viết bài văn tả cảnh ngôi trường
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong văn tả cảnh, chúng ta thường gặp 2 kiểu, đó là tả cảnh thiên nhiên và cảnh lao động sinh hoạt con người. Khi miêu tả, cần chú ý đến những kĩ năng : +xác định đối tượng miêu tả +quan sát lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu +trình bày những điều quan sát đc theo 1 thứ tự nhất định
Bố cục của văn tả cảnh gồm 3 phần: Mở bài: Giới thiệu đối tượng sắp miêu tả Thân bài: Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian hoặc không gian Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết
I. Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu trường em, cảnh sân trường em vào giờ ra chơi.
Ví dụ mở bài:
“Em yêu trường em. Với bao bạn thân, và cô giáo hiền. Như yêu quê hương, cắp sách đến trường cho muôn vàn yêu thương”. Lời bài hát “Em yêu trường em” chắc hẳn đều ngân vang mãi trong lòng mỗi học sinh, bởi nó gợi về những kỉ niệm thân thương đối với mái trường – ngôi nhà thứ hai của mỗi người. Gắn bó với mái nhà ấy, có lẽ chẳng ai quên mà không nhắc tới hình ảnh ngôi trường vào những giờ ra chơi.
II. Thân bài
1. Cảnh sân trường trước giờ ra chơi.
Nắng vàng ươm như rót mật trên những bức tường vàng đã bạc màu theo năm tháng, làm chúng nổi bật trên nền trời trong xanh. Sân trường im ắng, chỉ còn nghe thấy tiếng ríu rít của mấy chú chim trên cành. Dãy lớp học ngân vang tiếng cô giáo say sưa giảng bài, hình ảnh học sinh cặm cụi viết bài.
2. Sân trường vào giờ ra chơi.
a. Tả hoạt động của học sinh.
Tiếng trống “Tùng…Tùng…Tùng” vang lên, học sinh ùa ra như chim vỡ tổ. Sân trường vui tươi, rộn rã hẳn lên, như khoác lên mình chiếc áo mới. Phía nhà A, các bạn nữ đang chơi nhảy dây. Những chiếc dây đủ màu sắc cứ đưa lên lại vòng xuống tạo thành những vòng tròn liên hồi. Giữa sân trường có một tốp bạn đang chơi những trò chơi dân gian như ô ăn quan, bịt mắt bắt dê, trốn tìm. Ai ai cũng rất khéo léo, nhanh nhạy trong trò chơi của mình. Ở bãi cỏ trong khuôn viên trường, hai đội bóng đến từ hai lớp 9A1 và 9A2 đang tham gia thi đấu. Nhìn ai cũng như các cầu thủ thực sự. Cùng với lối đá kĩ thuật, nhiều lần các bạn đã ghi được những bàn thắng đẹp mắt, trong tiếng reo hò cổ vũ của các cổ động viên. Trên ghế đá, dưới gốc cây, các bạn đang trò chuyện vui vẻ. Một vài bạn đang say sưa trong những cuốn sách lí thú và bổ ích.
b. Tả hoạt động của thiên nhiên.
Mặt trời ban phát những tia nắng vàng dịu nhẹ, lấp lánh như những dải kim tuyến vắt ngang qua cành cây, kẽ lá. Gió thoang thoảng đâu đây quyện theo hương thơm của những cánh hồng vừa kịp mình nở rộ để khoe sắc trước các cô cậu học trò. Tiếng chim hót ríu rít tạo thành bản hòa ca, hòa cùng tiếng cười đùa vui nhộn của học sinh. Bác bàng già đung đưa tán lá xanh, tạo thành bóng râm, che mát cho mọi người.
c. Sân trường sau giờ ra chơi
Tiếng trống báo hiệu giờ vào lớp. Trường trở lại vẻ yên tĩnh ban đầu trong những giọt nắng vàng ngọt. Một tiết học nữa sắp đến. Vậy là một nguồn tri thức mới lại được truyền đến các thế hệ học trò.
III. Kết bài
Nêu cảm nghĩ, tình cảm của bản thân về giờ ra chơi. Giờ ra chơi thật bổ ích. Nơi mái trường thân yêu ghi dấu bao kỉ niệm học trò của chúng em, em sẽ chẳng thể quên những giờ ra chơi, nó gắn kết thêm tình bạn của em và tiếp thêm năng lượng cho em để học tập hiệu quả hơn.
Câu trả lời:
Trong văn tả cảnh, chúng ta thường gặp 2 kiểu, đó là tả cảnh thiên nhiên và cảnh lao động sinh hoạt con người. Khi miêu tả, cần chú ý đến những kĩ năng : +xác định đối tượng miêu tả +quan sát lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu +trình bày những điều quan sát đc theo 1 thứ tự nhất định
Bố cục của văn tả cảnh gồm 3 phần: Mở bài: Giới thiệu đối tượng sắp miêu tả Thân bài: Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian hoặc không gian Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết
I. Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu trường em, cảnh sân trường em vào giờ ra chơi.
Ví dụ mở bài:
“Em yêu trường em. Với bao bạn thân, và cô giáo hiền. Như yêu quê hương, cắp sách đến trường cho muôn vàn yêu thương”. Lời bài hát “Em yêu trường em” chắc hẳn đều ngân vang mãi trong lòng mỗi học sinh, bởi nó gợi về những kỉ niệm thân thương đối với mái trường – ngôi nhà thứ hai của mỗi người. Gắn bó với mái nhà ấy, có lẽ chẳng ai quên mà không nhắc tới hình ảnh ngôi trường vào những giờ ra chơi.
II. Thân bài
1. Cảnh sân trường trước giờ ra chơi.
Nắng vàng ươm như rót mật trên những bức tường vàng đã bạc màu theo năm tháng, làm chúng nổi bật trên nền trời trong xanh. Sân trường im ắng, chỉ còn nghe thấy tiếng ríu rít của mấy chú chim trên cành. Dãy lớp học ngân vang tiếng cô giáo say sưa giảng bài, hình ảnh học sinh cặm cụi viết bài.
2. Sân trường vào giờ ra chơi.
a. Tả hoạt động của học sinh.
Tiếng trống “Tùng…Tùng…Tùng” vang lên, học sinh ùa ra như chim vỡ tổ. Sân trường vui tươi, rộn rã hẳn lên, như khoác lên mình chiếc áo mới. Phía nhà A, các bạn nữ đang chơi nhảy dây. Những chiếc dây đủ màu sắc cứ đưa lên lại vòng xuống tạo thành những vòng tròn liên hồi. Giữa sân trường có một tốp bạn đang chơi những trò chơi dân gian như ô ăn quan, bịt mắt bắt dê, trốn tìm. Ai ai cũng rất khéo léo, nhanh nhạy trong trò chơi của mình. Ở bãi cỏ trong khuôn viên trường, hai đội bóng đến từ hai lớp 9A1 và 9A2 đang tham gia thi đấu. Nhìn ai cũng như các cầu thủ thực sự. Cùng với lối đá kĩ thuật, nhiều lần các bạn đã ghi được những bàn thắng đẹp mắt, trong tiếng reo hò cổ vũ của các cổ động viên. Trên ghế đá, dưới gốc cây, các bạn đang trò chuyện vui vẻ. Một vài bạn đang say sưa trong những cuốn sách lí thú và bổ ích.
b. Tả hoạt động của thiên nhiên.
Mặt trời ban phát những tia nắng vàng dịu nhẹ, lấp lánh như những dải kim tuyến vắt ngang qua cành cây, kẽ lá. Gió thoang thoảng đâu đây quyện theo hương thơm của những cánh hồng vừa kịp mình nở rộ để khoe sắc trước các cô cậu học trò. Tiếng chim hót ríu rít tạo thành bản hòa ca, hòa cùng tiếng cười đùa vui nhộn của học sinh. Bác bàng già đung đưa tán lá xanh, tạo thành bóng râm, che mát cho mọi người.
c. Sân trường sau giờ ra chơi
Tiếng trống báo hiệu giờ vào lớp. Trường trở lại vẻ yên tĩnh ban đầu trong những giọt nắng vàng ngọt. Một tiết học nữa sắp đến. Vậy là một nguồn tri thức mới lại được truyền đến các thế hệ học trò.
III. Kết bài
Nêu cảm nghĩ, tình cảm của bản thân về giờ ra chơi. Giờ ra chơi thật bổ ích. Nơi mái trường thân yêu ghi dấu bao kỉ niệm học trò của chúng em, em sẽ chẳng thể quên những giờ ra chơi, nó gắn kết thêm tình bạn của em và tiếp thêm năng lượng cho em để học tập hiệu quả hơn.
xin lỗi tôi ăn cắp để có điểm
Hôm nay là một buổi sáng đẹp trời, em đến trường sớm hơn mọi ngày để chào cờ. Hàng chữ “Trường tiểu học Cát Linh” đỏ thắm nổi bật trên nền màu trắng. Trong sân trường các bác lao công đang lúi húi quét sân. Lác đác vài bạn trực nhật đang mở cửa lớp. Làn gió nhẹ thổi qua làm em khoan khoái, dễ chịu khi bước vào hàng hiên lớp học thẳng tắp. Dãy bàn học ngăn nắp, trật tự. Các lớp kê bàn ghế cùng một kiểu, kể cả bảng đen nhưng em vẫn thấy lớp em thân thương hơn. Từng chỗ ngồi gợi lên từng bộ mặt thân quen. Đây là chỗ bạn Trinh, kia là chỗ bạn Thu.
Bàn cô giáo gợi trong em khuôn mặt dịu hiền của cô trong lúc giảng bài. Bác bảng đen quen thuộc, nghiêm trang, chững chạc trên tường. Một lát nữa đay, cô giáo của chúng em sẽ ghi lên đó bài giảng bổ ích. Dãy nhà trên kia là phòng Ban Giám Hiệu. Bóng thầy Hiệu trưởng thấp thoáng trong văn phòng. Nắng đã lên. Một vài tia nắng đầu tiên bắt đầu rọi xuống mặt sân gợi lên cảm giác ấm áp. Bác sân trường ngày nào cũng mặc một chiếc áo kẻ hình ô vuông bằng xi măng mặt sân gợi lên cảm giác ấm cúng. Sân tuy rộng nhưng rất ấm áp vì có bốn dãy lớp bao quanh. Đứng sừng sững ở khoảng sẫn giữa trường là cột cờ cao vút. Sân trường có nhiều cây to nhưng em thích nhất cây phượng. Mùa hè cây ra hoa đỏ rực. Kia là khu vườn trường xinh xắn. Nơi đây chúng em thường lao động và thỉnh thoảng có những tiết học ngoài trời. Bức tường màu vàng phai nhạt theo ngày tháng nhưng vẫn kiên trì bảo vệ trường em. Gần đến giờ chào cờ sân trường đông dần và náo nhiệt hơn.
Em rất yêu mến ngôi trường em đang học. Nơi đây đã chứng kiến bao kỉ niệm êm đềm trong sáng của chúng em.
k mk nha
I. Mở bài: Giới thiệu cảnh trường trước buổi học
– Cổng trường rộng mơ.
– Tên trường màu trắng trong khung nền xanh.
II. Thân bài: Tả quang cảnh trường
– Cổng trường đông đúc phụ huynh đưa con em mình đến trường.
– Người đeo lại chiếc cặp cho em, người nhét vội gói xôi, ổ bánh mì vào cặp cho con, em của mình.
– Cảnh vật khoáng đãng, cây cối mát rượi.
– Từng nhóm học sinh tụm năm, tụm ba trò chuyện, truy bài.
– Một số bạn ra ghế đá ngồi ăn sáng, đọc truyện.
– Khu vực căng tin khá đông đúc.
– Vài thầy cô tụ tập ở phòng giáo viên trò chuyện, xem trước bài dạy, đọc báo.
– Từ phòng Đoàn Đội, những bản nhạc Thiếu nhi được phát ra thật vui tai.
– Không khí sân trường ngày càng nhộn nhịp, ồn ào hẳn lên.
– Chim chóc, ong bướm trong tán cây ríu rít, quây quần quanh những khóm hoa tươi thắm dưới ánh nắng mai.
III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ
– Trường em thật đẹp và vui.
– Buổi sáng trong lành, thoải mái chuẩn bị buổi học mới.
MB gián tiếp là : Một nơi mà em được học, được vui chơi, được quen nhiều bạn bè và nhân được rất nhiều sự yêu thương của thầy cô. Nơi đây đã cho em biết thế nào là yêu thương, là cuộc sống và cho em lớn khôn nên thành người, chính nơi ấy - ngôi trường thân yêu - <tên trường của em>, một ngôi trường có bề dày lịch sử và những truyền thống mà từ chính mỗi thầy cô, mỗi học sinh trong trường đã xây đắp nên.
KB: Ngôi trường này, sẽ mãi là ngôi nhà thứ hai của chính em và những thế hệ người đã từng là học sinh ở đây. Nơi đã từng ghi dấu nhiều kỉ niệm - vui, buồn của chúng em; vẫn mãi trong kí ức này, một ngôi trường đã cho em những điều mà em cần phải biết - ngôi trường thân yêu
Dàn ý :
I. Mở bài: Giới thiệu cảnh trường em trước giờ học.
Ngôi trường nằm ở đâu? (Trên đường Âu Cơ – Q.11)
Em đến đây vào lúc nào? (Mỗi sáng, lúc sáu giờ bốn mươi lăm)
Để làm gì? (Đi học; trực lớp)
II. Thân bài:
A. Tả bao quát:
- Trường có diện tích thế nào? (Khá rộng, chung quanh có tường rào bao bọc)
- Từ xa thấy cổng trường ra sao? (Cánh cổng sắt to đồ sộ, được sơn màu xanh dương; trên cao một bảng tên trường nổi bật dòng chữ trắng “Trường Tiểu học Đại Thành” thật đẹp)
- Sáng sớm khí trời thế nào? (Mát mẻ, trong lành, cây bàng sừng sững, tươi xanh)
B. Tả từng bộ phận:
- Quang cảnh trường khi đến đây? (Dãy lớp học nằm im lìm, sân trường chỉ lác đác vài bạn học sinh đến sớm)
- Học sinh đến sớm làm gì? (Ngồi truy bài, hỏi nhau về tình hình học tập, ăn sáng, …)
- Cảnh sân trường khi trời sáng dần? (Học sinh đến một lúc một đông, sân trường nhộn nhịp hẳn lên, tiếng cười tiếng nói, tiếng trò chuyện tíu tít, …)
- Hoạt động của một nhóm bạn? (Vài bạn chơi cầu lông, cầu bay qua bay lại nhịp nhàng; một số bạn nữ chơi nhảy dây; một số xúm xít ở căn tin để ăn sáng; một số bạn đang trực lớp; …)
- Thầy cô thế nào? (Tắt máy xe, dắt xe vào trường, vào phòng giáo viên, vài giáo viên đứng trên hành lang theo dõi học sinh chơi, …)
- Giờ truy bài? (Đến 7 giờ kém 15 phút, một hồi trống vang lên báo hiệu giờ truy bài, học sinh xếp hai hàng ngay ngắn theo lớp cùng ngồi xuống để kiểm tra bài, thầy cô chủ nhiệm về lớp kiểm tra, …)
- Giờ lên lớp? (Một hồi trống nữa lại vang lên, học sinh đứng lên chỉnh lại hàng ngũ để vào lớp học)
C./ Tả cảnh vật liên quan:
- Bầu trời sáng mai? (Trong xanh, cao vời vợi; gió mát mẻ; ông mặt trời rọi những tia nắng ấm áp trải khắp sân trường.)
- Chim chóc? (Hót líu lo như nhắc chúng em cố gắng học tốt)
III. Kết bài: Cảm nghĩ về cảnh trường em.
Em có cảm nghĩ gì về trường em? (Rất yêu mến ngôi trường, xem đây như ngôi nhà thứ hai của em)
Em hứa gì? (Em giữ gìn trường luôn sạch, đẹp. Cố gắng học giỏi, chăm ngoan, nghe lời thầy cô dạy bảo)
A. Mở bài :
- Giới thiệu về buổi sáng sớm nơi em đang sống
B. Thân bài :
1. Miêu tả không gian buổi sáng hôm đó
- Đó là một ngày đẹp trời , không khí trong lành , hôm nay em dậy từ sớm và đã có dịp ngắm nhìn buổi bình minh trên chính quê hương mình.
- Sáng ra , không gian vẫn còn mờ mờ hơi sương
- Tiết trời thoáng đãng , ông mặt trời vẫn chưa thức giấc sau một ngày dài mệt mỏi thế nên không gian khá là âm u , chưa được tươi sáng
2. Miêu tả cảnh vật và hoạt động của con người
- Em dậy sớm ra sân tập thể dục
- Em có thấy một vài bác nông dân đã vác cuốc ra đồng từ lúc trời còn tinh sương
- Một vài người cao tuổi thì đi bộ tập thể dục buổi sáng
- Khi trời bắt đầu hửng hơn thì cuộc sống cũng bắt đầu rộn ràng hơn
- Các cửa hàng ăn sáng bắt đầu bày biện và dọn hàng buổi sáng
- Người dân trong làng đi ra đường mua đồ cũng nhiều hơn , họ chào nhau bằng những câu nói đầy vui vẻ
- Khi mặt trời bắt đầu xuất hiện , không gian trở nên bừng sáng và có phần ấm áp hơn
- Tiếng cười nói cũng nhiều hơn , mọi sinh hoạt của con người cũng rộn ràng và náo nhiệt hơn.
C. Kết bài :
- Nêu cảm nhận của bản thân về buổi sáng ngày hôm đó.
** Đoạn văn
"Ò ó o ....." Tiếng gáy vang của chú gà trống đã xé tan màn đêm yên tĩnh.Một ngày mới lại bắt đầu trên quê hương em . Cảnh bình minh trên quê hương em thật tuyệt đẹp. Sáng sớm, khi ông mặt trời còn chưa hé rạng đông , mọi người đã bắt đầu thức dạy và tất bật với công việc của mình. Một vài bác nông dân đã ra đường từ sáng sớm , họ mang theo cuốc, thuổng ra đồng để vun vén bờ ruộng , khơi mở kênh rạch. Không khí buổi sáng trong lành và thoáng đáng . Những cánh đồng xanh non mơn mởn chạy dài đến tít tận chân trời . Màu xanh ấy mở ra một không gian rộng lớn và thoáng đãng, trần ngập sức sống . Những người bán hàng cũng bắt đầu bày biện gian hàng của mình , đặc biệt là những người bán đồ ăn sáng . Họ tranh thủ bày bán những đồ ăn cần thiết phục vụ nhu cầu của người dân trong làng. Sự sôi động và tấp nập từ đây cũng bắt đầu . Khi ông mặt trời vừa ló rạng đông, cuộc sống của người dân trong làng thật sự đã đi vào quỹ đạo . Mọi người ra đường nhiều hơn, có bán buôn, có hoạt động nhiều hơn. Đây chính là khởi đầu cho một ngày mới tràn đầy niềm vui và hạnh phúc của người dân quê em.
Bài tham khảo :
Nằm trên đường Phạm Đình Hổ là trường tiểu học VÕ VĂN TẦN. Từ xa nhìn lại, ngôi trường như một bức tranh phong cảnh tuyệt vời với những màu sắc tươi sáng: màu ngói đỏ, màu tường vàng nổi bật giữa nền xanh cây lá. Qua chiếc cổng sắt lớn là vào đến sân trường tráng xi măng phẳng phiu. Trước cửa phòng Ban Giám Hiệu, chiếc cột cờ bằng thép vươn cao. Trên đỉnh cột, lá cờ đỏ phấp phới bay. Mổi gốc bàng, gốc phượng đều được xây bồn gạch hình tròn xung quanh cao khoảng gang tay, quét vôi trắng xóa. Sân trường là nơi học sinh toàn trường tập trung chào cờ vào tiết thứ nhất của ngáy thứ hai hằng tuần, cũng là nơi học sinh tập thể dục giữa giờ theo nhịp trống và nô đùa thoải mái dưới bóng cây râm mát.
hok tốt :v
Ngôi trường của em đang học là ngôi trường nằm ở ngoại thành thành phố mang tên Bác, em yêu quý trường của em và em đến đây để học hằng ngày.
Ở sân trường được thầy cô và chúng em trồng nhiều cây và hoa khác nhau, chúng em cùng nhau chăm sóc cho cây và hoa mau lớn để trường em thêm đẹp. Em rất thích mỗi sáng thứ hai, được cùng các bạn chào cờ ở sân trường. Chúng em cùng lắng nghe lời thầy cô bảo ban hướng dẫn để thực hiện đúng nội quy của trường và học thật tốt.
Ba mẹ em nói là đi học con phải ngoan và làm theo lời cô giáo dặn, và chúng em không ăn bánh kẹo và xả rác làm dơ lớp học.
Chúng em rất yêu ngôi trường mới này, chính vì thế chúng em ý thức giữ gìn cho ngôi trường luôn sạch sẽ và tươi mới mãi mãi. Tuần nào ba mẹ cũng đưa em đến trường, em được gặp thầy cô giáo, gặp bạn bè và biết được nhiều điều mới lạ.
Her dream school is a school with trees and flowers everywhere. Outside the school gate, a path full of flowers leads to the gate. In the school there are swings for children to sit and play, read books during breaks. It also has a greenhouse to grow vegetables, flowers, ... The benches are placed under the old trees. In the gymnasium there will be a swimming pool to help the kids exercise. Beautiful avian cages are hung under trees for a more fun school yard. In the classrooms, small flower pots are placed right next to the windows. I really want a school that blends with nature, creating a cool atmosphere.
Bạn tham khảo!!!
Học tốt!!!!
Bài 1:
Đồ Sơn – địa danh đó đã trở nên quen thuộc với người dân đất cảng. Đó là nơi em sinh ra và lớn lên, nuôi dưỡng em trong vòng tay nhân ái bao la. Mỗi mùa hè, du khách mọi phương lại về đây nghỉ ngơi sau những giây phút nóng nực và căng thẳng nơi thành phố ồn ào và náo nhiệt.
Mùa hè đến, Đồ Sơn như vui hơn, đông hơn và sôi động hơn. Biển lại chuyển mình, hò reo trên những lớp sóng trắng xoá. Biển Đồ Sơn vào lúc nào cũng đẹp. Bình minh, mặt trời lấp ló xa xa xoã tóc lấp lánh bốn bề. Mặt biển như dát bạc lung linh, trải ra mênh mông. Gió biển nhẹ tung, những rặng dừa rì rào, tàu dừa đu đưa xào xạc như đón chào những đoàn thuyền đánh cá thảnh thơi cập bến. Những bác chài, da sạm màu nắng gió, tiếng nói sang sảng đang hồ hởi xuống thuyền. Đây cũng là lúc làng chài náo nhiệt và sôi động nhất. Nắng đã sổ lồng, đùa nghịch trên vòm cây, nhảy nhót trong kẽ lá và những bãi biển bắt đầu đông người. Sóng biển không còn lăn tăn mà gầm lên cuồng nhiệt. Sóng ở xa như kẻ cô đơn, lặng lẽ nhưng càng gần bờ, càng gần người, nó lại chồm lên tung bọt trắng xoá. Từng lớp sóng như những đoàn kị mã nối tiếp nhau tiến vào bờ. Bãi cát rực lên trong ánh nắng hè chói chang và những màu sắc sặc sỡ của quần áo. Tiếng em nhỏ tắm biển giòn tan hoà vào tiếng biển rì rào. Được ngập chìm trong làn nước mát lạnh, đùa giỡn với những con sóng tinh nghịch chốc chốc lại chồm qua mặt, thật thích. Nhưng em thích nhất là cùng bạn bè đuổi theo những con còng bé xíu liến láu biến xuống lỗ cát trên bãi biển hay tìm kiếm những con ốc biển thật đẹp đẽ làm kỉ niệm.
Hoàng hôn xuống! Mẹ mặt trời vội vã gọi đàn con nắng trở về. Mặt biển lại hiền hoà và lặng lẽ, lóng lánh những giọt ánh sáng còn sót lại. Mặt trời đỏ lựng xuống biển tìm chốn ngủ. Trăng lên tự lúc nào. Ánh sáng dát vàng trên mặt biển. Em cùng bạn đi dạo trên bãi biển, lắng nghe tiếng sóng biển rì rào, tiếng trở mình thở dài của biển cả khoan khoái trong làn gió mát lạnh đưa hơi thở mặn mòi của biển vào đất liền. Những du khách phương xa, ai cũng thích dạo chơi trên bãi biển về đêm để tận hưởng những giây phút tĩnh lặng và dịu dàng như vậy.
Có lẽ sau này, lớn lên em sẽ đi nhiều nơi có cảnh đẹp nổi tiếng hơn Đồ Sơn quê em nhưng em vẫn gắn bó với biển quê em, yêu biển hơn và tự hào về biển hơn. Em ước ao không bao giờ mình phải sống xa biển quê hương thân yêu của mình.
Bài 2:
Trên chiều dài đất nước Việt Nam, mỗi thành phố đều có một khu vực trung tâm được coi là linh hồn của mảnh đất đó. Nếu như Hà Nội lấy trung tâm là trục đường Tràng Tiền-Hàng Khay-Nhà hát lớn, Thành phố Hồ Chí Minh là trục đường Nguyễn Huệ-Lê Lợi thì trung tâm của thành phố Hải Phòng chính là khu vực từ đập Tam Kỳ đến cổng cảng Hải Phòng, nằm giữa hai trục đường Quang Trung - Trần Hưng Đạo và Nguyễn Đức Cảnh - Trần Phú thuộc quận Hồng Bàng. Vừa được hoàn thành và đưa vào sử dụng từ đầu năm 2013, dải trung tâm thành phố Hải Phòng được các chuyên gia quy hoạch đánh giá là dải trung tâm đẹp nhất cả nước.
Với diện tích gần 21ha, kéo dài 2,7km từ tây sang đông, dải trung tâm thành phố Hải Phòng bao gồm các công trình chính là: hồ Tam Bạc, Trung tâm Triển lãm và Mỹ thuật thành phố, tượng đài Nữ tướng Lê Chân, Quán hoa, Nhà hát thành phố, Nhà Kèn và khu vực vườn hoa. Đây là trục không gian đẹp và cũng là không gian cây xanh quan trọng nhất của thành phố, đóng vai trò là “lá phổi xanh” điều hòa khí hậu của thành phố, có giá trị về lịch sử, văn hóa và môi trường.
Hồ Tam Bạc - điểm nhấn của dải trung tâm thành phố
Điểm nhấn của dải trung tâm thành phố chính là hồ Tam Bạc. Hồ này xưa kia là lạch Liêm Khê thuộc địa phận làng An Biên cũ, (nay là thành phố Hải Phòng), nhánh nối sông Tam Bạc với sông Cấm (cổng chính cảng Hải Phòng). Năm 1885, người Pháp mở rộng, nắn thẳng lạch Liêm Khê thành một con kênh ngăn khu vực người Tây và người Việt dài 2.800m, rộng 74m, sâu 7m, khối lượng đào đắp tới 1.760.000m3. Năm 1925, người Pháp lại lấp đi một phần sông từ cảng Hải Phòng đến Nhà triển lãm ngày nay; đoạn còn lại nhân dân gọi nôm na là sông Lấp. Năm 1985, nhân kỷ niệm 30 năm ngày giải phóng Hải Phòng, sông Lấp cũng tròn 100 tuổi (1885-1985), thành phố làm mới hồ này bằng cách đắp đập Tam Kỳ, ngăn sông Tam Bạc nối đường Trần Nguyên Hãn với đường Quang Trung và đặt tên là hồ Tam Bạc.
Hai bên hồ rợp bóng mát bởi những hàng cây
Hồ Tam Bạc có độ sâu 3m, diện tích mặt hồ khoảng 4,82ha. Toàn bộ hành lang vỉa hè được lát đá granit phối màu sinh động, tạo hình khối đẹp với hệ thống ghế đá được bố trí hợp lý với những hàng cây rợp bóng mát, là nơi để người dân và du khách dừng chân nghỉ ngơi, thư giãn, ngắm cảnh hồ. Khi màn đêm buông xuống, hồ Tam Bạc trở nên lung linh, huyền ảo bởi hệ thống điện chiếu sáng được bài trí đối xứng trên hè đường dọc hai bên hồ.
Đi hết hồ Tam Bạc, du khách sẽ tới Trung tâm Triển lãm và Mỹ thuật thành phố. Trước kia, khu vực nhà triển lãm là một phần của vườn hoa Dibutti cũ (nhân dân quen gọi là vườn hoa Đưa Người). Ngày nay, đây là nơi diễn ra các hoạt động văn hoá và trưng bày các tác phẩm nghệ thuật.
Tượng đài nữ tướng Lê Chân - một trong những biểu tượng của thành phố Hải Phòng
Ngay cạnh Trung tâm Mỹ thuật và Triển lãm thành phố là vườn hoa Lê Chân, nơi đặt tượng đài nữ tướng Lê Chân– vị tướng tài ba trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng thế kỷ 1 (40 - 43) – người đã đến vùng đất ngã ba sông Tam Bạc – sông Cấm lập ấp Vẻn, sau đổi là An Biên Trang, tiền thân của Tp. Hải Phòng ngày nay. Công trình này là một trong những biểu tượng của thành phố Hải Phòng, được khởi công xây dựng vào ngày 30/11/1999 và khánh thành ngày 31/12/2000. Tượng được đúc bằng đồng, cao 7,5m, nặng 19 tấn, sơn màu đen, đặt trên bệ đá granit phù hợp với kiến trúc cảnh quan. Trong khuôn viên vườn hoa còn có đài phun nước màu nghệ thuật được thành phố xây dựng và khánh thành vào ngày 13/5/2005 cùng với 2 đài phun nước tại khu vực quảng trường Nhà hát thành phố và vườn hoa Nguyễn Văn Trỗi.
Quán hoa - nơi bày bán rất nhiều loài hoa với sắc màu rực rỡ
Tiếp tục rảo bước trên dải trung tâm thành phố, du khách sẽ gặp một công trình kiến trúc mà nhìn từ xa như những “Thủy Đình”, “Quán thơ” hay “Lầu vọng nguyệt”… của kiến trúc cổ truyền với rất nhiều loài hoa màu sắc rực rỡ được bày bán. Đó chính là Quán hoa. Công trình này được người Pháp xây dựng vào năm 1944, bao gồm 5 quán hoa nằm trên một trục thẳng với diện tích 300m²; mỗi quán cách nhau 6m, có diện tích rộng khoảng 20m², cao gần 4m. Quán được thiết kế bởi 4 cột gỗ lim tạo nên thế cân đối; hệ thống kèo là sự đơn giản của lối “chồng rường”; 4 mái lợp ngói vẩy rồng với bờ nóc có hình hoa chanh 4 cánh toả ra 4 phía; bờ dải chạy từ nóc xuống tạo thành một góc nhọn vươn lên cao, cong vút. Đây là điểm đến hấp dẫn đối với những ai yêu hoa và muốn thưởng lãm cái đẹp.
Quảng trường Nhà hát thành phố là nơi tổ chức nhiều sự kiện quan trọng
Nằm trên phố Hoàng Văn Thụ, ngay cạnh Quán hoa là Nhà hát thành phố. Đây được coi là khu vực trung tâm, nơi tổ chức các sự kiện quan trọng và cũng là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa nghệ thuật của thành phố. Nhà hát được người Pháp xây dựng vào năm 1904 trên nền một khu chợ cũ của làng cổ An Biên và được hoàn thành vào năm 1912, theo nguyên mẫu nhà hát Paris và được mô phỏng theo kiến trúc các nhà hát của Pháp thời trung cổ với phong cách Baroque. Nhà hát cao 2 tầng, có 100 cửa ra vào và cửa sổ, có hành lang, tiền sảnh, phòng gương, phòng gửi đồ, căng tin và một sân khấu chính với khán trường 400 ghế ngồi. Trần khán trường hình vòm, có trang trí lẵng hoa và ghi tên các văn nghệ sĩ nổi tiếng châu Âu như: Mozard, Betthoven, Moliere... Phía trên sân khấu có đặt tượng hình thần âm nhạc - vị thần bảo hộ cho các nghệ sĩ. Tầng 2 của nhà hát có các cửa hình mái vòm theo phong cách Gothic. Bên ngoài nhà hát có quảng trường rộng, trước mặt là vườn hoa, đài phun nước nghệ thuật.
Nhà Kèn (nguồn ảnh: haiphong.gov.vn)
Một trong những công trình kiến trúc làm nên bản sắc riêng độc đáo của dải trung tâm thành phố chính là Nhà Kèn do người Pháp xây dựng vào đầu thế kỷ 20. Nhà có 8 mái, lợp tôn dày và có vườn hoa nhỏ bao quanh tạo ra khuôn viên thoáng đãng, thanh bình. Ban đầu, người Pháp sử dụng Nhà Kèn làm nơi cho quân lính tập chơi kèn. Sau này, thành phố Hải Phòng đã tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, âm nhạc tại đây, thu hút đông đảo người dân thành phố nói chung và giới âm nhạc nói riêng. Nhiều nhạc sĩ tên tuổi của nền tân nhạc Việt Nam xem Nhà Kèn là nơi sinh hoạt văn hóa và giao lưu âm nhạc.
Đài phun nước trong vườn hoa Nguyễn Văn Trỗi
Đặc biệt, nằm xen kẽ giữa các công trình kiến trúc nghệ thuật trên dải trung tâm thành phố là hệ thống các vườn hoa được đầu tư khá đồng bộ và trang trí đẹp mắt như vườn hoa Lê Chân, An Biên, Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du và Kim Đồng. Tại đây, hàng trăm cây phượng vĩ được trồng bổ sung làm nổi bật hình ảnh hoa phượng – biểu tượng của thành phố Hải Phòng. Bên cạnh đó, hệ thống đèn chiếu sáng được lắp đặt và bố trí hài hòa cũng làm tăng tính thẩm mỹ của cây xanh, thảm cỏ khi đêm xuống. Trong khuôn viên một số vườn hoa còn có đài phun nước màu nghệ thuật và khu trò chơi dành cho thiếu nhi. Đây chính là nơi vui chơi giải trí, rèn luyện sức khỏe được người dân thành phố rất ưa thích.
Dải trung tâm thành phố luôn là niềm tự hào của người dân thành phố Cảng và là điểm tham quan hấp dẫn không thể bỏ qua của du khách khi đến với Hải Phòng.
Xem nội dung đầy đủ tại:https://123doc.net/document/1247309-dua-vao-bai-mua-cua-tran-dang-khoa-hay-ta-lai-tran-mua-rao-ma-em-co-dip-quan-sat-van-mau.htm
MB: Một nơi mà em được học, được vui chơi, được quen nhiều bạn bè và nhân được rất nhiều sự yêu thương của thầy cô. Nơi đây đã cho em biết thế nào là yêu thương, là cuộc sống và cho em lớn khôn nên thành người, chính nơi ấy - ngôi trường thân yêu - <tên trường của em>, một ngôi trường có bề dày lịch sử và những truyền thống mà từ chính mỗi thầy cô, mỗi học sinh trong trường đã xây đắp nên.
Tuổi thơ của mỗi người đều gắn bó với một kỉ niệm nào đó, có thể là mái đình, bãi cỏ thả diều, lớp mẫu giáo… Riêng em, em thấy mình thật gần gũi với ngôi trường Tiểu học, nơi em đã học từ lớp một đến bây giờ.
Nhìn từ xa, ngôi trường ẩn trong luỹ tre làng, lấp ló những mảng tường xanh, vàng như một bức tranh lập thể nhiều màu sắc trên nền bầu trời xanh trong. Đến trường, hiện ra trước mắt em ba dãy phòng học xây thành hình chữ H. Tường lớp học màu xanh da trời, mái lợp tồn màu xám bạc. Dãy phòng Ban giám hiệu, phòng truyền thông lợp ngói đỏ, tường phòng sơn màu vàng kem. Trường có hai sân chơi, cũng là sân đế tập thể thao, diễu hành. Sân trước rộng hơn sân sau.
Giữa sân là cột cờ uy nghiêm với lá cờ dỏ sao vàng tung bay trong gió. Sân trước của trường rợp bóng mát dưới những tán lá bàng, tán cây phượng vĩ xum xuê, được trồng từ lâu đời. Sân sau của trường chỉ rộng bằng một nửa sân trước. Sân sau mát mẻ nhờ bóng râm của cây bàng cố thụ có thân cành phình to, chia nhánh, thắt eo như một cây cảnh khổng lồ.
Góc trái sân sau là giếng nước và nhà vệ sinh. Góc phải sân là căng-tin và phòng chơi bóng bàn. Đó là hai phòng lớn mái bê-tông, cửa kính nom khá đẹp. Trường em có tất cả hai mươi lăm phòng học. Mỗi phòng học có hai dãy bàn học sinh, một tủ hồ sơ và bàn giáo viên. Gần đây, mỗi phòng học được trang bị thêm một màn hình vi tính và quạt trần. Phòng học nào cũng có ảnh Bác Hồ treo trang trọng phía trên bảng đen lớp học. Ảnh Bác hiền từ, tôn nghiêm phía dưới câu khấu hiệu nối tiếng của Bác: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Phòng học sáng lên, rộng rãi, thoáng mát trước các khung
cửa sổ mở rộng.
Đẹp nhất trường là phòng Truyền thống và các bồn hoa dọc hành lang lớp học. Bước vào phòng Truyền thông, em rất xúc động trước sự bài trí ởđây. Tượng bán thân của Bác Hồ được đặt ởvị trí trang trọng nhất. Cạnh đó, các lá cờ nhà trường đoạt giải trong các kì thi được treo ngay ngắn. Các ảnh chụp sinh hoạt của học trò và giáo viên treo dọc hai bức tường làm phòng Truyền thống thêm ấm áp. Ngoài sân, những bồn hoa nối dài nhau như một đường viền đủ màu sắc giúp sân trường đẹp hẳn lên, tươi vui hơn. Mỗi một ngày đến lớp học, em thêm yêu thầy cô, yêu bạn bè và ngôi trường thân quen của mình.
Mai này tốt nghiệp Tiểu học, chúng em sẽ xa mái trường đã học trong năm năm đầu đời. Em quên sao được những ngày đầu tiên đến lớp còn rụt rè, nép sát bên mẹ. Em chắc chắn sẽ ghi nhớ mãi hình ảnh chúng em: khăn quàng đỏ trên vai, nghiêm trang và xúc động trong lễ tống kết năm học hàng năm. Em cố gắng học giỏi đểxứng đáng là anh chị, cánh chim đầu đàn của mái trường Tiểu học.
CÁC BẠN ỦNG HỘ MK NHA
Thấm thoắt dã hơn bốn năm ngồi tren chiếc ghế trường trung học cơ sở. Có lẽ vì vậy mà ngôi trường này đã trở nên vô cùng quen thuộc đối với em.
Từ ngoài đường đi vào trong trường phải qua một con đường ngắn, hai bên đường là hai hàng cây xanh tỏa bóng che mát khiến cho con đường này lúc nào cũng thoáng đãng. Mỗi khi có làn gió nhẹ thổi qua lại làm những tán cây rung rinh như đang nhảy múa trông rất vui mắt. Đi thêm một đoạn nữa là tới cổng trường. Cánh cổng sừng sững hiện ra trước mắt em như một người khổng lồ thân thiện đang dang tay chào đón các cô cậu học trò vào trường.
Sân trường em toàn bộ đều được lát gạch đỏ. Trên sân trường có trồng rất nhiều những cây bóng mát: cây bằng lăng tím thẫm cả một góc sân, cây phượng đỏ rực rỡ như một ngọn đuốc đang bùng cháy,…Còn cả những bồn hoa bé bé xinh xinh nằm rải rác xung quanh sân trường với những bông hoa màu sắc sắc sỡ nữa chứ. Trường em có tổng cộng hai mươi lớp học, lớp nào cũng được trang bị những thiết bị hiện đại phục vụ tốt nhất cho việc học tập và rèn luyện của học sinh.
Tất cả các bức tường đều được sơn màu vàng óng như ánh nắng, vừa tạo được cảm giác tươi sáng lại vừa ấm áp, quen thuộc đối với học sinh. Toàn bộ các cánh cửa của những lớp học bao gồm cửa sổ và cửa đi đều được làm bằng kính giúp giảm nóng và tăng cường tối đa ánh sáng vào trong lớp học phục vụ cho việc học tập của học sinh.
Em rất yêu ngôi trường của em. Từ nay về sau, dù đi đâu và làm gì thì em cũng luôn nhớ về ngôi trường thân yêu này.
Chúc bn hk giỏi