K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 11 2018

em ms hok lớp 1

31 tháng 3 2022

Xin lỗi chị, em mới học lớp 4

Có thầy chưa giỏi và có cả học trò dốt hihi

HT

chắc là vậy nhưng có thấy giáo giỏi mà học trò vẫn dốt đó thoy nên vẫn có học trò dốt nha :)))))

10 tháng 1 2016

câu này ở olm hay nói mà

10 tháng 1 2016

Bạn không dốt, chỉ là mình quá thông minh thôi.

5 tháng 3 2019

đây là câu của olm
 

Chuyện học sinh (HS) tỏ thái độ bất hợp tác với thầy là chuyện thường tình! Vấn đề ở chỗ là ai gây ra và tác động cho thái độ này phát triển. Rõ ràng khong ai khác ngoài người Thầy!

Thử nghĩ xem trong một lớp chí ít cũng có hơn 30 HS, thậm chí có lớp vượt hơn con số 50 vậy mà người thầy vẫn nghèo nàn chỉ với một giáo án, như thuốc xuyên tâm liên dạo nào chữa bách bệnh, đem dùng từ lớp này sang lớp khác có người từ năm này sang năm khác!

Tại một lớp tập huấn giáo viên nọ, người hướng dẫn phát cho mỗi giáo viên dự lớp tập huấn một bộ thẻ có 13 chiếc mỗi chiếc một màu trên đó có ghi cách bạn thường học một điều mới như thế nào. Có cái ghi học bằng mắt, có các ghi học bằng hành động, có cái ghi bằng âm thanh...

Sau 15 phút lựa chọn và sắp xếp theo trật tự từ trái sang phải cách mình thường học điều mới như thế nào, hơn 60 thầy cô trong lớp tập huấn nọ trình bày trên bàn của mình và kêt quả do người hướng dẫn tập huấn ghi lại được là có hơn 60 cách thầy cô trong lớp này học khác nhau, mỗi người học theo cách riêng của mình.

Người hướng dẫn mới bảo các thầy cô là chính các vị cũng đã cho thấy các cách học khác nhau, không ai trong các vị có cách học giống nhau thì sao lại bắt trẻ học một cách duy nhất của các vị dạy!

Vấn đề tiếp theo là chúng ta không thể dắt con ngựa ra vũng nước rồi bảo hãy uống nước đi trong khi chú ngựa ấy không hề khát nước tí nào. Cũng vậy, người thầy trên lớp nếu không biết gợi lên sự khao khát học hỏi của học trò mình và cũng không biết đa dạng hoá các loại hình hoạt động trên lớp để đáp ứng trí tuệ đa năng của học sinh mình thì đừng nên trách học sinh bất hợp tác.

Nếu đã có phương án cho học sinh của mình thông qua hoạt động tuần tự đa dạng để khơi gợi và phát huy nhận thức năng lực tư duy của trò hướng vào mục tiêu của bài học thì chắc chắn bài học sẽ hay hơn và hấp dẫn hơn nhiều.

Giờ dạy sẽ nhẹ nhàng hơn và thực sự là giờ dạy hướng vào người học. Không còn cảnh đọc chép hay chép chép nữa! Lối dạy độc thoại sáo mòn này đã tiêu huỷ không biết bao nhiêu là năng lực sáng tạo của học trò. Đã có người cất công nghiên cứu là cách dạy truyền thống đó may lắm chỉ đáp ứng vài học trò trên lớp còn thì biến học trò mình thành những "phế phẩm đào thải cho xã hội"!

Nhà nước ta đã tốn kém biết bao nhiêu là tiền của, thời gian và sức lực cho cải cách giáo dục, bộ GD cũng tổ chức nhiều cuộc tập huấn cho giáo viên thay đổi cách dạy bằng nhiều kỹ thuật phương tiện hiện đại, nhưng sách mới vẫn cách dạy cũ!

 
 

Nhiều giáo viên không thể dạy cách mới được, nhiều học trò đã học theo cách mới ở cấp 2 nay lên cấp 3 lớp 10 chương trình thí điểm sách mới học sinh phải học theo kiểu cũ và chúng đã than phiền với cách dạy của thầy cô như thế và bày tỏ thái độ nhàm chán, bất hợp tác!

Góp ý xây dựng thái độ học cũng nên xem xét lại cách dạy của người có trách nhiệm đứng trên lớp! Người có trách nhiệm đứng trên lớp có thực sự là thầy không khi công việc chỉ là kiểm tra đánh giá và bắt người học đáp lại những vấn đề đã yêu cầu học thuộc lòng hay sẽ học thuộc lòng?

Liệu những điều thuộc lòng ấy có giá trị sử dụng sau khi rời ghế nhà trường không? Học kỳ 1 đã qua, học kỳ 2 đang đến hồi kiểm tra giữa học kỳ, liệu có còn cách đánh giá học sinh và kiểu kiểm tra như HK 1 đã làm?

Vấn đề ở đây không phải là kỹ thuật mới làm cho công cuộc dạy và học hiệu quả hơn mà lại rất cần một thái độ mới từ các thành viên trong công cuộc này, từ các nhà quản lý giáo dục, các tác giả biên soạn sách giáo khoa và hướng dẫn cho giáo viên, các chuyên viên bộ môn, các bậc phụ huynh, thầy cô giáo và học sinh trong chương trình cải cách đổi mới cho thầy và trò.

Cần phải có một thái độ tích cực hơn nữa cho sự nghiệp giáo dục từ nhiều phía trong xã hội chúng ta. Vì xu hướng giáo dục ngày nay hướng đến quan điểm là không có học trò dốt, chỉ có thầy dạy kém hiểu biết làm thui chột năng lực tiềm tàng trong mỗi đứa trẻ.

Mỗi đứa trẻ sinh ra tạo hóa ban cho chúng ít nhất một năng lực trí tuệ riêng biệt để cho chúng tồn tại với đời và công việc của người thầy là biết cách khai phá gợi mở dánh thức định hướng dẫn dắt chúng phát triển một cách tốt nhất.

Chúng ta sẽ chẳng giúp gì nhiều cho học trò của chúng ta bằng cách dựa theo bảng điểm thi đua để bắt chúng ngồi im trong lớp học mà vô hình trung tạo sự chống đối ngầm với cách dạy cổ điển của thầy! Có chăng là khả năng tự phát của chúng làm cho chúng thành công trong sự nghiệp vào đời sau này. Xin góp thêm một ý nhỏ trong sự nghiệp cải cách và đổi mới dạy học trên đất nước ta hiện nay.

23 tháng 2 2016

67 + 13 = 80

Học thầy ko tày học bạn

23 tháng 2 2016

67+13=80 nha bạn duyệt đi

24 tháng 3 2017

đây là câu hỏi ông ạ,làm sao mà tk được,trả lời mới tk được,hiểu chưa?

24 tháng 3 2017

uk k mk

9 tháng 7 2015

Ở trang chủ của Online Math.

4 tháng 12 2016

Truyện cổ tích là những giấc mơ đẹp của người xưa. Đó là giấc mơ được tự do trong hôn nhân. Giấc mơ có cuộc sống vật chất đầy đủ, ấm no. Giấc mơ chiến thắng được bệnh tật. Giấc mơ chiến thắng được giặc ngoại xâm. Giấc mơ cái thiện chiến thắng cái ác. Niềm mơ ước lớn nhất của con người đó là: Mơ ước cái thiện thắng cái ác. Nhiều câu chuyện cổ tích thể hiện niềm mơ ước đó, tiêu biểu nhất là truyện “Thạch Sanh”. Trong truyện "Thạch Sanh" tiếng đàn là một chi tiết nghệ thuật mang nhiều ý nghĩa.
Thiện là cái tốt. Ác là cái xấu. Từ xưa, con người đã phân biệt thiện và ác như phân biệt ánh sáng và bóng tối. Thiện và ác mâu thuẫn gay gắt, như nước với lửa. Trong cuộc đấu tranh quyết liệt giữa cái thiện và cái ác, người bình dân mơ ước: Cái thiện sẽ thắng cái ác. Trong truyện Thạch Sanh, Thạch Sanh đại diện cho cái thiện, Lí Thông dại diện cho cái ác.
Nhân vật Thạch Sanh rất gần gũi với đời thường, chàng được sinh trong một gia đình nông dân nghèo. Thạch Sanh mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Chàng kiếm sống bằng nghề đốn củi. Trong con người bình thường của Thạch Sanh có chứa đựng những yếu tố khác thường, tác giả dân gian khẳng định chàng được Ngọc Hoàng đầu thai, vì thế mà mẹ chàng mang thai đến ba năm mới sinh được chàng. Lớn lên Thạch Sanh được các thiên thần dạy võ nghệ và phép thần thông. Là người tốt nhưng cuộc đời của chàng lại phải trải qua nhiều gian truân, thử thách. Khi gặp thử thách Thạch Sanh lại lập nên những chiến công lớn.
Thử thách thứ nhất Thạch Sanh đã vượt qua, đó là: Chàng bị Lí Thông, người hàng rượu xảo quyệt độc ác nghĩ kế kết nghĩa anh em với Thạch Sanh, rồi lừa đưa Thạch Sanh đi nộp mạng cho Chằn Tinh. Sự việc diễn ra không như suy tính của mẹ con Lí Thông, Thạch Sanh đã diệt được Chằn Tinh, trừ hại cho dân. Diệt được Chằn Tinh, chàng có được bộ cung tên bằng vàng. Mẹ con Lí Thông lại lập mưu cướp công của Thạch Sanh để được hưởng vinh hoa phú quý. Thạch Sanh quay về sống nơi gốc đa. Sau này, Thạch Sanh đã nhận ra được bản chất xấu xa của mẹ con Lí Thông nhưng chàng đã tha thứ cho họ. Điều đó khẳng định người tốt thường có tấm lòng nhân hậu và bao dung.
Thử thách lần thứ hai đối với chàng đó là Thạch Sanh đánh Đại Bàng cứu công chúa. Thạch Sanh dùng cung tên vàng làm vũ khí để bắn chim Đại Bàng cứu công chúa. Do tin người mà Thạch Sanh lại bị cướp công lần thứ hai. Sau khi cứu công chúa lên khỏi hang, Lí Thông cho người lấp cửa hang, Thạch Sanh bị nhốt lại dưới hang. Thật tàn nhẫn, bất nhân. Thật không công bằng khi một người làm mà kẻ khác được hưởng lợi. Nơi hang sâu, một lần nữa Thạch Sanh thể hiện dũng khí của mình. Chàng đã cứu được thái tử con vua Thủy Tề khỏi sự giam cầm của Đại Bàng. Thạch Sanh đúng là dũng sĩ tài năng. Chàng được vua Thủy Tề chiêu đãi và biếu tặng nhiều vàng bạc, châu báu. Chàng chỉ xin cây đàn rồi trở về gốc đa. Thạch Sanh đúng là con người thật thà, tài hoa, giàu lòng nhân ái, không tham bổng lộc.
Thử thách lần thứ ba Thạch Sanh đã vượt qua, chàng đã dùng tiếng đàn chữa bệnh cho công chúa Quỳnh Nga. Đang sống yên ổn, Thạch Sanh bị hồn Chằn Tinh, hồn Đại Bàng báo thù. Điều này làm ta liên tưởng đến cuộc sống đời thường đã từng có bao người dân lương thiện bị tai ương, bị vu oan. Chằn Tinh và Đại Bàng đã lấy trộm của cải của nhà vua đem giấu ở gốc đa rồi vu cáo cho Thạch Sanh. Người đời thường nói “Trong cái rủi lại có cái may”. Ở trong tù, Thạch Sanh mang đàn ra gảy. Công chúa đã nghe được tiếng đàn ai oán của Thạch Sanh. Tiếng đàn như tiếng nói chân chính của con người gặp oan trái đòi công lí. Phép màu nhiệm của tiếng đàn là đã khiến công chúa cười nói trở lại sau thời gian dài sống câm lặng:
“Đàn kêu: Ai chém chằn tinh
Cho mày vinh hiển dự mình quyền sang?
Đàn kêu: Ai chém xà vương
Đem nàng công chúa triều đường về đây?
Đàn kêu: Hỡi Lí Thông mày
Cớ sao phụ nghĩa lại rày vong ân?
Đàn kêu: Sao ở bất nhân
Biết ăn quả lại quên ân người trồng?”.
Tiếng đàn kì diệu còn có thêm một phép màu nhiệm, đó là: Giãi bày nỗi oan trái của Thạch Sanh. Âm thanh đó đã lọt đến tai của đức vua, người có quyền lực cao nhất trong xã hội lúc bấy giờ. Đức vua đã mang lại sự công bằng cho Thạch Sanh, người trừng trị kẻ có tội.
Trong truyện cổ tích thường có sự xuất hiện của yếu tố hoang đường kì ảo, như: Bụt có phép lạ, tấm thảm biết bay, tiếng đàn chữa được bệnh, một loài cây có thể cải tử hoàn sinh. Người bình dân gửi niềm mong ước vào các yếu tố thần kì. Vì sao ngày xưa con người không đặt niềm tin vào pháp luật, không đặt niềm tin vào những người được xem là trụ cột trong gia đình mà lại đặt niềm tin vào các thế lực siêu nhiên?
Người bình dân có thân phận thấp bé. Trong cuộc sống, chân lí luôn thuộc về kẻ mạnh. Truyện cổ tích Tấm Cám kể lại sự việc cô Tấm bị mẹ kế hãm hại. Vua biết, nhưng ông không làm gì để giúp Tấm. Trong xã hội phong kiến vua là người có quyền lực cao nhất. Vua phải mang lại sự công bằng cho dân chúng. Vua trong truyện Tấm Cám không mang được sự công bằng đến cho mọi người, không trừng trị được kẻ có tội. Ở truyện "Thạch Sanh", Lí Thông làm quan, là người có quyền hành nhưng tâm địa Lí Thông độc ác. Như vậy, vua quan có cũng như không. Trong gia đình, người mẹ, người anh được xem là trụ cột. Thế nhưng người mẹ kế, người anh cả lại đối xử không công bằng với chính những đứa con, những đứa em của mình. Thực tế cuộc sống quá nhiều bất công. Không thể đặt niềm tin vào những người thừa hành pháp luật. Không thể đặt niềm tin vào người thân. Vì vậy cho nên người bình dân đặt niềm tin của mình vào thần linh, vào các thế lực siêu nhiên. Người bình dân hi vọng thế lực siêu nhiên sẽ cứu giúp khi họ gặp khó khăn.
Nhờ cây đàn, món quà vô giá mà vua Thủy Tề ban tặng Thạch Sanh đã giãi bày được nỗi oan ức. Tiếng đàn Thạch Sanh là tiếng nói đòi công lí xã hội: “Cái thiện nhất định thắng cái ác”, “Ở hiền nhất định sẽ gặp lành.”, đó là ước mơ, là niềm tin lớn lao về sự công bằng của người dân lương thiện mỗi khi họ gặp nạn. Được kết hôn cùng công chúa, điều đó đã khẳng định đạo lí “Người làm việc nghĩa nhất định sẽ có ngày được đền ơn”. Còn Lí Thông “Gieo gió ắt sẽ gặt bão”. Được Thạch Sanh tha chết nhưng mẹ con Lí Thông về đến giữa đường bị sét đánh. Mẹ con Lí Thông chết hóa thành con bọ hung, loài côn trùng sống nơi nhơ bẩn. Đúng là trời không tha cho kẻ bất nhân. Điều này còn khẳng định thêm chân lí “Ác giả ác báo”. Con người tham lam, hèn nhác, độc ác, tàn nhẫn, xảo quyệt, bội bạc nhất định sẽ có ngày bị quả báo. Tôi tin vào công lí. Cuộc đời còn nhiều cái xấu nên con người cần phải có niềm tin. Vì có niềm tin mới giúp con người vượt qua được khó khăn.
Thạch Sanh thật thà, tốt bụng, dũng cảm, tài năng xứng đáng để nhà vua gả công chúa. Sự việc đó đã làm cho hoàng tử của các nước chư hầu tức giận. Thạch Sanh đã vượt qua thử thách này một cách kì diệu. Chàng đã chinh phục được các nước chư hầu bằng vũ khí kì lạ, đó là tiếng đàn. Dùng lời nói, dùng lí lẽ để thuyết phục kẻ thù, khiến kẻ thù từ bỏ vũ khí, đó cũng là niềm mong ước của người bình dân. Thạch Sanh đã thuyết phục được kẻ thù, bảo vệ được đất nước. Một lần nữa nhân cách Thạch Sanh tỏa sáng. Sau khi chiến thắng, chàng đã thết đãi những kẻ thua trận bằng niêu cơm kì diệu “Ăn mãi không vơi”. Sự việc đó khẳng định Thạch Sanh đúng là người giàu lòng nhân ái, là người tha thiết yêu hòa bình.
Thạch Sanh chính là biểu tượng tuyệt đẹp của con người Việt Nam trong lao động, trong chiến đấu, trong tình yêu và hạnh phúc gia đình.
Cuộc sống hiện tại, không có cây đàn thần kì, không có niêu cơm ăn mãi không hết, chỉ có tiếng nói và sức lao động của con người. Tiếng nói, sức lao động của con người mới chính là những yếu tố thần kì làm nên điều kì diệu.
Tôi có theo dõi thông tin, thiên đình đang vào hội. Ở chốn âm ti Lí Thông tự ứng cử. Lí Thông đang ráo riết vận động tranh cử để được mọi người bầu làm nghị viên đại diện cho đại biểu chốn âm ti.
Người như Lí Thông mà làm nghị viên đại diện cho chốn âm ti thì thật khổ cho những linh hồn tội lỗi.
Người sống có trách nhiệm với bản thân, sống có trách nhiệm với mọi người đó chính là những Thạch Sanh trong thời đại mới. Cuộc sống đã thay đổi nhưng con người vẫn còn mong đợi nhiều từ tiếng đàn của Thạch Sanh.

4 tháng 12 2016
Truyện Thầy thuốc giỏi cổi nhất ở tấm lòng của Hồ Nguyên Trưng được viết vào khoảng nửa dẩu thế ki XV trên đất Trung Quốc với nội dung kể về một bậc lương y tinh thông nghề nghiệp và giàu lòng nhân đạo.

Trông trẻ trung như gái đôi mươi dù đã 40! Tất cả là vì mỗi sáng tôi...

Trông trẻ trung như gái đôi mươi dù đã 40! Tất cả là vì mỗi sáng tôi...

Cách làm trắng sáng da ngay tại nhà chỉ trong chưa đầy 15 phút

Cách làm trắng sáng da ngay tại nhà chỉ trong chưa đầy 15 phút

Nó tốt hơn bất kỳ loại kem hay thuốc mỡ nào! Tôi điều trị bệnh khớp tại nhà!

Nó tốt hơn bất kỳ loại kem hay thuốc mỡ nào! Tôi điều trị bệnh khớp tại nhà!

Có đôi chân đẹp hết hẳn giãn tĩnh mạch trong 6 ngày! Vào lúc đi ngủ, hã

Có đôi chân đẹp hết hẳn giãn tĩnh mạch trong 6 ngày! Vào lúc đi ngủ, hã

Bạn chán một bộ ngực nhỏ? Bạn muốn tăng chúng lên 3 cỡ trong 2 tuần? Ấn vào đây!

Bạn chán một bộ ngực nhỏ? Bạn muốn tăng chúng lên 3 cỡ trong 2 tuần? Ấn vào đây!

adnow-mini-v2.png
Trong xã hội có rất nhiều nghề và làm nghề nào cũng phải có đạo đức. Một trong số đó là nghề thầy thuốc vô cùng cao quý. Truyện đã ca ngợi phẩm chất, cao quý của Thái y lệnh Phạm Bân: hết lòng vì dân nghèo, quên mình để cứu người, bất chấp quyền uy vua chúa cũng như sự nguy hiểm đến tính mạng bản thân.
 
Truyện gồm ba đoạn có liên quan chặt chẽ với nhau . Đoạn đầu giới thiệu tên tuổi, chức vị, công đức của Phạm Bân. Tiếp đến đoạn giữa kể về một tình huống gay cấn có tính chất thử thách, qua đó y đức của ông được bộc lộ rõ nhất. Và cuối cùng là nhấn mạnh y đức sáng ngời của bậc lương y đã truyền cho con cháu, giúp con cháu giữ vững nghiệp nhà, tiếp tục cứu đời.
 
Công đức của lương y Phạm Bân rất lớn, không phải thầy thuốc nào cũng làm được như ông. Ông đã dốc toàn tâm, toàn ý, toàn lực để cứu người mà không nề hà, không tính toán thiệt hơn.
 
Phạm Bân đã đem hết tiền của trong nhà ra mua thuốc tốt, tích trữ thóc gạo để vừa nuôi ăn vừa chữa bệnh cho người nghèo khổ. Dẫu bệnh nặng đến đâu chăng nữa ống cũng không né tránh. Lương y làm nhà cho họ ở, chu cấp cơm cháo đầy đủ và chữa bệnh không lấy tiền, ông đã cứu sống hơn ngàn người trong những năm đói kém, dịch bệnh.
 
Nhưng điều làm ta cảm phục nhất là việc ông đã quyết tâm cứu sống người đàn bà nghèo trước rồi sau đó mới chữa bệnh cho quý nhân trong cung vua, dù đã có lệnh của vua.
 
Thái độ tức giận cùng với lời nói có ý đe dọa của quan Trung sứ: – Phận làm tôi, sao được như vậy ? Ông định cứu tính mạng người ta mà không cứu tính mạng mình chăng? Đã đẩy lương y Phạm Bân vào một tinh huống éo le khó xử.
 
Đây là một thử thách gay go buộc ông phải có sự lựa chọn đúng đắn giữa việc cứu người dân thường sắp chết với việc thực hiện phận sự của một kẻ bề tôi.
 
Thái độ dứt khoát và cương quyết của ông chứng tỏ uy quyền vua chúa không thắng nổi y đức của một bậc lương y chân chính, ông không sợ mắc tội “phạm thượng", không sợ nguy hiểm đến tính mạng mà chỉ nghĩ đến trách nhiệm của người thầy thuốc, ông đã vượt qua thử thách một cách nhẹ nhàng.
 
Phạm Bân không chỉ có trái tim nhân hậu và bản lĩnh cứng cỏi mà còn tỏ ra rất thông minh trong ứng xử. Câu nói : Nếu người kia không được cứu, sẽ chết trong khoảnh khắc, chẳng biết trồng vào đâu. Tính mệnh của tiểu thần còn trông cậy vào chúa thượng, may ra thoát đã nhấn mạnh đến trách nhiệm nặng nề của người thầy thuốc, khơi dậy tình thương và lòng bao dung của nhà vua và tỏ rõ lòng thành của một bề tôi. Nếu như nhà vua là người có lương tâm, chắc chắn sẽ cảm động và không trị tội ông.
 
Quả thật, lúc đầu nhà vua tức giận, nhưng sau khi nghe Thái y lệnh trình bày thì không những hết giận mà còn ban khen. Điều dó chứng tỏ Trần Anh Vương cũng là một ông vua sáng suốt và nhân đức.
 
Phạm Bân lấy tấm lòng chân thành của mình để tấu trình điều hơn lẽ thiệt, từ đó thuyết phục được nhà vua. Đây là thắng lợi vẻ vang của y đức, của bản lĩnh, trí tuệ và lòng nhân ái.
 
Kết thúc truyện, tác giả kể về con cháu cửa Thái y lệnh và sự ngợi khen của người đời đối với gia đình ông. Sự nghiệp của lương y Phạm Bân và con cháu ông đã chứng minh cho quan niệm Ở hiền gặp lành?. Tên tuổi của ông cón lưu truyền mãi trong dân gian.
 
Truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng mang tính chất giáo huấn rất cao. Cách viết gần với cách viết kí, viết sử, nghĩa là thiên về ghi chép chuyện người thật việc thật mà không cần thêm thắt. Truyện có bố cục chặt chẽ, hợp lí và cách dẫn dắt gây hứng thú cho người đọc, cùng việc chọn lọc và nhấn mạnh vào một tình huống gay cấn (đó là chỉ tiết có thật) để qua đó tính cách nhân vật chính được bộc lộ rõ ràng, gây ấn tượng khó quên.
 
Khi thể hiện tính cách nhân vật, tác giả còn tạo ra những lời đối thoại sắc sảo, chứa dựng ý tứ sâu xa. Do đó, truyện vừa có giá trị nội dung lớn, vừa có già tri nghệ thuật cao.
Trong hơn 1 tháng nghỉ tránh dịch corona (covid 19), em hãy nêu suy nghĩ của mình về một số điều sau:a) Kết quả chống dịch của nước ta như thế nào? Chủ trương " chống dịch như chống giặc " được nhân dân ta ủng hộ ra...
Đọc tiếp

Trong hơn 1 tháng nghỉ tránh dịch corona (covid 19), em hãy nêu suy nghĩ của mình về một số điều sau:

a) Kết quả chống dịch của nước ta như thế nào? Chủ trương " chống dịch như chống giặc " được nhân dân ta ủng hộ ra sao?

.........................................................................................................................................................................................................................

b) Thầy luôn động viên: "Chỉ có con đường học mới giúp tương lai tươi sáng hơn, ..." . Em thấy mình chịu khó học giỏi chưa? Vì sao?

............................................................................................................................................................................................................................

c) Bố mẹ có quan tâm đến việc học của em không? Thầy cô giáo có nhiệt tình chữa bài va giảng bài không?

d) Theo em, để học tốt hơn, em phải làm gì? Thầy cô phải làm thế nào?

............................................................................................................................................................................................................................

2
4 tháng 3 2020

a) Rất tốt, vì đã chữa khỏi 16/16 ca nhiễn bệnh covid-19

Trong hơn 1 tháng nghỉ tránh dịch corona (covid 19), em hãy nêu suy nghĩ của mình về một số điều sau:a) Kết quả chống dịch của nước ta như thế nào? Chủ trương " chống dịch như chống giặc " được nhân dân ta ủng hộ ra...
Đọc tiếp

Trong hơn 1 tháng nghỉ tránh dịch corona (covid 19), em hãy nêu suy nghĩ của mình về một số điều sau:

a) Kết quả chống dịch của nước ta như thế nào? Chủ trương " chống dịch như chống giặc " được nhân dân ta ủng hộ ra sao?

.........................................................................................................................................................................................................................

b) Thầy luôn động viên: "Chỉ có con đường học mới giúp tương lai tươi sáng hơn, ..." . Em thấy mình chịu khó học giỏi chưa? Vì sao?

............................................................................................................................................................................................................................

c) Bố mẹ có quan tâm đến việc học của em không? Thầy cô giáo có nhiệt tình chữa bài va giảng bài không?

d) Theo em, để học tốt hơn, em phải làm gì? Thầy cô phải làm thế nào?

............................................................................................................................................................................................

0