Có lần em mơ thấy mình đã gặp được Âu Cơ và các con của của Nàng.Em hãy kể lại giấc mơ kì thú đó
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Mở bài: Giới thiệu về cuộc gặp kì lạ với nàng Âu Cơ và những người con.
2. Thân bài:
- Kể về cuộc gặp gỡ:
+ Em đã gặp Âu Cơ và những người con của nànong hoàn cảnh nào? Miêu tả hình dáng, điệu bộ, cử chỉ,... của họ.
+ Khung cảnh của cuộc gặp (thiên nhiên, con người, sinh hoạt, lao động,...)
+ Em đã trò chuyện với họ những gì?
- Qua lần gặp gỡ ấy, em hiểu thêm điều gì về Âu Cơ, Lạc Long Quân, những người con của họ và đất nước Hùng Vương thuở ban đầu.
- Điều lí thú và bổ ích qua lần gặp ấy.
- Tình cảm và suy nghĩ của em về nhân vật đó.
3. Kết bài: Giấc mơ thật tuyệt diệu, cuộc gặp gỡ ấy vô cùng lí thú đối với em.
Các bạn ạ ! Chúng mình hẳn ai cũng từng trải qua những giấc mơ thú vị, cách đây một tuần, tôi vừa mơ một giấc mơ mà qua đó, tôi đã học được rất nhiều điều.
Hôm ấy, vào buổi trưa, trời đang vào lúc chuyển mùa. Những cơn gió đầu mùa thu mát mẻ thổi những chiếc lá khô bay dọc mép sân, đang làm bài tập, tôi bỗng thấy hai mắt tự dưng ríu lại. Cứ thế, tôi gục ngay dưới góc học tập của mình. Tôi đi vào một giấc mơ.
Trong giấc mơ ngắn ngủi, tôi thấy mình bị lạc giữa một khu rừng lớn bốn bề cây cao. Tôi lần đường tìm ra bờ suối mong sẽ gặp ai đó đi rừng. Phải đến ngang chiều, tôi mới nhìn thấy dòng nước mát khi chân tay và cả người nữa đã rời rã. Vừa vục tay xuống một ngụm nước, tôi bỗng giật mình.
Cháu là ai ? Sao lại tới đây ? Một bà lão tóc bạc trắng đang đứng ngay trước mặt tôi.
Thấy tôi hoảng hồn nhưng trông vẻ mặt phúc hậu của bà, tôi ngập ngừng :
Dạ ! Cháu…cháu…
Cháu đừng sợ !
Dạ ! Thế bà là ai ạ ?
Bà là thủy tổ của người Việt cháu ạ !
A ! Cháu hiểu rồi ! Bà chính là mẹ Âu Cơ.
Cháu vừa mới học xong bài này nhưng có một vài điều cháu chưa hiểu được , tiện đây cháu có thể hỏi bà được không ?
Ừ ! Cháu ngoan lắm, nào có điều gì chưa hiểu cháu cứ hỏi đi !
Dạ !Tại sao ngày xưa khi đưa năm mươi con lên núi, bà lại lập ngay con trưởng làm vua.
À !Vì cả nước Nam ta rộng lớn lắm, nếu không có ai chịu trách nhiệm đứng ra cai quản non sông thì đất nước không có chủ quyền được cháu ạ !
Thế còn số người còn lại, sao bà lại cho mỗi người đi cai quản một phương trời ?
Có như vậy chúng ta mới vừa giữ gìn, vừa mở rộng đất đai lãnh thổ. Và nhất là mỗi khi có việc hệ trọng thì miền ngược, miền xuôi, miền nam, miền bắc là anh em chung của một nhà cũng tương thân, tương ái cho nhau.
Dạ cháu cảm ơn bà ! Bây giờ thì cháu đã hiểu.
Thôi bây giờ bà sẽ đưa cháu về nhà, hãy học tập cho tốt để làm những điều có ích cho đất nước mai sau, cháu nhé !
Toàn ! Toàn ơi ! Dậy lên giường ngủ đi con !
Tiếng mẹ tôi gọi, tôi tỉnh dậy, ngơ ngác. Mẹ tôi ra chiều không hiểu, tôi nhìn mẹ nhoẻn miệng cười. Ở ngoài kia những cơn gió thu vẫn thổi mát rượi. Những chiếc lá vàng vẫn tung bay nhảy múa.
Các bạn ạ ! Chúng mình hẳn ai cũng từng trải qua những giấc mơ thú vị, cách đây một tuần, tôi vừa mơ một giấc mơ mà qua đó, tôi đã học được rất nhiều điều.
Hôm ấy, vào buổi trưa, trời đang vào lúc chuyển mùa. Những cơn gió đầu mùa thu mát mẻ thổi những chiếc lá khô bay dọc mép sân, đang làm bài tập, tôi bỗng thấy hai mắt tự dưng ríu lại. Cứ thế, tôi gục ngay dưới góc học tập của mình. Tôi đi vào một giấc mơ.
Trong giấc mơ ngắn ngủi, tôi thấy mình bị lạc giữa một khu rừng lớn bốn bề cây cao. Tôi lần đường tìm ra bờ suối mong sẽ gặp ai đó đi rừng. Phải đến ngang chiều, tôi mới nhìn thấy dòng nước mát khi chân tay và cả người nữa đã rời rã. Vừa vục tay xuống một ngụm nước, tôi bỗng giật mình.
Cháu là ai ? Sao lại tới đây ? Một bà lão tóc bạc trắng đang đứng ngay trước mặt tôi.
Thấy tôi hoảng hồn nhưng trông vẻ mặt phúc hậu của bà, tôi ngập ngừng :
Dạ ! Cháu…cháu…
Cháu đừng sợ !
Dạ ! Thế bà là ai ạ ?
Bà là thủy tổ của người Việt cháu ạ !
A ! Cháu hiểu rồi ! Bà chính là mẹ Âu Cơ.
Cháu vừa mới học xong bài này nhưng có một vài điều cháu chưa hiểu được , tiện đây cháu có thể hỏi bà được không ?
Ừ ! Cháu ngoan lắm, nào có điều gì chưa hiểu cháu cứ hỏi đi !
Dạ !Tại sao ngày xưa khi đưa năm mươi con lên núi, bà lại lập ngay con trưởng làm vua.
À !Vì cả nước Nam ta rộng lớn lắm, nếu không có ai chịu trách nhiệm đứng ra cai quản non sông thì đất nước không có chủ quyền được cháu ạ !
Thế còn số người còn lại, sao bà lại cho mỗi người đi cai quản một phương trời ?
Có như vậy chúng ta mới vừa giữ gìn, vừa mở rộng đất đai lãnh thổ. Và nhất là mỗi khi có việc hệ trọng thì miền ngược, miền xuôi, miền nam, miền bắc là anh em chung của một nhà cũng tương thân, tương ái cho nhau.
Dạ cháu cảm ơn bà ! Bây giờ thì cháu đã hiểu.
Thôi bây giờ bà sẽ đưa cháu về nhà, hãy học tập cho tốt để làm những điều có ích cho đất nước mai sau, cháu nhé !
Toàn ! Toàn ơi ! Dậy lên giường ngủ đi con !
Tiếng mẹ tôi gọi, tôi tỉnh dậy, ngơ ngác. Mẹ tôi ra chiều không hiểu, tôi nhìn mẹ nhoẻn miệng cười. Ở ngoài kia những cơn gió thu vẫn thổi mát rượi. Những chiếc lá vàng vẫn tung bay nhảy múa.
Đêm 29 Tết. Em cùng mẹ thức canh ngồi bánh chưng. Khuya lắm rồi, mọi người đã ngủ cả. Mọi vật đều chìm trong im lặng, chỉ còn nghe tiếng sôi đều của nồi bánh chưng. Củi cháy đượm, thỉnh thoảng vang lên tiếng nổ nhỏ lép bép. Em ngồi tựa vào vai mẹ, nhìn bếp lửa đỏ hồng, thả hồn theo những tàn tửa bay lên chấp chới như những đốm sao lung linh...
Bỗng một vầng sáng hiện ra làm mắt em lóa mắt. Em định thần nhìn kĩ: đó là một cung điện nguy nga của thời xưa giữa một vùng đất đầy hoa thơm cỏ lạ - cung điện Long Trang. Có hai người đang ngồi bên nhau giữa đại sảnh mà em chưa hề gặp bao giờ: một người mình rồng, tướng mạo phi thường, sức khỏe vô địch; một người dòng tiên, xinh đẹp tuyệt trần, hương thơm ngan ngát. Ngắm nghía họ một lúc, em mới nhận ra đó là Lạc Long Quân và Âu Cơ, tổ tiên của dân tộc Việt Nam ta. Họ đã kết thành vợ chồng, đẻ ra bọc trăm trứng, nở ra trăm người con, người con cả được tôn lên làm vua, đóng đô Phong Châu, lập ra nước Văn Lang và thời đại Hùng Vương, cha truyền con nối đến 18 đời.
Có tiếng ngựa hí vang. Cung điện Long Trang biến mất, chỉ còn thấy lửa phun ra từ miệng ngựa đỏ rực cả một vùng làng mạc tre mọc san sát hai bên đường. Em nhận ra đó là làng Cháy ở cạnh làng Phù Đổng. Và kì lạ quá! Không phải ngựa thật mà là ngựa sắt đang phi nhanh, đang phun lửa. Trên mình ngựa, một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt, đang vung roi sắt đánh giết quân thù làm cho chúng chết như rạ. Roi sắt gãy, tráng sĩ nhổ những cụm tre bên đường quạt vào giặc tơi bời, đuổi chúng đến chân núi Sóc rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời. Em ngây người đứng ngắm cái cảnh cực kì hùng tráng ấy của người anh hùng làng Gióng mà tự hào, khâm phục, ngỡ như âm vang của chiến thắng còn vọng mãi đến muôn đời sau.
Bỗng trời đất tối sầm, chớp loé sáng, rồi dông bão nổi lên ầm ầm, rung chuyển cả không gian. Nước sông dâng lên cuồn cuộn, và em thấy, trên dòng nước, một thần hình dáng kì dị “râu ria quăn xanh rì” cưỡi trên lưng rồng đang hung hăng hô gió, gọi mưa, quát tháo các loài thủy tộc dâng nước lên đánh kẻ đã lấy được công chúa Mị Nương để hạ cơn ghen tức của mình. Em sợ quá, vội tìm dường lên núi để tránh dòng nước lũ. Trên đỉnh Tản Viên, em thấy một vị thần linh dáng hào hùng, mặt mày uy nghi, đang dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Đó là cuộc giao tranh dữ dội và quyết liệt chưa từng thấy giữa Thủy Tinh và Sơn Tinh vào thời Hùng Vương thứ 18. Đứng trên núi nhìn xuống, em thấy thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước, nhưng kì lạ biết bao, khiến em không tin vào mắt mình nữa: nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi của Sơn Tinh lại cao lên bấy nhiêu như có phép thần thông biến hóa. Đánh mãi không được, quân của Thủy tinh chết rất nhiều, xác ba ba và thuồng luồng nổi đầy cả sông. Thần Nước đành rút quân về, nhưng oán nặng thù sâu, hằng năm lại làm mưa gió, dâng nước lên đánh Thần Núi nhưng vẫn không thắng nổi.
Giờ đây dông bão đã tan, trời lại hừng sáng, đẹp tuyệt trần. Từ đỉnh Tản Viên, nhìn về phía Đông, em thấy những dải mây vàng bay lượn như rồng uốn khúc trên bầu trời Thăng Long. Theo mây trắng xứ Đoài, em bay về đất kinh kì ngàn năm văn vật. Cảnh và người ở kinh đô đẹp quá. Em nhận ra Lê Thái Tổ (tức người anh hùng áo vải năm xưa đất Lam Sơn) đang dạo thuyền rồng quanh hồ Tả Vọng cùng với quần thần. Đất nước đã thanh bình sau mười năm kháng chiến đuổi sạch giặc Minh. Nhà vua mặc áo long bào, chít khăn vàng, khuôn mặt uy nghi mà phúc hậu, đôi mắt rất sáng dưới đôi lông mày lưỡi mác đen nhánh. Bỗng có con Rùa Vàng nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Em chăm chú nhìn, thấy thanh gươm thần đeo bên người vua tự nhiên động đậy. Con Rùa Vàng bơi về phía thuyền vua, đứng nổi trên mặt hước và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân!”. Nhà vua rút gươm quẳng về phía Rùa Vàng. Thật kì lạ, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm nhanh như cắt và lặn xuống đáy nước. Đó là thanh gươm mà Đức Long Quân đã trao cho Lê Lợi ở rừng Lam Sơn để đánh thắng giặc Minh xâm lược. Bây giờ đất nước thanh bình, ngài sai Rùa Vàng lên đòi lại. Chả thế mà hồ lại mang tên là Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm. Gươm và Rùa đã chìm đáy nước, em vẫn còn nhìn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh.
Bỗng, có ai đó lay em rồi có tiếng mẹ em gọi: “Dậy đi con! Gần sáng rồi, vào nhà ngủ kẻo lạnh, sương xuống nhiều quá ướt hết tóc con gái tôi rồi”. Em mở mắt bừng tỉnh. Thì ra là một giấc mơ, một giấc mơ dài, thú vị quá. Giấc mơ đã đưa em đi qua bao miền của đất nước, gặp bao con người kì diệu với những sự tích diệu kì, như xem một cuốn phim quay chậm của lịch sử dân tộc từ khi dựng nước đến thế kỉ XV.
"Bài học đường đời đầu tiên" em đang học bài thì cơn buồn ngủ ập đến, ko cưỡng lại được em ngủ đi lúc nào không hay. Trong giấc mơ em đang đứng ở giữa bãi cỏ xanh um, bầu trời trong xanh, thời tiết mát mẻ. Em đang ngạc nhiên trước cảnh vật thì bỗng nghe tiếng khóc thất thanh. Em tự hỏi: "là ai thế nhỉ?".Hình như là ở phía sau đám cỏ, em rẽ lối đi vào thì thấy có 1 chú dế đang quỳ gối trước 1 nấm mộ nho nhỏ. Em lại hỏi han thì nghe chú lời:
-tôi là dế mèn. Em là ai? sao em vào được đây?
Chào anh, em là .......Em ko biết làm thế nào em vào được đây, chỉ biết là em đang học thì buồn ngủ nên ngủ thiếp đi,thì vào được đây.
-Thế à! Mời em vào nhà anh chơi, Chúng ta nói chuyện
Rồi em và dế mèn vào nhà, em bây giờ mới biết chú dế này là dế mèn trong câu chuyện dế mèn phiêu lưu kí.Dế mèn mời em ngồi và bắt đầu kể lại cuộc đời của mik.Em nghe xong cũng khuyên dế mèn ko nên buồn rầu quá và bắt đầu đi phiêu lưu đây đó để mở rộng hiểu biết.
Bỗng nghe tiếng gọi, em tỉnh giấc, thì ra là mơ. Em sẽ nhớ mãi cuộc gặp gỡ ấy và kể cho các bạn trong lớp nghe
Những ngày đầu mùa đông, trời trở lạnh, em đi ngủ sớm hơn mọi khi. Em nằm bên cạnh bà và được nghe những câu hát mượt mà của ngày xưa bà thường hay hát. Chắng mấy chốc, giọng hát ngọt ngào ấy đã đưa em chìm sâu vào giấc ngủ. Trong giấc mơ, em thấy ông nội trở về trò chuyện cùng với em.
Ông nội em năm nay cũng khoảng 70 tuổi nhưng ông đã không còn từ khi em mới bỡ ngỡ bước vào lớp một. Thời gian trôi qua thật nhanh, thấm thoắt cũng đã gần chục năm rồi em không đuợc sống bên cạnh ông, không đuợc nghe giọng nói ồm ồm chứa đựng bao tình thương của ông.
Em vẫn nhớ như in giấc mơ hôm đó, em thấy ông nội với hình dáng gầy gầy thân quen đi về phía em đang học bài. Em vui sướng chạy ra ôm chầm lấy ông. Đôi bàn tây ấm áp của ông nhẹ nhàng xoa lên đầu em rồi ông dắt em từ bàn học ra chiếc ghế nhỏ ngày xưa hai ông cháu dạy nhau tập đọc đặt ở phòng ngoài. Đã lâu lắm rồi mà nhìn ông vẫn không thay đổi là bao so với trước. Khuôn mặt vấn rạng ngời phúc hậu đã xuất hiện thêm nhiều nếp nhăn. Đôi mắt sâu hơi mờ đi nhưng đôi tai ông vẫn còn tinh lắm. Dường nhu chỉ có mái tóc bạc thêm là thấy rõ vì dấu ấn thời gian.
Ông hỏi han về tình hình học tập của em có tốt không? Em tự hào kể cho ông nghe về những thành tích mà mình đã đạt được. Nói đến đâu ông cũng gật đầu tỏ vẻ hài lòng và khen em đã có tiến bộ hơn ngày trước rất nhiều. Em cảm thấy ông rất vui và hãnh diện vì mình. Song ông vẫn nhắc nhở em phải biết lấy đó làm động lực để mình cố gắng. Ông mong em luôn chăm chỉ học tập, rèn luyện bản thân, không lúc nào được nguôi nhớ công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của bố mẹ, thầy cô. Em ngồi im lặng và thấm thía những lời dạy đầy ý nghĩa của ông vào tâm trí. Rồi em hỏi thăm sức khoẻ của ông. Ông nói rằng ông rất khoẻ và luôn nhớ về mọi người. Ông hy vọng rằng em sẽ thay ông chăm sóc bà thật tốt. Em cảm động lắm, không biết nói gì em chỉ biết nhìn ông và gật đầu thay cho câu trả lời của mình. Ngồi nói chuyện được khá lâu, ông kể tiếp cho em nghe nhiều câu chuyện hay mà ngày trước ông vấn thường hay kể. hai ông cháu nói chuyện vui vẻ, giọng nói và tiếng cười ấm áp của ông vang khắp căn nhà bé nhỏ.
Trời về khuya hơn, màn đêm yên ắng, tĩnh mịch lạ thường. Em hỏi ông hay nói đúng hơn nó là lời trách móc ngây thơ rằng: “Sao ông không thường xuyên về thăm gia đình hay là ông đã quên mọi người? Lần này về ông phải ở đây thật lâu để chơi với chúng cháu”. Ông khẽ nói với em rằng: “Hãy nhớ ông luôn ở bên cạnh mọi người”. Nói xong, ông lẳng lặng bước ra cửa, vì sợ phải xa ông em vội chạy theo nhưng hình ảnh ông cứ xa dần, chỉ thỉnh thoảng ông ngoảnh lại vẫy tay tạm biệt. Em khóc gọi theo ông. Thấy mình khóc, em tỉnh dậy thì ra những gì mình vừa thấy chỉ là mơ. Đó là một giấc mơ mà em không bao giờ quên được.
Em sẽ luôn ghi nhớ và trân trọng giấc mơ quý giá này. Em tin rằng dù không có thật nhưng mỗi lời nói, cử chỉ ông dành cho em đều là động lực để em vươn lên trong cuộc sống.
Ông ngoại là người rất thân yêu đối với em. Trong suốt quãng đời thơ ấu của mình, hình ảnh ông là hình ảnh thân thương yêu quý nhất trong tâm trí em. Ông cho em ăn, ru em ngủ, dạy em vẽ nhà, chơi trò chơi với em. Vậy mà giờ đây, ông không còn bên em nữa. ông ra đi trong một chiều chủ nhật thật lặng lẽ. Tuy ông đã mất nhưng em vẫn mong phép lạ xảy ra, ống có thể trở về và em đã gặp lại ông trong một giấc mơ của mình.
Hôm đó, em học rất mệt nên đi ngủ sớm. Sau khi nhắm mắt lại, em thấy mình chìm sâu vào giấc ngủ. Bỗng trước mắt em hiện ra khu vườn thân thương của nhà ông ngoại. Đúng là khu vườn ấy rồi. Góc vườn là cây khế ngọt ông thường hái cho em ăn. Lá cây vẫn xanh mướt và trên cành xuất hiện những quả khế nho nhỏ, xanh xanh. Còn giữa vườn là cây hồng xiêm là cây mà ông ngoại cưng nhất. Rồi hai cây bưởi mẹ con, chỗ rau ngải cứu mọc sát đất, cả cày liễu lá dài đến cây xoài đang trổ hoa vẫn nguyên như lúc em còn bé, ở dưới quê với ông ngoại. Trong khu vườn này, ông đã cùng em chăm sóc những cây xanh cho chúng lớn, ra hoa, kết quả. ông dạy em biết giá trị khi làm việc, đó là niềm vui, niềm Tự hào khi thấy cây mình bỏ công chăm sóc cho ra những trái ngọt đầu tiên. Nhìn khu vườn, bao nhiêu kỉ niệm với ông ngoại lại ùa về trong tâm trí em. Em thấy nhớ ông quá và đột nhiên em cất tiếng gọi – một tiếng gọi từ trái tim, em gọi thật to: Ông ơi! Bỗng òng từ từ hiện ra. Vì không tin vào mắt mình, em đưa tay lên dụi mắt. Và ông cất tiếng gọi: Bó cún của ông, ông đây mà. Đúng là giọng nói thân thương của ông rồi. Cái giọng nói đã từng mất đi bây giờ lại trở lại bên em. Em chạy thật nhanh ra chỗ ông. Lúc ấy không hiểu sao miệng em thì cười còn mắt lại đầy nước mắt. Em nhào vào lòng ông, khóc thật to. Ông xoa đầu em thật nhẹ: Cháu đừng khóc nữa, đừng khóc nữa, ông ở đây mà. Em ngửng mặt lên nhìn ông. Tóc ông vẫn bạc trắng như ngày xưa. Em còn nhớ hồi bé mỗi lần nghịch tóc ông, em lại ngô nghê hỏi: Sao tóc ông trắng thế?
Tuy ông đã ra đi nhưng cuối cùng em cũng đã hiểu ra, trước khi ông ra đi ông đã để lại cho cháu hai món quà. Món quà của sự trí thức, ông ra đi nhưng cháu vẫn thấy linh hồn ông đang ở bên cháu. Còn món quà nữa đó là khu vườn nhỏ mà ông đã chăm chút khi còn sống. Và em luôn tin rằng: Dù ông không còn nữa nhưng linh hồn ông vẫn sẽ còn hiện diện ngay ở bên cạnh tôi, với vườn cây đầy hoa trái mà ông trồng.
thăm gia đình hay là ông đã quên mọi người? Lần này về ông phải ở đây thật lâu để chơi với chúng cháu”. Ông khẽ nói với em rằng: “Hãy nhớ ông luôn ở bên cạnh mọi người”. Nói xong, ông lẳng lặng bước ra cửa, vì sợ phải xa ông em vội chạy theo nhưng hình ảnh ông cứ xa dần, chỉ thỉnh thoảng ông ngoảnh lại vẫy tay tạm biệt. Em khóc gọi theo ông. Thấy mình khóc, em tỉnh dậy thì ra những gì mình vừa thấy chỉ là mơ. Đó là một giấc mơ mà em không bao giờ quên được.
Em sẽ luôn ghi nhớ và trân trọng giấc mơ quý giá này. Em tin rằng dù không có thật nhưng mỗi lời nói, cử chỉ ông dành cho em đều là động lực để em vươn lên trong cuộc sống.
Đêm mùa hè, vầng trăng dịu dàng toả sáng khắp nơi. Ánh trăng chảy tràn qua kẽ lá, đọng từng giọt sáng lung linh trên chiếc chõng tre, nơi bà cháu em đang nằm hóng mát. Bà em có cả một kho truyện cổ tích mà lúc nào em cũng háo hức đón nghe. Tiếng bà kể chậm rãi thủ thỉ bên tai; em thấy mình bổng bềnh lơ lửng trong thế giới thần kì...
Tiếng trống đồng rộn rã đâu đây. A, hôm nay là ngày vua Hùng mở hội chọn người kế vị. Hai mươi vị hoàng tử đã vào cung, các lễ vật lần lượt được dầng lên. Chao ôi, toàn những sản vật quý hiếm trên rừng dưới biển, những ngọc ngà châu báu lấp loá dưới ánh mặt trời. Vua Hùng vẫn như còn băn khoăn điều gì. Vừa lúc đó, Lang Liêu bước vào. Khác với các anh, Lang Liêu vẫn mặc bộ quần áo nâu giản dị thường ngày. Chàng kính cẩn mở mâm lễ vật dâng vua cha. Một mùi thơm vừa mộc mạc vừa tinh khiết dậy lên. Vua Hùng tươi nét mặt và phán rằng:
- Đây mới chính là thứ lễ vật quý giá ta từng mong đợi! Lang Liêu, con xứng đáng là người nối ngôi cha!
Lạ lùng quá! Lễ vật gì đã khiến cho vua Hùng hài lòng đến thế?
Em vội vã bước tới gần Lang Liêu:
- Lang Liêu ơi, chàng đã dâng vua cha lễ vật gì vậy?
Lang Liêu mỉm cười:
- Cô bé ơi, có gì đâu! Tôi đã dùng gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, để làm ra hai thứ bánh dâng lên vua cha. Bánh chưng vuông tượng trưng cho mặt đất, bánh giầy tròn là hình ảnh của bầu trời. Bằng chính sức lao dộng của minh, tôi muón dâng lên Tiên Vương và vua cha cả trời đất này!
- Chà! Hay thật! Lang Liêu ơi! Chàng sẽ là vị vua hiền tài nhất của muôn dân.
Tạm biệt Lang Liêu, em bước tiếp. Đang mải mê ngắm nhìn cỏ cây, hoa lá, em bỗng giật mình nghe tiếng khóc tức tưởi đâu đây. Kia rồi... bên bờ giếng có một cô gái quần áo rách rưới đang khóc. Chẳng lẽ chị Tấm đây sao?! Em khe khẽ hỏi:
- Chị Tấm ơi, chị có diều chi oan ức vậy?
Chị Tấm ôm mặt nức nở:
- Mẹ con nhà Cám dã giết Bống của tôi rồi! Hu... hu...
Em lau nước mắt cho chị:
- Nín đi chị Tấm! Một con cá Bống bé nhỏ, có gì mà chị phải tiếc thương đến thế!
- Nhưng dối với tôi lúc này, Bống là tất cả! Bống là người bạn tâm tình, là niềm an ủi. Mất Bống, tôi đau khổ lắm!
Hiểu được nỗi lòng của chị, em dịu dàng khuyên:
- Một cô gái chăm ngoan, nhân hậu như chị nhất định sẽ được hạnh phúc, chị Tấm ạ!
Chị Tấm nhìn em, mắt ánh lên niềm hi vọng và tin tưởng.
Bỗng nhiên, một vầng hào quang loé sáng, Bụt xuất hiện ngay trước mặt. Đưa tay chậm rãi vuốt chòm râu bạc trắng như bông, Bụt ân cần nói với chị Tấm:
- Cháu đừng buồn nữa! Cháu hãy tìm xương Bống bỏ vào lọ rồi chôn xuống chân giường. ít lâu sau, điều kì diệu sẽ đến với cháu đấy, cháu ạ!
Chị Tấm chưa kịp cảm ơn thì Bụt đã biến mất sau làn khói sương hư ảo. Em cùng chị tìm xương Bống nhưng tìm hoài không thấy. May sao con gà tốt bụng đã giúp chị tìm ra. Chị Tấm làm theo lời Bụt dặn. Lúc chia tay, em chúc chị gặp nhiều may mắn.
Em lại thong dong bước tiếp. Trên bãi cỏ non xanh, một bầy hươu dang nhởn nhơ gặm cỏ. Em mải mê bước theo chú hươu sao có cặp sừng tuyệt đẹp. Một khu rừng hiện ra trước mắt em. Tiếng chim hót ríu rít, suối chảy róc rách, những bông hoa rực rỡ lạ kì đang ngả đầu vào nhau thì thầm trò chuyện. Em dừng lại trước một tảng đá lớn màu trắng đục. Cạnh tảng đá là một cây cau cao vút, tàu cau rủ xuống như âu yếm, chở che. Một dây trầu với những chiếc lá xanh mượt mềm mại quấn chặt lấy thân cau như chẳng muốn rời.
Em thốt lên thích thú:
- Ổ ! Thì ra anh em, vợ chồng nhà họ Cao đã gặp nhau ở chốn này!
- Đúng đấy cô bé ạ!
Em giật mình ngẩng lên. Ngọn cau lắc lư thổ lộ tâm tình:
- Cô bé ơi, ta đã nghi ngờ vợ và em trai, những người thân yêu nhất của ta. Ta dã mắc phải một lỗi lầm không thể tha thứ. Nhưng điều may mắn cuối cùng là gia đình ta đoàn tụ ở đây thành một tổ ấm vĩnh hằng. Cô bé ơi, hãy trân trọng tình máu thịt và đừng dể tâm hồn bị vấy bẩn bởi những điều nghi kị xấu xa...
Một giọt nước trong suốt như nước mắt từ tàu cau rơi xuống lá trầu không rồi rơi xuống tảng đá. Mắt em bỗng cay cay. Tình cảm yêu thương gắn bó của ba con người tội nghiệp này làm cho em cảm động.
Em tiếp tục cuộc phiêu du. Đến khi mỏi chân, em dừng lại trước cảnh tượng kì lạ: Một chàqg trai tuấn tú nằm trên chiếc võng đào mắc giữa hai thân cây đang say sưa thổi sáo. Trên triền đồi, đàn bò đông đúc đang thong dong gặm cỏ. Em vạch kẽ lá ra nhìn, sợ rằng một tiếng động mạnh lúc này sẽ phá hỏng mọi chuyện. Tiếng sáo vẫn dìu dặt như tâm tình, như mời gọi.
Bỗng có tiếng cành cây khô gãy dưới bước chân. Chảng trai biến mất, chỉ còn Sọ Dừa lăn lóc trên đám cỏ xanh. Có lẽ đây là chàng Sọ Dừa trong câu chuyện cổ tích bà đã kể cho em nghe nhiều lần.
Lát sau, một cô gái xinh đẹp tươi cười bước tới bên chàng. Nàng mở chiếc giỏ mây ra, lấy cơm canh ân cần mời chàng ăn. Sọ Dừa ăn uống ngon lành. Trong khi đó, cô gái nhìn chàng với ánh mắt đầy thiện cảm.
Khi cô gái ra về, em vội vàng chạy theo và hỏi:
- Chị ơi! Chị có phải là nàng út con gái phú ông không? Tại sao chị lại yêu chàng Sọ Dừa xấu xí ?
Nàng út tươi cười đáp:
- Em lạ lắm phải không? Lần đầu gặp Sọ Dừa, chị cũng có cảm giác sợ hãi như mọi người. Nhưng thấy ai cũng xa lánh chàng, mà chàng nào có tội tình gì nên chị lại thấy thương thương. Chàng phải chịu thiệt thòi quá nhiều. Chị muốn làm vơi đi phần nào nỗi cô đơn buồn tủi của chàng. Dần dần, chị đã quên hẳn cái vỏ ngoài xấu xí của chàng. Chị nhận thấy chàng là một con người hiếu thảo, siêng năng và có một tâm hồn đẹp đẽ. Chị say mê tiếng sáo của chàng và chị đã yêu chàng từ lúc nào chẳng rộ.
- Ôi! Chị xinh đẹp và nhân hậu quá! Em chúc chị và chàng Sọ Dừa của chị dược sống hạnh phúc bên nhau !
Em vừa dứt lời thì một đám mây ngũ sắc sà xuống bao quanh Sọ Dừa. Thoáng chốc mây tan, một chàng trai tuấn tú hiện ra. Chàng dịu dàng nắm tay nàng út. Nàng út bối rối định rụt tay lại thì một giọng nói trầm ấm quen thuộc vang lên:
- Nàng đừng sợ! Ta chính là Sọ Dừa đây! Tấm lòng nhân hậu của nàng và lời cầu chúc chân thành của cô bé đã giúp ta trở lại làm người.
Nàng út nắm tay em và thốt lên sung sướng:
- Trời ơi! Chị biết lấy gì để đền ơn em đây!
- Em xin chúc mừng anh chị!
Em choàng tỉnh dậy. Bà vẫn nằm bên cạnh, miệng móm mém nhai trẩu. Mùi trầu nồng ấm phảng phất xung quanh. Em ôm chặt lấy bà rồi thầm thì: “Bà ơi! Bà chính là bà tiên đầy phép màu nhiệm. Bà đã cho cháu những giấc mơ thật tuyệt vời!”.
Đã mấy năm trôi qua nhưng tôi vẫn nhớ như in những sự việc xảy ra đêm mùa đông năm ấy. Tôi nhớ, bởi chính cái thời gian đó, ước mơ của tôi đã trở thành sự thực, một ước mơ có lẽ nhỏ nhoi với nhiều người nhưng lại lớn lao đối với tôi.
Đó là năm tôi mười tuổi. Đêm ấy là một đêm thật đặc biệt. Khi mà trên toàn thế giới đang nô nức trong cờ hoa lộng lẫy, vui tươi để chào đón lễ Nô-en thì căn nhà tranh nhỏ bé của gia đình tôi vẫn vắng vẻ, lặng im không một bóng đèn. Lúc đó khoảng nửa đêm, khi bố mẹ tôi đã đi ngủ. Con Mi-lu chắc cũng vừa chợp mắt vì tôi không còn nghe tiếng gầm gừ của nó sủa mấy con chuột cống ban nãy nữa. Riêng tôi thì chưa ngủ được. Tôi định bụng đến bến bàn học, thắp ngọn đèn dầu lên để đọc nốt phần kết truyện Cô bé Lọ Lem mà tôi vừa tìm ra trong đống sách cũ rích của chị gái. Cuốn truyện đó rất hay: kể về một cô bé ngoan ngoãn, xinh đẹp nhưng lại phải chịu sự đày đọa của bà mẹ kế và hai cô em gái, khiến cô trở thành Lọ Lem. Nhưng tôi lại sợ bố mẹ tôi khó ngủ vì sớm mai, họ còn phải gánh hàng ra chợ. Tôi mờ nhẹ hai cánh cửa sổ, cố không để chúng kêu lên những tiếng răng rắc. Trăng hôm nay tròn thật, nhưng những áng mây mờ giăng qua làm ánh trăng chỉ còn lại hiu hắt. Gió đông thổi nhè nhẹ chỉ đủ làm vơi nốt mấy chiếc lá khô của cây dâu da đầu hè kêu bồm bộp, chứ không rin rít như mấy độ trước. Tôi chợt nghĩ đến cô bé Lọ Lem, tôi tưởng tượng ra gương mặt xinh đẹp của cô bé và giọng hát trong trẻo như sơn ca của Lọ Lem. Tôi ước sao mình có thể gặp được Lọ Lem dù chỉ một lần thôi.
Bỗng mây mù dần kéo sang hai bên, để lộ ra vầng trăng sáng chói treo lơ lửng trên không, làm tôi chăm chú. Kìa! Tôi nghe từ xa như có tiếng gì như một đoàn xe với những con ngựa kéo to khỏe đang tiến dần. Một đốm sáng, to dần và khổng lồ đổ xuống sân nhà tôi. Tôi kinh hoàng. Con Mi-lu không thấy sủa gì. Cái gì vậy nhỉ? Người ngoài hành tinh chăng? Tôi chưa kịp định thần thì đốm sáng đã nhạt dần, vụt tắt rồi lại là tiếng vó, tiếng kéo xe vội vã xa dần. Bỗng tôi giật mình khi nghe thấy tiếng nhạc và tiếng hát ở đâu đó. Hát rằng:
- Là la lá la, tôi là cô bé Lọ Lem, tôi ở trong cỗ xe bằng quả bí ngô, hỡi hoàng tử đáng mến, là la lá la.
Tôi sửng sốt, trên... trên bàn học của tôi là cô bé Lọ Lem tí hon kìa! Tôi đã bất giác hét lên nếu Lọ Lem không ra hiệu cho tôi im lặng bằng cách đưa ngón tay trỏ cảu mình lên môi và khẽ suỵt nhỏ. Ngọn đèn dầu không cẳn thắp lên, tôi cũng vẫn nhìn rõ cô bé với chiếc váy hồng lộng lẫy có đính kim cương rực sáng. Thật giống như trong cổ tích, cô bé Lọ Lem đẹp tuyệt trần. Vì tôi đã thấy đôi mắt cô xanh, trong, lông mi dài, cong vút. Mái tóc vàng, bồng bềnh, thoang thoảng mùi thơm hoa cỏ đồng nội. Trên đó có gài chiếc vương miện nhỏ, bóng loáng. Cô bé Lọ Lem cất tiếng chào tôi:
- Chào cô nhỏ!
Tôi lúng túng:
- Chào... Chào Lọ Lem!
Sau một lúc bình tĩnh lại, tôi mới biết đây là sự thực, tôi sung sướng biết chừng nào. Tôi muốn ôm Lọ Lem vào lòng mà hôn thật nhiều nhưng ngặt nỗi, Lọ Lem nhỏ quá, tôi chỉ đặt được Lọ Lem trên tay như vẫn thường làm với con búp bê len của mình.
Tôi hỏi:
- Công chúa Lọ Lem ơi, cô tới đây bằng gì?
Lọ Lem trả lời:
- Tôi đi bằng cỗ xe bí ngô được sáu chú ngựa hóa từ sáu con chuột.
Tôi hỏi tiếp:
- Thế tại sao Lọ Lem không đến chỗ ông già Nô-en để cùng vui hội với các nhân vật cổ tích khác?
Lọ Lem liền đáp:
- Một lát nữa mới đến giờ. Chẳng phải bạn cũng rất muốn gặp tôi đó sao? Bạn là một cô bé ngoan ngoãn, chăm chỉ, và... cũng rách rưới như Lọ Lem ngày trước vậy...
Tôi buồn bã đặt Lọ Lem xuống bàn, ngắm qua bộ quần áo cũ nát của mình.
- Nhưng tôi chẳng có bà tiên để cho quần áo mới, cho cỗ xe, cho hoàng tử như Lọ Lem... Nhà tôi nghèo lắm.
- Bạn đừng lo, rồi bạn cũng sẽ được sung sướng... Lọ Lem nghiêng nghiêng đầu nhìn tôi và lấy tay lau nước mắt cho tôi. Rồi Lọ Lem mang một chiếc đũa thần ra, gõ nhẹ vào người tôi. Kìa, bộ đồ rách rưới của tôi biến đâu mất và thay vào đó là một bộ váy xanh lộng lẫy, tuyệt đẹp. Tóc của tôi cũng như được ai chải gọn và gài hoa vào. Tồi lấy mảnh gương nhỏ ra soi, đôi mắt tôi tròn xoe bất ngờ:
-Mình đây sao!
Từ bé đến giờ, chưa ai cho tôi món quả đẹp đến thế, có chăng chỉ là vài bộ đồ cũ, đồ rách mà thôi. Lọ Lem còn cho tôi bao nhiêu là truyện cổ tích, những cuốn truyện mà tôi ao ước bấy lâu nay khi thấy mấy đứa bạn tôi đọc.
Tôi và Lọ Lem ngồi nói chuyện hồi lâu về các thành viên trong gia đình của Lọ Lem. Nghe cô bé kể về họ thật thú vị. Từ sự tàn ác, đểu giả của bà mẹ kế, đến vị hoàng tử hào hoa, đáng mến của vương quổc nàng, cả về bà tiên nhân hậu đã cho Lọ Lem rất nhiều thứ... Tôi càng cảm thấy vui thay cho Lọ Lem vì cuối cùng cô bé cũng tìm được hạnh phúc của mình sau khi bị hắt hui bởi bà mẹ kế và hai cô em.
Sắp đến giờ Lọ Lem phải đi, tôi rất tiếc, Lọ Lem nói sẽ hát cho tôi nghe một khúc nhạc trước khi chia tay. Tôi đồng ý nhưng cũng không quên nhắc Lọ Lem hát nhỏ để không làm bố mẹ tôi thức giấc. Lọ Lem cười trìu mến và bắt đầu tiết mục. Lọ Lem hát rất hay, múa cũng dẻo nữa, đôi chân nhỏ của cô bé nhẹ lướt trên đế, trông cô bé như một diễn viên múa ba lê vậy.
- Là la lá la, tôi là cô bé Lọ Lem, tôi ở trong cỗ xe bằng bí ngô, là la lá la...
Cứ thế, cứ thế, tôi say sưa theo giai điệu nhịp nhàng của khúc nhạc cho đến khi.
- A! Tôi kêu lên khi có một giọt nước lạnh rơi vào má buốt lên, ánh sáng và bài hát vụt tắt. Chỉ còn tiếng chuông đồng hồ cúc cu điểm 12 giờ đêm. Tôi sững sờ, ngoài trời đang đổ mưa phùn, chính cơn mưa đã làm tôi tỉnh mộng. Hóa ra, cô bé Lọ Lem tôi gặp chỉ là giấc mơ thôi ư? Tôi vội nhìn lại mình, không còn váy nữa, tôi vẫn chỉ vận bộ đồ rách rưới. Chung quanh tôi tối om, tôi bỗng cảm thấy mình lạc lõng vô cùng. Tôi bất giác ôm mặt khóc nức nở. Cái ý nghĩ bị bỏ rơi, không được ông già Nô-en cho quà như những đứa trẻ khác làm tôi càng muốn khóc to hơn.
Chít chít, tiếng một chú chuột nhắt chạy vôi qua bàn tôi đã động phải vật gì kêu tách một cái. Tôi giật mình:
Là la lá la, tôi là cô bé Lọ Lem, tôi ở trong cỗ xe bằng quả bí ngô, hỡi hoàng tử đáng mến, là la lá la.
Cả khoảng không quanh tôi bừng sáng lên để hiện ra trước mắt tôi một búp bê Lọ Lem xinh xắn bằng nhựa đang quay múa. Tôi chưa khỏi ngạc nhiên thì cô bé đã ở ngay bên cạnh tôi với một cây bút cầm trên tay: Dòng chữ nắn nót trẻ con: Tặng bạn quà Nô-en nè! không khỏi làm tôi nghi ngờ. Cho đến tận sáng hôm sau, nỗi ngờ vực của tôi được giải thoát khi tôi bắt gặp nụ cười bất ngờ, thân thương cúa cậu bạn nhỏ bàn trên cho mình. Hóa ra, đêm Nô-en hôm qua, bạn ấy đã lén đến nhà tôi và đặt vào bàn học của tôi công chúa Lọ Lem qua song cửa sổ.
Tôi đã hiểu, khi gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống thì quanh ta vẫn còn nhiều điều kì diệu như thế giới cổ tích.
Tham khảo :
Năm nào cũng vậy, cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, cũng như bao gia đình Việt Nam khác, gia đình tôi lại gói những chiếc bánh chưng xanh để cúng tổ tiên. Đó là một phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc ta.
Tôi nhớ nhất cảm giác đêm 29 Tết được ngồi quay quần bên nồi bánh chưng trên bếp lửa hồng cùng gia đình rồi lặng yên nghe mẹ đọc sự tích Bánh chưng, bánh giầy. Giọng của mẹ thật ngọt ngào, ấm áp. Hình ảnh chàng Lang Liêu hiền lành, chăm chỉ cứ hiện lên rõ nét trong trí tưởng tượng của tôi. Tôi cảm thấy lòng mình thật nhẹ nhàng trong trẻo. Đôi chân tôi như bước theo câu chuyện về chiếc bánh chưng mẹ vừa kể.
Tôi lang thang trên những cánh đồng ngạt ngào hương lúa. Phía xa xa là những triền khoai lang xanh rờn. Bỗng tôi thấy một anh nông dân đang cặm cụi nhặt từng ngọn cỏ trên ruộng lúa. Tôi thấy gương mặt anh có nét gì đó rất quen thuộc. Đúng rồi, đó chính là hoàng tử Lang Liêu trong sự tích Bách chưng, bánh giầy. Tôi bước lại gần và hỏi:
- Em chào anh Lang Liêu! Sao anh lại ở đây ạ?
Anh nông dân dừng tay làm, nhìn tôi mỉm cười và nói:
- Chào em gái! Lẽ ra anh phải em điều đó chứ!
Tôi chợt hiểu và giới thiệu:
- Dạ, em là Mai Thùy. Năm nay, em học lớp 6 trường THCS Quang Minh. Ngày mai, lớp em có tiết văn học về Bánh chưng, bánh giầy. Thế mà hôm nay em lại được gặp anh, thật là vui quá!
Nghe nhắc đến chuyện bánh chưng, bánh giầy, anh nông dân có vể trầm ngâm. Còn tôi thì rất háo hức vì đây là một cơ hội hiếm có để được nghe chính hoàng tử Lang Liêu kể chuyện cho nghe. Đoán được suy nghĩ của tôi, hoàng tử Lang Liêu mỉm cười, nói:
- Em có muốn anh kể cho em nghe về cuộc thi tài kén vua của phụ vương anh không?
Tôi thích thú:
- Có ạ! Anh kể cho em nghe đi!
Lang Liêu bắt đầu kể, giọng anh như trầm xuống:
- Anh sinh ra trong một hoàn cảnh khá đặc biệt. Mẹ anh không được vua yêu chiều như những vương phi khác nên khi mẹ sinh ra anh, chỉ có hai mẹ con quấn quýt bên nhau. Chẳng bao lâu, bà mất sớm, để lại anh một mình côi cút. Từ đó, anh chăm chỉ với ruộng đồng, khoai lúa. Ngày tháng thoi đưa, chẳng mấy chốc, anh đã đến tuổi trưởng thành. Ngày ngày, anh vui với công việc đồng ánh của mình, chẳng dám mong đến công danh, bổng lộc của triều đình. Một hôm, khi đang lúi húi vun mấy khóm khoai trước nhá, bỗng anh nhận được lệnh vua cha gọi vào chầu.
- Thế anh có lo lắng không? – Tôi vội hỏi.
Lang Liêu chậm rãi trả lời:
- Anh cũng cảm thấy hơi lo lắng vì lâu rồi không vào triều, biết đâu phụ vương giận hoặc đau yếu. Bới vậy, sau khi nhận được lệnh, anh vội vã thay quần áo vào chầu phụ vương. Trên đường đến đó, anh đã nghe nói vua cha thấy mình già yếu nên muốn tìn một người nối ngôi, chỉ cần người đó có tài có đức chứ không nhất thiết là con trưởng hay con thứ. Khi anh đến nơi, các anh trai của anh đã ở đó. Thấy các con đã về tựu đông đủ, vua cha nói: “Tới ngày lễ Tiên Vương, ai làm vừa lòng ta ta sẽ truyền ngôi cho người ấy ngôi báu để tiếp tục trị vì đất nước”.
Nghe đến đây, tôi lại buột miệng hỏi:
- Chắc anh lo lắng lắm khi nhận được tin này bởi anh rất nghèo, đâu có những thứ quý giá dâng lên vua cha!
Lang Liêu nhìn tôi gật đầu và kể tiếp:
- Sau khi nghe lời vua cha phán truyền, các anh trai của anh rất vui mừng vì họ có biết bao ngọc ngà, châu báu. Còn anh nhìn khắp nhà chỉ thấy toàn lúa, sắn, khoai, không có thứ gì là giá trị cả, biết lấy gì để dâng lên Tiên Vương. Thực ra, anh cũng không có ý tranh giành ngôi báu nhưng anh cũng muốn làm đẹp lòng phụ vương. Suốt mấy ngày sau đó, anh mất ăn mất ngủ vì nghĩ đến món quà sẽ dâng lên phụ vương. Lòng anh ngổn ngang trăm mối. Nếu đi mua đồ quý như các anh của mình thì anh không có tiền. Còn nếu dâng lên khoai và sắn thì chắc chắn phụ vương sẽ buồn lòng vì những thứ tầm thường đó. Một đêm, sau một hồi trằn trọc suy nghĩ, anh ngủ thiếp đi. Trong giấc ngủ, anh thấy một vị thần hiện lên mách rằng: “Hãy lấy chính những sản phẩm mà con làm ra để dân gleen Tiên Vương”. Anh chợt tỉnh giấc và cảm thấy rất sung sướng. Ngay sáng hôm đó, anh bắt tay vào làm bánh như lời Thần báo mộng. Anh tìm thứ gạo nếp ngon nhất đem vo thật sạch, lấy đậu xanh, thịt lợn làm nhân, dùng lá dong xanh gói thành hình vuông, nấu một ngày một đêm cho thật nhừ. Anh nghĩ cần phải làm thêm một loại bánh nữa. Vậy là anh đổ gạo rồi đem giã nhuyễn và nặn thành hình tròn. Bánh hình tròn biểu tượng cho trời, bánh hình vuông biểu tượng cho đất. Đến ngày lễ Tiên Vương, anh đem hai loại bánh đó vào cung. Nhìn chồng bánh bằng lúa gạo của anh, không ít người xem thường khi đặt cạnh những món sơn hào hải vị, nem công chả phượng của các lang. Nhưng anh không thấy ngại ngùng gì vì anh chỉ mong đẹp lòng tổ tiên bằng chính tấm lòng thành của mình. Tất cả các lễ vật được bày ra trước mặt đức vua, ai ai cũng hồi hộp hi vọng vua cha chọn lễ vật của mình. Vua cha lần lượt tới trước lễ vật của các lang rồi xem xét hoặc nhấm nháp từng món ăn nhưng gương mặt Người vẫn không biểu thị một thái độ gì. Có lẽ Người vẫn chưa ưng ý một lễ vật nào cả. Nhiều người đã tỏ ra thất vọng khi thấy vua cha lướt món ăn của mình rất nhanh. Hai loại bánh của anh được đặt ở sau cùng. Khi đứng bên mâm bánh của anh, vua cha dừng hẳn, chăm chú nhìn. Có lẽ Người thấy ngạc nhiên vì mâm bánh của anh khác hẳn các món sơn hào, hải vị khác. Sauk hi nhìn ngắm, Người liền cầm từng chiếc bánh lên tỏ vẻ thích thú, bỗng Người cất tiếng hỏi: “chiếc bánh này làm bằng gì hả Lang Liêu?” Anh bẩm: “Thưa phụ vương! Hai loại bánh này được làm từ gạo. Đây là những sản phẩm do chính tay con làm nên đấy ạ!”. Ánh mắt cha nhìn anh trìu mến. Anh cảm thấy thật hạnh phúc. Sau đó, anh giới thiệu cách làm cũng như ý nghĩa của từng loại bánh. Vua cha vô cùng kinh ngạc và vui vẻ. Người liền lệnh cho cắt bánh mời tất mọi người cùng ăn. Ai cũng tấm tắc khen ngon. Vua cha nói: “Trong tất cả các món lễ vật dâng lên Tiên Vương hôm nay, ta ưng ý nhất là món bánh của Lang Liêu. Nó vừa mang ý nghĩa là biểu tượng của đất trời, của sự no đủ, đoàn kết, vừa thể hiện được tấm lòng hiếu thảo của một người con. Do vậy, ta quyết định chọn Lang Liêu là người thừa kế ngôi vị”.
Tôi thích thú nghe câu chuyện Lang Liêu vừa kể và cảm thấy vô cùng khâm phục, kính trọng anh. Nhưng tôi ngạc ngiên vì thấy Lang Liêu chẳng khác gì một anh nông dân cả. Đọc được suy nghĩ của tôi, Lang Liêu cười lớn và nói:
- Hôm nay ta vi hành về thôn quê để dạy dân cách cấy cày, chăm sóc lúa khoai.
Nói xong, Lang Liêu liền tạm biệt tôi để đi ra phía ngoài xa kia, ở đó, bà con nông dân đang đợi anh. Vừa nói, anh vừa bước đi rất nhanh. Tôi liền gọi với theo:
- Anh Lang Liêu! Anh Lang Liêu! Cho em đi cùng với!
Vừa lúc đó, tôi tỉnh giấc và thấy mẹ đang ngồi bên cạnh lay tôi dậy chuẩn bị đón giao thừa. Mẹ hỏi:
- Con vừa ngủ mơ đúng không? Mẹ thấy con ú ớ gọi ai đó.
Tôi dụi mắt tỉnh giấc. Tôi đã có một giấc mơ thật đẹp. Thấy tôi vẫn mủm mỉm cười, mẹ liền bảo:
- Con chuẩn bị đón giao thừa và khai bút đầu năm cho may mắn nhé!
Tôi tới trước bàn thờ tổ tiên và chắp tay lạy thật thành kính. Mùi nhanh trầm thoang thoảng quyên với mùi bánh chưng xanh thơm phức làm thấy thật thiêng liêng và ấm áp làm sao. Tôi trở lại bàn học nắn nót viết những nét chữ khai bút đầu xuân bằng giấc mơ tuyệt đẹp này! Dưới nhà, chị tôi đang ngân nga bài thơ:
Gạo nếp ngon đồng bằng
Lá dong tươi trên núi
Đậu xanh nơi bãi sông
Tiêu thơm vùng đảo nổi
Bao miền quê tụ hội
Trong khoanh bánh mịn màng
Năm cũ và năm mới
Buộc nhau bằng sợ gang
Đã qua mấy nghìn năm
Bánh vẫn rền vẫn dẻo
Lòng người con chí hiếu
Bay thơm cả đất trời ….
Các bạn ạ ! Chúng mình hẳn ai cũng từng trải qua những giấc mơ thú vị, cách đây một tuần, tôi vừa mơ một giấc mơ mà qua đó, tôi đã học được rất nhiều điều. Hôm ấy, vào buổi trưa, trời đang vào lúc chuyển mùa. Những cơn gió đầu mùa thu mát mẻ thổi những chiếc lá khô bay dọc mép sân, đang làm bài tập, tôi bỗng thấy hai mắt tự dưng ríu lại. Cứ thế, tôi gục ngay dưới góc học tập của mình. Tôi đi vào một giấc mơ. Trong giấc mơ ngắn ngủi, tôi thấy mình bị lạc giữa một khu rừng lớn bốn bề cây cao. Tôi lần đường tìm ra bờ suối mong sẽ gặp ai đó đi rừng. Phải đến ngang chiều, tôi mới nhìn thấy dòng nước mát khi chân tay và cả người nữa đã rời rã. Vừa vục tay xuống một ngụm nước, tôi bỗng giật mình. Cháu là ai ? Sao lại tới đây ? Một bà lão tóc bạc trắng đang đứng ngay trước mặt tôi. có lần em mơ thấy mình đã gặp Âu Cơ và những người con của Âu Cơ em hãy kể lại giấc mơ kThấy tôi hoảng hồn nhưng trông vẻ mặt phúc hậu của bà, tôi ngập ngừng : Dạ ! Cháu…cháu… Cháu đừng sợ ! Dạ ! Thế bà là ai ạ ? Bà là thủy tổ của người Việt cháu ạ ! A ! Cháu hiểu rồi ! Bà chính là mẹ Âu Cơ. Cháu vừa mới học xong bài này nhưng có một vài điều cháu chưa hiểu được , tiện đây cháu có thể hỏi bà được không ? Ừ ! Cháu ngoan lắm, nào có điều gì chưa hiểu cháu cứ hỏi đi ! Dạ !Tại sao ngày xưa khi đưa năm mươi con lên núi, bà lại lập ngay con trưởng làm vua. À !Vì cả nước Nam ta rộng lớn lắm, nếu không có ai chịu trách nhiệm đứng ra cai quản non sông thì đất nước không có chủ quyền được cháu ạ ! Thế còn số người còn lại, sao bà lại cho mỗi người đi cai quản một phương trời ? Có như vậy chúng ta mới vừa giữ gìn, vừa mở rộng đất đai lãnh thổ. Và nhất là mỗi khi có việc hệ trọng thì miền ngược, miền xuôi, miền nam, miền bắc là anh em chung của một nhà cũng tương thân, tương ái cho nhau. Dạ cháu cảm ơn bà ! Bây giờ thì cháu đã hiểu. Thôi bây giờ bà sẽ đưa cháu về nhà, hãy học tập cho tốt để làm những điều có ích cho đất nước mai sau, cháu nhé ! Toàn ! Toàn ơi ! Dậy lên giường ngủ đi con ! Tiếng mẹ tôi gọi, tôi tỉnh dậy, ngơ ngác. Mẹ tôi ra chiều không hiểu, tôi nhìn mẹ nhoẻn miệng cười. Ở ngoài kia những cơn gió thu vẫn thổi mát rượi. Những chiếc lá vàng vẫn tung bay nhảy múa.
Bỗng một vầng sáng hiện ra làm mắt em lóa mắt. Em định thần nhìn kĩ: đó là một cung điện nguy nga của thời xưa giữa một vùng đất đầy hoa thơm cỏ lạ - cung điện Long Trang. Có hai người đang ngồi bên nhau giữa đại sảnh mà em chưa hề gặp bao giờ: một người mình rồng, tướng mạo phi thường, sức khỏe vô địch; một người dòng tiên, xinh đẹp tuyệt trần, hương thơm ngan ngát. Ngắm nghía họ một lúc, em mới nhận ra đó là Lạc Long Quân và Âu Cơ, tổ tiên của dân tộc Việt Nam ta. Họ đã kết thành vợ chồng, đẻ ra bọc trăm trứng, nở ra trăm người con, người con cả được tôn lên làm vua, đóng đô Phong Châu, lập ra nước Văn Lang và thời đại Hùng Vương, cha truyền con nối đến 18 đời.
thank bạn