Viết một đoạn văn, cho trước câu chủ đề:
Công cha nghĩa mẹ vô cùng to lớn và sâu nặng
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tại sao lại nói công cha và nghĩa mẹ là vô cùng to lớn, bao la, vĩ đại, không có gì so sánh được ? Bởi vì cha mẹ là người đã sinh ra ta, không có cha mẹ thì không có bản thân mỗi con người. Cha mẹ lại là người nuôi dưỡng ta từ khi ta mới chào đời cho đến khi ta trưởng thành mà không quản ngại khó khăn vất vả. Cha mẹ còn dạy dỗ ta nên người, dạy cho ta biết cách cư xử sao cho lịch sự, dạy cho ta đạo lí làm người, dạy cho ta cách làm lụng, cách tự chăm sóc cho bản thân, dọn dẹp nhà của cho sạch sẽ. . .Cha mẹ là chỗ dựa vững chắc nhất, tin cậy nhất, luôn dang tay mở rộng tình thương đối với các con. Cha mẹ cùng bên nhau sống trọn đời vì con, tạo lập niềm tin tưởng và nền móng vững chắc cho con vào ngưỡng cửa của cuộc đời.
Không có người cha người mẹ nào có thể sống mãi cùng với con cái, vì vậy cơ hội để cho ta phụng dưỡng cha mẹ cũng không phải là nhiều. Tuy thế trong xã hội vẫn có người làm khổ mẹ khổ cha vì những thói hư tật xấu của mình. Vẫn có nhiều học sinh không chịu học hành, chơi bời hoặc tệ hại hơn theo bạn bẻ xấu rủ rê vào nghiện hút. Những việc làm ấy không những không “tròn đạo hiếu” mà còn bất hiếu. Trong thời đại kinh tế thị trường có người mải làm ăn mà quên cả cha mẹ, có người chạy theo tiền, ngược đãi hay đối xử tệ bạc với cha mẹ. Những hiện tượng đó tuy không nhiều và phổ biến nhưng xã hội cần phải phê phán và lên án, bởi vì điều đó đi ngược lại với truyền thống đạo đức dân tộc ta.
Bé Hồng cảm thấy sung sướng cực điểm khi được gặp lại và ở trong lòng mẹ.Chú bé khao khát được gặp mẹ,chạy theo mẹ vội vàng , lập cập . Vừa được ngồi lên xe cùng mẹ , chú bé oà lên khóc nức nở. Những giọt nước mắt vừa hờn tủi vừa hạnh phúc đến mãn nguyện. Khi được ở trong lòng mẹ , bé Hồng bồng bềnh trôi trong cảm giác sung sướng , rạo rực, không mảy may nghĩ ngợi gì. Những lời cay độc của người cô , những tủi cực vừa qua bị chìm đi giữa dòng cảm xúc miên man ấy. Tình mẫu tử thiêng liêng tạo ra một không gian của ánh sáng, màu sắc, hương thơmvừa lạ lùng, vừa gần gũi, làm bừng nở, hồi sinh một thế giới dịu dàng đầy ắp những kỉ niệm êm đềm.
Em tham khảo:
Bao bì ni lông có tác hại vô cùng to lớn đối với đời sống con người. Bao bì ni lông không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến mĩ quan đô thị, môi trường sống của con người. Để khắc phục tình trạng này, ngay từ hôm nay, chúng ta phải thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông của chính mình. Hiện nay, nhà nước cũng như những tổ chức, cá nhân đã có nhiều phát minh các biện pháp thay thế túi ni lông như: các sản phẩm từ mây, tre, đan; túi giấy tự phân hủy,… tuy nhiên hiệu quả chưa cao, vì vậy cần mở rộng, phổ biến những mô hình có ích này để người dân biết đến nhiều hơn. Bên cạnh đó, mỗi người dân chúng ta cần có ý thức hạn chế sử dụng túi ni lông và thay thế bằng những vật khác thân thiện với môi trường để giảm thiểu những tác hại do túi ni lông gây ra. Chúng ta không thể phủ nhận lợi ích của túi ni lông trong cuộc sống, tuy nhiên, những tác hại kinh khủng của nó đối với đời sống và môi trường là điều ai cũng nhìn thấy và nhận thức được. Chính vì vậy, mỗi chúng ta cần phải hạn chế sử dựng túi ni lông để bảo vệ môi trường không chỉ cho cuộc sống của mình mà còn cho cả thế hệ mai sau. Nếu chúng ta không thay đổi thì cuộc sống sau này sẽ trở nên tồi tệ hơn.
lm z bao giờ xong ~~ T_T
. Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần
ND : khuyên con ng ta anh em trong một gia đình như ta vs chân pải giúp đỡ nhau .
Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
ND : nói đến Cảnh xứ huế giống như 1 bức tranh đẹp .
Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen
ND : cho thấy vẻ đẹp của nhân vật như củ ấu gai
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
ND : cho thấy vẻ đẹp của nhân vật tấm lụa
Thân em như thể bèo trôi,
Sóng dập gió dồi, biết ghé vào đâu
ND : cho thấy vẻ đẹp của nhân vật bèo trôi
Thân em như tấm lụa điều
Đã đông nơi chuộng lại nhiều nơi thương
ND : cho thấy vẻ đẹp của nhân vậtvs tấm lụa điều
Thân em như thể hoa lài,
Hỡi người quân tử thương ai mà gầy
ND : cho thấy vẻ đẹp của nhân vật vs hoa lài
"Con có cha như nhà có nóc, con không cha như nòng nọc đứt đuôi"
ND : ng có cha thì rất may mắn còn ng ko có cha thì ...
Mẹ già như chuối ba hương
Như xôi nếp một, như đường mía lau".
ND : nói đến ng mẹ như chuối ba lương .
"Đôi ta như lửa mới nhen
Như trăng mới mọc, như đèn mới khêu".
_ND : nói đến con ng vs lửa
mk lm hơn gọn xíu ! Mong bn thông cảm ~~
"Ơn cha nặng lắm ai ơi,
Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang”
Vẫn là điệu thơ lục bát thiết tha ngọt ngào. Câu trên là lời cảm thán cất lên gieo vào lòng người bao sự đồng cảm: “Ơn cha nặng lắm ai ơi!” Nhờ cha sinh mẹ dưỡng ta mới nên người. Cha là trụ cột của gia đình cả về tinh thần lẫn vật chất. Cha lao động vất vả để nuôi con khôn lớn học hành. Cha dạy bảo con nên người. Tục ngữ có câu: “Con có cha như nhà có nóc”. Cảnh “mẹ goá con côi” thì bất hạnh vô cùng! Sống trong xã hội nông nghiệp ngày xưa, “bát cơm đổi bát mồ hôi” con cái mới thấm thía ơn cha vô cùng sâu nặng, không thế nào kể xiết.
Câu dưới bài ca dao nói về nghĩa mẹ; nghĩa mẹ được so sánh với Trời rộng Trời cao. “Nghĩa mẹ bằng Trời” là bằng sự bao la mênh mông. Làm sao có thể đo được, tính được? Nghĩa mẹ cũng là công ơn sinh thành, nuôi nấng, dạy bảo của mẹ. Mẹ mang nặng đẻ đau. Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ. Dòng sữa ngọt ngào của mẹ nuôi nấng con khôn lớn từng ngày. Mẹ bú mớm, nâng niu con thơ, trông nom con khôn lớn từng ngày: “ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi”. Nghĩa mẹ đâu chỉ có “chín tháng cưu mang”, mà là “bằng vô cùng, vô tận”. Vì thế mới có câu ca:
"Chim Trời đâu dể đếm lông,
Nuôi con ai dám kể công tháng ngày”
Con tập bò, tập nói, tập đi, con lớn khôn từng ngày trong tình thương của mẹ hiền. Khi khôn lớn, con mới thấu hiểu ơn cha nghĩa mẹ và đạo làm con. Bài ca dao nói ít mà gợi nhiều, có tác dụng giáo dục mỗi chúng ta về đạo làm con, biết “tròn chữ hiếu”, biết thương mẹ kính cha, biết đền đáp công ơn của cha mẹ.
Bài ca dao được viết theo thể thơ lục bát biến thể. Chữ “ơi” cuối câu lục không bắt vần với chữ thứ sáu câu bát mà lại bắt vần với chữ thứ tư chữ “Trời”. Sự kết hợp nghệ thuật cảm thán với biện pháp tu từ so sánh tạo nên giọng điệu vừa ngọt ngào vừa gợi lên hình tượng bao la mênh mông, vô cùng thấm thía.
Lão Hạc là một người cha rất mực thương con. (1) Trước hết, lão đã khuyên con không bán mảnh vườn để lấy tiền cưới vợ. (2) Chính tình yêu thương con đã khiến lão Hạc phải đau khổ, day dứt vì trách nhiệm làm cho chưa tròn của mình, để con vì nghèo mà tan vỡ hạnh phúc. (3) Ngoài ra, những giọt nước mắt nhớ con của lão rân rấn khi nói chuyện với ông giáo việc con trai bỏ đi đồn điền cao su – công việc đi dễ khó về. (4) Nhớ con, lão Hạc lại tâm sự với con chó vàng, lão yêu quý, chăm sóc, yêu thương nó, cưng nựng nó, đau khổ day dứt khi phải bán nó – bán đi kỉ vậy duy nhất của con trai – sợi dây liên lạc vô hình giữa lão và con. (5) Tuy cuộc sống lão vô cùng cực khổ, ép xác nhưng lão vẫn quyết khôn ăn vào tiền bón vườn của con. (6) Không chỉ vậy, lão gửi ông giáo trông nom mảnh vườn và tiền để trao cho con khi nó trở về. (7) Bên cạnh đó, lão đã tìm đến cái chết bằng bả chó để bảo toàn tiếng thơm cho con, để lại mảnh vườn cùng gia tài cho con – đây là đỉnh cao của tình yêu thương con của lão; lão sống vì con, chết cũng vì con.
Không có người cha người mẹ nào có thể sống mãi cùng với con cái, vì vậy cơ hội để cho ta phụng dưỡng cha mẹ cũng không phải là nhiều. Tuy thế trong xã hội vẫn có người làm khổ mẹ khổ cha vì những thói hư tật xấu của mình. Vẫn có nhiều học sinh không chịu học hành, chơi bời hoặc tệ hại hơn theo bạn bẻ xấu rủ rê vào nghiện hút. Những việc làm ấy không những không “tròn đạo hiếu” mà còn bất hiếu. Trong thời đại kinh tế thị trường có người mải làm ăn mà quên cả cha mẹ, có người chạy theo tiền, ngược đãi hay đối xử tệ bạc với cha mẹ. Những hiện tượng đó tuy không nhiều và phổ biến nhưng xã hội cần phải phê phán và lên án, bởi vì điều đó đi ngược lại với truyền thống đạo đức dân tộc ta.
Đạo hiếu là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Truyền thống đó phải được kế thừa và phát huy. Bác Hồ đã phát triển chữ “hiếu” rộng hơn phạm vi gia đình. “Trung với nước, hiếu với dân”. Một người con có hiếu với cha mẹ còn phải là một con người có hiếu với nhân dân. Khi đất nước và nhân dân yêu cầu, người con có hiếu không những ngày đêm phụng dưỡng, chăm sóc cha mẹ mình mà lên đường đi chiến đấu, có khi ra đi vĩnh viễn không bao giờ trở lại. Biết bao liệt sĩ đa hi sinh trong các cuộc kháng chiến p, chống Mĩ. Họ không còn được chăm sóc cha mẹ mình, nhưng Tổ quốc và nhân dân đời đời ghi nhớ công ơn họ. Họ vẫn là những con chí hiếu vì đã làm rạng rỡ truyền thống tốt đẹp của gia đình, đất nước.
Bài ca dao đã nêu lên một quan niệm đạo đức đúng đắn. Nó có tác dụng giáo dục mọi người trong mọi thời đại. Chắc chắn bài ca dao đó sẽ còn giúp ích cho chúng ta khi xây dựng một xã hội mới ngày càng văn minh, công bằng và tốt đẹp.
Công lao của cha mẹ to lớn như biển cả và nó rất quan trọng đối với chúng ta". Một công đôi việc mà cha mẹ đã hy sinh cho chúng ta. Họ là người đã chăm sóc và dạy dỗ chúng ta nên người. không có người trồng cây, không có quả. Không có người sinh thành thì không có bản thân mỗi chúng ta. Công đức sinh thành của cha mẹ không gì sánh bằng: cha thức khuya dậy sớm làm lụng vất vả lo cho con có cơm ăn áo mặc, việc học hành. Dòng sữa ngọt ngào, lời ru của mẹ, người con nào có thể quên. Lúc con ốm đau, bệnh tật, cha mẹ lo lắng thuốc thang. Lòng thành kính của chúng ta tới cha mẹ được biểu hiện trong thực tế đời sống như phải biết kính trọng biết ơn cha mẹ, phụng dưỡng chăm sóc cha mẹ lúc ốm đau bệnh tật, khi về già phải biết chia sẻ gánh nặng cuộc sống với cha mẹ. Người con có hiếu là người con luôn biết yêu thương và kính trọng cha mẹ, phải làm cho cha mẹ vui lòng và tự hào về những cử chỉ hành động của chúng ta!