K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 10 2018

1 Nguyễn Trãi sống ở thời đại Hậu Lê(Lê Lợi)

2

Qua đó, người phụ nữ Việt Nam có thể hóa thân vào những chiếc bánh dân dã đáng yêu ấy. Bà không dùng “khuôn mặt hình trái xoan”, hay “đôi mày hình lá liễu” để mô tả vẻ đẹp quý phái của phụ nữ , trái lại bà dùng hình tượng “tròn”, “trắng” để cho ta có thể liên tưởng đến một vẻ đẹp mạnh mẽ, xinh xắn. Bên cạnh đó, điệp từ “vừa” càng làm tăng thêm sự tự hào về vẻ đẹp ngoại hình của người phụ nữ Việt Nam. Người phụ nữ Việt Nam mạnh khỏe, xinh xắn, đáng yêu là thế, còn cuộc đời của họ thì sao? Trong xã hội phong kiến xưa, số phận người phụ nữ cũng lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước trong nồi.

12 tháng 12 2021

Tham khảo

Vẻ đẹp của người phụ nữ hiện lên “vừa trắng lại vừa tròn” gợi ra một thân hình khá đầy đặn, nước da trắng hồng. Đó là chuẩn mực của người phụ nữ đẹp trong xã hội xưa. Xinh đẹp là vậy, nhưng cuộc đời lại nhiều bất hạnh.

BÀI 1:: “Thân em vừa trắng lại vừa tròn” Câu 1.Câu thơ trên nằm trong bài thơ nào của ai ? Bài thơ được viết theo thểthơ nào? Nêu hiểu biết của em vềthểthơ đó?Phương thức biểu đạt chính của bài thơ? Chép chính xác đểhoàn thiện bài thơ.Câu 2: Từ“Rắn nát”, “nước non”trong bài thơ trên thuộc loại từghép nào? Vì sao? Hãy giải thích nghĩa của từ“Rắn nát”?Câu 3:Qua bài thơ, HồXuân Hương đã thểhiện thái độgì...
Đọc tiếp

BÀI 1:: “Thân em vừa trắng lại vừa tròn” Câu 1.Câu thơ trên nằm trong bài thơ nào của ai ? Bài thơ được viết theo thểthơ nào? Nêu hiểu biết của em vềthểthơ đó?Phương thức biểu đạt chính của bài thơ? Chép chính xác đểhoàn thiện bài thơ.Câu 2: Từ“Rắn nát”, “nước non”trong bài thơ trên thuộc loại từghép nào? Vì sao? Hãy giải thích nghĩa của từ“Rắn nát”?Câu 3:Qua bài thơ, HồXuân Hương đã thểhiện thái độgì đối với người phụnữtrong xã hội phong kiến?Câu4 : Trình bày nét đặc sắc và nghệthuật của bài thơ.Câu 5: Bài thơ “Bánh trôi nước” là 1 bài thơ đa nghĩa, hãy chỉra nghĩa đen và nghĩa bóng của bài thơ.Câu 6: Hãy ghi lại những câu ca dao mởđầu bằng cụm từ“Thân em”.BÀI 2 :Chỉra và phân tích ý nghĩa của những quan hệtừtrong những câu thơ sau:“ Rắn nát mặc dầu tay kẻnặnMà em vẫn giữtấm lòng son”.( Gợi ý : với chiếc bánh ; Với người phụnữ) BÀI3 : Đọccâu thơ sau và trả lời câu hỏi:Thân em vừa trắng lại vừa trònCâu 1:Viết tiếp những câu thơ còn lại cho hoàn chỉnh bài thơBánh trôi nước –HồXuân Hương(SGK Ngữvăn 7 -Tập 1).Câu 2:Bài thơ được viết theo thể thơ gì? Nêu đặc điểm của thể thơ? Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ.Câu 3: Hãy tìm những quan hệ từ được sử dụng trong bài thơ?Nêu tác dụng của các quan hệ từ đó.BÀI4 : Đọccâu thơ sau và trả lời câu hỏi:Bước tới Đèo Ngang bóng xếtàCâu 1:Bằng trí nhớhãy viết lại 3 dòng thơ tiếp theo đểhoàn thành 4 dòng thơ đầu của bài thơQua Đèo Ngang –Bà Huyện Thanh Quan (SGK Ngữvăn 7 tập 1).Câu 2:Bài thơ được viết theo thể thơ gì? Nêu đặc điểm của thể thơ? Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ.Câu 3: Hãy tìm những từ láy được sử dụng trong đoạn thơ? Nêu tác dụng của các từ láy đó.

BÀI 5 : Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,Cỏ cây chen đá, đá chen hoa.Lom khom dưới núi, tiều vài chú,Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,Một mảnh tình riêng, ta với ta.(Bà Huyện Thanh Quan)1.1.Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chínhcủa bài thơ trên?1.2.Nêu nội dung chính của bài thơ ?1. 3. Chỉ ra từ ghép, từ láy, từ Hán Việt cótrong bài thơ?Câu 2: . Em có nhận xét gì về cách dùng cụm từ “ta với ta” trong của Bà Huyện Thanh Quan BÀI 6 : Đọc đoạn thơ sau và trảlời các câu hỏi:“Namquốc sơn hà Nam đếcư”.Câu 1. Câutrên trích từvăn bản nào? Tác giảlà ai?Chép chính xác hoàn thiện .Câu 2. Trình bày hoàn cảnh ra đời của bài thơ?Câu 3. Bài thơ được làm theo thểthơ nào? Những đặc điểm nổi bật vềhình thức của thểthơ này là gì?Câu 4. Giải thích các yếu tốHán Việt trong các từsau: sơn hà, thiên thư.Câu 5. Nếu có bạn thắc mắc sao không nói là “Nam nhân cư” (người Nam ở) mà lại nói “Nam đếcư” (Vua Nam ở) thì em sẽgiải thích như thếnào?Nêu ý nghĩa của từ“đế”Câu 6. Câu thơ thứba bài thơ Nam quốc sơn hà có hình thức của câu hỏi. Nêu tác dụng của hình thức này.Câu 7. Theo em, vì sao bài bài thơ này lại được coi như một bản tuyên ngôn độc lập? BÀI 7 : Câu 1. Chép thuộc lòng bài thơ Bánh trôi nước:Câu 2. Từ“Em” trong bài thơ thuộc từloại gì? Bài thơ viết vềthân phận của ai?Câu 3. Nêu ý nghĩa của cụm từ“Vừa trắng lại vừa tròn” và Thành ngữ“Bảy nổiba chìm”. Các cụm từđó giúp em hiểu gì vềthân phận của họ?Câu 4. Từviệc hiểu nội dung bài thơ “Bánh trôi nước”, em có suy nghĩ gì vềvẻđẹp của người phụnữViệt Nam trong thời đại ngày nay?

Câu 5. Bài thơ đã mượn hình ảnh cái bánh trôi đểnói vềthânphận con người. Cách nói này có gì giống và khác với truyện ngụngôn?Câu 6. Kểtên ít nhất một tác phẩm văn học trung đại mà em đã học có chủđềtương tựchủđềcủa văn bản trên. Ghi rõ tên tác giả.BÀI 8 : Đọc đoạn thơ sau và trảlời các câu hỏi:“Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tàCỏ cây chen đá, lá chen hoaLom khom dưới núi, tiều vài chúLác đác bên sông, chợ mấy nhà ...(Ngữ văn 7, tập 1, NXB Giáo dục)Câu 1: Đoạn thơ trên được trích từ bài thơ nào? Tác giả bài thơ đó là ai?Câu 2: Bài thơ được viết theo thể thơ gì? Dấu hiệu nào cho em biết điều đó?Câu 3: Các từ:lom khom, lác đácthuộc loại từ gì?Câu 4:Nội dung của đoạn thơ trên. Khung cảnh ấy được gợi lên thông qua những chi tiết nào?Câu 5:Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ:Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.Câu 6: Phong cảnh Đèo Ngang được miêu tả trong thời điểm nào? Em có nhận xét gì về tâm trạng của nhà thơ khi miêu tả phong cảnh thiên nhiên và cuộc sống của con người?Câu 7:Tìm 2 từ láy, 1 từ Hán Việt và 1 quan hệ từ trong bài thơ.BÀI 9 : 1. Khi chép 2 câu thực của bài thơ có bạn chép " Lom khom dưới núi tiều vài chú/ Thấp thoáng bên sông chợ mấy nhà" . Bạn đã chép sai từ nào? Việc chép sai như vậy có ảnh hưởng gì đến nội dung của câu thơ hay không? Vì sao?

0

Dàn ý

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Trãi và vị trí tác phẩm đại cáo bình Ngô trong nền văn học.

- Khái quát về tư tưởng nhân nghĩa: Là tư tưởng quan trọng chủ đạo trong bài. Tư tưởng này mang tính nhân văn và có giá trị nhân đạo sâu sắc.

II. Thân bài

1. Quan niệm về tư tưởng nhân nghĩa

- Tư tưởng nhân nghĩa xuất phát từ quan niệm Nho giáo: là mối quan hệ giữa người với người dựa trên cơ sở của tình thương và đạo lí.

- Tư tưởng nhân nghĩa trong quan niệm của Nguyễn Trãi: Chắt lọc những hạt nhân cơ bản nhất, tích cực nhất của của Nho giáo để đem đến một nội dung mới đó là:

    + Yên dân: Làm cho cuộc sống nhân dân yên ổn, no đủ, hạnh phúc.

    + Trừ bạo: Vì nhân mà dám đứng lên diệt trừ bạo tàn, giặc xâm lược.

→Đó là tư tưởng rất tiến bộ, tích cực và phù hợp với tinh thần của thời đại

2. Sự thể hiện của tư tưởng nhân nghĩa trong Đại cáo bình Ngô.

a. Nhân nghĩa gắn với sự khẳng định chủ quyền, độc lập dân tộc.

Đứng trên lập trường nhân nghĩa, Nguyễn Trãi đã khẳng định chủ quyền dân tộc bằng một loạt dẫn chứng đầy thuyết phục:

- Nền văn hiến lâu đời

- Lãnh thổ, bờ cõi được phân chia rõ ràng, cụ thể

- Phong tục tập quán phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc

- Có các triều đại lịch sử sánh ngang với các triều đại Trung Hoa.

→Khẳng định độc lập dân tộc là chân lí, sự thật hiển nhiên mà không ai có thể chối cãi, thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc

→Đây là tiền đề cơ sở của tư tưởng nhân nghĩa bởi chỉ khi ta xác lập được chủ quyền dân tộc thì mới có những lí lẽ để thực thi những hành động “nhân nghĩa”

b. Nhân nghĩa thể hiện ở sự cảm thông, chia sẻ với nỗi thống khổ của người dân mất nước.

Đứng trên lập trường nhân bản, tác giả liệt kê hàng loạt những tội ác dã man của giặc Minh với nhân dân ta:

- Khủng bố, sát hại người dân vô tội: Nướng dân đen, vùi con đỏ,..

- Bóc lột thuế khóa, vơ vét tài nguyên, sản vật: nặng thuế khóa, nơi nơi cạm đất

- Phá hoại môi trường, sự sống: tàn hại giống côn trùng, cây cỏ,...

- Bóc lột sức lao động: Bị ép xuống biển mò ngọc, người bị đem vào núi đãi cát tìm vàng,..

- Phá hoại sản xuất: Tan tác cả nghề canh cửi,...

→Nỗi căm phẫn, uất hận của nhân dân ta trước tội ác của giặc

→Niềm cảm thông, xót xa, chia sẻ với nỗi thống khổ mà nhân dân ta phải chịu đựng

c. Nhân nghĩa là nền tảng sức mạnh để chiến thắng kẻ thù.

- Cuộc chiến của ta ban đầu gặp vô vàn khó khăn: Lương hết mấy tuần, quân không một đội

- Nhưng nghĩa quân biết dựa vào sức dân, được nhân dân đồng tình, ủng hộ đã phản công giành được thắng lợi to lớn:

    + Những thắng lợi ban đầu đã tạo thanh thế cho nghĩa quân, trở thành nỗi khiếp đảm của kẻ thù

    + Nghĩa quân liên tiếp giành thắng lợi tiêu diệt giặc ở các thành chúng chiếm đóng, tiêu diệt cả viện binh của giặc.

→Tư tưởng nhân nghĩa với những hành động nhân nghĩa đã khiến quân và dân có sự đoàn kết, đồng lòng tạo thành sức mạnh to lớn tiêu diệt kẻ thù bởi tất cả mọi người đều cùng chung một mục đích chiến đấu

d. Nhân nghĩa thể hiện ở tinh thần chuộng hòa bình, tinh thần nhân đạo của dân tộc.

- Sau khi tiêu diệt viện binh, quân ta đã thực thi chính sách nhân nghĩa

    + Không đuổi cùng giết tận, mở đường hiếu sinh.

    + Câp thuyền, phát ngựa cho họ trở về.

- Để quân ta nghỉ ngơi, dưỡng sức

→Đây là cách ứng xử vừa nhân đạo, vừa khôn khéo của nghĩa quân Lam Sơn, khẳng định tính chất chính nghĩa cuộc chiến của ta, thể hiện truyền thống nhân đạo, nhân văn, chuộng hòa bình của dân tộc Đại Việt

→Thể hiện tầm nhìn xa trông rộng để duy trì quan hệ ngoại giao sau chiến tranh của dân tộc ta với Trung Quốc.

III. Kết bài

- Khái quát, đánh giá lại vấn đề

- Liên hệ tư tưởng nhân nghĩa trong thời đại nay: vẫn còn được ngợi ca và là truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Tuy nhiên ứng với mỗi hoàn cảnh cụ thể nó lại mang những ý nghĩa giá trị khác.

Chúc bn hok tốt!!

17 tháng 6 2019

Đáp án: C

2 tháng 9 2019

a, Nghĩa đen: Hồ Xuân Hương tả chiếc bánh trôi nước trong trạng thái được luộc chín:

- Vừa trắng lại vừa tròn

- Bảy nổi ba chìm

- Tùy sự khéo léo của người nặn bán

- Lòng son: nhân đường bên trong chiếc bánh

b, Tác giả thể hiện tài tình phẩm chất và thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ

- Từ “thân em” – cách nói phổ biến trong dân gian- gợi lên hình ảnh thân phận bảy nổi ba chìm của người phụ nữ trong xã hội phong kiến

- Thái độ ngợi ca, trân trọng vẻ đẹp về phẩm chất của người phụ nữ

- Tình thương, sự thông cảm, thái độ khẳng định, ngợi ca

⇒ Hình ảnh bánh trôi nước tượng trưng cho thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến dù bị xô đẩy vẫn trong trắng, chung thủy, son sắt

c, Hồ Xuân Hương có những bài thơ tả cảnh, tả vật khác như Cái quạt, Qủa mít, mời trầu

- Điểm chung: Mượn hình ảnh của sự vật để cất lên tiếng nói thương cảm, bênh vực và nâng đỡ người phụ nữ

- Nghĩa bóng, tả người con gái mới quyết định giá trị của bài thơ.

 
22 tháng 12 2021

Tham khảo!

 

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”

Qua đó, người phụ nữ Việt Nam có thể hóa thân vào những chiếc bánh dân dã đáng yêu ấy. Bà không dùng “khuôn mặt hình trái xoan”, hay “đôi mày hình lá liễu” để mô tả vẻ đẹp quý phái của phụ nữ , trái lại bà dùng hình tượng “tròn”, “trắng” để cho ta có thể liên tưởng đến một vẻ đẹp mạnh mẽ, xinh xắn. Bên cạnh đó, điệp từ “vừa” càng làm tăng thêm sự tự hào về vẻ đẹp ngoại hình của người phụ nữ Việt Nam. Người phụ nữ Việt Nam mạnh khỏe, xinh xắn, đáng yêu là thế, còn cuộc đời của họ thì sao? Trong xã hội phong kiến xưa, số phận người phụ nữ cũng lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước trong nồi.

“Bảy nổi ba chìm với nước non”

Cuộc đời long đong, gian truân đầy sóng gió dường như đã dành sẵn cho người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến, nghe như một tiếng than thầm, cam chịu, nhưng cũng phảng phất vẻ cao ngạo của họ. Cũng nổi, cũng chìm, nhưng lại nổi chìm “với nước non”.

 

22 tháng 12 2021

Bánh trôi nước-một loại bánh dân dã, bình thường thấy quanh năm, được Hồ xuân Hương miêu tả một cách sinh động về màu sắc, hình dáng như là chiếc bánh đang tự nói về chính mình:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”

Qua đó, người phụ nữ Việt Nam có thể hóa thân vào những chiếc bánh dân dã đáng yêu ấy. Bà không dùng “khuôn mặt hình trái xoan”, hay “đôi mày hình lá liễu” để mô tả vẻ đẹp quý phái của phụ nữ , trái lại bà dùng hình tượng “tròn”, “trắng” để cho ta có thể liên tưởng đến một vẻ đẹp mạnh mẽ, xinh xắn. Bên cạnh đó, điệp từ “vừa” càng làm tăng thêm sự tự hào về vẻ đẹp ngoại hình của người phụ nữ Việt Nam. Người phụ nữ Việt Nam mạnh khỏe, xinh xắn, đáng yêu là thế, còn cuộc đời của họ thì sao? Trong xã hội phong kiến xưa, số phận người phụ nữ cũng lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước trong nồi.

“Bảy nổi ba chìm với nước non”

Cuộc đời long đong, gian truân đầy sóng gió dường như đã dành sẵn cho người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến, nghe như một tiếng than thầm, cam chịu, nhưng cũng phảng phất vẻ cao ngạo của họ. Cũng nổi, cũng chìm, nhưng lại nổi chìm “với nước non”.

Cuộc đời có bạc bẽo, bất công, cuộc sống có gian khổ, long đong như thế nào chăng nữa, người phụ nữ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung cùng những phẩm chất tốt đẹp của mình. Đó là sự khẳng định của bà và đó cũng chính là phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam.

Với hình tượng cái bánh trôi nước, Hồ xuân Hương đã nói lên được vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ, đồng thời cũng đã đề cập đến một vấn đề xã hội rộng lớn đối với người phụ nữ – sự bình đẳng giới. Đây cũng chính là vấn đề mà xã hội tốt đẹp của chúng ta đang xây dựng. Cám ơn bà đã để lại cho đời một bài thơ thật đẹp.

10 tháng 2 2022

Tham khảo :

Dân tộc Việt Nam ta từ bao đời nay luôn có một truyền thống tốt đẹp đó là lòng nồng nàn yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc sâu sắc. Điều ấy không chỉ thể hiện mạnh mẽ và rõ ràng thông qua các cuộc chống giặc ngoại xâm giữ nước kể từ thời các vua Hùng cho đến tận ngày hôm nay, mà tinh thần yêu nước của dân tộc ta còn được gửi gắm một cách sâu sắc và khéo léo vào nhiều các tác phẩm văn chương đặc sắc, với ngòi bút tài hoa của nhiều tác giả. Đặc biệt với Nguyễn Trãi một nhà chính trị, nhà quân sự tài ba, kiệt xuất, một danh nhân văn hóa thế giới thì tư tưởng yêu nước của người gửi gắm trong tác phẩm lại càng có nhiều điểm đáng quý, đáng trân trọng tôn sùng hơn cả. Bình Ngô đại cáo, tác phẩm nổi tiếng nhất trong sự nghiệp văn chương của Nguyễn Trãi, được muôn đời sau ca ngợi là áng thiên cổ hùng văn, là áng văn chính luận mẫu mực nhất đồng thời là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của nước ta, không chỉ mang trong mình giá trị lịch sử, vai trò chính trị quan trọng trong công cuộc chống quân Minh xâm lược mà còn chứa đựng trong mình cả tinh thần của một dân tộc - tinh thần yêu nước đã trở thành truyền thống ngàn đời và ngày một sâu nặng trong máu thịt văn hóa của nhân dân ta . Ngày nay, với xu thế phát triển của thế giới vượt bậc, trước mọi kẻ thù lâm le. Cuộc chiến hiện nay không bằng gươm giáo nữa, mà là chính trị và kinh tế. Vậy mỗi người con dân đất Việt phải có tinh thần như thế nào, và phải làm gì cho đất nước chúng ta. Làm gì để không hổ thẹn khi đọc những áng văn bất hủ, mà đầy tính yêu nước thương dân, tự hào nền văn hiến dân tộc, tinh thần nhân đạo nói chung và của trái tim mỗi người. Người viết cũng rất háo hức với tinh thần chung đó và nhân đây xin trình bày những điều tâm đắc của người viết khi đọc qua tác phẩm này.

10 tháng 2 2022

Em chưa học đến bài này, nhưng vì muốn giúp chị thế nên em vẫn làm có gì không hay chị thông cảm cho em . Lần đầu viết văn lớp 10.

Tác phẩm "Bình ngô đại cáo" được Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết vào khoảng năm 1428,  khi cuộc kháng chiến chống Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn đã thắng lợi, quân Minh buộc phải ký hòa ước, rút quân về nước, nước ta bảo toàn được nền độc lập tự chủ, hòa bình.Tác phẩm là áng văn  chính luận mẫu mực và xuất sắc của Nguyễn Trãi, không chỉ mang trong mình giá trị lịch sử, vai trò chính trị quan trọng trong công cuộc chống quân Minh xâm lược mà còn chứa đựng trong mình cả tinh thần của một dân tộc. Tác giả đã lên án dành cho cả tổ tiên quân xâm lược. Ngày nay, thế giới ngày càng phát triển hơn, đã không còn những việc chiến tranh bằng gươm giáo nữa mà là bằng chính trị và kinh tế. Vậy chúng ta phải làm một việc gì đó để thể hiện tinh thần trách nhiệm của mỗi người đối với đất nước, để không hổ thẹn với những gì mà những người đi trước đã tạo nên, đã trả bằng xương máu để cho chúng ta có một cuộc sống như bây giờ. Trong mỗi người dân Việt Nam, tinh thần trách nhiệm của con người vẫn luôn là phẩm chất đạo đức mà mọi người ai cũng cần có. Thật vậy, dù trong cuộc sống hòa bình hay trong những tình cảnh khó khăn dịch bệnh như hiện nay thì tinh thần trách nhiệm chính là thứ mà góp phần làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Đối với tôi, để thể hiện tinh thần trách nhiệm thì tôi vẫn luôn ra sức học hỏi để góp phần xây dựng tổ quốc ngày càng một tốt đẹp hơn. Luôn đứng lên từ cái sai lầm của mình và không bao giờ dựa dẫm qúa nhiều vào người khác. Có như vậy em mới không bao giờ hổ thẹn với các áng văn bất hủ, không bao giờ hổ thẹn với cái lớp đi trước.