Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
“... Đăm Săn (nói với tôi tớ Mtao Mxây) – Ơ nghìn chim sẻ, ơ vạn chim ngói! Ơ tất cả tôi tớ bằng này! Các ngươi có đi với ta không?
Chàng gõ vào một nhà.
Dân trong làng – Không đi sao được! Tù trưởng chúng tôi đã chết, lúa chúng tôi đã mục, chúng tôi còn ở với ai?
Đăm Săn gõ vào ngạch, đập vào phên tất cả các nhà trong làng.
Dân làng – Không đi sao được! Nhưng bác ơi, xin bác chờ chúng tôi cho lợn ăn cái đã.
Đăm Săn lại gõ vào ngạch, đập vào phên mỗi nhà trong làng.
Đăm Săn – Ơ tất cả dân làng này, các ngươi có đi với ta không? Tù trưởng các ngươi đã chết, lúa các ngươi đã mục. Ai chăn ngựa hãy đi bắt ngựa! Ai giữ voi hãy đi bắt voi! Ai giữ trâu hãy đi lùa trâu về!
Dân làng – Không đi sao được! Làng chúng tôi phía bắc đã mọc cỏ gấu, phía nam đã mọc cà hoang, người nhà giàu cầm đầu chúng tôi nay đã không còn nữa!
Đăm Săn – Ơ nghìn chim sẻ, ơ vạn chim ngói! Ơ tất cả tôi tớ bằng này! Chúng ta ra về nào!
Đoàn người đông như bầy cà tong, đặc như bầy thiêu thân, ùn ùn như kiến như mối. Bà con xem, thế là Đăm Săn nay càng thêm giàu có, chiêng lắm la nhiều. Tôi tớ mang của cải về nhiều như ong đi chuyển nước, như vò vẽ đi chuyển hoa, như bầy trai gái đi giếng làng cõng nước”.
(Ngữ văn 10, tập một, NXB Giáo dục – 2006, tr.33-34)
1.nêu dại ý của văn bản
2.Sau cuộc chiến đấu với Mtao Mxây, Đăm Săn có giết hại thêm ai khác không? Điều đó thể hiện vẻ đẹp gì trong nhân vật?
3.Cuộc đối thoại giữa Đăm Săm với dân làng Mtao Mxây gồm mấy nhịp hỏi – đáp? Nêu ý nghĩa sự lặp lại lời đáp “Không đi sao được!” của dân làng Mtao Mxây. Sự lặp lại có biến đổi, phát triển của các chi tiết: Đăm Săn chỉ gõ vào một nhà, gõ vào tất cả các nhà, gõ vào mỗi nhà trong làng có ý nghĩa gì?