K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Trong trào lưu văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930-1945 có rất nhiều các sáng tác mang tính chân thực cao và thấm đượm tinh thần nhân đạo. Có rất nhiều tác giả nổi lên từ trào lưu đó. Một trong những nhà văn thành công ở giai đoạn đó là Nam Cao. Được mênh danh là “người thư kí trung thành của thời đại”, Nam Cao đã khắc họa chân thực thực trạng xã hội thời bấy giờ. Trong sự nghiệp sáng tác đồ sộ của mình, ong nổi tiếng với truyện ngắn Lão Hạc. Trong truyện ngắn, Nam Cao có viết: “…Chao ôi ! Đối với những người sống quanh ta , nếu ta không cố mà tìm hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi…toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thươngcái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất…”

Truyện ngắn Lão Hạc có lão Hạc là nhân vật chính, ngoài ra có ông giáo là người kể chuyện, vợ ông giáo và Binh Tư là nhân vật phụ. Câu nói trên là lời của ông giáo – một trí thức nghèo. Ông giáo như hiện thân của Nam Cao, những triết lí về cuộc đời và cách nhìn nhận con người của ông giáo chính là những triết lí của Nam Cao. Qua nhận định trên của ông giáo, Nam Cao muốn nói lên rằng: Sống trên đời, đừng đánh giá một con người bởi bề ngoài của họ, bởi những gì ta thấy mà phải tìm hiểu cái tâm của họ. Cổ nhân có câu: “Những gì ta thấy hưa chắc đã là sự thật”.

Thứ nhất, Nam Cao đã làm nổi bật lên việc “trông mặt mà bắt hình dong”.

Lão Hạc là một người nông dân nghèo, vợ lão mất sớm, lão chỉ có con chó vàng làm bạn. Lão cưng nựng con chó như bào mẹ cưng đứa con cầu tự. Lão ăn gì, nó ăn nấy. Trong lòng mọi người đều cảm thấy lão gàn dở khi đối xử với một con chó như vậy. Tuy nghèo nhưng lão Hạc là một người cha giào lòng yêu thương. Tiền lão bòn vườn được, lão dành dụm cho con. Vậy mà, sau trận ốm hai tháng mười tám ngày, số tiền ấy hết sạch. Năm ấy, làng còn mất vé sợi, lão không có việc làm, hoa màu trong vườn thì bị bão phá sạch, lão phải bán con chó vàng đi, lão nhờ ông giáo trông coi hộ mảnh vườn đê rkhi nào con trai lão về thì giao lại cho nó. Việc thứ hai, lão giửi ông giáo ba mươi đồng bạc để lo ma chay cho mình nếu lỡ có chuyện gì xảy ra. Từ đó lão chỉ ăn sung luộc hay chế biến được gì ăn nấy. Ông giáo đem chuyện của lão Hạc kể cho vợ mình và muốn giúp đỡ lão, nhưng vợ ông giáo đã gạt phắt đi: “Cho lão chết ! Ai bảo lão có tiền mà chịu khổ ! Lào làm lão khổ chứ ai làm lão khổ !” Nếu nhìn vào thì sẽ thấy lão Hạc thật ngu ngốc, bần tiện. Nhưng ông giáo không hề thấy vậy vì ông hất hiểu lão Hạc.

Thứ hai, Nam Cao khuyên muốn đánh giá con người thì phải tìm hiểu họ.

Lão Hạc – một người nông dân nghèo nhưng giàu lòng yêu thương con. Dường như, đức tính tốt đẹp của lão chỉ có ông giáo là thấu hiểu. Còn vợ ông giáo chỉ thấy lão gàn dở, ngu ngốc, bần tiện. Còn Binh Tư, hắn cảm thấy lão Hạc là con người bỉ ổi vì lão gặp Binh Tư để xin bả chó khiến hắn có suy nghĩ khác về lão Hạc: “Lão làm bộ đây ! Thật ra thì lão chỉ tâm ngẩm thế, nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu, lão vừa xin tôi một ít bả chó…. Lão bảo có con chó nhà nào cứ đến vườn nhà lão. Lão định cho nó xơi một bữa. Nếu trúng, lão với tôi uống rượu”

Lão Hạc là thế còn vợ ông giáo thì sao?Thoạt nhìn, có lẽ cảm thấy bà là người phụ nữ ích kỷ, độc địa. Nhưng thật ra bà không ác, chỉ là vì bà khổ quá rồi. Vì lo cho con, sợ con đói nên bà cũng không nghĩ được cho người khác.

Còn Binh Tư, hắn là người nông dân hiền lành,c hất phác nhưng bị xã hội tha hóa trở thành tên trộm chó. Cũng giống như nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao vậy. Chí Phepf là người nông dân chăm chỉ, thạt thà. Nhưng vì bị Bá Kiến hãm hại, đẩy vào tù ngục. Sau bảy, tám năm ánh Chí hiền lành, thật thà không còn. Thay vào đó là một anh Chí đầu đọc lốc, mặt đầy sẹo, mắt gườm gườm, “giở toàn giọng uống máu người không tanh”. Do hoàn cảnh xã hội đưa đẩy nên con người bị tha hóa. Thế nhưng, sâu thẳm trong trái tim Chí ta vẫn muốn làm người lương thiện. Khi gặp Thị Nở, nhận được sự chăm sóc của Thị, ước muốn của Chí Phèo thêm mạnh. Hắn muốn làm người tốt.

Gấp trang sách lại, ta vẫn thấy nghẹn ngào trước những con người được tác giả khắc họa tinh tế, chân thực. Ta cảm thấy họ – những con người ấy vẫn đang hiện hữu trong cuộc sống này, xung quanh chúng ta. Tóm lại, Nam Cao đã để lại một nhận định đúng đắn về cách nhìn người: Sống trên đời, đừng đánh giá con người bởi vẻ bề ngoài, những gì ta thấy mà pahri tìm hiểu cái tâm của họ. Đừng nhìn người, hãy nhìn tâm.

29 tháng 12 2022

bạn ơi qua đoạn trích nào vậy ạ 

có thể nói rõ ra được không

30 tháng 12 2022

Đoạn trích: Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác. Tôi ở nhà binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nẩy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi với binh Tư hiểu. Nhưng nói ra làm gì nữa! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn: cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào...”.

17 tháng 10 2021

Bạn tải app Loigiaihay có đầy đủ tất cả các môn trong đó có văn viết đoạn văn luôn đấy!!

17 tháng 10 2021

   Bạn tham khảo nha:

   Lão Hạc là một nhân vật rất đáng để ngưỡng mộ, chính lão đã để lại cho chúng ta nhiều bài học về nhân cách sống. Đó chính là sự yêu thương những người xung quanh. Trong cuộc sống tình cảm là những điều kì diệu nhất. Chính vì vậy chỉ có tình cảm mới có thể đem lại cho con người ta được nhiều sự ấm áp, cảm thấu được tình người. Không chỉ vậy, ta còn phải sống biết rước biết sau, có lòng tự trọng. Chúng ta không nên vì miếng ăn mà đánh mất đi được sự tự trọng, tôn nghiêm của bản thân. Dù trong hoàn cảnh như thế nào cũng không được đánh mất đi nhân cách cao ngời.

27 tháng 12 2020

Với một vẻ ngoài lẩm cẩm, gàn dở và cô độc, thực chất lão Hạc là một nhân cách cao đẹp. Lão nhân hậu ngay cả với con chó. Vắng con, “cậu Vàng” đã giúp lão bớt cô đơn. Vui buồn của “cậu Vàng” cũng là vui buồn của lão. Vì vợ mất sớm, lão dồn tình thương nuôi con khôn lớn. Lão giữ mảnh vườn cũng vì con. Lão tìm đến cái chết cũng vì con (khi chết lão vẫn còn tiền). Đây thực sự là một sự hi sinh vô cùng to lớn. Là một người tự trọng, lão chuẩn bị tiền cho cái chết của mình. Lão không muôn phiền lụy đến ai. Nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật già dặn. Nam Cao tập trung khai thác thế giới bên trong của lão Hạc, chỉ ra đựơc những giằng xé, những day dứt, những chua xót, hối hận… của một nông dân chất phác, nhân hậu. Với bút pháp linh hoạt, xen kẽ được cách kể chuyện tỉnh táo, chân thực và màu sắc trữ tình, đồng thời, tăng hàm lượng triết lí về nhân tình, thế thái qua những suy nghĩ của “tôi” – ông giáo. Đối với “cậu Vàng”, lão chăm sóc chó hết sức chu đáo (cho ăn cơm trong bát như một nhà giàu). Lão coi cậu Vàng như một đứa trẻ, đứa trẻ ấy trung thành với lão, làm lão bớt cô đơn. Gắn bó với cậu Vàng, khi buộc phải bán “cậu”, mắt lăo đã “ầng ậng nước”. Đặc biệt, lão cảm thấy mình là kẻ lừa dối bán “cậu Vàng”. Vì lão không còn kiếm được tiền nữa, lão sợ rằng mình sẽ tiêu lạm vào tiền của con. Lão thà chết chứ không thể để con trắng tay. Vậy nên lão thật sự tìm đến cái chết. Việc ấy càng cho thấy lão là người giàu tính thương yêu, giàu đức hi sinh biết bao.

28 tháng 12 2022

a) - Đoạn trích trên kể về việc tâm trạng, cảm xúc của Lão Hạc khi bán chó.
    - Qua đoạn trích trên, em thấy Lão Hạc là một người có tấm lòng nhân hậu.

b) Câu ghép: Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão khóc mếu như con nít.
    ---> Mối quan hệ ý nghĩa: Đồng thời.

24 tháng 1 2019

- Nguyên nhân cái chết của lão Hạc:

   + Do tình cảnh túng quẫn: đói deo dắt, nghèo khổ, bần cùng

   + Lão không thể ăn phạm vào số tiền dành cho con

   + Lão chọn cái chết để giải thoát số kiếp,và bảo toàn số tiền cho con

- Lão Hạc thu xếp nhờ "ông giáo"sau đó tìm đến cái chết chứng tỏ:

   + Lão là người có lòng tự trọng, biết lo xa

   + Lão không chấp nhận việc làm bất lương, không nhận sự giúp đỡ

   + Lão coi trọng nhân phẩm, danh dự hơn cả mạng sống

“ Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, giật nẩy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới...
Đọc tiếp

“ Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, giật nẩy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi với Binh Tư hiểu. Nhưng nói ra làm gì nữa ! Lão Hạc ơi ! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt ! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Ðến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn : "Ðây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn : cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào..."

(Lão Hạc- Sách Ngữ văn 8 tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục Việt nam)

Đọc kĩ đoạn văn trên rồi trả lời câu hỏi:

Em hiểu như thế nào về nguyên nhân cái chết của lão Hạc? Qua những điều lão Hạc thu xếp nhờ cậy “ông giáo” rồi sau đó tìm đến cái chết, em có suy nghĩ gì về tính cách của ông lão

1
23 tháng 2 2018

Đáp án

Nguyên nhân cái chết của lão Hạc

- Lão Hạc là người nghèo khó nhưng giàu lòng tự trọng không muốn làm phiền hàng xóm, quyết không nhận bố thí, trong lúc túng quẫn, tuyệt vọng, lão Hạc bị đẩy vào con đường chết (1 điểm)

- Lão Hạc già yếu, nghèo khó, không muốn động vào số tài sản đã để dành cho con nên ông tìm tới cái chết để giải thoát (0,5 điểm)

- Nguyên nhân gián tiếp: do xã hội bất công, chế độ phong kiến thực dân không cho con người quyền sống (0,5 điểm)