K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 10 2018

Theo nhịp tuần hoàn của thiên nhiên, mùa hè đi qua, nhường chỗ cho mùa thu. Những chiếc lá vàng xoay xoay trong gió thu se lạnh. Những cây hoa sữa bung từng chùm hoa trắng muốt như bông tuyết…Mùa thu đến, khẽ khàng nhưng mang bao nhiêu là niềm vui của trẻ thơ chúng tôi. Tết Trung thu- Tết của thiếu nhi. Thật là hồi hộp và háo hức!

Buổi chiều hôm ấy, cả nhà tôi đã tràn ngập không khí đón Tết Trung thu. Mẹ lụi cụi nấu nướng xôi chè. Ba tôi đang trang trí lại mảnh sân nhỏ trước nhà. Hai anh em chúng tôi thì tíu tít ngắm nghía lồng đèn. Mấy bạn trong xóm í ới gọi nhau khoe lồng đèn làm tôi càng háo hức mong cho chiều xuống thật nhanh.

Khi ông mặt trời mệt mỏi lặn xuống dãy núi phía tây thì cũng là thời khắc bắt đầu của đêm Trung thu. Màn đêm nhẹ nhàng phủ xuống khắp xóm làng. Dãy núi mờ xa như khoác chiếc áo choàng đen tím thẫm. Bầu trời xanh trong. Gió khẽ lay động những tàu chuối sau nhà. Kìa! Từ phía sau lũy tre làng, mặt trăng từ từ nhô lên. Lũ trẻ chúng tôi đều hướng mắt về cái vầng ánh sáng kỳ ảo ấy.Trăng tròn như quả bóng .Ôi! Thật là huyền ảo! Trăng tỏa ánh sáng mát dịu xuống khắp xóm làng. Ánh trăng xuyên qua kẽ lá. Mảnh sân con trước nhà tôi sáng rõ như thắp điện. Không biết chú Cuội và chị Hằng trên cung trăng có nhìn thấy chúng tôi ? Tôi băn khoăn khi nghĩ đến chú Cuội đang ngồi bên gốc đa nhìn xuống trần gian mà chẳng làm sao về nhà. Chắc chú Cuội nhớ nhà lắm! Thương chú Cuội quá!

Bỗng có tiếng trống thình thình từ phía khu sinh hoạt văn hóa của làng. Tôi vội vàng dắt em tôi chạy về phía đó. Chao ôi! Cả một đoàn múa lân đang biểu diễn giữa bãi đất trống. Hình như cả làng đều đổ xô ra đây. Mọi người đứng chen chúc nhau. Mặt ai cũng rạng rỡ. Trong tiếng trống sôi động, con lân múa những động tác thật uyển chuyển. Lúc thì lân cúi xuống, quỳ lạy rồi bất ngờ tung người lên cao uốn lượn dũng mãnh…Lúc thì lân lại mềm mại di chuyển như một dãi lụa đang tung bay trong gió. Chú Tễu chạy tới chạy lui xung quanh lân. Ông Địa lại cầm chiếc quạt giấy quạt phành phạnh. Tiếng reo hò, cổ vũ không ngớt. Mấy đứa trẻ con cười ré lên khi ông Địa đến gần chúng trêu chọc. Tôi say sưa ngắm nhìn tất cả với một niềm say mê lạ kỳ. Không thể không thán phục tài múa lân của các anh trong đội lân. Không thể nhịn được cười trước cái vẻ ngộ nghĩnh và đáng yêu của chú Tễu và ông Địa. Thật là tuyệt vời!

Khi đội lân biểu diễn xong thì mọi người tụ tập ngồi xung quanh bãi đất trống. Ở giữa bãi đất dựng một khán đài nhỏ, có treo đèn nhấp nháy, lồng đèn đủ kiểu dáng, màu sắc…Mâm cỗ được bày biện đủ thứ hoa quả, bánh trái đặt trang trọng trên một chiếc bàn lớn giữa khán đài. Một bác lớn tuổi lên khán đài giới thiệu chương trình đêm Trung thu. Các tiết mục văn nghệ thật đặc sắc. Nào là đơn ca, tốp ca, độc tấu đàn tranh, sáo…Diễn viên toàn là người trong làng. Nhiều cô bác lớn tuổi cũng góp vui văn nghệ bên cạnh các tiết mục của các bạn thiếu nhi. Tôi say sưa theo từng điệu múa, tiếng đàn, giọng hát…Chao ôi là vui!

Lũ trè con chúng tôi hào hứng nhất là tiết mục phá cỗ. Chúng tôi cầm lồng đèn đi tung tăng quanh khán đài. Nào lồng đèn ông sao, lồng đèn con cá, con thỏ, lồng đèn du thuyền…Cái nào cũng thắp nến rực rỡ…Nổi bật nhất là chiếc lồng đèn ngôi sao của anh Nam- nó to bằng cả cái nia. Vừa đi, chúng tôi vừa hát vang: Tết Trung thu rước đèn đi chơi

Các cô bác chia bánh kẹo, hoa quả cho chúng tôi. Đứa nào cũng hớn hở vì được nhiều quà bánh. Em tôi cười tít mắt vì nó được một chiếc bánh dẻo thơm phức.Thật là hạnh phúc!

Trăng đã lên cao từ lúc nào. Trăng như chiếc đĩa bạc lơ lửng giữa bầu trời . Tiếng cười nói đã bớt xôn xao. Mọi người lục tục kéo nhau về. Lũ trẻ con chúng tôi xách lồng đèn và quà bánh rồng rắn dẫn nhau về. Ánh nến từ lồng đền hắt xuống mặt đường soi rõ cả bước chân. Một cảm giác nuối tiếc cứ lởn vởn trong tâm trí tôi.

Về đến nhà, hai anh em tôi lại ngỡ ngàng trước vẻ đẹp lung linh của mảnh sân trước nhà. Những ngọn đèn nhấp nháy treo ngang dọc trên giàn hoa như ngàn ngôi sao. Một chiếc lồng đền ông sao còn to hơn cả lồng đèn anh Nam lơ lửng trên cây mận. Một mâm cỗ nào chè, xôi, bánh nướng, bánh dẻo được mẹ đặt giữa sân. Niềm vui sướng, háo hức lúc nãy tưởng tan biến, nào ngờ lại dâng lên trong lòng tôi. Ba mẹ tôi dịu dàng chia quà cho hai anh em tôi. Cả nhà tôi ngồi trò chuyện, ăn bánh, uống nước trong ánh sáng dịu mát của vầng trăng . Không khí gia đình đầm ấm đem lại cho tôi cảm giác thật bình yên. Tôi ngước nhìn lên bầu trời, bắt gặp vầng trăng tròn trịa . Chú Cuội sẽ buồn biết mấy khi không được về thăm nhà nơi trần gian này. Còn tôi, tôi hạnh phúc hơn chú Cuội nhiều lắm, vì tôi đã được đón một đêm Trung thu thật vui vẻ.

Đêm rằm tháng tám với Tết Trung thu đã để lại ấn tượng khó quên trong tôi. Chúng tôi đã có những giờ phút thật tuyệt vời của trẻ thơ. Cám ơn mùa thu, cám ơn đêm Trung thu!

31 tháng 10 2018

Ban Anynomous - Boss oi bai nay ban chep tren van mau phai ko .😯

21 tháng 10 2016

Mẹ là người đã sinh ra ta, dành trọn tình yêu, tình thương, niềm hi vọng vào chúng ta.

Mẹ tôi cũng là một người mẹ như thế. mỗi buổi sáng mẹ thường phải dạy sớm chuẩn bị đồ ăn sáng và tranh thủ quét lại nhà cửa,.. Vào những ngày đông lạnh giá mẹ phải đi dạy học rất sớm ở dưới xã. Đôi khi đôi bàn tay sạm nắng của mẹ đỏ dần lên trong tiết trời lạnh giá, đến buổi chiều, khi mẹ đi làm về cũng là lúc mẹ tất tưởi nấu cơm tối để cả nhà được sum họp và cũng là lúc mẹ được nói chuyện với tôi và anh tôi, mẹ thường dạy anh em tôi cách sống và cách làm người,vv...

Tôi nhớ trước đây khi tôi ốm mẹ thường phải thức suốt đêm để trông tôi và tranh thủ soạn giáo án để ngày mai còn lên lớp. Nhìn vẻ mặt mẹ lo lắng tôi thấy thương mẹ nhiều hơn. Hay có những lúc mẹ ốm, trong lòng lo lắng nhưng không thể thức suốt đêm như mẹ được. Nhưng lúc đó tôi nghĩ: mình chỉ muốn mẹ được khỏi ốm và có thể làm bất cứ thứ gì như một "Siêu nhân" để mẹ được khỏi ốm.

Đến bây giờ tôi nghĩ lại những suy nghĩ đó thật là hồn nhiên và ngây thơ.Đối với mọi người tuổi tác không thể cưỡng lại được. Mẹ cũng thế có đôi khi tôi đã nhìn thấy lớt phớt có sợi tóc bạc trên đầu mẹ. Mẹ cũng nói rằng: Chắc mẹ đã già rồi, mẹ chỉ muốn con phải chăm ngoan, học giỏi thì mẹ mới yên lòng "con vịt" con của mẹ à.

Những lúc đó lời nói của mẹ như thôi thúc, là động lực để tôi để tôi cố gắng hơn. Có đôi lúc mẹ la mắng tôi vì tôi có lỗi gì đó. Trong cơn tức tôi tức mẹ lắm, nhưng lúc nghĩ lại tôi thấy mẹ làm thế là đúng, mẹ cũng chỉ muốn mình ngoan hơn thôi mà.

Tôi thỉnh thoảng vẫn nghĩ: Ước gì có ông tiên hiện lên và cho tôi một điều ước tôi sẽ không ước tôi được giàu có, không ước học giỏi mà chỉ ước mẹ được khỏe mạnh và và sống với tôi mãi thôi.Chỉ cần như thế tôi sẽ có một niềm động lực để học giỏi hơn và cố gắng hơn đi trên con đường dài phía trước.

15 tháng 10 2016

Mẹ là người đã sinh ra ta, dành trọn tình yêu, tình thương, niềm hi vọng vào chúng ta.

Mẹ tôi cũng là một người mẹ như thế. mỗi buổi sáng mẹ thường phải dạy sớm chuẩn bị đồ ăn sáng và tranh thủ quét lại nhà cửa,.. Vào những ngày đông lạnh giá mẹ phải đi dạy học rất sớm ở dưới xã. Đôi khi đôi bàn tay sạm nắng của mẹ đỏ dần lên trong tiết trời lạnh giá, đến buổi chiều, khi mẹ đi làm về cũng là lúc mẹ tất tưởi nấu cơm tối để cả nhà được sum họp và cũng là lúc mẹ được nói chuyện với tôi và anh tôi, mẹ thường dạy anh em tôi cách sống và cách làm người,vv...

Tôi nhớ trước đây khi tôi ốm mẹ thường phải thức suốt đêm để trông tôi và tranh thủ soạn giáo án để ngày mai còn lên lớp. Nhìn vẻ mặt mẹ lo lắng tôi thấy thương mẹ nhiều hơn. Hay có những lúc mẹ ốm, trong lòng lo lắng nhưng không thể thức suốt đêm như mẹ được. Nhưng lúc đó tôi nghĩ: mình chỉ muốn mẹ được khỏi ốm và có thể làm bất cứ thứ gì như một "Siêu nhân" để mẹ được khỏi ốm.

   Đến bây giờ tôi nghĩ lại những suy nghĩ đó thật là hồn nhiên và ngây thơ.Đối với mọi người tuổi tác không thể cưỡng lại được. Mẹ cũng thế có đôi khi tôi đã nhìn thấy lớt phớt có sợi tóc bạc trên đầu mẹ. Mẹ cũng nói rằng: Chắc mẹ đã già rồi, mẹ chỉ muốn con phải chăm ngoan, học giỏi thì mẹ mới yên lòng "con vịt" con của mẹ à.

Những lúc đó lời nói của mẹ như thôi thúc, là động lực để tôi để tôi cố gắng hơn. Có đôi lúc mẹ la mắng tôi vì tôi có lỗi gì đó. Trong cơn tức tôi tức mẹ lắm, nhưng lúc nghĩ lại tôi thấy mẹ làm thế là đúng, mẹ cũng chỉ muốn mình ngoan hơn thôi mà.

Tôi thỉnh thoảng vẫn nghĩ: Ước gì có ông tiên hiện lên và cho tôi một điều ước tôi sẽ không ước tôi được giàu có, không ước học giỏi mà chỉ ước mẹ được khỏe mạnh và và sống với tôi mãi thôi.Chỉ cần như thế tôi sẽ có một niềm động lực để học giỏi hơn và cố gắng hơn đi trên con đường dài phía trước.

21 tháng 11 2016

Bài thơ được viết vào năm 1966, ngôn ngữ chứa đựng đầy những cảm xúc của những em bé dành cho người mẹ của mình. Bài thơ đã được tác giả khắc họa rõ tình cảm thiêng liêng ấy.

Mở đầu bài thơ là một câu kể rất ngây thơ của một em bé.

Mọi hôm mẹ thích vui chơi

Hôm nay mẹ chẳng nói cười được đâu

Bên cạnh cách nghĩ của bé đó là một câu so sánh dành cho mẹ mình, câu này chỉ mang ý nghĩa là một câu nói vui đùa. Vì ở tuổi trẻ con, các bé thích khám phá những cái mới mẻ, cứ nghĩ người lớn giống mình giống suy nghĩ của em. Nhưng thật ra đó là một cái nhìn nhận về sự đau ốm của mẹ.

Ở hai câu tiếp theo, tác giả lại gởi tả những ngày mẹ không ốm mẹ sẽ tem trầu, không để trầu khô. Và mẹ còn kể chuyện Truyện Kiều cho bé nghe. Hôm nay mẹ ốm nên mẹ gấp để Truyện Kiều lại.

Lá trầu khô giữa cơi trầu

Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay

Đó là những suy nghĩ của một em bé rất hồn nhiên vô tư. Trong tiềm thức của em bây giờ đó là không được nghe mẹ kể chuyện thôi. Ở khổ thơ tiếp theo đó là em bé sũy nghĩ nghĩ về những ngày tháng mẹ cực khổ. Mẹ không khoảng thời gia, dù nắng hay mua mẹ vẫn làm, mẹ không màng đến thời gian dù cho trời tối. Cậu bé đã ý thức sâu sắc đến thế về những chịu đựng, hy sinh trời bể của người mẹ thật đã khiến cho không chỉ người mẹ, mà ngay cả người đọc chúng ta cũng không giấu nổi cảm động.

Cánh màn khép lỏng cả ngày

Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa

Nắng mưa từ những ngày xưa

Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan

Và tiếp theo ở khổ thơ kế tiếp đó là sự quan tâm của hàng xóm khi mẹ bị ốm. Được tác giả thể hiện một cách khái quát bằng nhưng hình ảnh rất giản dị mộc mạc. Đó cũng như là một lời động viên để giúp mẹ của em mau khỏi bệnh.

Khắp người đau buốt, nóng ran

Mẹ ơi! Cô bác xóm làng đến thăm

Người cho trứng, người cho cam

Và anh bác sĩ đã mang thuốc vào

Điều này chứng tỏ thường ngày mẹ sống rất tốt với hàng xóm, nên giờ mẹ ốm hàng xóm vào thăm cho quà. Hơn thế nữa, em bé lại thấu hiểu được sự vất vả của mẹ mình qua những ngày mẹ ốm.

Cả đời đi gió đi sương

Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi

Hai câu thơ trê là ẩn dụ để tác giả nói lên được sự vất vả, gian nan của mẹ để lo hi sinh vì các con. Dù trời mưa nắng mẹ vẫn phải làm việc vất vả. Qua các hình ảnh trên cho thấy tác giả là một người rất yêu thương mẹ mình. Và muốn làm những gì mẹ muốn để động viên giúp mẹ mau khỏi bệnh.

Mẹ vui, con có quản gì

Ngâm thơ, kể chuyện rồi thì múa ca

Rồi con diễn kịch giữa nhà

Một mình con sắm cả ba vai chèo

Ở các câu thơ tiếp theo đó là sự trách bản thân thân mình. Vì mình mà mẹ khổ đủ điều, Vì sự cực khổ đó mà trên mặt mẹ đã hiện bao nhiêu là né nhăng. Tất cả đều vì thương yêu con mình, muons cho con có cái ăn cái mặc, có giấc ngủ say. Đây là những lời rất cảm động của tác giả dành cho mẹ mình, đó là lời cảm ơn, đó là những tấm lòng của người con dành cho mẹ.

Vì ***** khổ đủ điều

Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn

Con mong mẹ khỏe dần dần

Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say

Ở câu kết tác giả đã ví mẹ mình như đất nước điều này chứng tỏ được sự biết ơn dành cho mẹ mình.

Rồi ra đọc sách, cấy cày

Mẹ là đất nước, tháng ngày của con...

Bài thơ đac được tác giả khái quát hóa một cách rất cụ thể và chân thành. Đó là tình yêu dành cho người mẹ cũng như là những vất vả cực khổ mà mẹ phải gành chịu. Không chỉ có thể vì tình yêu thương con mình, với mong muốn con có được giấc ngủ, cái ăn cái mặc mà mẹ phải hi sinh tất cả.

Qua bài thơ này, tác giả muốn nói lên tình cảm của mình dành cho người mẹ của mình thông qua đó nói lên được tình yêu dành cho quê hương đất nước.

 
11 tháng 8 2017

“Quê hương là chùm khế ngọt

Cho con trèo hái mỗi ngày

Quê hương là đường đi học

Con về rợp bướm vàng bay."

(Quê hương - Đỗ Trung Quân)

Quê hương với mỗi người thật giản dị, thân thương. Yêu quê là yêu con đường đến trường, yêu những mái nhà tranh, yêu cánh đồng lúa chín...Nhà văn Ê-ren-bua đã từng nói: suối chảy vào sông, sông chảy ra biển, tình yêu tổ quốc bắt nguồn từ lòng yêu với những thứ thân thuộc quanh mình. Tình yêu đất nước bao giờ cũng bắt nguồn từ tình yêu quê chân thành, giản dị như thế. Có những so sánh hình ảnh quê hương thật gần gũi. Nhà thơ Đỗ Trung Quân chắc hẳn yêu quê lắm mới có những hình ảnh so sánh đẹp và dễ đi vào lòng người đến thế. Đọc câu thơ nhiều người ngỡ ngàng khi nhận ra, quê hương sao gần quá. Nó ở trong tuổi thơ, trong câu chuyên bà kể, trong lời hát mẹ ru, trong trái cây dịu mát. Quê hương là chùm khế ngọt, quê hương là con đường đi học. Còn gì gần gũi hơn thế với mỗi người dân đất Việt. Quê hương là vô hình, khó định nghĩa và khó có thể gợi ra được cụ thể, rõ ràng. Thế nhưng nhà thơ đã đưa ra cho ta một định nghĩa thật giản dị, biến cái vô hình thành hữu hình. Quê hương có thể nhìn thấy, có thể cầm nắm, có thể thưởng thức được mỗi ngày. Với chùm khế ngọt con người cảm nhận quê hương đầy đủ nhất bằng mọi giác quan. Tuổi thơ ai cũng trải qua những năm tháng tới trường. Con đường đi học đã trở thành người bạn tri kỉ. Hình ảnh “rợp bướm vàng bay” gợi nên cho ta những gì thân thương và trong sáng nhất của tuổi học trò. Quê hương là thế đó. Nhắm mắt lại ta như thấy quê hương đã ở đó rồi, ở ngay bên trong trái tim mỗi con người.



11 tháng 8 2017

“Quê hương là chùm khế ngọt

Cho con trèo hái mỗi ngày

Quê hương là đường đi học

Con về rợp bướm vàng bay."

(Quê hương - Đỗ Trung Quân)

Quê hương với mỗi người thật giản dị, thân thương. Yêu quê là yêu con đường đến trường, yêu những mái nhà tranh, yêu cánh đồng lúa chín...Nhà văn Ê-ren-bua đã từng nói: suối chảy vào sông, sông chảy ra biển, tình yêu tổ quốc bắt nguồn từ lòng yêu với những thứ thân thuộc quanh mình. Tình yêu đất nước bao giờ cũng bắt nguồn từ tình yêu quê chân thành, giản dị như thế. Có những so sánh hình ảnh quê hương thật gần gũi. Nhà thơ Đỗ Trung Quân chắc hẳn yêu quê lắm mới có những hình ảnh so sánh đẹp và dễ đi vào lòng người đến thế. Đọc câu thơ nhiều người ngỡ ngàng khi nhận ra, quê hương sao gần quá. Nó ở trong tuổi thơ, trong câu chuyên bà kể, trong lời hát mẹ ru, trong trái cây dịu mát. Quê hương là chùm khế ngọt, quê hương là con đường đi học. Còn gì gần gũi hơn thế với mỗi người dân đất Việt. Quê hương là vô hình, khó định nghĩa và khó có thể gợi ra được cụ thể, rõ ràng. Thế nhưng nhà thơ đã đưa ra cho ta một định nghĩa thật giản dị, biến cái vô hình thành hữu hình. Quê hương có thể nhìn thấy, có thể cầm nắm, có thể thưởng thức được mỗi ngày. Với chùm khế ngọt con người cảm nhận quê hương đầy đủ nhất bằng mọi giác quan. Tuổi thơ ai cũng trải qua những năm tháng tới trường. Con đường đi học đã trở thành người bạn tri kỉ. Hình ảnh “rợp bướm vàng bay” gợi nên cho ta những gì thân thương và trong sáng nhất của tuổi học trò. Quê hương là thế đó. Nhắm mắt lại ta như thấy quê hương đã ở đó rồi, ở ngay bên trong trái tim mỗi con người.

~ Chúc bạn học tốt ~!


13 tháng 3 2018

Bà em là một người phụ nữ tuyệt vời. 

13 tháng 3 2018

Bài tham khảo 1: Cảm nghĩ về người bà

Bà ngoại – Hai tiếng gọi thân thương đã, đang và sẽ theo tôi đi suốt một đời. Dù thời gian có làm nhạt nhòa kí ức cũng không thể nào chạm đến góc nhỏ trái tim tôi – nơi tôi dành trọn tình cảm cho bà dù bà đã đi xa tôi mãi…

Nhắc đến bà ngoại là nhắc đến một miền kí ức tuổi thơ tôi đầy nắng gió. Mẹ tôi kể rằng: Hoàn cảnh gia đình lúc sinh tôi rất khó khăn, cha mẹ phải chạy vạy cật lực, làm hết nghề này đến nghề khác, đi hết nơi này đến nơi khác để kiếm từng đồng lo cơm từng bữa. Ngoại đã nhận trông nom tôi để cha mẹ đỡ vướng bận. Từ lúc còn đỏ hỏn trên tay, tôi đã sống cùng bà, được bà bón cho từng giọt sữa, chăm sóc từng miếng ăn, giấc ngủ. Có lẽ vì vậy mà ngoại đã chiếm hầu hết kí ức tuổi thơ tôi và để lại trong tôi những dấu ấn sâu sắc.

Ngoại tôi là một người phụ nữ truyền thống, bà có những đường nét rất riêng của phụ nữ Á Đông. Bà ngoại không cao người, gầy và có làn da chi chít những nốt đồi mồi. Mũi của ngoại không cao, mặt của ngoại cũng không trái xoan, trái táo như cái chuẩn đẹp tôi thường nghe, tôi thấy ngoại đẹp một nét đẹp bình dị, nét đẹp của làng quê, của con người lao động. Tóc bà không bạc phơ như bà tiên trong những câu chuyện cổ tích tôi vẫn thường hay đọc mà đen một màu đen nhánh có điểm vài sợi bạc. Đặc biệt nhất, nói đến bà ngoại, chắc chắn tôi không thể không nhắc đến đôi bàn tay kì diệu hình như có thể vì tôi làm được mọi thứ trên đời. Hình ảnh người bà với đôi bàn tay chai sạn, nhăn nhúm do một thời tảo tần hết sống vì con rồi lại lo cho cháu bỗng dưng trở thành hình ảnh đẹp nhất trong tâm trí tôi ngày ấy và cả bây giờ.

Thời gian cứ lặng lẽ trôi, tôi lớn lên trong tình yêu thương và sự đùm bọc, chở che của ngoại. Nhưng chưa được bao lâu thì tôi phải tạm sống xa người bà đáng kính…Khi cuộc sống mưu sinh đã không còn là gánh nặng, khi nỗi lo cơm áo gạo tiền đã vơi đi phần nào, cha mẹ tôi đã tìm được việc làm ổn định ở thành phố và đón tôi lên đấy. Đêm trước ngày đi, tôi ngủ cùng bà, được bà ôm tôi vào lòng dặn dò đủ thứ: Nào là lên trên đó phải nghe lời cha mẹ, cố gắng học hành, nào là không được học đòi chúng bạn ăn chơi trác táng, đi sớm về khuya, nào là phải ăn uống đầy đủ, đi ngủ đúng giờ,…Hằng hà sa số những điều mà ngoại đã dặn tôi trong đêm đó cho đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ như in. Lúc tiễn tôi bà đã khóc, bịn rịn vén tóc tôi mà nghẹn ngào: “Đi đường mạnh giỏi nghen con, khi nào nghỉ hè thì về thăm ngoại”…

“Tổ cha mày, đi bao lâu rồi mới về?”. Đó là câu nói cửa miệng của ngoại mỗi khi tôi về thăm. Câu nói bình dân nhưng nghe sao tình nghĩa quá, thi vị quá. Ngoại vẫn cứ hay mắng yêu tôi như thế, rồi xoa đầu, ôm tôi hôn lấy, hôn để như thể sợ người khác sẽ giành mất đứa cháu gái của bà…Ngoại cứ như trẻ lại khi tôi về quê nghỉ hè, ngoại luôn miệng nói cười và tíu tít “khoe” thành tích học của tôi với những người hàng xóm, láng giềng. Những lúc ấy, tôi thấy ánh lên trong mắt ngoại sự tự hào và cả niềm hãnh diện…Điều đó là tôi cảm thấy vui xiết bao!!! Tôi tự nhủ với mình rằng càng phải cố gắng nhiều hơn nữa…

Nhưng mấy ai sống mãi với thời gian? Ngoại đã xa tôi mãi mãi khi tôi vừa lên cấp hai…Tôi như người mất hồn khi hay tin ngoại mất. Ngoại đi thật rồi sao? Không! Ngoại chỉ ngủ thôi, một giấc ngủ dài để nghỉ ngơi sau một đời giông bão. Ngoại đã đi vào cõi vĩnh hằng để trở thành bất tử trong tôi. Không còn ngoại, tôi mất đi một nơi để bám víu, để tìm về sau những buồn vui trong cuộc sống. Rồi mai đây, ai sẽ là người chờ đợi tôi, đỡ nâng tôi trước những va chạm, vấp ngã trong đời? “Ngoại ơi! Sao ngoại vội ra đi khi con chưa thể đền đáp công ơn dưỡng dục, dạy dỗ của ngoại…”.

Dù bà ngoại đã không còn hiện diện bên cạnh tôi nhưng tôi tin chắc rằng, ở đâu đó, ngoại vẫn đang dõi theo từng bước chân tôi. Tôi tự nhủ với mình phải sống thật tốt, học thật giỏi để mãi là niềm tự hào của ngoại. Xin mượn lời một bài hát để nói thay tấm lòng con:“Giờ đây con khôn lớn/ Bà biền biệt trời xa/ Gai đời đâm nhức buốt/ Biết về đâu tìm bà/ Bà ngoại ơi, bà ngoại/ Trọn đời thương nhớ Người/ Trong tâm hồn thơ dại/ Mãi bóng hình ngoại tôi”…

Bài tham khảo 2: Cảm nghĩ về người bà

Bà em đã gần 70 tuổi. Dáng bà cao và tóc vẫn còn đen lắm. Bà luôn quan tâm đến em từ bữa ăn đến giấc ngủ. Sáng nào bà cũng dạy sớm chuẩn bị bữa sáng cho em, hôm thì cơm rang, hôm lại xôi hoặc bánh mì. Buổi trưa, bà lại nấu ăn chờ em đi học về.

Bà ngoại em là người rất nghiêm khắc. Bà luôn nhắc em phải đi học và ăn ngủ đúng giờ, giờ nào làm việc ấy. Có những lúc em đi xin bà đi chơi nhưng về muộn, bà nhắc nhở em và yêu cầu em viết bản kiểm điểm sau đó đọc cho bà nghe. Bà không bao giờ mắng hay nói nặng lời với em, bà bảo em là con gái nên chỉ cần bà nói nhẹ là phải biết nghe lời. Có những lúc em được điểm kém, bà giận lắm, bà bảo em phải luôn cố gắng học để bố mẹ ở xa yên tâm làm việc. Cuộc sống tuy thiếu thốn tình cảm của bố mẹ, nhưng bù lại em lại nhận được tình yêu thương chăm sóc của bà ngoại, điều đó làm cho em cảm thấy vô cùng hạnh phúc.

Những buổi chiều cuối tuần, được nghỉ học, em lại giúp bà công việc gia đình như dọn dẹp nhà cửa, rửa bát và nhổ tóc sâu cho bà. Buổi tối hai bà cháu cùng xem phim, và bà lại kể cho em nghe về lịch sử và có rất nhiều những kỉ niệm trong quá khứ của bà. Bà là người dạy em tất cả mọi điều trong cuộc sống từ nết ăn, nết ở sao cho vừa lòng mọi người. Chính vì điều này nên dù ở trên trường hay ở nhà, em vẫn luôn được mọi người khen là con ngoan, trò giỏi. Mỗi lần đi họp phụ huynh cho em, bà vui lắm, vì thành tích học tập của em luôn đứng nhất, nhì lớp. Khi về tới nhà, bà thường gọi điện báo tin cho bố mẹ em biết về kết quả học tập của em, và bố mẹ lại khen ngợi em.

Em luôn trân trọng và biết ơn bà ngoại của em, bởi bà là người đã vất vả nuôi dạy em nên người. Em tự hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt để bà và bố mẹ luôn cảm thấy hài lòng và tự hào về em.

Bài tham khảo 3: Cảm nghĩ về người bà

Nếu có ai hỏi tôi rằng một trong những người mà tôi yêu thương nhất là ai thì tôi sẽ trả lời rằng đó là bà nội .

Bà tôi là người nhân hậu và hiền từ nhưng gần như suốt cuộc đời của bà chỉ là những khó khăn và bệnh tật. Tôi thương bà lắm! Tôi thương cái mái tóc xoăn xoăn điểm bạc của bà, thương cái dáng đi chầm chậm mà khập khễnh của bà. Bảy mươi tuổi mà tôi trông bà có vẻ già hơn so với người cùng tuổi .

Tôi có được nghe bố kể rất nhiều về bà – một con người chăm chỉ và chất phác. Bà đã tần tảo nuôi hai người con trai khôn lớn trong khi ông tôi đi bộ đội. Đến khi bố tôi có con thì bà lại vất vả trông cháu nhưng bố tôi nói bà lại thấy đó chính là niềm vui của bà.

Khi chưa ngã bệnh, bà tôi còn đi làm lao công cho một cơ quan nhỏ để mong sao kiếm được chút tiền giúp đỡ phần nào cho gia đình tôi khi khó khăn. Bà còn hay mua quà cho anh em tôi, những món quà dù là nhỏ nhưng đầy ý nghĩa như cái đồng hồ báo thức để cho tôi đi học hay những gói kẹo, gói bánh… Từ việc ấy cũng đã đủ để tôi hiểu bà yêu thương anh em chúng tôi đến chừng nào!

Tôi còn biết có lúc đi ra chợ bà nhìn thấy một người ăn xin nghèo khổ thì không bao giờ bà quay lưng lơ đi mà bà sẵn sàng rút ra một tờ tiền trong ví của mình, gấp gọn làm đôi rồi bỏ vào nón của người ăn xin đó. Tôi thật cảm phục trước tấm lòng yêu thương vô hạn và trái tim rộng mở của bà luôn rộng mở đối với bất kì ai!

Bà tôi còn là một người rất yêu thiên nhiên nữa. Trong khoảng hiên nhỏ trước nhà bà lúc nào cũng chật đầy những chậu hoa nhài toả hương thơm ngát, những cây ớt nhỏ chi chít những quả xanh, vàng … Bởi vì bà tôi từng bảo: “Thiên nhiên giúp tâm hồn ta trong sáng hơn, giúp tinh thần ta thoải mái hơn.”

Lần nào về thăm bà tôi cũng ngả đầu vào vai bà và tâm sự mọi chuyện của mình. Có lúc tôi ôm bà khóc thút thít rồi bà cũng xoa đầu tôi an ủi. Những khi ấy tôi bỗng cảm thấy bà như đang truyền một hơi ấm tinh thần cho tôi, giúp tôi có thêm nghị lực để vượt qua chuyện buồn.

Nhưng rồi một tin sét đánh đã đến với gia đình chúng tôi. Trời ơi! Bà tôi bị ung thư giai đoạn cuối và sẽ không chữa khỏi được. Sao mà ông trời lại bất công với bà đến thế ạ!

Mỗi lần tôi đến chơi, tôi đều thấy bà cười nhưng trong lòng tôi luôn lo lắng rằng ẩn sau nụ cười đó là nỗi đau về thể xác đang dằn vặt bà tôi. Bà vẫn lạc quan và yêu đời quá! Bà chỉ đang cố gắng tỏ ra vui vẻ cho tôi đỡ buồn. Tôi biết cơn đau đó đã hành hạ bà tôi suốt hàng tháng trời. Bà ơi! Mỗi khi nhìn thấy bà lên cơn đau quằn quại cháu chỉ còn biết chạy lại mà xoa bóp cho bà và chỉ biết oà khóc như một bé lên ba. Giá mà khi đó cháu có thể làm gì hơn những việc ấy để cho bà đỡ đau để cho bà đỡ khổ bà ạ!

Và đến ngày giáng sinh cách đây hai năm, bà tôi đã vĩnh viễn ra đi, đi về một nơi rất xa mà không bao giờ quay trở lại. Đây là lần đầu tiên cháu biết đến sự mất mát. Sự mất mát làm thành khoảng trống trong con tim cháu. Sự mất mát mới to lớn làm sao khi cháu phải cách xa một người mà cháu yêu thương nhất. Bà nội ơi! Sao bà lại bỏ cháu mà đi vậy bà?

Bây giờ, mỗi khi nhớ đến bà, cổ họng cháu lại thấy tắc nghẹn và mắt cháu lại cay xè bà ạ! Bà đã cho cháu bài học thật quí giá: Ta hãy trân trọng từng phút giây dù là nhỏ nhất khi ở cạnh người mà minh yêu thương.

Cháu muốn nói hàng ngàn lần rằng: Cháu yêu bà! Hình ảnh bà sẽ mãi mãi nằm trong tim cháu.

P/S : đây là 1 số bài văn mậu , bn tham khảo nhé ^^

HỌC TỐT NHA !!!!

14 tháng 11 2018

I. Mở bài:
- Giới thiệu một vài nét về tác giả:
+ Hồ Xuân Hương, nữ sĩ tài ba được ca ngợi là ‘bà chúa thơ Nôm’.
+ Nữ sĩ còn để lại khoảng 50 bài thơ Nôm.
+ Thơ bà có đề tài bình dị, ngôn ngữ thuần Nôm, rất sắc sảo, hóm hỉnh, đa nghĩa.
+ Thơ Hồ Xuân Hương là tiếng nói ngợi ca phẩm chất tốt đẹp, là lời cảm thông, bênh vực người phụ nữ trong cuộc đời.
- Giới thiệu văn bản và chủ đề bài thơ.
+ Bài thất ngôn tứ tuyệt ‘bánh trôi nước’ tiêu biểu cho hồn thơ của nữ sĩ (chép trọn vẹn văn bản):
‘Thân em... tấm lòng son’
+ Chủ đề: Qua việc miêu tả chiếc bánh trôi nước, nữ sĩ gửi gắm bao tình cảm tốt đẹp về phẩm chất và thân phận của người phụ nữ Việt Nam trong cuộc đời.
II. Thân bài:
‘Bánh trôi nước’ là một bài thơ bình dị về đề tài, mang hàm nghĩa sâu sắc.
1. Bài thơ tả thực cái bánh trôi nước, một món ăn dân tộc được làm bằng bột nếp, sắc trắng trong, dáng bánh tròn. Nhân bánh bằng đường phên (tấm lòng son). Bánh được nấu chín trong nồi nước sôi ‘bảy nổi ba chìm với nước non’.
2. Câu thơ thứ nhất nhân hóa cái bánh:
‘Thân em vừa trắng lại vừa tròn’
‘Thản em’là một cách nói khiêm nhường, dịu dàng, kín đáo, một nét đẹp của thiếu nữ.
- Hai vế tiểu đối: ‘vừa trắng II vừa tròn’ có giá trị gợi tả, liên tưởng về vẻ đẹp trinh trắng, duyên dáng của thiếu nữ.
3. Câu thơ thứ 2 và thứ 3 mang hàm nghĩa về thân phận người phụ nữ trong cuộc đời ngày xưa:
‘Bảy nổi ba chìm với nước non,
Rắn nát mặc dù tay kẻ nặn’
- Thành ngữ được vận dụng ‘bảy chìm ba nổi, chín lênh đênh’ trong văn cảnh hàm ý về thân phận vất vả của người phụ nữ, chịu nhiều thiệt thòi do lễ giáo phong kiến trọng nam khinh nữ, do đạo ‘tam tòng’ khắc nghiệt... gây nên.
- Hai chữ ‘rắn nát’ ấm chí sô' phận của người phụ nữ được sung sướng hạnh phúc, hoặc bất hạnh đều do ‘tay ke’ nặn’, do cha mẹ hay chồng con định đoạt. Việc hôn nhân do cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. Đạo tam tòng chính là ‘tay kẻ nặn’...
- Vần thơ biểu lộ niềm cảm thông sâu sắc của nữ sĩ đối với số phận, thân phận người phụ nữ ngày xưa.
4.Câu cuối, hình ảnh ẩn dụ ‘tấm lòng son’ nói về lòng son sắt thủy chung trong tình yêu của người phụ nữ. Đó là vẻ đẹp đôn hậu, vị tha của người mẹ, người chị quê ta.
- Cấu trúc câu thơ: ‘Mặc dù... mà vẫn...’ ở hai câu cuối bài thơ, đặc biệt chữ ‘vẫn’ làm cho ý thơ được khẳng định và ngợi ca tâm hồn trong sáng, tình yêu thủy chung của người phụ nữ Việt Nam:
‘Rắn nát mặc dù tay kẻ nặn,
Mà em vẫn giữ tấm lòng son’
III. Kết bài:
- ‘Bánh trôi nước’là một bài thơ Nôm đa nghĩa, nó thể hiện tình cảm gắn bó thiết tha của Hồ Xuân Hương đối với nền văn hóa dân tộc. Chiếc bánh bình dị của quê hương đã đi vào hồn thơ nữ sĩ và trở thành một bài thơ hay. Nữ sĩ đã dành những lời tốt đẹp ca ngợi bao phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam.
- Nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ, vận dụng sáng tạo tục ngữ, cách nói cách cảm của dân gian để tạo nên những vần thơ hàm súc đậm đà mang phong cách Hồ Xuân Hương.

14 tháng 11 2018

Tham Khảo

Hồ Xuân Hương được mệnh danh là “ bà chúa thơ Nôm” lại là một nhà thơ nữ tiêu biểu đại diện cho những người phụ nữ thời xưa. Những tác phẩm của bà thể hiện khá rõ nét về thân phận người phụ nữ thời xưa. Nổi bật trong số đó là tác phẩm “ Bánh trôi nước” với những vần thơ tuy bộc bạc nhưng lại giản dị và chân thành đã khái quát được cuộc đời thân phận người phụ nữ Việt Nam xưa đã một thời từng trải.

“ Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son” Bánh trôi nước là loại bánh thường được làm vào mùng 3 tháng 3 âm lịch hàng năm,người dân gọi đó là Tết Hàn thực. Đây là những nét đẹp cả về truyền thống và nét đẹp về ẩm thực của con người Việt Nam. Nhà thơ đã liên tưởng ví von thân phận người phụ nữ như hình dạng chiếc bánh trôi” vừa trắng lại vừa tròn” như muốn nhấn mạnh vẻ đẹp cao quý và tinh khôi của người phụ nữ thời xưa. Hồ Xuân Hương không dùng những câu văn hoa liễu để miêu tả họ mà dùng những cụm từ hết sức giản dị nhưng lại chứa đựng những ẩn ý khiến cho lòng người phải rung động. Với việc điệp từ “ vừa” càng làm tăng giá trị của người phụ nữ như bao trùm cả ý bài thơ dù có ra sao thì người phụ nữ vẫn “ vừa “ cho lòng người. Cuộc đời người phụ nữ phong kiến xưa thường phải chịu những áp lực và tủi nhục bất hạnh. Họ phải chịu những chế độ phân biệt : trọng nam khinh nữ” hay “ tam tòng tứ đức” những chế độ quá bất công . Họ không được đi học ,không được biết chữ viết…tất cả đều nghiêng về phía những người đàn ông. Số phận lênh đênh “ Bảy nổi ba chìm” lúc lên lúc xuống như những chiếc bánh trôi kia lại càng cảm thương hơn cho những tâm hồn yếu đuối đó.

Họ phải sống một cuộc sống luôn phải lệ thuộc và luôn phải dựa vào quyết định của người khác thì làm sao họ được phát triển hết khả năng của mình trong cái thời đại đó. Số phận họ chịu quá nhiều thiệt thòi long đong lận đận với cuộc sống “ Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”,càng thấm đậm cái nhìn về những người phụ nữ, họ bị vùi dập họ bị đối xử không khác gì người nô lệ. Hình ảnh những cô gái những người phụ nữ được liên tưởng đến việc nặn bánh đủ để thấy cuộc đời họ bị chà đạp,bị xâm hại quá nhiều về đời tư. Họ không dám lên tiếng đấu tranh, không dám lên tiếng để bảo vệ công bằng cho mình. Cụm từ “ mặc” ở đây như nói về sự mặc cảm bất cần mà họ phải chấp nhận ,nó cũng như một lời than vãn bấy lâu mà chẳng có ai có thể đồng cảm được những số phận bấp bênh như họ. Sự bạo dạn của Hồ Xuân Hương thể hiện trong bài là một niềm động lực lớn đối với những người phụ nữ. Dường như bà cũng có chút gì đó đồng cảm thấu hiểu được những tâm tư nỗi lòng đó,cho nên bài đã sáng tác những câu thơ này một cách ngay thẳng đến vậy. Mặc dù bị chà đạp lên thân phận đến vậy thế nhưng họ vẫn luôn thủy chung,chăm lo và yêu thương gia đình của mình. Phẩm chất người phụ nữ “ Mà em vẫn giữ tấm lòng son” như khẳng định lại lần nữa dù phải sống trong bất kì hoàn cảnh nào, tủi nhục kia đến đâu chẳng nữa thì họ vẫn giữ được vẻ đẹp son sắc thủy chung không bao giờ thay đổi.

Bằng việc ví thân phận người phụ nữ như những chiếc “ bánh trôi” trôi nổi trên mặt nước trên cuộc dòng đời xô bồ của những khó khăn ,Hồ Xuân Hương đã khái quát được những số phận của người phụ nữ thời xưa. Họ đã phải chịu đựng những tủi nhục,những chà đạp của cuộc sống. Tuy như vậy nhưng vẫn phải đề cao phẩm chất thủy chung son sắc của họ. Bài thơ cũng là lời tâm tình ý nguyện của nhà thơ nói riêng và những người phụ nữ nói chung về một đất nước không còn có bạo lực,không còn sự phân biệt tồn tại nữa.

1 tháng 1 2017

1Tiếng gà trưa gợi bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu được sống trong tình yêu thương của người bà. Tiếng bà mắng, tay bà khum soi trứng, bóng dáng thân thuộc của bà, tất cả những hình ảnh sống lại cho ta thấy sự tần tảo, chắt chiu luôn chăm lo cho cháu của người bà.

1 tháng 1 2017

Bài sông núi nc nam không chỉ vạch ra ranh giới lãnh thổ một cách rạch ròi, xác đáng, chỉ ra hành động ngang ngược, phi nghĩa cũng là trái với luật trời của lũ giặc, cũng như niềm tin mạnh mẽ, bất diệt vào sức mạnh của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh chống lực lượng bạo tàn, phi nghĩa ấy

16 tháng 7 2018

“Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.”

Trong cuộc đời này, có ai lại không được lớn lên trong vòng tay của mẹ, được nghe tiếng ru hời ầu ơ ngọt ngào, có ai lại không dược chìm vào giấc mơ trong gió mát tay mẹ quạt mỗi trưa hè oi ả. Và trong cuộc đời này, có ai yêu con bằng mẹ, có ai suốt đời vì con giống mẹ, có ai săn sàng sẻ chia ngọt bùi cùng con như mẹ.

Với tôi cũng vậy, mẹ là người quan tâm đến tôi nhất và cũng là người mà tôi yêu thương và mang ơn nhất trên đời này. Tôi vẫn thường nghĩ rằng mẹ tôi không đẹp. Không đẹp vì không có cái nước da trắng, khuôn mặt tròn phúc hậu hay đôi mắt long lanh… mà mẹ chỉ có khuôn mặt gầy gò, rám nắng, vấng trán cao, những nếp nhăn của cái tuổi 40, của bao âu lo trong đời in hằn trên khóe mắt. Nhưng bố tôi bảo mẹ đẹp hơn những phụ nữ khác ở cái vẻ đẹp trí tuệ. Đúng vậy, mẹ tôi thông minh, nhanh nhẹn, tháo vát lắm. Trên cương vị của một người lãnh đạo, ai cũng nghĩ mẹ là người lạnh lùng, nghiêm khắc. có những lúc tôi cũng nghĩ vậy. nhưng khi ngồi bên mẹ, bàn tay mẹ âu yếm vuốt tóc tôi, mọi ý nghĩ đó tan biến hết. Tôi có cả giác lâng lâng, xao xuyến khó tả, cảm giác như chưa bao giờ tôi được nhận nhiều yêu thương đến thế. Dường như một dòng yêu thương mãnh liệt qua bàn tay mẹ truyền vào sâu trái tim tôi, qua ánh mắt, đôi môi trìu mến, qua nụ cười ngọt ngào, … qua tất cả những gì của mẹ. tình yêu ấy chỉ khi người ta gần bên mẹ lâu rồi mói cảm thấy đuợc thôi. Từ nhỏ đến lớn, tôi đón nhận tình yêu vô hạn của mẹ như một ân huệ, một điều đương nhiên.

Trong con mắt một đứa trẻ, mẹ sinh ra là để chăm sóc con. Chưa bao giờ tôi tư đặt câu hỏi: Tại sao mẹ chấp nhận hy sinh vô điều kiện vì con?. Mẹ tốt, rất tốt với tôi nhưng có lúc tôi nghĩ mẹ thật quá đáng, thật… ác. Đã bao lần, mẹ mắng tôi, tôi đã khóc. Khóc vì uất ức, cay đắng chứ đâu khóc vì hối hận. Rồi cho đến một lần… Tôi đi học về, thấy mẹ đang đọc trộm nhật ký của mình. Tôi tức lắm, giằng ngay cuốn nhật ký từ tay mẹ và hét to:“ Sao mẹ quá đáng thế! Đây là bí mật của con, mẹ không có quyền động vào. Mẹ ác lắm, con không cần mẹ nữa! ” Cứ tưởng, tôi sẽ ăn một cái tát đau điếng. Nhưng không mẹ chỉ lặng người, hai gò má tái nhợt, Khóe mắt rưng rưng. Có gì đó khiến tôi không dám nhìn thẳng vào mắt mẹ.

Tôi chạy vội vào phòng, khóa cửa mặc cho bố cứ gọi mãi ở ngoài. Tôi đã khóc, khóc nhiều lắm, ướt đẫm chiếc gối nhỏ. Đêm càng về khuya, tôi thao thức, trằn trọc. Có cái cảm giác thiếu vắng, hụt hẫng mà tôi không sao tránh được. Tôi đã tự an ủi mình bằng cách tôi đang sống trong một thế giới không có mẹ, không phải học hành, sẽ rất hạnh phúc. Nhưng đó đâu lấp đầy dược cái khoảng trống trong đầu tôi. Phải chăng tôi thấy hối hận? Phải chăng tôi đang thèm khát yêu thương? …

Suy nghĩ miên man làm tôi thiếp đi dần dần. Trong cơn mơ màng, tôi cảm thấy như có một bàn tay ấm áp, khẽ chạm vào tóc tôi, kéo chăn cho tôi. Đúng rồi tôi đang mong chờ cái cảm giác ấy, cảm giác ngọt ngào đầy yêu thương. Tôi chìm đắm trong giây phút dịu dàng ấy, cố nhắm nghiền mắt vì sợ nếu mở mắt, cảm giác đó sẽ bay mất, xa mãi vào hư vô và trước mắt ta chỉ là một khoảng không thực tại. Sáng hôm sau tỉnh dậy, tôi cảm thấy căn nhà sao mà u buồn thế. Có cái gì đó thiếu đi. Sáng đó, tôi phải ăn bánh mỳ, không có cơm trắng như mọi ngày. Tôi đánh bạo, hỏi bố xem mẹ đã đi đâu. Bố tôi bảo mẹ bị bệnh, phải nằm viện một tuần liền. Cảm giác buồn tủi đã bao trùm lên cái khối óc bé nhỏ của tôi. Mẹ nằm viện rồi ai sẽ nấu cơm, ai giặt giũ, ai tâm sự với tôi? Tôi hối hận quá, chỉ vì nóng giận quá mà đã làm tan vỡ hạnh phúc của ngôi nhà nhỏ này. Tại tôi mà mẹ ốm. Cả tuần ấy, tôi rất buồn. Nhà cửa thiếu nụ cười của mẹ sao mà cô độc thế. Bữa nào tôi cũng phải ăn cơm ngoài, không có mẹ thì lấy ai nấu những món tôi thích. Ôi sao tôi nhớ đén thế những món rau luộc, thịt hầm của mẹ quá luôn.

Sau một tuần, mẹ về nhà, tôi là người ra đón mẹ đầu tiên. Vừa thấy tôi, mẹ đã chạy đến ôm chặt tôi. Mẹ khóc, nói: “ Mẹ xin lỗi con, mẹ không nên xem bí mật của con. Con … con tha thứ cho mẹ, nghe con.” Tôi xúc động nghẹn ngào, nước mắt tuôn ướt đẫm. Tôi chỉ muốn nói: “ Mẹ ơi lỗi tại con, tại con hư, tất cả tại con mà thôi. ”. Nhưng sao những lời ấy khó nói đến thế. Tôi đã ôm mẹ, khóc thật nhiều. Chao ôi! Sau cái tuần ấy tôi mới thấy mẹ quan trọng đến nhường nào. Hằng ngày, mẹ bù đầu với công việc mà sao mẹ như có phép thần. Sáng sớm, khi còn tối trời, mẹ đã lo cơm nước cho bố con. Rồi tối về, mẹ lại nấu bao nhiêu món ngon ơi là ngon. Những món ăn ấy nào phải cao sang gì đâu. Chỉ là bữa cơm bình dân thôi nhưng chứa chan cái niềm yêu tương vô hạn của mẹ. Bố con tôi như những chú chim non đón nhận từng giọt yêu thương ngọt ngào từ mẹ. Những bữa nào không có mẹ, bố con tôi hò nhau làm việc toáng cả lên. Mẹ còn giặt giũ, quét tước nhà cửa… việc nào cũng chăm chỉ hết. Mẹ đã cho tôi tất cả nhưng tôi chưa báo đáp được gì cho mẹ. Kể cả những lời yêu thương tôi cũng chưa nói bao giờ. Đã bao lần tôi trằn trọc, lấy hết can đảm để nói với mẹ nhưng rồi lại thôi, chỉ muốn nói rằng: Mẹ ơi, bây giờ con lớn rồi, con mới thấy yêu mẹ, cần mẹ biết bao. Con đã biết yêu thương, nghe lời mẹ. Khi con mắc lỗi, mẹ nghiêm khắc nhắc nhở, con không còn giận dỗi nữa, con chỉ cúi đầu nhận lỗi và hứa sẽ không bao giờ phạm phải nữa. Khi con vui hay buồn, con đều nói với mẹ để được mẹ vỗ về chia sẻ bằng bàn tay âu yếm, đôi mắt dịu dàng. Mẹ không chỉ là mẹ của con mà là bạn, là chị… là tất cả của con. Con lớn lên rồi mới thấy mình thật hạnh phúc khi có mẹ ở bên để uốn nắn, nhắc nhở. Có mẹ giặt giũ quần áo, lau dọn nhà cửa, nấu ăn cho gia đình.

Mẹ ơi, mẹ hy sinh cho con nhiều đến thế mà chưa bao giờ mẹ đòi con trả công. mẹ là người mẹ tuyệt vời nhất, cao cả nhất, vĩ đại nhất. Đi suốt đời này có ai bằng mẹ đâu. Có ai sẵn sàng che chở cho con bất cứ lúc nào. Ôi mẹ yêu của con! Giá như con đủ can đảm để nói lên ba tiếng: “ Con yêu mẹ! ” thôi cũng được. Nhưng con đâu dũng cảm, con chỉ điệu đà ủy mỵ chứ đâu được nghiêm khắc như mẹ. Con viết những lời này, dòng này mong mẹ hiểu lòng con hơn. Mẹ đừng nghĩ có khi con chống đối lại mẹ là vì con không thích mẹ. Con mãi yêu mẹ, vui khi có mẹ, buồn khi mẹ gặp điều không may. mẹ là cả cuộc đời của con nên con chỉ mong mẹ mãi mãi sống để yêu con, chăm sóc con, an ủi con, bảo ban con và để con được quan tâm đến mẹ, yêu thương mẹ trọn đời. Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất trên đời này. Tình cảm ấy đã nuôi dưỡng bao con người trưởng thành, dạy dỗ bao con người khôn lớn. Chính mẹ là nguời đã mang đến cho con thứ tình cảm ấy. Vì vậy, con luôn yêu thương mẹ, mong được lớn nhanh để phụng dưỡng mẹ. Và con muốn nói với mẹ rằng: “ Con dù lớn vẫn là con mẹ. Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con. ”