K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 10 2018

Trong xã hội ngày nay, thời gian chiếm vị trí rất quan trọng trong mỗi con người. Khi thời gian đã trôi đi thì không bao giờ quay trở lại, cũng như ly nước khi đã đổ đi rồi thì không thể nào lấy lại được. Nên người xưa có ngạn ngữ " Thời gian là vàng ".
Thời gian mang lại cho chùng ta những niềm vui, buồn tủi, những bài học quý giá trong cuộc sống. Vậy thời gian là gì ? Vì sao lại nói thời gian là vàng ? Thời gian là khoảng thời giờ được quy định trong ngày, trong tháng, trong năm,...
Có thời gian chúng ta có thể làm được nhiều công việc trong cuộc sống, có thể nói thời gian là điều kiện quan trọng để tạo nên cuộc sống muôn màu muôn vẻ chúng ta. Đối với từng người, thời gian là sự sống, là tiền, là tri thức, .... Nói chung, thời gian là vô giá, không thể mua được bằng tiền, và nó cứ trôi mãi một cách lạnh lùng trong xã hội ngày càng tiến bộ này. Con người ta có thể phát minh ra những công trình, sáng tạo vĩ đại trong một khoảng thời gian ngắn. Thế mà lại có những con người không biết quý thời gian, mặc kệ thời gian trôi đi mà làm những điều vô ích. Thực sự thời gian vô cùng quý báu, quý hơn vàng. Nhưng điều quan trọng là ta phải biết làm gì thật đúng đắn và có ích cho mọi người, xã hội với khoảng thời gian mà mình có.
Vậy nên chúng ta nên hiểu được giá trị của thời gian, tận dụng từng giây từng phút để làm những việc có ích, để ta sẽ không bao giờ hối hận, nuối tiếc vì đã lãng phí, đã để thời gian chi phối ta.

7 tháng 2 2021

Tham khảo thôi nhé:

I. Mở bài

- Khiêm nhường là một trong những đức tính tốt đẹp mà mỗi người cần hướng tới trong quá trình tự hoàn thiện bản thân mình.

II. Thân bài

1. Giải thích

- Khiêm nhường: đức tính khiêm tốn, nhún nhường, không tự đề cao cá nhân mình.

2. Những biểu hiện của đức tính khiêm nhường

- Người có đức tính khiêm nhường là người luôn hiểu mình, biết người, do vậy thường có thái độ nhã nhặn, hay lắng nghe ý kiến của người khác.

 

- Luôn khiêm tốn học hỏi, có tinh thần cầu tiến, tự nỗ lực để tiến bộ.

- Không tự đề cao mình, không khoe khoang bản thân mình với những người xung quanh.

3. Tại sao mỗi người cần có đức tính khiêm nhường?

- Đức tính khiêm nhường (với những biểu hiện: nhã nhặn, lịch sự, khiêm tốn) sẽ giúp ta có được mối quan hệ gần gũi, hòa hợp trong giao tiếp với những người xung quanh.

- Đức tính khiêm nhường giúp mỗi người tự nhận ra mặt hạn chế của bản thân mình để cố gắng vươn lên hoàn thiện bản thân.

- Sự khiêm tốn, thái độ cầu tiến, ham học hỏi sẽ giúp ta tiến bộ, thành công trên đường đời. Dẫn chứng:

- Sự khiêm tốn, cầu tiến được người xưa đúc kết qua những câu tục ngữ: “Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi”, “Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học”.

- Bác Hồ là tấm gương sáng ngời về đức tính khiêm nhường. Suốt cuộc đời mình, Bác luôn giữ một lối sống giản dị, thanh đạm. Dù ở cương vị một Chủ tịch nước, Bác vẫn ở trong ngôi nhà sàn đơn sơ với những vật dụng hết sức giản dị, mộc mạc, vẫn tự tay chăm sóc vườn cây, nuôi cá,… Nhà thơ Tố Hữu đã viết về Bác:

 

“Nhà gác đơn sơ, một góc vườn

Gỗ thường mộc mạc, chẳng mùi sơn

Giường mây, chiếu cói, đơn chăn gối

Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn.”

Có thể lấy thêm nhiều dẫn chứng khác: trong thực tế, những người có đức tính khiêm nhường thường là những người đạt được những thành công trong công việc cũng như trong đời sống.

4. Mở rộng

- Ngược lại với đức tính khiêm nhường là sự kiêu căng, tự mãn. Những người có tính tự kiêu thường hay tự đề cao mình, luôn coi thường những người xung quanh, dễ bị mọi người xa lánh.

- Cũng cần phải thấy rằng: khiêm nhường không có nghĩa là tự ti, tự hạ thấp mình. Khiêm nhường thực sự là đức tính góp phần nâng cao giá trị của con người.

III. Kết bài

- Khiêm nhường là đức tính tốt đẹp, không thể thiếu trong mỗi con người.

- Ngay từ bây giờ, mỗi học sinh cần rèn luyện để có được các đức tính tốt đẹp.

28 tháng 1 2022

Tham Khảo 

 Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp..

3 tháng 11 2023
Đoạn văn mẫu số 1

Nhân vật mà tôi cảm thấy ấn tượng và yêu thích nhất khi đọc truyện Gió lạnh đầu mùa là Sơn. Cậu được sinh ra trong một gia đình khá giả, luôn nhận được tình yêu thương của những người thân. Nét tính cách của Sơn được thể hiện qua những tình huống cụ thể trong truyện. Khi nhìn thấy người vú giá “với lấy cái áo lật đi lật lại ngắm nghía, tay mân mê các đường chỉ”, Sơn cảm thấy “nhớ em, cảm động và thương em quá”. Cậu còn xúc động khi thấy mẹ “hơi rơm rớm nước mắt”. Sơn luôn tỏ ra thân thiện và chơi cùng với bọn trẻ con trong xóm - Thằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc - những đứa trẻ em nghèo ở xóm trợ. Nhưng cảm động nhất là hành động của Sơn khi thấy Hiên - cô bé hàng xóm không có áo ấm để mặc. Khi thấy Hiên đang đứng “co ro” bên cột quán, trong gió lạnh chỉ mặc có manh áo “rách tả tơi”, “hở cả lưng và tay”, Sơn chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, nhớ đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt thoáng qua trong tâm trí Sơn - đó là đem chiếc áo bông cũ của em Duyên cho Hiên. Nghĩ vậy, cậu đã nói với chị gái của mình, nhận được sự đồng tình của chị. Chị Lan đã “hăm hở” chạy về nhà lấy áo. Còn Sơn thì đứng yên lặng đợi chờ, trong lòng tự nhiên thấy “ấm áp vui vui”. Với nhân vật Sơn, nhà văn đã gửi gắm bài học giá trị về tình yêu thương con người trong cuộc sống.

19 tháng 3 2022

giúp mình đi các bạnnnnn

19 tháng 3 2022

: https://123docz.net/document/6920385-suy-nghi-ve-cau-noi-con-nha-nguoi-ta.htm

13 tháng 1 2022

Thời gian chính là sự thử thách lớn nhất đối với mọi sự tồn tại. Những gì vượt qua được thử thách khắc nghiệt của thời gian đều khẳng định giá trị vững bền của mình. Thế nên, có người cho rằng: “Những thứ có giá trị đều phải được thử thách bằng một lượng thời gian đáng kể”. Chính mỗi chúng ta sẽ khẳng định mạnh mẽ giá trị của thời gian trong cuộc sống của chính mình.

Thời gian là khái niệm chỉ trình tự xảy ra của các sự kiện, biến cố và khoảng kéo dài của chúng. Thời gian thường được tính bằng giây, phút, giờ, ngày, tháng, năm, thế kỉ,…

Những gì có giá trị đều được thử thách bằng một lượng thời gian đáng kể. Những thứ có giá trị là những gì có thể tạo ra những lợi ích trong đời sống con người. Thử thách là những khó khăn, trở ngại, gian khổ trong cuộc sống mà con người cần có nghị lực mới vượt qua được.

Sự tồn tại hay hủy diệt của vạn vật đều phụ thuộc vào vòng luân chuyển của thời gian. Thời gian quyết định sự sinh tồn hay chấm dứt sự sinh tồn của chúng ta và của mọi vật trên thế gian này. Bởi thế, những gì vượt qua được những khó khăn, trở ngại và sự tàn phá của thời gian đều là những thứ có giá trị vững bền.

Nếu không có giá trị, vật thể sẽ không thể vượt qua được thử thách khắc nghiệt của thời gian và sớm bị hủy diệt. Hãy so sánh một cây gỗ thông và một cây gỗ trắc trong rừng để thấy rõ điều đó. Cây gỗ thông từ lúc là cây con, sau 3 năm sinh trưởng đã trưởng thành cao lớn, còn cây gỗ trắc phải cần đến chừng 10 năm thân gỗ mới thật sự trưởng thành. Có thể thấy, trong khoảng thời gian sinh trưởng ấy, cây con sẽ phải đối diện với biết bao khó khăn, thử thách để sinh tồn.

Bởi thế, vì phải trải qua một giai đoạn lâu dài hơn nên giá trị của gỗ trắc lớn hơn gỗ thông rất nhiều. Một cây thông chỉ sống được khoảng vài chục năm, gỗ của nó sẽ sớm mục nát. Còn cây trắc có thể sống đến vài trăm năm và gỗ của nó cũng tồn tại đến nghìn năm sau. Chính vì đã vượt qua thử thách của thời gian để sinh trưởng và tồn tại, cây trắc đã khẳng định giá trị vượt trội của mình.

Không có một thành công nào mà không phải trải qua gian khổ. Con người dù có trí tuệ cao thì cũng chịu sự thử thách của dòng thời gian thăm thẳm. Bằng trí tuệ, con người đã từng bước làm chủ bản thân làm chủ sự sống và khát vọng vượt lên sự tàn phá của thời gian nhưng chưa thể vượt qua được quy luật của nó. Chính vì biết đấu tranh, khát vọng vươn cao vươn xa trong cuộc sống và khám phá vũ trụ, con người đã khẳng định được giá trị và vị trí tối cao của mình.

Mọi thành công đều là kết tinh của trí tuệ và sức lao động trong thời gian. Phát minh của một nhà khoa học là kết tinh của biết bao tháng năm kiên trì nghiên cứu. Một học sinh muốn thành công trong học tập cũng phải ra sức rèn luyện, cần cù, sáng tạo không ngừng mới mong đạt được kết quả tốt đẹp. Học tập thì không thể vội vàng. Tất cả phải được kiểm chứng trong thời gian. Cần phải có một lượng thời gian đáng kể để việc học tập đạt thành tựu và cũng cần một lượng thời gian để nó khẳng định giá trị của mình.

Thời gian vừa là yếu tố thúc đẩy sự trưởng thành và khẳng định giá trị của mọi vật và cũng là yếu tố hủy diệt mọi vật. Biết được điều đó, mỗi chúng ta phải không ngừng nỗ lực hoàn thiện mình, sẵn sàng vượt qua khó khăn, thử thách để tồn tại cùng nó. Chính giá trị vượt trội làm cho con người tồn tại đến vĩnh hằng.

31 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Học sinh chọn một trong hai đề.

- Đọc lại yêu cầu đối với kiểu bài trong hai đề.

- Lập dàn ý.

Lời giải chi tiết:

Đề a

1. Mở bài

     Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm và nội dung chính của bài viết: Thiên nhiên và con người trong Cảnh khuya (Hồ Chí Minh).

2. Thân bài

 Giới thiệu và trích dẫn lần lượt các câu thơ để phân tích, đánh giá.

- Hai câu thơ đầu tiên: miêu tả bức tranh thiên nhiên tươi đẹp.

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa

+ Hình ảnh “tiếng suối”: Vào ban đêm, chỉ với ánh trăng mà nhà thơ cũng có thể thấy được sự trong veo của nước suối.

+ Ánh trăng đêm quả thật rất đẹp, rất sáng. Ánh trăng còn nổi bật hơn ở hình ảnh “trăng lồng cổ thụ” ánh trăng sáng bao quát cả một cây đại thụ lớn kết hợp với tiếng tiếng suối thanh trong như điệu nhạc êm, hát mãi không ngừng.

+ Biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa

=> Hình ảnh ánh trăng làm bừng sáng thiên nhiên nơi chiến khi Việt Bắc. Một không gian thiên nhiên huyền ảo vừa có ánh sáng, vừa có âm thanh.

- Câu thơ thứ 3: Khắc họa hình ảnh nhân vật trữ tình.

Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ

+ Cảnh đêm trăng tuyệt đẹp như bức họa thế kia thì làm sao mà ngủ được. Phải chăng Người đang thao thức về một đêm trăng sáng với âm thanh vang vọng trong trẻo của núi rừng.

+ Biện pháp tu từ: So sánh.

- Câu thơ thứ 4: Bài thơ kết thúc bằng một lời giải thích ngắn gọn, thẳng thắn nhưng lại rất đáng quý và trân trọng.

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

+ Câu thơ cuối càng làm nổi rõ hơn nguyên nhân không ngủ được của Bác đó là “lo nỗi nước nhà”

+ Sự độc đáo của thơ Hồ Chí Minh là bài thơ kết thúc với một lời giải thích, vô cùng thẳng thắn và ngắn gọn nhưng cũng rất đáng quý trọng. à chân thực, giản dị.

3. Kết bài

     Khẳng định lại giá trị của chủ đề.

Đề b

1. Mở bài

     Nêu vấn đề xã hội cần nghị luận: Tầm quan trọng của động cơ học tập

2. Thân bài

a. Thế nào là động cơ học tập?

Từ khái niệm động cơ để làm rõ khái niệm về động cơ học tập.

+ Theo J. Piaget, “Động cơ là tất cả các yếu tố thúc đẩy cá thể hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu và định hướng cho hoạt động đó”.

+ Theo Phan Trọng Ngọ, “Động cơ học tập là cái mà việc học của họ phải đạt được để thỏa mãn nhu cầu của mình. Nói ngắn gọn, học viên học cái gì thì đó là động cơ học tập của học viên”.

b. Động cơ học tập được hình thành như thế nào?

- Được hình thành dần dần trong quá trình học tạp của học sinh.

- Có thể chia làm hai loại: động cơ bên ngoài (động cơ xã hội) và động cơ bên trong (động cơ hoàn thiện tri thức).

c. Tầm quan trọng của động cơ học tập

     Động cơ học tập đúng đắn sẽ kích thích tinh thần học hỏi của học sinh. Từ đó nâng cao hiệu quả và kết quả của việc học.

d. Cần làm gì để kích thích động cơ học tập của học sinh

- Mỗi học sinh cần ý thức được tầm quan trọng của việc học, cần có mục tiêu rõ ràng (Đặt câu hỏi “Học để làm gì?”), có phương pháp học tập đúng đắn.

- Việc hỗ trợ của phụ huynh và giáo viên cũng rất cần thiết. Cha mẹ cần giải thích rõ cho con hiểu về lợi ích của việc học và tác hại nếu như con người không có tri thức để tạo một động cơ học tập tích cực cho con.

- Giáo viên hãy tăng hứng thú trong mỗi giờ học bằng lối giảng truyền cảm, đôi khi pha chút thú vị, thường xuyên thay đổi phương pháp dạy để học sinh tìm kiếm được những điều mới lạ trong những trang sách.

3. Kết bài

     Khẳng định tầm quan trọng của động cơ học tập.