được bù lại một cách triệt để và kiến thức văn học của lớp tôi đã được nâng lên đang kể. Và cứ như vậy, tình yêu và tâm hồn văn học của tôi cứ được cô gợi mở và nuôi dưỡng trong 4 năm cấp 2, cho mãi đến khi tôi tốt nghiệp cũng không mất đi.
Mọi người vẫn nghĩ học văn là nhàm chán, là buồn ngủ nhưng qua những giờ giảng bài say sưa không nghe tiếng trống tan trường của cô, văn học đã trở nên thú vị hơn bao giờ hết. Cô Hiền, một người giáo viên tận tình với những cô cậu học trò của mình, người đã cần mẫn chèo đò chở bao lứa học sinh qua bến bờ tri thức luôn giữ trong mình niềm yêu nghề và sự nhiệt huyết không phai của tuổi trẻ. Cô nghỉ hưu sau khi tôi tốt nghiệp vài năm. Mỗi lần đếm thăm cô lại thấy mái tóc của cô bạc thêm một chút nhưng những kỉ niệm giữa cô và trò thì cô không bao giờ quên. Tôi giờ đã là một sinh viên đại học sắp đi làm, thế nhưng mỗi lần đứng trước cô Hiền, tôi vẫn là một cô học trò lớp 6 còn bỡ ngỡ, rụt rè, cần cô động viên khích lệ của năm nào.
tối wa mk thấy mặt trăng to hơn, sáng hơn, đẹp hơn 1 chút
Hai vợ chồng vừa rời một bữa tiệc và người vợ quyết định cầm lái, chở chồng về nhà. Cô lái xe một lúc và hoảng hốt phát hiện ra rằng phanh xe không hoạt động.
Nhấn phanh hết sức có thể nhưng vẫn không ăn thua, chiếc xe vẫn lao rầm rầm trên phố.
- Ối, ối người vợ kêu lên : David, em phải làm sao bây giờ?
- Trời đất ông chồng hét lên nhưng đã chấn tĩnh lại nói : Cố tìm cái gì rẻ rẻ mà đâm vào em ạ…
cò truyện này thì sao
a. Phép nhân hoá: nhà thơ đã nhân hoá ánh trăng, biến trăng thành người bạn tri âm, tri kỉ.
- Nhờ phép nhân hoá mà thiên nhiên trong bài thơ trở nên sống động hơn, có hồn hơn và gắn bó với con người hơn.
b. Phép ẩn dụ tu từ: từ mặt trời trong câu thơ thứ hai chỉ em bé trên lưng mẹ, đó là nguồn sống, nguồn nuôi dưỡng niềm tin của mẹ vào ngày mai.
Có nhiều lúc chúng ta tự hỏi như thế nào mới gọi là trưởng thành? Làm sao để nhanh chóng trưởng thành.Phải chăng cứ ở cái tuổi vượt ngưỡng 18 là ta đã trưởng thành?Không hẳn vậy. Bởi lẽ đó chỉ là sự phát triển của thể xác. Còn người thầy nào tốt hơn để chỉ cho ta cách trưởng thành ngoài chính cuộc sống này. Chỉ có khi vấp ngã ta mới tự biết cách đứng lên và rút kinh nghiệm cho chính mình.
Người ta “trưởng thành”, tự chịu trách nhiệm cuộc sống của mình, rồi những thành công hay thất bại đều tự mình đón nhận. Có những sự thất bại nặng nề làm con người hụt hẫng, suy sụp nhưng khi ta đã “trưởng thành”, ta phải tự mình nhận về những nỗi buồn của riêng mình. “Trưởng thành” để ta hiểu rằng không có một điều gì có thể dễ dàng như mình mong muốn, cuộc sống là những khó khăn, thử thách, muốn đạt được những điều mong muốn phải cố gắng rất nhiều, cuộc sống không là một món quà tặng mà nó là sự cố gắng hết mình để nhận lấy.
Đời cho ta bao nhiêu lần thăng hoa, thì cũng không thiếu những lần vấp ngã. Thật vậy, từ thuở chập chững bước đi tới khi lên giảng đường, rong ruổi bên bè bạn, chẳng ai không va vấp, và ngã đau đôi lần. Những năm thiếu thời ấy, vấp ngã đơn giản là va phải cục đá, là lỡ một nhịp bước khi nhảy dây, đá cầu…Ta thường vấp ngã khi còn nhỏ chập chững biết đi… hay lúc chạy nhảy, rong chơi cùng bè bạn.Nhưng càng lớn, càng bước đi nhiều trên đường đời, ta càng vấp ngã nhiều hơn. “Cú ngã” tuổi trưởng thành đôi khi chẳng có chút trầy da, xước thịt như thuở còn thơ. Thế mà lại đau gấp vạn lần, khiến ta ngã quỵ, những tưởng chẳng thể bước tiếp.Đó có thể là lần trượt đại học – một bước đường đời những tưởng trải đầy hoài bão, lại đóng sập ngay trước mắt ta!Hay là lần đầu ta bước về phía một người, với trái tim yêu nồng nàn cháy bỏng, mà người lại cất bước ra đi…Trong phút tuyệt vọng tột cùng ấy, bạn chợt thấy cuộc đời rõ là một màu đen tối? Bạn muốn ngồi mãi đó, khóc thật nhiều trên thất bại của mình? Bạn muốn vùi mình trên chiếc giường êm ấm, chẳng bao giờ muốn đứng dậy?Làm sao phải bước tiếp, khi đường đời dường như chỉ toàn những “chông gai”?
Phải chăng người ta chỉ muốn có được mà không muốn mất đi? Nhưng những thành tựu chẳng bao giờ đến một cách dễ dàng. Nếu bạn mong muốn mình trở nên trưởng thành hơn,có một cuộc sống màu hồng, có lẽ bạn nên học lại cách phân biệt màu sắc bằng sự vấp ngã.Bởi không có con đường nào luôn trải sẵn đầy hoa hồng chờ chúng ta thu lượm mà đâu đó vẫn còn ẩn hiện những chiếc gai sắc nhọn.Những sai lầm thất bại luôn khiến bạn day dứt hay tự dày vò bản thân, nó là thế đấy làm con người buồn nhưng rồi cũng bất chợt vui. Hãy chấp nhận nó như một điều tự nhiên trong cuộc sống để sống nhẹ nhàng và vui vẻ hơn. Thất bại chính là động lực để con người vượt qua, là bài học để từ đó con người rèn luyện bản thân phấn đấu để ngày càng hoàn thiện. Con người càng gặp nhiều khó khăn càng vững vàng, biết đứng dậy sau vấp ngã thì càng có nhiều trải nghiệm với thành công. Những trải nghiệm chính là những bài học thành công mà không ai có thể dạy cho ta. Đừng phó thác cho số phận chuyện gì đến sẽ đến, điều đó chỉ làm bạn ngày càng thất bại. Thất bại khi từ bỏ cố gắng, chỉ có người không bao giờ đứng dậy sau vấp ngã mới là người thật sự thất bại.
Vấp ngã là quy luật cuộc sống mà hầu như ai cũng hiểu, nhưng không phải ai cũng biết cách vượt qua…Có những con người không bao giờ trưởng thành được bởi lẽ họ luôn được sống trong sự chở che,bao bọc của gia đình,không bao giờ phải đối mặt với khó khăn,thử thách.Chính vì vậy khi gặp thất bại họ sợ hãi,lùi bước,bi quan.Họ đâu biết rằng bản thân mình không có ý chí đã tự nhận lấy sự thất bại đáng xấu hổ nhất.Ý chí-dù hời hợt đã là không tốt nhưng phó mặc số phận cho cuộc đời,không chịu nỗ lực còn đáng phê phán hơn.Một số bạn trẻ ngày nay lao vào những cuộc “đỏ đen”,sử dụng thuốc lắc,ma tuý,…để thể hiện mình là người lớn,có đẳng cấp.Liệu tương lai của họ sẽ ra sao ,sẽ đi đâu về đâu?Đó hẳn là câu hỏi khiến nhiều người trăn trở khi chính những thanh niên ấy lại là một phần tương lai của đất nước.Những hành động đó không chỉ làm mất đi cuộc sống của chính họ mà còn làm xấu đi hình ảnh của đất nước và phụ công lao của thế hệ đi trước.
Vấp ngã, thất bại sẽ là người giáo viên tốt nhất dạy ta những bài học cần thiết trong cuộc sống. Một khi bạn thực sự để tâm vào bài học sau mỗi lần vấp ngã này, bạn có thể học được rất nhiều điều quý giá từ chính trải nghiệm của mình. Cuộc sống là do bạn lựa chọn. Thành công là do bạn đúc kết được từ những vấp ngã, thất bại… Bạn sẽ đi qua những con đường, bước qua những bậc thang mà chả có giáo trình nào dạy, chỉ có tự ngã, bị xô ngã, hoặc suýt ngã, mới nhận ra, đằng sau chính nó là những bài học, những thành công đầu đời của bản thân. Một mũi tên muốn lao đến đích trước khi về phía trước thì nó phải kéo về phía sau lấy sức tiến lên. Cuộc sống của chúng ta cũng vậy, những lúc ta vấp ngã sai lầm thất bại là lúc chuẩn bị tinh thần động lực về phía trước. Người tài giỏi cũng có lần vấp ngã nhưng quan trọng là họ biết đứng dậy từ sai lầm của mình, biết thận trọng hơn trong công việc để không phải vấp ngã nữa.
“Vấp ngã không phải là thất bại mà là dừng lại cho đỡ mỏi chân”. Bạn và tôi chắc chắn cũng có những lúc phải bỏ cuộc trong cuộc sống, sự khó khăn tiếp nói và không lối thoát, có những lúc tưởng chừng là bế tắc nhưng rồi mọi thứ đều trôi qua một cách êm đềm như cánh diều bay. Mọi nỗ lực của chúng ta và những vấp ngã ngày hôm nay lại mang đến cho chúng ta một bài học, một kinh nghiệm quý giá giúp chúng ta trưởng thành hơn.Vậy tại sao ta không vui vẻ chấp nhận và vượt qua mà cứ phải sống trong sự đau khổ, trách than số phận hẩm hiu? Trước thất bại hãy thay đổi hình ảnh tiêu cực bằng những thứ tích cực hơn, bình tĩnh tìm ra nguyên nhân sai lầm chuẩn bị một hành trình mới chông gai.Tuổi trẻ nếu không có những lần vấp ngã, ta sao có thể trưởng thành. Tuổi trẻ nếu không có những chông chênh thì cuộc sống sẽ mãi bình lặng, đâu còn ý nghĩa gì?Vì thế ta phải luôn mạnh mẽ, kiên cường để bước tiếp, đừng vì những khó khăn "nhỏ nhoi" mà dừng bước và đừng bao giờ để những ước mơ,khát vọng trong bạn vụt tắt.
bạn kể về làm việc tốt như giúp đỡ bà cụ qua đường, nhặt được của rơi trả lại người đánh mất,... hoặc giúp đỡ em bé nghèo sau đó rút ra bài học về tình yêu thương
ớn vãi chưởng
ọe,bớt diễn