K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1.Cảm nhận cảnh và tình trong tám câu thơ: "Buồn trông cửa bể chiều hôm Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa Buồn trông ngọn nước mới sa Hoa trôi man mác biết là về đâu Buồn trông nội cỏ rầu rầu Chân mây mặt đất một màu xanh xanh Buôn trông gió cuốn mặt duềnh Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi" 2. Phân tích vẻ đẹp của nhân vật Lục Vân Tiên với hành động đánh cướp trong đoạn trích "Lục Vân Tiên...
Đọc tiếp

1.Cảm nhận cảnh và tình trong tám câu thơ:

"Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu
Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buôn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi"

2. Phân tích vẻ đẹp của nhân vật Lục Vân Tiên với hành động đánh cướp trong đoạn trích "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga" của Nguyễn Đình Chiểu

"Vân Tiên ghé lại bên đàng,
Bẻ cây làm gậy nhắm làng xông vô.
Kêu rằng: "Bớ đảng hung đồ,
Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân".
Phong Lai mặt đỏ phừng phừng:
"Thằng nào dám tới lẫy lừng vào đây?
Trước gây việc dữ tại mầy.
Truyền quân bốn phía phủ vây bịt bùng".
Vân Tiên tả đột hữu xung,
Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dương.
Lâu la bốn phía vỡ tan,
Đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay.
Phong Lai trở chẳng kịp tay,
Bị Tiên một gậy thác rày thân vong. "

0
Đoạn thơ sau trong Truyện Kiều:             Buồn trông cửa bể chiều hôm,        Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?              Buồn trông ngọn nước mới sa,            Hoa trôi man mác biết là về đâu?               Buồn trông nội cỏ rầu rầu,         Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.               Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,          Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.a) Là đoạn tả cảnh để gián tiếp miêu...
Đọc tiếp

Đoạn thơ sau trong Truyện Kiều:

             Buồn trông cửa bể chiều hôm,

        Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

              Buồn trông ngọn nước mới sa,

            Hoa trôi man mác biết là về đâu?

               Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

         Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

               Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

          Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

a) Là đoạn tả cảnh để gián tiếp miêu tả nội tâm nhân vật. Em hãy tìm mối quan hệ của cảnh và nội tâm nhân vật trong đoạn thơ

b) Hai câu thơ cuối gợi liên tưởng gì về tâm trạng hiện tại và tương lai của Thúy Kiều?

c) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?

d) Giải thích nghĩa của từ duềnh

e) Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên?

1
14 tháng 4 2021

Câu 1:

+) "Buồn trông của bể chiều hôm/Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa": Cảnh - Kiều nhìn ra phía cửa sổ dưới trời hoàng hôn, thấy con thuyền đang đi xa dần <=> Tình - Kiều thấy rằng con đường trở về của mình ngày càng thu hẹp và xa dần.

+) "Buồn trông ngọn nước mới sa/Hoa trôi man mác biết là về đâu": Cảnh - Kiều nhìn thấy những cánh hoa mỏng manh trôi theo ngọn nước mới sa <=> Tình - Kiều xót thương cho thân phận chìm nổi bất định của mình, không biết cuộc đời nàng sẽ đi về đâu.

+) "Buồn trông nội cỏ rầu rầu/Chân mây mặt đất một màu xanh xanh": Cảnh - Kiều thấy xa kia là thảm cỏ rộng và xanh rầu, hoang vắng, cô đơn <=> Tình - Kiều cảm thấy cuộc đời mình âm u, sầu muộn, cô đơn, đồng thời dự cảm về một cuộc đời không mấy tốt đẹp và ảm đạm của nàng về sau này.

+) "Buồn trông gió cuốn mặt duềnh/Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi": Cảnh - Là tâm cảnh của Kiều, Kiều tưởng tượng mình đang ngồi giữa biển khơi, sóng ầm ầm như muốn nhấn chìm nàng xuống <=> Tình - Kiều có dự cảm không mấy tốt đẹp về tương lai sau này của mình, sẽ bị người đời đày đọa và làm cho tủi nhục.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- BPTT lặp cấu trúc: sự lặp lại kết cấu ngữ pháp “Buồn trông + …" ở các dòng thơ

(1) Buồn trông cửa bể chiều hôm

(2) Buồn trông ngọn nước mới sa,

(3) Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

(4) Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

- Tác dụng: Diễn tả nỗi buồn triền miên, không dứt của Thuý Kiều khi xa nhà.

15 tháng 10 2021

Điệp ngữ: buồn trông.

Tác dụng: cho thấy nỗi buồn man mác, sự cô đơn tuyệt vọng và buồn bã của Kiều khi ở lầu Ngưng Bích.

10 tháng 7 2019

Tác giả xót thương trước thân phận và hoàn cảnh của Kiều. Tác giả tái hiện chân thực nỗi đau, nỗi buồn và sự tuyệt vọng của Kiều trong những ngày tháng vô định, mù mịt, không có tương lai.

Tác giả thấu hiểu cặn kẽ nỗi cô đơn, buồn tủi mà Kiều đang phải đối mặt, vì thế mà ông có thể diễn tả thông qua hình ảnh của ngoại cảnh nhưng chạm tới được dụng ý nghệ thuật của mình.

Cảnh thiên nhiên trong bài cũng chính là cái cớ để tác giả bộc lộ cảm xúc chân thật của mình.

23 tháng 4 2019

Cảnh vật trong đoạn thơ được miêu tả theo trình tự từ xa tới gần.

Từ “cửa bể chiều hôm” tới “ghế ngồi”, bốn khung cảnh khác nhau:

    + Một cánh buồm thấp thoáng nơi cửa biển.

    + Những cánh hoa lụi tàn trôi man mác trên ngọn nước mới.

    + Nơi cỏ héo úa, rầu rầu.

    + Cảnh tưởng tượng sóng quanh ghế ngồi.

→ Diễn đạt nỗi buồn dâng lên đầy ắp, càng ngày như muốn nhấn chìm Kiều trước cuộc bể dâu.

15 tháng 12 2018

 Chỉ với 8 câu thơ tả thực cảnh nhưng thực chất là tâm cảnh đã nói lên sự vô định, buồn bã, nỗi lo âu kinh hãi dồn tới đỉnh điểm trong cảm xúc của Kiều. Hình ảnh cánh buồm xa xa nơi cửa biển là hình ảnh rất đắt khi thể hiện được nội tâm nhân vật Kiều. Cánh buồm nhỏ nhoi vô định cũng chính là hình ảnh Kiều vẫn lênh đênh giữa dòng đời không biết khi nào mới về đoàn tụ với gia đình. Tiếp nối là hình ảnh những cánh hoa tàn lụi trôi man mác trên mặt nước mới xa thì Kiều lại càng buồn hơn bởi nàng nhìn thấy thân phận vô định giữa dòng đời của mình. Hình ảnh nội cỏ rầu rầu như khắc họa sâu thêm nỗi buồn không lối thoát của Kiều. Nàng vô vọng vì những chuỗi ngày vô định xung quanh tẻ nhạt, không biết kéo tới bao giờ. Dường như nỗi buồn ngày càng tăng lên tới vô định, dồn dập. Nỗi buồn và sợ hãi dâng lên tột đỉnh, khiến Kiều rơi vào tuyệt vọng. Tất cả như muốn nhấn chìm, à dìm Kiều xuống tận đáy của sự đau khổ cùng cực.