1. hãy giải thích câu '' nhất tự vi sư, bán tự vi sư'' . Nêu ý nghĩa và suy nghĩ của em về câu trên
2.Viì sao phải có lòng tự trọng. Nếu ko có lòng tự trọng thì chúng ta sẽ như thế nào
3. Hải hôm nay đến muộn nhưng Hải phải làm lao động. Dù Hải đẫ cố gắng làm trực nhật. Vào học rồi mà Hải chưa đii đổ rác, Hải liền hất xẻng và rác sang lớp 7B. Hải nghĩ đó là phía cuối lớp, các thầy cô sẽ không nhìn thấy hoặc thầy cô nhìn thấy thì sẽ là lớp 7B chứ không phải lớp mình.
a) Em có nhận xét gì về việc làm của Hải
b) Nếu em là bạn của Hải, em sẽ nói gì.
ĐÂY LÀ ĐỀ KIỂM TRAN GDCD 1 TIẾT NGÀY MAI CẢU MIK. MONG CÁC BN LAM NHANH GIÚP MIK VS NHAAAAAA.
BN NÀO LÀM XONG NHANH THÌ MIK SẼ TICK CÂU TRẢ LỜI ĐÓ, FOLLOW TRANG CỦA CÁC BẠN.
THANKS CÁC BẠN NHÌU LÉMMMMMMMMMMMMMMMM
+) "nhất tự vi sư bán tự vi sư" là câu nói dùng từ hán việt . Trong đó : " nhất " là một , "tự " là chữ " vi " là cũng , " bán" là nửa , "sư" là thầy . Như vậy câu có nghĩ là một chữ cũng là thầy nửa chữ cũng là thầy
+) Theo em nghĩ, câu tục ngữ này muốn nói lên đạo lý thầy trò , phải biết tôn trọng , kính yêu và luôn luôn nhớ ơn các thầy các cô giáo đã dăn dạy chúng ta nên người , đây là một đạo lý tốt , mọi người cần giữ gìn và phát huy
+) vì : một khi biết tôn trọng bản thân , bạn sẽ cảm thấy tự tin , hạnh phúc và vững tin vào chính mình. Không những thế , nó còn là động lực mạnh mẽ cho bạn tiến bước và gặt hái thành công . Chính vì thế lòng tự trọng là một nhân tố quan trọng , là nền tản định hình thái độ lạc quan của bạn về cuộc sống .
+) nếu không có lòng tự trọng : luôn có cảm giác tồi tệ về bản thân , không dám tin vào khả năng của chính bản thân mình , mọi người xung quanh khó chấp nhận
+) em không đồng ý về việc làm của bạn hải , hành động của bạn chứng minh rằng bạn là một người rất vô trách nhiệm với bản thân và với tập thể lớp mình và lớp 7B , bạn còn là một người không trung thực trong việc làm và suy nghĩ của bản thân
+) nếu là hải em sẽ: cố gắng hoàn thành xong công việc mình đã được phân công , không làm những chuyện thiếu thật thà và vô trách nghiệm , sống trung thực với mọi người
- đây là ý kiến cá nhân của mình thui à , mai bạn thi tốt nhé , chúc bạn thi tốt (nếu được điểm kém cứ gọi mình nha, mình xin chịu trách nhiệm )
1,Dân gian ta hay truyền tụng một câu tục ngữ: Nhất tự vi sư, bán tự vi sư. Tục ngữ này có gốc Hán, đọc theo âm Hán - Việt. Nếu giải nghĩa từng thành tố, ta có: nhất = một, tự = chữ, vi = là, bán = nửa, sư = thầy. Nghĩa đen của câu này là “Một chữ là thầy, nửa chữ (cũng) là thầy”. Hàm ý của nó nhằm nhắc nhở mỗi chúng ta về đạo thầy trò ở đời. Rằng “chúng ta phải biết ơn người dìu dắt, dạy dỗ mình, dù chỉ là điều nhỏ nhặt nhất”. Đó chính là “lẽ thường (topos)” tối thiểu ở đời trong thiên hạ xưa và nay.
Nhưng phải chăng, câu tục ngữ trên đã được xây dựng trên một lối nói hơi ngoa ngôn, cường điệu? Bởi ta đi học là để thu nhận một hệ thống kiến thức rất rộng, đủ để thành nghề, thành tài. Tri thức có thể ít, có thể nhiều. Song với “nhất tự (một chữ)” và “bán tự (nửa chữ)” có lẽ chẳng là cái gì cả. Người xưa còn có câu Tự vi sư (Chữ làm ra thầy). Thầy thực sự phải chứa trong đầu cả một “biển” chữ. Ta học thầy, chí ít cũng phải được truyền dạy một khối lượng cơ bản của cái “biển chữ” ấy mới “đắc đạo”. Vậy một hai chữ kia ăn nhằm gì? Lão Tử từng nói: Bất độc ngũ xa thư bất thành thi sĩ (Chưa đọc tới năm xe sách, chưa thể thành nhà thơ).
Tục ngữ Nhất tự vi sư, bán tự vi sư chứa đựng cả một quan niệm sâu sắc của dân gian về sự học, về đạo thầy trò. Bất kì ai, đã là học trò thì cần phải học bắt đầu từ những kiến thức sơ đẳng nhất. Có thế thì họ mới có cơ sở để tiếp tục mở mang kiến thức cao hơn để đi xa hơn. Người thầy luôn luôn là một đối tượng cần phải tôn kính. Thầy phải là người cao hơn một bậc về tri thức, về tư cách, về tầm nhìn. Không có thầy, chúng ta khó có cơ hội trau dồi, tiến bộ mọi mặt để lớn lên “thành người” và “thành tài”. Vì vậy, khi đi học, người ta luôn có thái độ trân trọng, “ngước nhìn” lên thầy với sự ngưỡng mộ, coi thầy là thần tượng để hướng theo. Nhất nhất mọi cử chỉ, lời dạy của thầy đều là khuôn thước của sự học hỏi. Không hiếm những học trò, sau này thành danh phương trưởng, vẫn có nét “hao hao” giống thầy về cử chỉ, cách nói, vốn tri thức… Và cũng không hiếm học trò kính thầy, mê thầy mà… “phải lòng” thầy! Nói chung người ta không khuyến khích quan hệ đó, bởi học đường luôn là nơi tôn nghiêm, đúng mực. Nhưng chúng ta cũng biết rằng, từ sự quý trọng, ngưỡng mộ đến tình yêu chỉ cách nhau chưa đầy nửa bước. Cần tỉnh táo mà không nên sa đà quá mức vào tình cảm riêng tư.
2,Có lòng tự trọng bạn sẽ biết tôn trọng bản thân mình từ đó tôn trọng người khác. Sự tôn trọng thực sự cần thiết trong các mối quan hệ xã hội ngày nay. Được xây dựng trên nền tảng là sự tôn trọng, các mối quan hệ sẽ vững bền hơn. Bạn không thể sống trong sự cô lập với xã hội vì thế không có các mối quan hệ, bạn sẽ không thể tồn tại được. Lòng tự trọng sẽ giúp bạn có được những mối quan hệ lâu dài. Không chỉ thế, lòng tự trọng còn là nội tâm, là lý trí để ngăn cản bạn làm những điều xấu, những hành vi đi ngược với đạo đức và lương tâm con người. Bởi có lòng tự trọng, bạn sẽ tìm cách để bảo vệ nó. Để bảo vệ nó bạn sẽ không để mình hành động theo bản năng mà luôn suy xét lợi, hại cũng như sự ảnh hưởng của nó. Hành động sau suy nghĩ sẽ là một cách tốt để bạn giảm đi những sai lầm không đáng có.