kể lại cuốc viếng thăm nghĩa trang liệt sĩ trong giấc mơ của em giúp mk với!!!!!!!!!!!!!!!
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sáng chủ nhật tuần trước, lớp em tổ chức đi thăm một số gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương. Tổ em được phân công thăm bà Phan, mẹ liệt sĩ và chú Hiển, thương binh nặng, cụt cả hai chân trong chiến dịch giải phóng Sài Gòn năm 1975.
Nhà bà Phan nằm sâu trong một con hẻm ở đường Bàn Cờ. Bà là mẹ của liệt sĩ Trương Tấn Quang, hi sinh anh dũng trong chiến dịch biên giới Tây Nam. Bản thân bà trước đây cũng là một cơ sở hoạt động cách mạng nội thành và đã từng bị địch bắt giam, tra tấn dã man.
Tuổi già sức yếu, bà Phan sống dựa vào tiền trợ cấp gia đình liệt sĩ và sự đùm bọc của nhân dân trong phường. Cách đây hơn một tháng, phòng Giáo dục quận 3 đã tặng bà ngôi nhà tình nghĩa, thay thế cho căn nhà dột nát chật chội.
Thấy chúng em tới, bà mừng lắm: Các cháu đến thăm bà đấy ư? Khuôn mặt nhăn nheo vụt tươi lên bởi nụ cười đôn hậu. Bạn Thu Hương thay mặt cho tổ hỏi thăm sức khoẻ của bà. Bạn Tiến Thành cắm một bó hoa tươi vào bình rồi kính cẩn đặt lên bàn thờ. Mùi nhang trầm tỏa ấm cả gian nhà. Từ trong ảnh, đôi mắt trong sáng của chú Quang nhìn chúng em trìu mến. Chúng em biếu bà mấy ký đường, vài hộp sữa, chục trứng gà, chục cam và ít thuốc bổ... Bà xúc động cảm ơn chúng em. Em thầm nghĩ là không gì có thể đền đáp xứng đáng công lao của những người mẹ đã cống hiến, hi sinh ...
Bài tham khảo
Chiều thứ năm tuần trước, sau giờ học buổi sáng, chúng em đến thăm gia đình thương binh hỏng mắt Lê Văn Trí tại nhà riêng. Cuộc viếng thăm làm em nhớ mãi.
Để thiết thực chào mừng ngày 30-4 giải phóng miền Nam, hưởng ứng chủ trương của Ban giám hiệu, lớp em phân công nhau đi thâm một số gia đình thương binh, liệt sĩ. Theo sự phân công của lớp, chúng em sẽ đến thăm gia đình chú Trí, một thương binh bị hỏng cả hai mắt, lại còn liệt nửa người. Chú có hai người con thì một đứa bị di chứng chất độc màu da cam, trở nên ngớ ngẩn, đứa con thứ hai học lớp 5. Chúng em bàn nhau nhịn quà sáng, góp tiền mua một món quà nhỏ mang đến biếu gia đình. Bọn em có 15 bạn, mọi việc do bạn Hương lo liệu.
Chiều hôm ấy chúng em tập hợp tại nhà Hương rồi cùng đến nhà chú Trí. Như đã hẹn trước, thím Trí đón chúng em vào, giới thiệu với chú Trí, một thương binh cao lớn, da xanh, đeo kính đen, ngồi trên chiếc xe đẩy. Khi chúng em chào, chú Trí khẽ nói: "Chào các cháu”. Trong khi thím Trí lấy nước uống mời khách, chúng em nhìn quanh, thấy chú thím ở trong ngôi nhà cũ đã xuống cấp. Chính quyền địa phương đang có kế hoạch giúp đỡ chú. Thím cho biết em thứ hai đang đi học, em đầu ngớ ngẩn, ai hỏi chỉ cười. Bạn Hương thay mặt nhóm biếu gia đình món quà nhỏ, gồm chiếc áo cho thím, đường, sữa cho chú và ít giấy cho đứa em đang đi học. Thím cảm ơn chúng em và cho biết địa phương cũng quan tâm nhiều nhưng bệnh tình chú và đứa em nặng quá, thím không thể làm thêm gì để cải thiện
Trường tôi là 1 khu trường nhỏ hòi tôi học tiểu học . Trường tôi đã tổ chức 1 dịp là : "Quét đài tưởng niệm thương binh liệt sĩ " . Bọn e cx tích cực tham gia . Mỗi lớp có đén mấy chục bạn đi hầu như là cả lớp đi . ĐI quét là chúng ta đang biết ơn những người ở thế hệ trước đã đem lại hòa bình cho quê nahf chúng ta nên chúng ta mới có được ngày hôm nay bình yên . Chúng ta được sống ở thời bình như hiện này thì đã phải có biết bao nhiêu người hi sinh thân máu để chiến tranh vậy nên các bạn hãy tích cực tham gia nếu trường mk tổ chức nhé ! >_-
Sáng chủ nhật tuần trước, lớp em tổ chức đi thăm một số gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương. Tổ em được phân công thăm bà Phan, mẹ liệt sĩ và chú Hiển, thương binh nặng, cụt cả hai chân trong chiến dịch giải phóng Sài Gòn năm 1975.
Nhà bà Phan nằm sâu trong một con hẻm ở đường Bàn Cờ. Bà là mẹ của liệt sĩ Trương Tấn Quang, hi sinh anh dũng trong chiến dịch biên giới Tây Nam. Bản thân bà trước đây cũng là một cơ sở hoạt động cách mạng nội thành và đã từng bị địch bắt giam, tra tấn dã man.
Tuổi già sức yếu, bà Phan sống dựa vào tiền trợ cấp gia đình liệt sĩ và sự đùm bọc của nhân dân trong phường. Cách đây hơn một tháng, phòng Giáo dục quận 3 đã tặng bà ngôi nhà tình nghĩa, thay thế cho căn nhà dột nát chật chội.
Thấy chúng em tới, bà mừng lắm: Các cháu đến thăm bà đấy ư? Khuôn mặt nhăn nheo vụt tươi lên bởi nụ cười đôn hậu. Bạn Thu Hương thay mặt cho tổ hỏi thăm sức khỏe của bà. Bạn Tiến Thành cắm một bó hoa tươi vào bình rồi kính cẩn đặt lên bàn thờ. Mùi nhang trầm tỏa ấm cả gian nhà. Từ trong ảnh, đôi mắt trong sáng của chú Quang nhìn chúng em trìu mến. Chúng em biếu bà mấy ký đường, vài hộp sữa, chục trứng gà, chục cam và ít thuốc bổ… Bà xúc động cảm ơn chúng em. Em thầm nghĩ là không gì có thể đền đáp xứng đáng công lao của những người mẹ đã cống hiến, hi sinh đứa con ruột thịt của mình cho Tổ quốc.
Rồi chúng em quây quần bên cánh võng, nghe bà kể về những kỉ niệm trong đời hoạt động cách mạng của mình; kể về chú Quang, người con trai yêu quý. Cảnh tượng bà cháu sum vầy thật vui vẻ và ấm cúng.
Từ giã bà Phan, chúng em sang thăm chú Hiển. Chú ngồi trên xe lăn, tươi cười chào đón chúng em. Tuy là một thương binh nặng nhưng chú Hiển vẫn rất lạc quan. Chú là một tấm gương sáng về nghị lực và ý chí khắc phục khó khăn.
Theo lời Bác dạy: Thương binh tàn nhưng không phế, chú Hiển vẫn cần cù làm việc bằng đôi tay tài hoa của mình. Chú hướng dẫn cho vợ con đan lát những mặt hàng thủ công mĩ nghệ bằng mây, tre, lá. Bàn tay cầm súng năm xưa giờ đây đang thoăn thoắt luồn những sợi mây óng chuốt, tạo nên những chiếc khay, chiếc giỏ xinh xắn, làm đẹp cho mọi nhà.
Chúng em nhận giúp đỡ gia đình chú đã hơn nửa năm nay nên đến nhà chú thấy việc là làm. Nhóm nữ giúp cô Hồng dọn dẹp nhà cửa cho ngăn nắp. Bạn Thủy, bạn Dung hướng dẫn hai em con chú Hiển giải những bài toán khó. Chúng em quyên góp tiền mua tặng sách vở và một số đồ dùng học tập cho hai em. Chú Hiển nói lên ước nguyện của mình là cố gắng nuôi các con ăn học đến nơi đến chốn. Với tình hình sức khỏe và hoàn cảnh gia đình của chú, điều ấy quả thật chẳng dễ chút nào. Nhưng chúng em tin rằng với tinh thần phấn đấu và quyết tâm cao, ước vọng của chú sẽ thành hiện thực.
Buổi đi thăm các gia đình thương binh, liệt sĩ kết thúc tốt đẹp. Trên đường về, chúng em bàn bạc để tìm cách giúp đỡ các gia đình ấy sao cho có hiệu quả hơn. Đạo lí Uống nước nhớ nguồn của dân tộc nhắc nhở chúng em sống sao cho có nghĩa có tình đối với những người có công với đất nước. Em càng hiểu sâu sắc hơn về lòng biết ơn – nền tảng đạo đức, đạo lí truyền thống của dân tộc ta.
đề2
Giấc mơ là một trong những điều kỳ diệu mà cuộc sống mang lại cho chúng ta. Từ cái hôm mà tôi được gặp lại người bà kính yêu của mình trong mơ nay đã được hai tháng. Câu chuyện bắt đầu như sau:
Vào những ngày trời đông giá rét, từng cơn gió se lạnh luồn qua kẽ tóc, lùa qua mái tóc tôi khiến tôi không tài nào học bài được. Trong lúc đang mơ màng với những dòng chữ trên vở thì bỗng nhiên tôi thấy một vầng hào quang bừng sáng lên trước mắt tôi. Khuất sau luồng sáng đó là một không gian xa lạ nhưng trông quen thuộc đến lạ thường. Trước mắt tôi là một bộ bàn ghế sờn cũ với những đồ dùng linh tinh trên bàn. Trong lúc tôi vẫn còn ngỡ ngàng với khung cảnh đó thì bỗng nhiên tôi nghe thấy một tiếng gọi đến ấm lòng: "Văn ơi! Văn ơi!" tôi vội vàng quay lại, tim tôi cứ như muốn nhảy ra khỏi lồng ngực của mình. Vẫn mái tóc dài xoăn đó, vẫn thân hình đầy đặn đó và đặc biệt giọng nói trầm ấm khi gọi tên của tôi. Nhờ đó tôi đã nhận ra người bà kính yêu của mình. Bà tôi đã mất cách đây đã được bốn năm. Mặc kệ mọi thứ xung quanh, tôi chạy hết sức đến bên bà và ôm trầm lấy bà. Miệng tôi thì lúc nào cũng gọi: "Bà ơi! Bà ơi!". Bà cũng dang rộng đôi tay nhỏ bé của mình để ôm chặt lấy tôi. Môi tôi nghiến chặt, nước mắt tôi ứa ra khi một lần nữa được ôm ấm vào lòng bà. Đây là lần đầu tôi được ở bên bà sau bao tháng ngày xa cách và bây giờ tôi mới có dịp gặp lại. Mái tóc của bà thì cũng như bao người bà khác trắng muốt tựa như áng mây. Những nếp nhăn của tháng ngày dòng dã nuôi con chăm cháu hiện rõ trên vầng trán và khóe mắt của bà. Nhưng tôi chợt nhận ra một điều là nụ cười phúc hậu của bà thì vẫn như ngày nào.
Cứ mỗi lần tôi thấy bà mỉm cười là biết bao phiền muộn, bực dọc đều tan biến. Lúc tôi vẫn đang ghì chặt lấy đôi bờ vai gầy guộc của bà thì bỗng nhiên bà cất giọng hỏi: "Dạo này cháu và gia đình thế nào?". Tôi mỉm cười và đáp rằng: "Gia đình mình thì vẫn khỏe bà ạ! Chỉ có cháu là đang bù đầu vì đống bài vở thôi ạ!". Bà mỉm cười như hiểu ý tôi rồi bảo: "Năm nay con phải cố gắng lên, khi chuyển cấp nhất định phải vào được trường chuyên đấy". Lúc đó, tôi chỉ biết cười trừ và gật đầu. Rồi sau đó bà đòi xem tập vở của tôi như thế nào. Vào giây phút đó, tôi cứ như chỉ muốn chốn đi nơi khác vì sợ bà la. Chân mày bà nhíu lại, cau có và bà nói: "Một học sinh giỏi, chăm ngoan thì không bao giờ được viết bài một cách cẩu thả đâu cháu nhé!". Chắc là do bà nhìn thấy những nét chứ nghệch ngoặc, cẩu thả của tôi trên quyển vở trắng. Nhưng nhờ câu nói của bà đã gợi lên những kỉ niệm khi xưa bà vẫn thường dạy tôi như thế. Tôi cảm thấy rất có lỗi với bà vì tôi đã không làm theo lời dạy của bà. Bà cũng chính là nguồn động viên lớn nhất của tôi trong những lần tôi rơi vào tuyệt vọng. Đang tận hưởng không khí vui vẻ bên bà thì bỗng nhiên tôi giật bắn người vì tiếng chuông đồng hồ đã điểm 6h sáng. Giây phút đó sao tôi thấy hụt hẫng quá có lẽ tôi sẽ không còn dịp gặp bà trong giấc mơ nữa.
Từ giấc mơ đó, tôi học được rất nhiều bài học từ bà và có những lúc tôi tìm đến những giấc mơ để lạc quan và yêu đời hơn trong cuộc sống.
Đề 1
Kể từ cái ngày nhận giấy tốt nghiệp cấp hai thấm thoát đã qua 20 năm, qua bao tháng ngày xa quê hương thương nhớ. Rồi một ngày, khi thấy mình đã trưởng thành qua quãng dương học tập đầy gian khó, tôi đã đử tự tin dê về thăm lại ngôi trường cấp hai xưa – nơi ươm mầm cho tôi bao ước mơ, nơi tôi đã lớn lên từng ngày trong sự dìu dắt của các thầy cô.
Hôm ấy là một ngày rất đẹp. Tiết trời dần chuyển thu, bầu không khí hè không còn quá oi bức, nóng bỏng mà đã trở nên dễ chịu hơn nhiều. Từng cơn gió nhẹ khua tán cây bên đường xào xạc. Tôi vẫn đi trên lối cũ, mải mê bước theo làn nắng vàng rực rỡ trong niềm vui sướng thôi thúc lẫn với chút cảm giác khó tả. Chính cảm giác, chính bầu không khí ấy 20 năm trước tôi cũng như nhiều đứa bạn khác trong làng đang náo nức mong chờ đếm từng ngày từng giờ để được đến trường gặp lại bạn bè thầy cô. Ngay khi đứng trước cổng ngôi trường xưa, cảm xúc nao nao hạnh phúc ấy lại ùa về chiếm lấy trái tim tôi rất tự nhiên, không thể nào ngăn được. Nghe tiếng tim mình thúc giục, tôi bước vào sân trường – những bước chân đầu tiên trở lại ngôi trường xưa yêu dấu sau ngần ấy năm xa cách. Tôi nhìn khắp xung quanh va thầm nghĩ trường nay đã thay đổi quá nhiều.
Nhưng dù trường có thay đổi nhiều thế nào thì hình ảnh ngoài có vẻ lạ lẫm ấy vẫn không thể nào lấn át được cảm giác vô cùng thân thương gần gũi in sâu trong tâm thức tôi.
Còn nhớ lúc trước trường chỉ có 6, 7 phòng học, khuôn viên cũng khá nhỏ đi một qua mạch là hết. Còn giờ đây trường trông khang trang và rộng thoáng hơn rất nhiều. Các dãy phòng đều được xây thêm mấy tầng cao ngất. Còn sân trường cũng được mở rộng hơn tráng bê tông sạch sẽ và trồng thêm nhiều cây xanh. Tôi đang dạo bước dưới hàng cây thẳng tắp, cố hít thật đầy phổi không khí trong lành mát mẻ rồi dừng chân ngồi xuống bên một gốc cây to. Rồi không biết là nhờ đâu, một linh cảm, hay một sự trùng hợp, tôi phát hiện dòng chữ khắc đậm nét " 9/2 SIU WẬY" trên thân cây. Tôi thật sự rất bất ngờ, tôi không nghĩ cái cây con xưa do cả lớp trồng giờ lại còn nơi đây và trở thành cái cây già to sừng sững. Nhìn dòng chữ tôi không nén nổi niềm vui mà bật cười, biết bao kỷ niệm vui buồn đẹp đẽ năm cuối cấp như hiện về trước mặt. Ngày ấy đã là anh chị của cả trường rồi mà xem ra chúng tôi vẫn còn ngây thơ nông nỗi lắm. Kể ra lớp tôi ngày ấy đoàn kết thật: Đoàn kết học, Đoàn kết chơi. Nói về học, một khi cả lớp đã quyết tâm học lập thành tích thì thật không lớp nào vượt qua nổi. Với khẩu hiệu " ĐOÀN KẾT MỘT LÒNG", mỗi thành viên trong lớp với tinh thần thi đua năng nổ tràn đầy sức sống đều cố gắng ra sức học hết mình, không chỉ vì bản thân mà là vì cả tập thể. Về mặt phong trào cũng vậy. Cũng nhờ tinh thần đoàn kết trên, lớp luôn đạt nhà trường khen thưởng và đạt nhiều danh hiệu đáng tự hào. Học thì tốt thật đấy, nhưng đã là " 9/2 SIU WẬY" thì hẳn cũng có những lúc nghịch không ai chịu được. Thầy cô từng dạy lớp khen thì có khen nhưng lúc nào cũng không quên thêm vài câu đùa về cái lớp lắm chiêu nhiều trò. Nhưng những chiêu trò độc đáo ấy cũng rất hồn nhiên rất dễ thương.
Tôi nhớ nhất buổi liên hoan cuối năm của lớp, thật cảm động lắm. Cả lớp bày nhau dùng nghề " thủ công" độc nhất, cả lớp ngồi lại với nhau viết những lời tâm sự, lời chúc, bày tỏ tình cảm ban bè, tình thầy trò vào những mảng giấy nhỏ trao tay nhau, bỏ vào một cái hộp lớn tặng cô. Mỗi người một cách viết, một cảm xúc, một suy nghĩ riêng, tất cả đều xuất phát từ trái tim trong sáng tuổi mới lớn, biết cảm, biết yêu thương. Có đứa chẳng biết nói thế nào rồi viết có mỗi câu " Em yêu cô" gần trăm lần như chép bài phạt đem tặng cho cô. Trước tấm lòng của đám trò nhỏ, cô không cảm động sao được, chúng ta cũng vậy, ngồi xem từng mẫu giấy mà vừa cười vừa khóc.
Tôi ngồi dưới gốc cây nhớ về từng kỷ niệm vui buồn bên nhau. Càng nhớ lại càng thấy luyến tiếc, tiếc sao thời học sinh sao trôi qua quá nhanh. Từng lúc vui, lúc buồn tôi vẫn còn nhớ rất rõ ràng như chỉ mới xảy xa hôm trước dậy mà hôm nay khi nhìn lại mới thấy mình đã đi một quãng đường quá xa. Không biết bạn bè ngày trước giờ có còn nhớ về nhau, nhớ về mái trường này không. Tôi ngồi nghĩ ngợi quên cả thời gian.
Chúc bạn học tốt!
Những câu chuyện truyền thuyết luôn khiến em cảm thấy thú vị vô cùng. Em ấn tượng nhất là Thánh Gióng- người anh hùng tài giỏi, trí tuệ lại dũng mãnh phi thường. Em luôn mong ước một lần được gặp Thánh Gióng và có lẽ cũng hay nghĩ về người anh hùng làng Phù Đổng ấy mà hôm vừa rồi em có gặp một giấc mơ rất kì lạ.
Trong giấc mơ em đang đi lang thang trên một miền đất lạ, nơi đây em chưa từng đến. Hỏi người dọc đường thì mới biết đây là làng Gióng, hai bên đường có những bụi tre xanh ngát, mọc cạnh nhau thành từng khóm cao. Nhiều ao hồ xung quanh với những bãi cỏ non, từng đàn bò thung thăng gặm cỏ trông thật yên bình. Em tìm đến đền thờ của người anh hùng Thánh Gióng để thắp lên nén nhang tưởng niệm người, một con người mà em rất ngưỡng mộ bấy lâu. Đang thắp nhang thể hiện lòng biết ơn của em với sự hy sinh của người và cầu nguyện mong có được phép lạ trở thành người hùng dũng mãnh thì chợt từ xa bỗng có một vệt sáng từ trên bầu trời dần tiến đến phía em. Vệt sáng xanh và xinh đẹp vô cùng, em cố nheo mắt để nhìn thấy rõ người đang bay trên vệt sáng ấy.
- Trời ơi, Thánh Gióng, Thánh Gióng kìa. Em la lớn lên ngay cả trong giấc mơ.
Trước mắt em là một người hùng khổng lồ và dũng mãnh, cao lớn vô cùng. Người mặc áo giáp sắt, đầu đội chiếc mũ sắt cứng cáp, cưỡi một con ngựa sắt oai hùng,.. nhìn Thánh Gióng vừa có vẻ đẹp của một vị thần tối cao vừa mang sức mạnh của một con người phi thường. Tôi hơi sửng sốt và ngạc nhiên. Nhìn thấy tôi có vẻ lúng túng, Thánh Gióng xoa đầu tôi một cách đầy âu yếm và vui vẻ cất tiếng chào:
- Ta là Thánh Gióng, người làng Phù Đổng chốn này. Ta từng cùng nhân dân tham gia chiến trận giết giặc ngoại xâm cứu nước. Được nhân dân lập đền thờ nên ta luôn ở đây và dõi theo đời sống, sự thịnh vượng ấm no của đất nước trải qua bao thế kỷ. Hôm nay, ta nghe được lời con cầu nguyện, ta sẽ giúp đỡ con bằng lời khuyên chân thành. Con có muốn nhận nó không? Tôi lắng nghe lời người nói mà tâm trạng vui mừng khôn tả. Điều ước được gặp Thánh Gióng người bấy lâu đã thành sự thật, tôi thật sự hạnh phúc vô bờ. Nhanh chóng đáp lời người, tôi bày tỏ:
- Dạ thưa người, con ước muốn có phép lạ như người, vừa vươn vai một cái đã thành một tráng sĩ to lớn, oai phong, lẫm liệt . Các bạn con cũng mong như vậy, bây giờ người có thể giúp con điều đó được không ạ?
Thánh Gióng nghe xong, bật cười ngạo nghễ, tiếng cười làm vang động khắp không gian. Người tiếp lời:
- Các con có những ước mơ thật đẹp đẽ đấy. Ai cũng mong muốn mình làm được những điều phi thường cả. Ta năm xưa cũng mong ước diệt giặc yên dân. Con có biết sức mạnh thần kì mà ta có được là do đâu không?
Tôi lắc đầu trong sự tò mò khôn tả.
- Con ạ, sức mạnh thần kì ấy là từ lòng đoàn kết và tinh thần dân tộc cao cả. Làng xóm góp gạo nuôi ta, cho ta cái ăn cái mặc. Nhân dân cùng ta chiến đấu, cùng ta bảo vệ đất nước. Ta vươn vai thành tráng sĩ chính là khát vọng của nhân dân xây đắp, mong muốn một người tài giỏi tiêu diệt lũ giặc bạo ngược kia. Bởi vậy mà ta chưa bao giờ quên ân tình sâu nặng của nhân dân dành cho mình và luôn phù hộ cho họ ngày một ấm no, hạnh phúc hơn. Bây giờ còn muốn trở thành dũng sĩ ta cho con một lời khuyên nhé.
Tôi mỉm cười gật đầu đồng ý. Thánh Gióng nhìn tôi ân cần bảo:
- Ngày nay đất nước thái bình, nhân dân ấm no, các con được tạo nhiều điều kiện để học tập, phát triển bản thân. Là những mầm non tương lai, niềm hy vọng của đất nước mai sau, để thành dũng sĩ oai phong, con phải cố gắng học tập, phải rèn luyện bản lĩnh vững vàng và trau dồi trí tuệ bản thân. Điều ta nói ở đây phải là một dũng sĩ có lý tưởng, có trí tuệ, có sức khoẻ và có đạo đức. Còn phải cố gắng hoàn thiện bản thân một cách toàn diện, phấn đấu trở thành một người công dân có ích cho đất nước, cho xã hội. Đó chính là sức mạnh thần kỳ đấy con ạ. Những điều con làm, con cố gắng sẽ được đền đáp xứng đáng, dẫu vất vả, khó nhọc và gian nan thì vẫn phải vững lòng và tin vào những điều tốt đẹp ở phía trước. Ta hy vọng rằng còn sẽ suy nghĩ kĩ về những điều ta nói. Chúc con có được sức mạnh thần kỳ như chính con mong đợi nhé.
Tôi cảm ơn người rối rít và nói:
-Vâng ạ, con sẽ cố gắng làm theo những lời người dặn ạ. Sau đó, người từ biệt em và mờ dần theo vệt sáng. Hình ảnh chàng dũng sĩ tài ba cưỡi ngựa sắt bay lên trời là dấu ấn vô cùng đẹp đẽ trong em. Đó là một giấc mơ thật đẹp, và không chỉ đẹp thôi đâu, với em nó vô cùng ý nghĩa.
Những lời người nói trong giấc mơ là hành trang cho em nỗ lực từng ngày, từng ngày cố gắng chăm chỉ học hành, cố gắng phấn đấu hơn nữa. Thật kì lạ, giờ đây em hiểu được rằng sức mạnh thần kỳ ấy chính là ý chí, nghị lực, bản lĩnh và tình thương. Sức mạnh thần kỳ ấy là một trí tuệ giàu có, một trái tim đẹp và một sức khoẻ dồi dào.
Một ngày đầu tháng bảy, chúng tôi có chuyến đi cùng đoàn dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn. Nắng tháng bảy gay gắt và dọc hai bên đường đi là những chùm phượng vỹ đỏ như “Màu hoa đỏ” làm chúng thôi cảm thấy nao nao như sống lại những huyền thoại qua lời kể của các cô chú cựu chiến binh trong đoàn về những năm tháng hào hùng, về những anh hùng đã hy sinh xương máu để nhuộm đỏ lá cờ tổ quốc.
Nghĩa trạng được xây dựng cách đây ba năm trên một khu đất cao, rộng chừng 1 héc-ta, nằm bên phải khu trường. Chưa đến giờ lao động nhưng cả lớp tôi đã có mặt đầy đủ trong nghĩa trang. Ai cũng muốn tranh thủ đi dạo ngắm tượng đài uy nghi, cao vút giữa hàng thông xanh, rồi lần theo hàng bia đều tăm tắp nằm thành dãy sau tượng đài. Thỉnh thoảng lại cóvài nhóm bạn cúi xuống đọc
Hang chữ trên một tấm bia rồi lặng đứng như mặc niệm người thân đang nằm nơi đây.
Tâm hồn chúng tôi còn đang bồng bềnh với những cảm xúc về những người đã khuất thì có lệnh tập hợp đội hình để nhận nhiệm vụ. Tất cả nhanh nhẹn vào vị trí với tác phong anh bộ đội, ai vào việc nấy. Vẻ lặng lẽ của màu xanh im lìm trong nghĩa trang như bừng tỉnh với bao tiếng nói, tiếng cười của các bạn trẻ say sưa làm việc.
TổMột được phân công tô lại các bia liệt sĩ trên các ngôi mộ. Bạn An, bạn Hùng khéo tay nhất được nhận phần việc này. Các bạn khác thì quét vôi. An và Hùng lom khom cầm những chiếc bút lông nhẹ tay đưa, tô đậm những dòng chữ đen trên các tấm bia. Tên tuổi của các liệt sĩ lần lượt nổi bật lên. Trong nhóm các bạn quét vôi, bạn Hòa là Liên đội trưởng được hân hạnh bước lên đài liệt sĩ tô đậm lại dòng chữ to: "Tổ quốc ghi công". Màu vôi đỏ chói nổi bật trên nền vôi trắng xóa của tượng đài cao.
Trong lúc đó, tổ Hai đang rẫy cỏ xung quanh nghĩa trang. Bạn nào bạn ấy cũng hì hục làm, lưỡi cuốc lia trên cỏ soàn soạt. Rẫy đến đâu, cỏ sạch đến đó, để lại một lớp cát xốp mịn. Bạn Hiến cùng bạn Thái khiêng từng sọt cỏ đổ xuống hố rác.
Vui hơn cả vẫn là tổ trồng hoa. Tổ này toàn các bạn nữ. Những, đôi tay khéo léo thoăn thoắt trồng từng cây hoa đều đặn. Bạn Thúy trồng xong còn vuốt ve cho cây hoa vươn thẳng rồi đi lấy nước tưới cho từng cây thật nhẹ nhàng như sợ hoa đau. Những bông hoa dường như cũng đang mở cánh khoe màu, tổ đẹp cho nghĩa trang liệt sĩ xã em... Và nắng mùa đông như rực rỡ hơn, sưởi ấm cho các ông, các bà, các bác, cô chú, anh chị đang yên nghỉ nơi đây.
Tham khảo nhé :vNghĩa trạng được xây dựng cách đây ba năm trên một khu đất cao, rộng chừng 1 héc-ta, nằm bên phải khu trường. Chưa đến giờ lao động nhưng cả lớp tôi đã có mặt đầy đủ trong nghĩa trang. Ai cũng muốn tranh thủ đi dạo ngắm tượng đài uy nghi, cao vút giữa hàng thông xanh, rồi lần theo hàng bia đều tăm tắp nằm thành dãy sau tượng đài. Thỉnh thoảng lại cóvài nhóm bạn cúi xuống đọc
Hang chữ trên một tấm bia rồi lặng đứng như mặc niệm người thân đang nằm nơi đây.
Tâm hồn chúng tôi còn đang bồng bềnh với những cảm xúc về những người đã khuất thì có lệnh tập hợp đội hình để nhận nhiệm vụ. Tất cả nhanh nhẹn vào vị trí với tác phong anh bộ đội, ai vào việc nấy. Vẻ lặng lẽ của màu xanh im lìm trong nghĩa trang như bừng tỉnh với bao tiếng nói, tiếng cười của các bạn trẻ say sưa làm việc.
TổMột được phân công tô lại các bia liệt sĩ trên các ngôi mộ. Bạn An, bạn Hùng khéo tay nhất được nhận phần việc này. Các bạn khác thì quét vôi. An và Hùng lom khom cầm những chiếc bút lông nhẹ tay đưa, tô đậm những dòng chữ đen trên các tấm bia. Tên tuổi của các liệt sĩ lần lượt nổi bật lên. Trong nhóm các bạn quét vôi, bạn Hòa là Liên đội trưởng được hân hạnh bước lên đài liệt sĩ tô đậm lại dòng chữ to: "Tổ quốc ghi công". Màu vôi đỏ chói nổi bật trên nền vôi trắng xóa của tượng đài cao.
Trong lúc đó, tổ Hai đang rẫy cỏ xung quanh nghĩa trang. Bạn nào bạn ấy cũng hì hục làm, lưỡi cuốc lia trên cỏ soàn soạt. Rẫy đến đâu, cỏ sạch đến đó, để lại một lớp cát xốp mịn. Bạn Hiến cùng bạn Thái khiêng từng sọt cỏ đổ xuống hố rác.
Vui hơn cả vẫn là tổ trồng hoa. Tổ này toàn các bạn nữ. Những, đôi tay khéo léo thoăn thoắt trồng từng cây hoa đều đặn. Bạn Thúy trồng xong còn vuốt ve cho cây hoa vươn thẳng rồi đi lấy nước tưới cho từng cây thật nhẹ nhàng như sợ hoa đau. Những bông hoa dường như cũng đang mở cánh khoe màu, tổ đẹp cho nghĩa trang liệt sĩ xã em... Và nắng mùa đông như rực rỡ hơn, sưởi ấm cho các ông, các bà, các bác, cô chú, anh chị đang yên nghỉ nơi đây.