Bài 2 : phân tích hiệu quả của phép tu từ có trong đoạn văn,đoạn thơ sau:
a,Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc,các bắp thịt cuồn cuộn,hai hàm răng cắn chặt,quai hàm bạch,cặp mắt nảy lửa gì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của trường sơn oai linh,hùng vĩ
b,Chiếc thuyền nhẹ hăng như con Tuấn mã
Phăng mái chèo vượt Trường Giang
Cánh buồm to như mảnh hồn làng
Rướm thân trắng bao la thân góp gió
a. Phép so sánh làm nổi bật sức vóc, ngoại hình của nhân vật Dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác. Việc so sánh với "pho tượng đồng đúc" khiến hình ảnh nhân vật hiện lên rắn rỏi với những cơ bắp cuồn cuộn. Còn việc so sánh "cặp mắt nảy lửa" như "hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh, hùng vĩ" cho thấy sự tập trung cao độ của người lái đò trong cuộc vượt thác. Họ không chỉ cường tráng rắn rỏi mà còn có ý chí, sự tỉnh táo, nhờ vậy mà đã chế ngự, chinh phục được tự nhiên.
b. Phép so sánh "chiếc thuyền nhẹ" với "con tuấn mã" đã làm nổi bật hình ảnh con thuyền với tư thế lướt băng băng trên mặt biển. Con tuấn mã là con ngựa đẹp. Việc so sánh ấy vừa làm nổi bật vẻ đẹp vừa làm hiện lên sức sống căng tràn, sự khỏe khoắn của con thuyền khi ra khơi. Đặc biệt hơn, "cánh buồm" còn được so sánh với "mảnh hồn làng" cho thấy, con thuyền ra khơi đánh cá không chỉ hứa hẹn mang về những mẻ cá bội thu mà còn mang theo đó cả niềm ước mơ, tâm hồn của làng chài. Việc so sánh cái cụ thể hữu hình với cái vô hình trừu tượng đã làm cho con thuyền không chỉ là vật vô tri mà như có linh hồn, có bản thể riêng.