K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 10 2018

Có lẽ một phần vì tôi hay đi làm về khuya nên thường bắt gặp hình ảnh màu áo xanh thân thương các cô chú lao công. Họ cần mẫn làm việc âm thầm và lặng lẽ. Công việc gắn liền với màn đêm, cơ cực, nhưng trong sáng và đầy ý nghĩa.

Qua ánh mắt tôi không rõ họ già hay trẻ nhưng điều dễ thấy ở họ là sự cần mẫn, chịu khó vô cùng. Bắt đầu công việc khi người khác chuẩn bị được một giấc ngủ ngon, khi thành phố vẫn còn đang say trong giấc nồng. Sau một ngày thành phố tạo ra bao nhiêu là rác. Làm nghề lao công đồng nghĩa với việc chấp nhận sự hôi hám, độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe. Không chỉ có thế, còn những mối nguy hiểm của bóng đêm rình rập cũng thật đáng sợ, và còn biết bao những thiệt thòi chưa kể hết. Có những công việc khiến người phụ nữ chỉ được “ăn với chồng nửa bữa, ngủ với chồng nửa đêm”.

Những tối ba mươi Tết khi mọi nhà đã quây quần ấm cúng quanh mâm cơm tất niên hay khi mọi người đón giao thừa đã trở về nhà, tôi lại thấy những chị lao công vẫn lặng lẽ quét trên đường. Ai không khát khao được cảm giác hạnh phúc vào những thời khắc thiêng liêng nhưng thế? Tránh làm sao khỏi những phút chạnh lòng do công việc đặc biệt của mình, nhưng để cho mọi người được đón ngày đầu tiên của năm mới với không khí thật trong lành, với sự sạch sẽ và thắm tươi của muôn sắc hoa trên những con đường, người lao công đã sẵn sàng gác lại hạnh phúc bé nhỏ của cá nhân mình. Có những nữ lao công suốt mấy năm từ khi bước vào nghề muốn có một ngày được tự tay nấu và ngồi cùng chồng con ăn một bữa cơm tất niên trọn vẹn mà cứ hoài lỗi hẹn. Đấy là còn chưa kể những ngày đầu năm khi mọi người vẫn còn đang say sưa với xuân nồng, cùng nhấp môi chúc nhau li rượu ngày tết, những người lao công đã lại bắt đầu công việc của họ. Ngày lễ, ngày Tết lượng rác thải càng nhiều, thay vì được nghỉ ngơi như bao nghề khác, nghề lao công lúc này lại càng thêm vất vả. Khối lượng công việc tăng lên, họ phải làm thêm giờ mà không một lời nào ca thán.

Đành rằng ai cũng phải tham gia vào một nghề nào đó theo sự phân công của xã hội để cùng nhau lao động dựng xây đất nước bằng công sức của mình, nhưng tôi vẫn thấy thương những người lao công nhất. Có lẽ họ là những người đang tham gia vào nghề nặng nhọc và vất vả nhất trong các nghề vất vả. Họ làm việc thầm lặng và cơ cực biết bao. Khi cuộc sống càng hiện đại với dân số ngày một gia tăng, tất yếu lượng rác thải cũng sẽ ngày càng nhiều, nỗi vất vả của những người lao công chưa bao giờ dừng lại mà càng tăng thêm bội phần. Thật tuyệt vời khi ta biết được những con người ấy đã vượt lên khó khăn và luôn có trách nhiệm cao với công việc vì một môi trường trong sạch chung cho cả cộng đồng.

Những người lao công còn giúp tôi hiểu ra được bao điều tốt đẹp trong cuộc sống. Tự hào biết bao khi tôi được biết nghề lao công tuy nghèo khổ nhưng vẫn có những người như là những người như chị Hòa, chị Oanh – những nữ công nhân ở công ty môi trường số 1- phường Ba Đình đã vui vẻ tìm trả lại cho người mất sợi dây chuyền vàng và điện thoại mà họ nhặt được khi đang làm việc mà không cần nhận tiền biếu cảm ơn của người bị mất. Có thể nói hầu hết những người làm nghề lao công đều có một gia cảnh nghèo giống nhau, nhưng đó lại là điều để ta thêm kính yêu và cảm phục về sự trong sạch, lương thiện ở nhân cách của họ. Từ những người lao động bình dị chân chính ấy, tôi lại nghĩ nhiều về cuộc đời này. Tại sao có những người nghèo khổ lại sống trong sạch đáng trân trọng đến thế mà lại có những kẻ khỏe mạnh thừa sức vóc lại giả dạng đi ăn xin, lừa gạt, trộm cắp, cướp giật miếng cơm manh áo của người khác?

Những người lao công đã cho chúng ta bài học về sự cần cù trong lao động. Thật đúng như Bác Hồ đã từng nói nghề nào trong xã hội này cũng cao quý miễn mình sống bằng sức lao động của mình trong khuôn khổ pháp luật, chỉ những kẻ lười biếng chuyên ăn bám xã hội mới đáng xấu hổ. Không chỉ dạy ta tinh thần yêu lao động, người lao công còn cho ta bài học nhân cách làm người sống trung thực và một thái độ nhân ái “mình vì mọi người”. Họ chấp nhận những niềm vui nho nhỏ mất đi, sự ngọt ngào của giấc ngủ bị phá vỡ để đem đến một sự ngọt ngào khác lớn hơn cho tất cả mọi người. Đó là cái ngọt ngào được cảm nhận khi mỗi sớm mai thức dậy bước ra khỏi nhà ta được đi trên những con đường sạch sẽ thoang thoảng hương mộc lan, hay mùi thơm hoa sữa nồng nàn.

Câu chuyện những người lao công hôm nay gợi tôi nhớ về những tấm lòng cao cả mà tôi đã từng được học qua lời giảng ấp áp của cô giáo dạy văn khi cô dạy cho chúng tôi truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” ở chương trình ngữ văn cấp hai. Câu chuyện kể về anh thanh niên làm công tác khí tượng, kiêm vật lí địa cầu chuyên đo gió, đo mưa, đo nắng, , tính mây, đo chấn động mặt đất, dự báo thời tiết hằng ngày phục vụ chiến đấu, phục vụ sản xuất. Anh phải chịu cảm giác “thèm người” làm công việc đó một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, phải cắt xén giấc ngủ của mình đối mặt với cái lạnh buốt nửa đêm trên núi để đảm bảo giờ “ốp” và thông báo về kết quả về “nhà” qua bộ đàm vào bốn giờ sáng, mười một giờ trưa, bảy giờ tối, lại một giờ sáng. Tôi lại nhớ đến bạn của anh một kĩ sư ở vườn rau Sa Pa ngày ngày vẫn thầm lặng đi thụ phấn cho từng cây su hào để nhân dân toàn miền Bắc có được củ su hào to và ngọt. Hay anh bạn mười một năm chưa một ngày rời cơ quan và không đi đâu tìm vợ để làm cho xong được bản đồ sét cho đất nước…. Tôi lại nghĩ về màu áo xanh của những thanh niên tình nguyện mỗi mùa hè lại lan tỏa khắp các vùng quê, và những bản làng xa xôi đem đến ánh sáng và nguồn vui cho biết bao đồng bào còn khó khăn. Họ và những người lao công thật đáng kính, đáng được cả xã hội này tôn vinh vì họ đã và đang sống với một tinh thần thật đáng trân trọng “mình vì mọi người”.

“Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ nhường phần ai?”, tôi thần tượng những người lao công vì họ đã gánh cho cuộc sống của chúng ta rất nhiều gian khổ không thể nói hết bằng lời. Nhiều lúc bị cuốn theo nhịp sống xô bồ hối hả của cuộc sống hiện đại, mọi người cứ coi như sự hiện hữu của họ là phép mặc nhiên của cuộc đời. Xin một phút “sống chậm lại” để chúng ta nghĩ nhiề hơn về họ, chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với họ. Công việc quét rác tuy thật bình dị nhưng sự đóng góp cho môi trường thành phố thật lớn lao biết bao. Họ những người lao động lặng lẽ đang góp phần mang mùa xuân về cho đất nước.

Tôi vẫn nói vui với bạn bè: - Nếu “sạch sẽ là mẹ sức khỏe” thì những người lao công đều là “mẹ” của chúng ta đấy! Chỉ là nói vui nhưng cũng có lí chứ nhỉ. Ta biết yêu thành phố của mình bao nhiêu thì hãy biết thương những người lao công bấy nhiêu. Hãy cùng nhau tiếp sức cho họ bằng những việc rất nhỏ như đừng xả rác bừa bãi, gom rác gọn gàng, bỏ rác đúng giờ và đúng nơi quy định…, những việc này không khó và chúng ta hoàn toàn có thể làm được.

Và ai đó ơi, bạn đã bao giờ dậy thật sớm để tận hưởng không khí trong lành trước khi thành phố bừng tỉnh chưa? Khi bạn hít một hơi thở trong lành, hãy nhớ tối hôm qua cô lao công đã quét thật khẩn trương chỉ với một mong muốn thật đơn giản là để khuôn mặt của con đường kịp tươm tất cùng bạn đón ánh bình minh. Một ngày mới nắng ấm lại tràn về thành phố, đường phố sạch trơn, những tia nắng buổi sớm khẽ luồn qua từng kẽ lá, tiếng người đi tập thể dục về, tiếng xe cộ vẫn còn thưa thớt, bạn hãy hít một hơi dài để không lãng phí một phút giây nào của buổi sớm, không bỏ lỡ cảm giác tất cả vừa tỉnh giấc. Vì sao bạn biết không? Đơn giản thôi, bạn có biết ước mơ thầm lặng của những người lao công là mong sao ai trong chúng ta cũng đã từng được một lần trải qua cảm giác này. Chỉ bấy nhiêu thôi, đủ để họ thấy hạnh phúc vì đã góp được một chút gì đó cho xã hội cho tất cả những người trong thành phố mà họ đang gắn bó yêu thương.

Nghĩ về những người lao công, tôi luôn có một ước mong nho nhỏ rằng, khi bình minh một ngày mới bắt đầu, được dạo bước trên những con đường sạch sẽ, được tận hưởng cảm giác trong lành mát mẻ của buổi sớm mai, xin ai đó đừng vô tâm thản nhiên coi như là điều mình đương nhiên được hưởng. Hãy nhớ rằng đằng sau đó là nỗi vất vả thầm lặng của những người lao công đang ngày đêm giữ gìn vệ sinh cho thành phố của chúng ta. Chúng ta mỉm cười trước một ngày khi đêm qua những giọt mồ hôi của người lao công đã rơi lặng lẽ. Chúng ta tỉnh dậy sau những giấc ngủ ngon lành khi họ vừa trải qua cuộc đối mặt với bụi bặm và bao nguy hiểm chực chờ. Một chút ý thức hơn nữa trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường sẽ đồng nghĩa với chúng ta đã nói được lời yêu thương đến công sức của những anh, những chị lao công đang vất vả ngày đêm vì môi trường thân yêu của chúng ta. “Chị lao công đêm đông quét rác” không chỉ là niềm yêu thương mà còn là mong muốn được đồng cảm, sẻ chia của tất cả mọi người trong xã hội. Tôi kính chúc các cô chú lao công luôn mạnh khỏe và cầu cho sự an lành sẽ luôn đến với những con người làm nghề đáng kính như các cô, các chú.

3 tháng 1 2024

Tk:

Có thể nói người em luôn yêu thương và kính trọng nhất trong gia đình chính là người mẹ kính yêu của em.

Mẹ em có dáng người cao gầy với nước da trắng. Tóc mẹ dài lắm, mỗi lần chải tóc mái tóc tuôn dài như một dòng suối đen tuyền và được vấn lại gọn gàng sau gáy. Cũng như bao người phụ nữ khác, hàng mẹ cũng phải tất bật với những công việc ở cơ quan rồi lại về chăm sóc 2 chị em. Có đôi lúc mẹ cũng cáu giận nhưng em biết vì trên đôi vai mẹ còn gánh nặng cuộc sống hàng ngày nên em không bao giờ giận mẹ. Những lúc mẹ cười thực sự rất đẹp, nụ cười của mẹ như một làn nắng ấm bao bọc lấy không gian của ngôi nhà nhỏ. Mặc dù không nói nhưng em biết mẹ rất yêu thương hai chị em.

Thật đúng như câu thơ:

Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ

Em chỉ mong sao mẹ mãi được khỏe mạnh, hạnh phúc để em có thể quan tâm chăm sóc mẹ nhiều hơn.

28 tháng 3 2022

PHẢI ĐOÀN KẾT KO DC ĐÁNH CHIẾN NHÂU VÌ THỨ MK MUỐN, HAI BÊN PHẢI CHIA SẺ VÀ THỐNG NHẤT Ý KIẾN VÀ THỨ MK CẦN HOẶC THỨ MK MUỐN.

28 tháng 3 2022

lớp 2 chứ đâu phải lớp 6 đâu

5 tháng 12 2021

Tham khảo!

Ca dao đã có rất nhiều câu ca ngợi công ơn lớn lao của cha mẹ. Một trong số đó là bài ca dao:

“Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”

 

Bài ca dao đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh cái trừu tượng với cái cụ thể. Đó là “công cha” với “núi Thái Sơn”, “nghĩa mẹ” với “nước ở ngoài biển Đông” giúp chúng ta thấy rõ được công lao to lớn của đấng sinh thành. Họ không chỉ ban tặng cho chúng ta sự sống, mà còn nuôi dưỡng và giáo dục chúng ta nên người. Bởi vậy mà lời nhắc nhở “Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi” quả thật đúng đắn. Chín chữ cù lao ở đây gồm có sinh (đẻ), cúc (nâng đỡ), phủ (vuốt ve), súc (cho bú, cho ăn), trưởng (nuôi cho lớn), dục (dạy dỗ), cố (trông nom), phục (theo dõi tính tình mà uốn nắn), phúc (che chở). Có biết được chín chữ này, chúng ta mới thấu được nỗi vất vả của người cha, người mẹ. Để từ đó, mỗi người cần sống có trách nhiệm hơn, biết hiếu thảo với cha mẹ. Bài ca dao đã gửi gắm một bài học thật ý nghĩa.

5 tháng 12 2021

tầm 1 trang bn ơi

29 tháng 11 2021

Tham khảo!

Trong một đời người, ai mà không có những thời cấp một, cấp hai, những thời đi học cùng bạn bè, những thời “nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò”. Ôi! Sao cứ mồi lần nhớ lại là tôi rất muốn dược quay lại thời gian ấy, sao mà thân thương quá! Nhân ngày 20/11, tôi quay lại trường xưa và thấy nhiều thứ thay đổi quá. Cái hồ cá bây giờ đã lớn hơn ngày trước, vậy mà tôi cứ ngỡ đó là một thế giới to lớn đã được thu nhỏ lại. Tôi cồn nhớ cây bàng ngày nào vẫn chỉ bằng tôi, nhưng giờ đây nó đã trở thành một cây bàng cao to, vĩ đại như cây cột đình. Tôi còn nhớ những giàn mướp được trồng trước ban công giờ lại được thay bằng những chậu hoa lan màu trắng. Căn – tin trường được sửa sang đẹp hơn. Tôi còn thấy những chỗ mà chúng tôi hay chơi đá cầu, đá bóng dưới gốc cây phượng vĩ. Những kỉ niệm chợt ùa về trong chốc lát. Mọi thứ giờ đây đã khác đi rất nhiều. Tuy giờ đã là một học sinh cấp hai nhưng tôi vẫn còn quý trọng những kỉ niệm đẹp về thầy cô, mái trường và bạn bè cùa mình. Những kỉ niệm này sẽ không bao giờ phai nhòa trong tôi.

 

9 tháng 11 2023

Tk nhe 😊

Mẹ là người thân mà tôi cảm thấy yêu mến và trân trọng nhất. Năm nay, mẹ đã bốn mươi tuổi nhưng vẫn còn trẻ trung, xinh đẹp. Công việc của mẹ là bác sĩ nên khá bận rộn. Thỉnh thoảng, mẹ còn phải ở lại bệnh viện để trực. Nhưng mẹ vẫn luôn dành thời gian cho gia đình. Mẹ là một người phụ nữ vừa dịu dàng, tâm lí nhưng cũng rất nghiêm khắc. Khi tôi vẫn còn bé rất nghịch ngợm. Nhiều lúc tôi đã gây ra những lỗi lầm khiến mẹ rất buồn lòng. Những lúc như vậy, mẹ sẽ khuyên bảo tôi nhẹ nhàng mà không trách mắng. Từ nhỏ đến lớn, mẹ luôn đồng hành với tôi trong mọi sự kiện trọng đại. Thỉnh thoảng, tôi và mẹ còn chia sẻ, trò chuyện với nhau như hai người bạn. Từ tận đáy lòng, tôi luôn yêu mến và kính trọng mẹ. Tôi cũng mong rằng mẹ sẽ luôn khỏe mạnh, vui vẻ. Tôi cũng tự hứa sẽ cố gắng để mẹ luôn cảm thấy tự hào.

26 tháng 12 2024

che

 

26 tháng 4 2018

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

14 tháng 3 2020

    Mẹ tôi là người khá nghiêm khắc. Hồi bé, tôi hay hỏi mẹ: "Sao mẹ hay khắt khe với con thế? Hay mẹ không yêu con?". Mẹ cười, xoa đầu tôi: "Con ngốc nghếch của mẹ, mẹ không yêu con thì yêu ai". Mãi sau này, khi đã có chút khôn lớn, biết suy nghĩ, tôi mới hiểu được sự nghiêm khắc của mẹ chính là mẹ đang uốn nắn tôi, mong tôi trở thành người có ích cho xã hội.

    Mẹ là người vất vả. Ngoài việc cơ quan mẹ phải đảm đương gần hết các việc trong nhà. Hằng ngày, cứ đi làm về là mẹ lại tiếp tục làm các việc nhà. Tôi còn bé, giúp mẹ được rất ít. Mẹ nấu ăn rất ngon. Tôi không bao giờ bỏ bữa vì mẹ nấu ngon quá. Bố bận đi công tác luôn nên việc học hành của tôi cũng do mẹ kèm cặp. Mẹ thường xuyên kiểm tra bài vở của tôi, có bài nào không hiểu mẹ giảng giải lại cho tôi. Buổi tối, bao giờ mẹ cũng là người đi ngủ sau cùng. Trước khi đi ngủ, mẹ vào xem tôi đã ngủ chưa, có tung chăn ra ngoài không?… Mẹ cũng là người bạn thân nhất của tôi. Mỗi khi băn khoăn điều gì, mẹ sẽ là người đầu tiên tôi tâm sự, chia sẻ. Mẹ luôn lắng nghe những điều tôi nói, chỉ bảo cho tôi cách vượt qua. Mẹ tôi thật tuyệt vời.

    Tôi không thể kể hết công lao to lớn của mẹ. Câu ca dao "Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể" cũng không nói hết được công lao của cha me, Mẹ đã yêu thương tôi bằng tình yêu vô bờ bến, mẹ đã dạy dỗ tôi bằng cả tấm lòng của người mẹ. Tôi chỉ muốn mãi mãi là đứa con bé bỏng của mẹ. "Mẹ yêu của con, con yêu mẹ nhiều lắm" – tôi luôn muốn nói với mẹ câu đó. Tôi sẽ cố gắng học thật giỏi để xứng với tình yêu của mẹ.

Xin T_T 



Xem thêm tại: https://doctailieu.com/ke-ve-nguoi-me-cua-em-hay-nhat-van-mau-lop-6

14 tháng 3 2020

Những ngày gần đây, Sài Gòn cứ mưa tầm tã, mưa dầm dề, mưa như tiếng nỉ non, day dứt của đất trời mãi không thôi. Mưa mãi như thế, nên đường Sài Gòn dần biến thành sông.

Giữa cảnh trời đất mù mịt ấy, chúng ta thấy được nhiều cảnh tượng ấm áp và cảm động đến lạ. Trong đó có hình ảnh một người mẹ, giữa cơn mưa âm ỉ, nước ngập quá bánh xe, ra sức lội nước và đẩy chiếc xe hỏng về phía trước, cố gắng giữ cho đứa con của mình được khô ráo. Hình ảnh ấy khiến cho bất cứ ai nhìn vào cũng thấy sự bao la của tình mẫu tử.

Tình mẫu tử là tình yêu người mẹ dành cho đứa con của mình, kể từ khi đứa con ấy chưa tượng hình đến lúc mẹ nhắm mắt xuôi tay. Tình cảm ấy là vô điều kiện, chẳng có người mẹ nào lúc chăm con lại nghĩ về việc sau này mình được báo hiếu như thế nào, chỉ cần con lớn lên khỏe mạnh là đủ.

Khi còn trẻ các cô gái có thể đôi lúc yếu đuối, nũng nịu hay thậm chí choảnh chọe. Nhưng khi đã là mẹ thì tình mẫu tử sẽ cho các cô sức mạnh để cứng rắn, kiên cường vì con mà đứng ra nơi đầu sóng ngọn gió, bởi con là tất cả. Có thể nói, tình mẫu tử không phải thứ tình cảm giản đơn, mềm yếu mà là sức mạnh, là phép nhiệm màu của loài người.

Khi con còn bé thơ, chập chững tập đi tập nói, thì mẹ sẽ đứng ra chở che cho con, cản những sóng gió cuộc đời, tặng con một tuổi thơ yên bình, ấm áp. Rồi khi con lớn lên từng bước vào đời, mẹ vẫn luôn ở phía sau âm thầm dõi theo con và dẫu con có đi xa đến đâu, chỉ cần quay đầu lại, mẹ vẫn luôn ở đó vì mẹ là nhà, là yêu thương.Tình mẫu tử đến với những phụ nữ một cách tự nhiên. Giây phút họ biết rằng mình đang mang trong người một sinh linh bé nhỏ thì trong tim họ tự dưng sẽ nảy sinh cảm giác yêu thương và bảo vệ sinh linh ấy. Thứ tình cảm thiêng liêng ấy không hữu hình như cơm ăn áo mặc hằng ngày nhưng thiếu nó, ắt hẳn không đứa con nào có thể lớn lên toàn vẹn.

Tình mẫu tử còn đồng nghĩa với tình bao dung vô hạn. Dù con có phạm sai lầm điều gì đi nữa, dù cả thế giới có quay lưng với con thì mẹ vẫn sẵn sàng ôm con vào lòng, tha thứ cho con tất cả. Chúng ta có thể thấy hình ảnh những người mẹ tóc bạc phơ, tấm lưng còng xuống vẫn cần mẫn tay xách nách mang các thứ vào trại giam thăm những đứa con lầm lỡ.

Tình mẫu tử còn là sự hy sinh. Chúng ta có thể thấy những tấm gương vượt khó, những học sinh vùng nông thôn nghèo đỗ thủ khoa, á khoa các trường đại học, nhưng mấy ai thấy rằng phía sau đó là những người mẹ chân lấm tay bùn, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, chắt chiu từng đồng để nuôi con ăn học.

Còn có bao nhiêu người phụ nữ ngoài kia, vốn có thể hưởng thụ một cuộc sống an nhàn, sung túc nhưng vẫn lao vào lam lũ kiếm tiền để cho con có một tương lai tốt đẹp hơn. Sự hy sinh của mẹ chẳng ai có thể diễn tả hết bằng lời, như một nhà thơ đã viết:

Ngôn ngữ trần gian khờ dại quá/Sao đong đầy hai tiếng: Mẹ ơi.

Tình mẫu tử không chỉ nuôi đứa trẻ lớn khôn và còn có giúp người phụ nữ trưởng thành hơn, dạy họ biết sống vị tha, vị kỷ, biết dẹp bỏ những yêu thích của mình để dành tất cả cho con, dạy họ sống điềm tĩnh, sống mạnh mẽ để làm gương, làm lá chắn cho suốt cuộc đời đứa con bé bỏng.

Mẹ yêu con nhiều là thế, nhưng đâu phải lúc nào cũng hiểu lòng mẹ, cũng biết thương mẹ như thương con. Như đứa con trong bức ảnh kia, tuổi trẻ sức dài vai rộng vậy mà để mẹ mình lội nước giữa cơn mưa tầm tã.

Trên đời còn nhiều người còn không tốt hơn thế nữa. Họ hỗn hào, họ vô ơn với bậc sinh thành. Chỉ cần một lời mẹ lớn tiếng cũng đủ khiến họ giận dỗi bỏ đi, làm người mẹ ở nhà lo lắng khôn nguôi.

Nhưng bất hiếu với mẹ nhất là khi mẹ đã hy sinh tất cả, cố gắng mỗi ngày để lo cho ta mà ta lại chây lười, lại không chịu học hành, làm việc, chỉ biết ăn bám mẹ mà thôi. Những người như thế thật đáng trách biết bao.

Còn có những người mặc kệ công sinh thành dưỡng dục của mẹ, chỉ vì gia cảnh nghèo khó mà trách mẹ không lo được cho mình.

“Con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo”, những người trách mẹ như thế, không hề xứng đáng với tình cảm đấng sinh thành dành cho họ.

Bản thân tôi cũng có lúc giận dỗi mẹ. Nhưng khi khôn lớn hơn một chút, tôi đã hiểu mẹ đã hy sinh cho mình nhiều đến chừng nào. Vì thế, mỗi ngày tôi luôn cố gắng học tập, phụ giúp mẹ thật nhiều. Có thể tôi không cho được mẹ sung sướng nhưng tôi chắc chắn có thể cho mẹ hạnh phúc mỗi ngày.

Có thể mẹ không cho được con điều tốt nhất trên thế giới nhưng mẹ sẽ cho con điều tốt nhất mà mẹ có. Tình mẹ vĩ đại như thế, cho nên tôi hy vọng rằng bất kỳ người nào cũng sẽ nhận được niềm vui, hạnh phúc và sự yêu thương tương xứng từ những đứa con của họ.

Và: “Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc. Đừng để buồn lên mắt mẹ, nghe không?”.

28 tháng 10 2021

\(P=\dfrac{x+2\sqrt{x}+x-2\sqrt{x}}{x-4}.\dfrac{x-4}{-2\sqrt{x}}=\dfrac{2x}{-2\sqrt{x}}=-\sqrt{x}\)

\(P=-\sqrt{x}=-\sqrt{4}=-2\left(đpcm\right)\)