K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 10 2018

1.
- Dân số nước ta phân bố chưa đồng đều, chưa hợp lý giữa miền núi trung du với đồng bằng.
- Dân số nước ta phân bố chưa đồng đều giữa nông thôn và thành thị.
- Dân số nước ta phân bố không đồng đều, chưa hợp lý ở ngay trong nội bộ mỗi vùng, mỗi tỉnh, mỗi huyện…Tại các địa phương này dân số phân bố theo qui luật sau: những vùng tập trung đông dân cư nhất là những vùng gần các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, gần đường giao thông, gần những nơi có địa hình bằng phẳng, đất đai phì nhiều, nguồn nước phong phú…Còn những nơi khác thì thưa dân vì không có điều kiện như trên. Điều đó cho thấy sự phân bố dân số nước ta hiện nay vẫn còn mang nặng tính chất lịch sử để lại, phân bố tự nhiên mà chưa thể hiện có sự phân bố lại, điều chỉnh lại theo qui hoạch của Nhà nước.
- Dân sô nước ta hiện nay phân bố chưa đồng đều giữa các vùng đồng bằng với nhau, giữa các vùng miền núi trung du với nhau. Trong đó mật độ dân số của ĐBSH lớn 2,8 lần mật độ dân số của ĐBSCL; mật độ dân số vùng Đông Bắc cao hơn Tây Bắc và Tây Bắc lại cao hơn Tây Nguyên…
* Nguyên nhân:
- Dân số phân bố không đồng đều trước hết là do lịch sử định cư và khai thác lãnh thổ khác nhau giữa các vùng, trong đó vùng nào có lịch sử lâu đời như ĐBSH với ngàn năm văn hiến sẽ đông dân hơn so với những vùng khác: ĐBSCL mới có 300 năm khai thác.
- Dân số phan bố không đều còn phụ thuộc vào mức độ thuận lợi khác về các điều kiện tự nhiên: đất đai, khí hậu, nguồn nước…giữa các vùng.
- Do sự khác về trình độ phát triển kinh tế, xã hội giữa các vùng, trong đó vùng nào có trình độ C - Nhà nước mạnh thì sẽ đông dân hơn như vùng Đông Bắc đông dân hơn Tây Bắc do Đông Bắc có nhiều ngành CN phát triển mạnh hơn Tây Bắc.
- Do đặc điểm kinh tế: kinh tế của những ngành sản xuất phát triển mạnh ở các vùng: ĐBSH đông dân hơn ĐBSCL là do ngành trồng lúa ở ĐHSH đã có trình độ thâm canh, xen canh tăng vụ cao hơn nhiều lần so với ĐBSCL, mà trình độ thâm canh lúa ở ĐBSH chủ yếu bằng sức lao động của cả nước.
- Do có sự khác biệt lớn về mật độ đô thị giữa các vùng trong đó vùng nào nhiều đô thị, thành phố lớn thì đông dân hơn so với những vùng ít đô thị: ĐBSH đông dân là do vùng này có 3 thành phố lớn là Hải Phòng, Hà Nội, Nam Định và 10 thị xã.
- Dân số phân bố không đều còn phụ thuộc vào sự quan tâm của Nhà nước về vấn đề di dân phát triển kinh tế mới khác nhau giữa các vùng:
Tây Nguyên hiện nay khá đông dân là vì từ 1975 -> nay Nhà nước đã đưa hàng vạn lao động từ đồng bằng vào Tây Nguyên khai hoang phát triển kinh tế mới.

15 tháng 10 2018

4,.Chứng minh nước ta có nhiều thuận lợi để phát triển ngành du lịch
– Vị trí: thuận lợi cho việc giao lưu, mở rộng hợp tác quốc tế về du lịch (diễn giải).
– Có nguồn tài nguyên du lịch phong phú
+ Tài nguyên du lịch tự nhiên:
• Địa hình với nhiều cảnh quan đẹp (dẫn chứng).
• Các tài nguyên khác có thể khai thác để phát triển du lịch (diễn giải: khí hậu, nguồn nước, sinh vật… ).
+ Tài nguyên du lịch nhân văn: có nhiều di tích, lễ hội, làng nghề có thể khai thác để phát triển du lịch (dẫn chứng).
– Các lợi thế khác về kinh tế – xã hội
+ Dân cư: tạo ra thế mạnh về thị trường, nguồn lao động (diễn giải).
+ Sự phát triển kinh tế – xã hội: tạo ra nhiều thuận lợi khác nhau cho sự phát triển du lịch (diễn giải)

1 tháng 11 2023

Tham khảo
1.

- Việt Nam có mật độ dân số thuộc loại cao trên thế giới: 277 người/ km2 (2015) và ngày càng tăng.

- Sự phân bố dân cư không đều giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn

+ Dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển và các đô thị.

+ Miền núi và cao nguyên có dân cư thưa thớt.

+Phần lớn dân cư sống ở nông thôn 

+Tỷ lệ dân thành thị của nước ta còn thấp nhưng đang gia tăng khá nhanh

- Dân cư phân bố không đều có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế , xã hội và quốc phòng:

+ Diện tích đất canh tác bình quân theo đầu người ở các vùng đồng bằng ngày càng giảm gây khó khăn cho việc nâng cao sản lượng lương thực thực phẩm .

+ Ở miền núi và cao nguyên thiếu nhân lực để khai thác tài nguyên .

+ Ảnh hưởng đến các vùng an ninh biên giới vì phần lớn đường biên giới đất liền ở nước ta thuộc các tỉnh miền núi và cao nguyên.
Câu 2: Đặc điểm

 - Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh. Bình quân mỗi năm nước ta tăng thêm khoảng 1 triệu lao động.

- Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao nhưng còn kém so với các nước trên thế giới: hạn chế về thể lực, trình độ tay nghề  . . .

- Có sự phân bố chênh lệch.

Giải pháp
+ Nâng cao trình độ kiến thức phổ thông

+ Đào tạo đa chuyên môn ngành nghề.

+ Rèn luyện thể lực, cung cấp dinh dưỡng . . .
Câu 3: Các Điều Kiện Kinh Tế Xã Hội Ảnh Hưởng đến Sự Phát Triển và Phân Bố Nông Nghiệp:

- Khả năng sử dụng đất đai, nguồn nước, và điều kiện thời tiết có ảnh hưởng đến sự phân bố và phát triển nông nghiệp.
- Sự phân bố dân cư và cơ sở hạ tầng giao thông ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận thị trường và nguồn cung ứng.
- Các chính sách chính trị và kinh tế của chính phủ cũng có vai trò trong sự phát triển và phân bố nông nghiệp.

Câu 4: Thế Mạnh Về Điều Kiện Tự Nhiên để Phát Triển Công Nghiệp Việt Nam:

- Việt Nam có một bờ biển dài và nhiều cảng biển, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại và công nghiệp biển.
- Nước ta có nhiều nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời và gió, cung cấp cơ hội cho phát triển năng lượng sạch và bền vững.
- Có các khu vực đất đai phù hợp cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng công nghiệp và nông nghiệp hiện đại.

1 tháng 11 2021

Ý nghia : Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm Giải quyết việc làm và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên Tạo ra mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao

Sự phân bố và phát triển -Cây công nghiệp hàng năm chủ yếu phân bố vùng đồng bằng,như lạc, bông dâu tằm thuốc lá Cây công nghiệp lâu năm chủ yếu trung du miền núi như cà phê

Giải thích sự phân bố cây chè và cao su là Chè: nhiều nhất trung du miền núi bắc bộ sau đó là Tây nguyên Cao su nhiều nhất đông nam bộ sau đó la tây nguyên Giải thích do khí hậu nhiệt đới,vùng đất rộng lớn màu mỡ như feralit, badan,... thích hợp hình thành vùng chuyên canh trồng cao su va chè

Lao động nông thôn thành thị khác nhau do việc được học tập nhận thưc khác nhau Thành thị mức sống cao noi g thôn mức sống thấp

1 tháng 11 2021

Dân cư và lao động: dồi dào, có khả năng tiếp thu KH-KT, thị trường lớn.

Cơ sở vật chất-kỹ thuật trong công nghiệp và cơ sở hạ tầng.

Chính sách phát triển công nghiệp của nhà nước.

Thị trường trong và ngoài nước.

Hai trung tâm công nghiệp lớn nhất: TP. HCM, Hà Nội.

22 tháng 2 2019

Gợi ý làm bài

a) Các nhân tố tự nhiên

- Tài nguyên thiên nhiên của nước ta đa dạng, tạo cơ sở nguyên liệu, nhiên liệu và năng lượng để phát triển cơ cấu công nghiệp đa ngành. Các nguồn tài nguyên có trữ lượng lớn là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.

+ Khoáng sản nhiên liệu (than, dầu, khí) là cơ sở để phát triển công nghiệp năng lượng, hoá chất; khoáng sản kim loại (quặng sắt, mangan, crôm, thiếc, chì - kẽm,...) là cơ sở để phát triển công nghiệp luyện kim đen, luyện kim màu; khoáng sản phi kim loại (apatit, pirit, photphorit,...) là cơ sở cho phát triển công nghiệp hoá chất; các khoáng sản vật liệu xây dựng (sét, đá vôi,...) là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.

+ Nguồn thuỷ năng dồi dào của các sông, suối là cơ sở tự nhiên cho phát triển công nghiệp năng lượng (thuỷ điện).

+ Tài nguyên đất, nước, khí hậu, rừng, nguồn lợi sinh vật biển là cơ sở để phát triển các ngành nông, lâm, ngư nghiệp, từ đó cung cấp nguyên liệu phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản.

- Sự phân bố tài nguyên trên lãnh thổ tạo các thế mạnh khác nhau của các vùng. Ví dụ, Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh nổi bật về công nghiệp khai khoáng, công nghiệp năng lượng (than, thuỷ điện, nhiệt điện).

b) Các nhân tố kinh tế- xã hội

* Dân cư và lao động

- Nước ta có số dân đông, sức mua đang tăng lên, thị hiếu cũng có nhiều thay đổi, vì thế thị trường trong nước ngày càng được chú trọng trong phát triển công nghiệp.

- Nguồn lao động dồi dào và có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật, tạo điều kiện phát triển các ngành công nghiệp cần nhiều lao động và cả một số ngành công nghệ cao. Đây cũng là một điều kiện hấp dẫn đầu tư nước ngoài vào công nghiệp.

* Cơ sở vật chất - kĩ thuật trong công nghiệp và cơ sở hạ tầng

- Nhìn chung, trình độ công nghệ của ngành công nghiệp nước ta còn thấp, hiệu quả sử dụng thiết bị chưa cao, mức tiêu hao năng lượng và nguyên vật liệu còn lớn. Cơ sở vật chất kĩ thuật chưa đồng bộ và chỉ phân bố tập trung ở một số vùng.

- Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, cung cấp điện, nước,... đang từng bước được cải thiện, nhất là ở các vùng kinh tế trọng điểm, vì thế đã góp phần thúc đẩy sự phát triển công nghiệp ở những vùng này.

* Chính sách phát triển công nghiệp

- Chính sách phát triển công nghiệp ở nước ta thay đổi qua các thời kì lịch sử, có ảnh hưởng lâu dài tới sự phát triển và phân bố công nghiệp. Trước hết là chính sách công nghiệp hoá và các chính sách đầu tư phát triển công nghiệp.

- Trong giai đoạn hiện nay, chính sách công nghiệp đã gắn liền với việc phát triển kinh tế nhiều thành phần, khuyến khích đầu tư nước ngoài và trong nước, đổi mới cơ chế quản lí kinh tế, đổi mới chính sách kinh tế đôi ngoại.

* Thị trường

- Công nghiệp chỉ có thể phát triển khi chiếm lĩnh được thị trường.

- Hàng công nghiệp nước ta có thị trường trong nước khá rộng lớn, nhưng ngay tại thị trường này cũng đang bị cạnh tranh ngày càng quyết liệt bởi hàng ngoại nhập. Hàng công nghiệp nước ta có những lợi thế nhất định trong xuất khẩu sang thị trường các nước công nghiệp phát triển, nhưng còn hạn chế về mẫu mã, chất lượng,...

- Sức ép của thị trường đã và đang làm cho cơ cấu công nghiệp trở nên đa dạng, linh hoạt hơn.

1 tháng 11 2021

Có hai nhóm nhân tố ảnh hưởng :


 - Nhóm nhân tố tự nhiên:

+ Khoáng sản: Có khoảng 60 loại, chia làm 4 nhóm (năng lượng, kim loại, phi kim loại, VLXD) là cơ sở để phát triển cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng. Những khoáng sản có trữ lượng lớn là cơ sở để phát triển các ngành CNTĐ. Sự phân bố khoáng sản khác nhau tạo ra thế mạnh công nghiệp khác nhau ở mỗi vùng.

+ Thủy nông sông suối: Phục vụ để phát triển thủy điện. Nước ta do địa hìnhchủ yếu là đồi núi nên sông dốc, trữ năng thủy điện lớn. VD: Trên sông Đà có 2 nhà máy thủy điện Hòa Bình và Sơn La….

+ Đất, nước, khí hậu. sinh vật: Có ảnh hưởng gián tiếp đến công nghiệp chế biến thông qua ngành Nông- Lâm- Thủy sản.

- Nhóm nhân tố KT-XH:

+ Dân cư:

- Lao động: Đông nên lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn, là cơ sở để phát triển các ngành cần nhiều lao động, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động qua đào tạo của nước ta thấp lại phân bố chưa hợp lí gây khó khăn đến sản xuất công nghiệp.

+ CSVC-CSHT:

* CSVC: Thiếu đồng bộ, còn lạc hậu.

* Cơ sở hạ tầng ( Hệ thống điện, nước, giao thông,…) ngày càng được hoàn thiện

 + Chính sách phát triển công nghiệp: Có nhiều chính sách hợp lí như: Chính sách CNH và đầu tư, chính sách kinh tế đối ngoại,…
+ Thị trường: Trong và ngoài nước mở rộng, là yếu tố đầu ra đảm bảo duy trì sản xuất. Nhưng do chất lượng và mẫu mã còn hạn chế nên hàng công nghiệp nước ta bị cạnh tranh gay gắt ngay tại thị trường trong nước.

2 tháng 11 2021

lxd là j z

 

CK
Cô Khánh Linh
Giáo viên VIP
23 tháng 10 2023

Câu 1. Em tham khảo tài liệu sách giáo khoa Địa lí 9, bài 11, trang 40-41 hoặc khoá học Địa lí 9 trên web OLM nhé.

Câu 2. Đặc điểm nổi bật của cơ cấu dân số nước ta:

- Nước ta có cơ cấu dân số trẻ, có xu hướng biến đổi sang già hoá nhanh.

- Tỉ số giới tính có sự biến đổi nhanh chóng. Hiện nay, giới nam nhiều hơn giới nữ.

Câu 3. Dân cư nước ta phân bố không đồng đều:

- Dân cư tập trung đông ở đồng bằng và ven biển do điều kiện thuận lợi về tự nhiên, giàu tài nguyên, kinh tế phát triển.

- Dân cư thưa thớt ở trung du và miền núi.

Câu 4. Câu này phải có bảng số liệu mới vẽ, nhận xét và giải thích biểu đồ được nhé.

Câu 5. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta được thể hiện qua:

- Theo ngành kinh tế.

- Theo thành phần kinh tế.

- Theo lãnh thổ.

6 tháng 5 2019

Gợi ý làm bài

- Tiêu thụ nông sản, giúp nông nghiệp phát triển ổn định.

- Làm tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của nông sản.

- Nâng cao hiệu quả sản xuất, thúc đẩy việc hình thành các vùng chuyên canh. Đẩy nhanh quá trình chuyển từ nền nông nghiệp cố truyền sang nền nông nghiệp hàng hóa.

18 tháng 5 2018

* Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp như sau:

- Vị trí địa lí: tự nhiên, kinh tế, chính trị.

- Tài nguyên thiên nhiên: khoáng sản, khí hậu, nguồn nước, đất, rừng, biển.

- Kinh tế - xã hội: dân cư – lao động, tiến bộ khoa học kĩ thuật, thị trường, cơ sở vật chất – kĩ thuật, cơ sở hạ tầng, đường lối chính sách.

Hiện nay, nhân tố quan trọng đối với sự phân bố công nghiệp là:

- Đường lối công nghiệp hóa;

- Thị trường;

- Tiến bộ khoa học kĩ thuật

15 tháng 11 2016

1.

+ Tiêu thụ nông sản, giúp cho nông nghiệp phát triển ổn định.

+ Làm tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của nông sản.

+ Thúc đẩy việc hình thành các vùng chuyên canh.

+ Đẩy mạnh quá trình chuyển từ nền nông nghiệp cổ truyền sang nền nông nghiệp hàng hóa, hiện đại.



 

16 tháng 11 2016

Câu 1: Trả lời:

tỉ lệ phần trăm của công nghiệp tăng thì một số sản phẩm nông nghiệp sẽ bi giảm sút.
ví dụ :cây sắn ngày xưa la cây nông nghiệp nhưng bây giờ trở thành cây công nghiệp vì qua máy chế biến ma bạn

4 tháng 4 2016

ai giúp với ạ

23 tháng 9 2017

Đáp án A

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
1 tháng 9 2023

Ví dụ: Ảnh hưởng của dân cư và nguồn lao động.

- Nơi có nguồn lao động dồi dào cho phép phát triển và phân bố các ngành công nghiệp cần nhiều lao động như dệt - may, giày - da, công nghiệp thực phẩm. Đây là những ngành không đòi hỏi trình độ công nghệ và chuyên môn cao.

- Nơi có đội ngũ lao động kĩ thuật cao, công nhân lành nghề gắn với các ngành công nghiệp hiện đại, đòi hỏi hàm lượng công nghệ và “chất xám” cao trong sản phẩm như kĩ thuật điện, điện tử - tin học, cơ khí chính xác,...

- Dân cư đông còn tạo nên thị trường tiêu thụ rộng lớn, thúc đẩy sản xuất công nghiệp phát triển.

Ví dụ: Nước ta có nguồn lao động trẻ, dồi dào, năng động và giá rẻ => thu hút nhiều vốn FDI từ nước ngoài (Hàn Quốc, Đài Loan, Singapo...). Lao động đông cũng tạo nên thế mạnh các ngành kinh tế trọng điểm ở nước ta như: công nghiệp chế biến, dệt - may, sản xuất hàng tiêu dùng, cơ khí…