K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 10 2018

Khái niệm về trung thực:
Trung thực là luôn tôn trọng sự thật , tôn trọng chân lí , lẽ phải ; sống ngay thẳng , thật thà và dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.
Biểu hiện trung thực:
- Luôn bảo vệ lẽ phải, không ngại khó khăn hiểm nguy.
- Dám nhận lỗi của bản thân.
- Không bao che cho phạm nhân, những người có hành vi xấu trong xã hội.
- Nhặt được của rơi trả người đánh mất.
Tác dụng của việc trung thực:
Trung thực khiến người khác tin tưởng bạn hơn, bạn sẽ chiếm được lòng tin tưởng của mọi người xung quanh, từ đó bạn sẽ được giao phó những công việc quan trọng, có ý nghĩa trong cuộc sống.
2. Tôn Sư Trọng Đạo
Khái niệm

Tôn sư trọng đạo là việc người học trò luôn biết ơn, hiếu kính với những người đã có công dậy dỗ mình.
Việc Làm để có thể tôn sự trọng đạo.
- luôn ngoan ngoãn nghe lời thầy cô.
- Luôn chào hỏi, lễ phép với thầy cô.
- Luôn dành những phần quà ý nghĩa nhất để tặng thầy cô

27 tháng 10 2018

Trung thực là luôn tôn trọng sự thật , tôn trọng chân lí , lẽ phải ; sống ngay thẳng , thật thà và dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.

Chúc bạn học tốt

21 tháng 10 2021

Tham khảo

Khái niệm về trung thực:
Trung thực là luôn tôn trọng sự thật , tôn trọng chân lí , lẽ phải ; sống ngay thẳng , thật thà và dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.
Biểu hiện trung thực:
- Luôn bảo vệ lẽ phải, không ngại khó khăn hiểm nguy.
- Dám nhận lỗi của bản thân.
- Không bao che cho phạm nhân, những người có hành vi xấu trong xã hội.
- Nhặt được của rơi trả người đánh mất.

21 tháng 10 2021

cảm ơn bạn nha

 

25 tháng 10 2016

1.

Không trung thực là một hiện tượng ta vẫn thường gặp trong cuộc sống, nó đã và đang diễn ra quanh ta, nhất là trong lớp trẻ. Nó trở thành một cách sống phổ biến. Vậy trung thực là gì ?

Trung thực là luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải, sống ngay thẳng, thật thà và dũng cảm nhận lỗi khi mắc khuyết điểm.

Người trung thực là người thật thà, ngay thẳng chân thành trong cách đối xử với mọi người, luôn nhìn nhận khách quan về các sự việc trong cuộc sống, luôn tôn trọng và bảo vệ chân lí, bảo vệ lẽ phải.

Do vậy, ngay từ tuổi ấu thơ, tuổi học trò, chúng ta cần được và tự bản thân xây dắp, rèn luyện tính trung thực. Nhưng đây đó vẫn còn nhiều hiện tượng học sinh thiếu trung thực. Cứ nhìn vào các giờ kiểm tra, các kì thi cử, hay tự hỏi, mình đã một lần nói dối bố mẹ, thầy cô giáo chưa là rõ. Ấy thế mà nhiều bạn còn rủ rê nhau, bao che cho nhau.

Ngoài xã hội cũng vậy. Trong kinh doanh, trong công việc, trong chính trị họ vẫn thường lợi dụng lòng tin của mọi người để trục lợi cá nhân, lừa đảo kiếm tiền hay tham nhũng, che giấu tội ác trước pháp luật. Một dẫn chứng điểm hình dễ thấy nhất là trong khi nhà nước đang phải bồi thường cho người dân mang gà đi tiêu huỷ thì tại Đông Anh - Hà Nội các cán bộ đã khai khống lên đến hàng nghìn con gà, vịt các loại. Họ là những cán bộ đại diện cho dân, cho nước mà lại thiếu trung thực. Rồi gian lận thuế, ăn cắp bản quyền, khai tăng thiệt hại hay thành tích, xử án gian lận, dối trên lừa dưới... Không trung thực chính là nguyên nhân, mầm mống của các tiêu cực xã hội, gây băng hoại đạo đức, làm mất lòng tin, xói mòn đời sống tốt đẹp mọi người đang chung tay xây đắp. Bởi vậy cần phải trung thực, không vì cái lợi trước mắt mà bán rẻ lương tâm. Nhất là những người cầm quyền phải là người chí công vô tư, cương trực, thẳng thăn thì mới đưa đất nước vững mạnh đi lên, tiến tới công bằng, dân chủ, văn minh. Rồi trong các mối quan hệ hợp tác sản xuất kinh doanh, tính trung thực sẽ giúp có được lòng tin ở mọi người, từ đó có uy tín trong sản phẩm. Thiếu trung thực sẽ gây ra hậu quả không thể lường trước được. Những tai biến xã hội từ nạn làm hàng giả hay ngộ độc thực phẩm, bằng cấp giả...hẳn ai cũng thấy.

Tính trung thực cần được chú trọng giáo dục, rèn luyện ngay từ những ngày còn cắp sách tới trường mà điểm đầu rèn luyện là thành thực với chính bản thân mình. Bởi vì, “Phải thành thật với mình, có thể mới không dối trá với người khác” (Uy-li-am Sếch-xpia).

Trung thực là cốt lõi, xoay quanh nó còn nhiều đức tính khác mà quan trọng nhất là thái độ thẳng thắn, tinh thần, hành động dũng cảm. Không có đức tính này, trung thực chỉ như của quý bị dấu kín. Thảng thắn, dũng cảm lại phải chân thành, khéo léo. Nêu không trung thực - thẳng thắn - dũng cảm sẽ không có tác dụng hoặc bị hạn chế tác dụng. Ta nên rút ra một điều : rèn luyện tu dưỡng các tính tốt là rất cần nhưng thể hiện nó trong xử thế còn quan trọng hơn.
Chẳng hạn, không nhất thiết ta phải thể hiện rõ, đôi lúc ta cũng phải có ứng xử khéo léo để tránh cho người khác nỗi đau đớn về một sự thật phũ phàng nào đó. Nói như vậy có nghĩa là ta không cần phải cứng nhắc, rập khuôn mà phải biết cư xử sao cho hợp lí, hợp tình.

Đức tính trung thực là điều mà con người, nhất là con người trong xã hội hiện đại cần phải có, cần phải được rèn luyện. Vậy sao ta không rèn luyện nó ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường để khi ra đời ta sẽ xem nó là một trong những điều cần thiết nhất để bước vào cuộc sống hiện đại ngày nay.

2.

TỤC NGỮ:
- Ăn ngay nói thẳng.
- Ăn ngay nói thật mọi tật mọi lành.
- Của ít lòng nhiều.
- Đời loạn mới biết tôi trung.
- Mật ngọt chết ruồi, những nơi cay đắng là nơi thật thà.
- Một câu nói ngay bằng ăn chay cả tháng.
- Ngang bằng sổ ngay - Cưa tày vót nhọn - So tày vót nhọn.
( Làm ăn phân minh, thẳng thắn, rõ ràng )
- Trung ngôn nghịch nhĩ.
- Của ngang chẳng góp, lời tà chẳng thưa.
- Thật thà ma vật không chết.
- Nêu cao nhưng bóng chẳng ngay.
- Đấu hàng xáo, gáo hàng dầu.
- Cây vạy hay ghét mực tàu ngay.
- Mất lòng trước, được lòng sau.
- Thật thà là cha dại.
- Cây thẳng bóng ngay, cây cong bóng vạy.
- Thật thà là cha quỷ quái, quỷ quái còn phải sợ thật thà.
- Giàu về hàng nén, chẳng giàu về xén bờ.
- Chết thằng gian, chết gì thằng ngay.
CA DAO :
- Người gian thì sợ người ngay
Người ngay chẳng sợ đường cày cong queo.
- Chớ nghe lời phỉnh tiếng phờ
Thò tay vào lờ mắc kẹt cái hom.
- Khôn ngoan chẳng lọ thật thà
Lường thưng tráo đấu chẳng qua đong đầy.
- Bề ngoài thơn thớt nói cười
Mà trong gian hiểm giết người không đao.
- Đời loạn mới biết tôi trung
Tuế hàn mới biết bá tùng kiên tâm.
- Nhà nghèo yêu kẻ thật thà
Nhà quan yêu kẻ giàu ra nịnh thần.
- Những người tính nết thật thà
Đi đâu cũng được người ta tin dùng.
- Tu thân rồi mới tề gia
Lòng ngay nói thật gian tà mặc ai.
- Đừng bảo rằng trời không tai
Nói đơm nói đặt cậy tài mà chi.

26 tháng 10 2016

Câu 2:

- Cây ngay không sợ chết đứng.

- Sống cho thật.

- Của ít lòng nhiều.

- Trung ngôn nghịch nhĩ.

- Đời loạn mới biết tôi trung.

- Ăn ngay nói thẳng.

15 tháng 12 2021

TK

1,Sống giản dị
Thân thiện , chan hòa với mọi người
Không cầu kì , xa hoa lãng phí
Sống hòa nhập với thiên nhiên\
Sống chân thành
Lời nói đơn giản , dễ hiểu

Biểu hiện của sống giản dị là :
-Không ăn mặc cầu kì, kiểu cách, không xa hoa lãng phí, đua đòi, chạy theo những phong cách phức tạp
-Không chạy theo nhu cầu vật chất và hình thức bên ngoài

 

Sống phù hợp với hoàn cảnh và gia đình mình.Đi đứng, ăn nói nho nhã, dễ nghe, dễ hiểuQuần áo gọn gàng, chỉnh chu, phù hợp với từng hoàn cảnh.Dù đạt kết quả cao cũng không nên kiêu ngạo, hãy khiêm tốn và tiếp tục cố gắng.Thực hiện đúng nội quy của trường lớp, trang phục đến trường sạch sẽ, tươm tất…..2. Theo em học sinh cần phải làm gì để rèn luyện tính giản dịSống phù hợp với hoàn cảnh và gia đình mình.Đi đứng, ăn nói nho nhã, dễ nghe, dễ hiểu.Quần áo gọn gàng, chỉnh chu, phù hợp với từng hoàn cảnh.Dù đạt kết quả cao cũng không nên kiêu ngạo, hãy khiêm tốn và tiếp tục cố gắng
15 tháng 12 2021

3.

Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.Đi đâu mà chẳng ăn dè. Đến khi ăn hết lại ghè chẳng ra.Ăn lấy chắc, mặc lấy bền.Ăn cần ở kiệm.Năng nhặt chặt bị.Tích tiểu thành đại.Khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ. Tự kiêu một chút cũng là thừa.Buôn tàu bán bè chẳng bằng ăn dè hà tiện.Tiết kiệm sẵn có đồng tiền. Phòng khi túng lỡ không phiền lụy ai.Ở đây một hạt cơm rơi. Ngoài kia bao hạt mồ hôi thấm đồng.

4. Đức tính giản dị của Bác được thể hiện trong cuộc sống thường nhật hàng ngày, ngay trong những bữa ăn của Bác.

Bữa cơm của Bác chỉ có một niêu cơm nhỏ, một đĩa mũi hoặc tai lợn luộc cùng một chút mắm chua. Khi ăn, lúc nào Bác cũng gắp mũi, tai lợn ra một chiếc đĩa nhỏ và đậy lại cẩn thận

 

Sau đó, Bác dùng dao khoanh tròn niêu cơm, lấy cháy ra ăn trước. Khi ăn xong, Bác bưng xuống bếp đưa cho các chiến sĩ cùng cán bộ phục vụ đĩa thịt tai lợn và nói “ chỗ này Bác chưa gắp đến, các chú ăn đi ”.

Các chiến sĩ nhìn nhau rơm rớm nước mắt. Những dịp theo Bác đi khảo sát tình hình thời sự ở Trung Quốc, các anh em chiến sĩ mới thực sự nhìn thấy sự hóm hỉnh của Bác.

Vali quần áo của Bác chỉ có 2 chiếc quần đùi, 2 chiếc áo may ô cùng một bộ trang phục để tiếp khách. Thế những, lúc nào Bác cũng dặn các chiến sĩ phải hết sức cẩn thận cất giữ chiếc vali, nếu đi đâu ra khỏi phòng thì phải cho vào tủ khóa lại.

Thấy sự ngạc nhiên của các chiến sĩ Bác nói “Đây là bí mật quốc gia, đừng tiết lộ ra ngoài”. Sau này mới biết, Bác không muốn cho người ngoài nhìn thấy sự quá giản dị của một vị lãnh tụ”.

Khi về nước, Ban chấp hành Tư Đảng Trung Quốc tặng cho Bác một chiếc quạt điện, Bác không dùng mà nói rằng “ Chú mày cho cái quạt này vào một chiếc áo rồi cất đi, bao giờ dân có Bác mới dùng” Không dám trái lời bác, anh chiến sĩ liền đem quạt cất đi.

5.Không biết yêu thương
- Thờ ơ trước những người gặp khó khăn, hoạn nạn 
- Ko nhường nhịn em nhỏ 
- Cãi nhau, đánh nhau, nói xấu bạn bè 
- Ko biết giúp đỡ bạn 
- Ko biết nhường chỗ ngồi cho người già, phụ nữ mang thai trên xe buýT 

CÒN YÊU THƯỜNG CON NGƯỜI THÌ NGƯỢC LẠI VỚI NHƯNG HÀNH ĐỘNG TRÊN 

 

27 tháng 9 2021

- Bóng tối nằm phía sau vật cản, ko nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới

- Bóng nửa tối nằm phía sau vật cản, nhận được ánh sáng từ một phần nguồn sáng truyền tới

- Nguyệt thực: khi mặt trăng bị trái đất che khuất, ko dc mặt trời chiếu sáng nữa, khi đó ta ko nhìn thấy mặt trăng, ta nói là có nguyệt thực

- Nhât thực: Khi mặt trăng nằm giữa mặt trời và trái đất và chúng cùng nằm trên cùng một đường thẳng thì khi đó trên trái đất xuất hiện bóng tối và bóng nửa tối. Đứng ở chỗ bóng tối, ko nhìn thấy mặt trời, ta nói là có nhật thực toàn phần. Đứng ở chỗ bóng nửa tối, nhìn thấy một phần mặt trời, ta nói là có nhật thực một phần

undefinedđây nhé bn ơi

 Câu 1: khái niệm của tính trung thực. Biết được một số việc làm, lời nói thể hiện tính trung thực trong cuộc sống? vì sao phải sống trung thực, lên án những hành vi, lời nói thiếu trung thực.Câu 2: Một số việc làm thể hiện truyền thống “Tôn sư trọng đạo” ? Trách nhiệm của bản thân cần phải thể hiện tôn sư trọng đạoCâu 3:  khái niệm của lòng khoan dung. Nêu được ý nghĩa của...
Đọc tiếp

 

Câu 1: khái niệm của tính trung thực. Biết được một số việc làm, lời nói thể hiện tính trung thực trong cuộc sống? vì sao phải sống trung thực, lên án những hành vi, lời nói thiếu trung thực.

Câu 2: Một số việc làm thể hiện truyền thống “Tôn sư trọng đạo” ? Trách nhiệm của bản thân cần phải thể hiện tôn sư trọng đạo

Câu 3:  khái niệm của lòng khoan dung. Nêu được ý nghĩa của lòng khoan dung? vì sao cần phải có lòng khoan dung trong ứng xử với mọi người xung quanh.

Câu 4:  Những tiêu chuẩn chính của một gia đình văn hóa. ý nghĩa của xây dựng gia đình văn hóa. Biết tự đánh giá bản thân trong việc đóng góp xây dựng gia đình văn hóa.

Câu 5:  Nhận biết được một số truyền thống của gia đình, dòng họ. Những việc làm để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.? Giải thích được vì sao phải giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

Câu 6:  Thế nào là tự tin?. Nêu được một số biểu hiện của tính tự tin. Hiểu được giá trị của tính tự tin.

mng lm hộ mình nha thank nhìu (^///^)

3
23 tháng 12 2021

câu 1 

1)– Luôn bảo vệ lẽ phải, không ngại khó khăn hiểm nguy.

– Dám nhận lỗi của bản thân.

– Không bao che cho phạm nhân, những người có hành vi xấu trong xã hội.

– Nhặt được của rơi trả người đánh mất.

2) Trung thực khiến người khác tin tưởng bạn hơn, bạn sẽ chiếm được lòng tin tưởng của mọi người xung quanh, từ đó bạn sẽ được giao phó những công việc quan trọng, có ý nghĩa trong cuộc sống.

câu 2 

1) 

Học sinh cần thể hiện sự tôn sư trọng đạo với thầy cô bằng cách:

   – Tích cực rèn luyện đạo đức, chăm học

   – Vâng lời thầy cô

   – Lễ phép với thầy cô

   – Không nói dối, không làm thầy cô buồn lòng

   – Luôn ghi nhớ công ơn của thầy cô

   – Thường xuyên quan tâm, thăm hỏi thầy cô

2) 

Ý nghĩa của tôn sư trọng đạo

   – Đối với bản thân: Giúp ta tiến bộ, trưởng thành hơn, thể hiện nhân cách của mỗi người, khiến ta trở thành người có ích cho gia đình, xã hội

   – Đối với xã hội: Là truyền thống quý báu của dân tộc cần được phát huy, giúp cho thầy cô hoàn thành tốt trách nhiệm nặng nề mà vẻ vàng của mình, khiến xã hội trở nên tốt đẹp hơn.

23 tháng 12 2021

câu 3 

1)  khái niệm khoan dung  - Khoan dung chính là lòng rộng lượng của con người, luôn có thể tha thứ cho người khác mà không áp đặt, không trừng phạt, không khắt khe với người phạm lỗi. Người khoan dung luôn thông cảm cho người khác và sẵn sàng tha thứ cho người khác khi họ đã biết lỗi và hối hận, quyết tâm sửa chữa lỗi lầm.

2) ý nghĩa lòng khoan dung- Khoan dung là một phẩm chất đáng trân trọng của con người. Khoan dung là biết tha thứ, bỏ qua cho những sai lầm thiếu sót của người khác; là biết chấp nhận những yếu đuối vấp phạm của người khác và giúp họ đứng lên sau vấp ngã. Khoan dung, còn có nghĩa là tự tha thứ cho chính mình….

3) vì sao cần lòng khoan dung 

Khoan dung có lợi cho cả ta lẫn người vì: Tha thứ lỗi lầm cho người để cảm hóa người. Bản thân ta thấy nhẹ lòng và không phạm vào những điều hẹp hòi, độc ác, trái đạo. Bản thân người thấy được lòng khoan dung của ta mà ăn năn hối lỗi, sửa chữa lỗi lầm và biết ơn người tha thứ, không tiếp tục phạm lỗi mà mình đã mắc.

27 tháng 12 2022

-Vệ sinh an toàn thực phẩm hay an toàn thực phẩm hiểu theo nghĩa hẹp là một môn khoa học dùng để mô tả việc xử lý, chế biến, bảo quản và lưu trữ thực phẩm bằng những phương pháp phòng ngừa, phòng chống bệnh tật do thực phẩm gây ra. Vệ sinh an toàn thực phẩm cũng bao gồm một số thói quen, thao tác trong khâu chế biến cần được thực hiện để tránh các nguy cơ sức khỏe tiềm năng nghiêm trọng.

27 tháng 12 2022

là bảo đảm thực phẩm sẽ không gây hại cho con người cả trong quá trình chuẩn bị và/hoặc khi đã sử dụng.