hãy viết 1 bài thơ về tình yêu, chỉ cần ngắn thôi.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thương sao mái ấm nhà em
Gia đình đoàn tụ dưới rèm trời mưa
Mái nhà trú nắng sớm trưa
Tối về văng vẳng đong đưa điệu đàn
Công cha vất vã không màng
Nghĩa mẹ sớm tối gọn gàng trước sau
Mở lời cất tiếng ngọt ngào
Chăm nom dạy dỗ luôn trao nụ cười
Đàn em học hỏi đùa chơi
Thân bằng quyến thuộc cơ ngơi xum vầy
Tình thân gắn kết đắp xây
Ông bà yên dạ thân gầy tâm an
Bà con hàng xóm trong làng
Khác nào khúc ruột mọi đàng có nhau
Bạn bè giữ mãi tình sâu
Thầy cô trọng nghĩa ghi vào tim em
Thảnh thơi giấc ngủ êm đềm
Nhẹ nhàng mỗi bước bên thềm gần xa
Đất trời thoáng rộng bao la
Em vui tất dạ lời ca thăng trầm
Đàn chim về tổ quây quần
Bướm ong bay lượn đầu sân cạnh vườn
Hoa cười lá vỗ khoe sương
Gia đình nhộn nhịp tình thương ngập tràn
Em thừa biết anh một lòng vì nước
Yêu non sông nên cất bước ra đi
Bởi hiếu trung luôn khắc dạ ôm ghì
Trí bền vững nén tình si gác lại.
Dù bão tố quyết không hề ngần ngại
Đuổi tà gian cố xăm hại quê mình
Việt Nam đầy dạ sắt thép kiên trinh
Há đâu sợ bọn phiến binh thác loạn.
Tiến lên trước dẫu mây mù lửa đạn
Đạp tan tành lũ giặc hán cuồng ngôn
Ánh hào quang rọi chiếu sáng tâm hồn
Người chiến sĩ là đứa con nhân loại.
Hạnh phúc lắm thấy ngọn cờ biên ải
Phất phới bay khi đại thắng khải hoàn
Anh trở về dệt mộng ước kim loan
Trung hiếu nghĩa phải chu toàn tất cả.
Bài thơ cho ta thấy được lòng yêu nước là tình yêuđối vớiquê hương, đất nước,nỗ lực cố gắng không ngừng để dựng xây và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh hơn.
Em tham khảo nhé !
Thiên nhiên tươi đẹp đã ban tặng cho chúng ta bao nhiêu vẻ đẹp kỳ thú, say mê lòng người. Nhưng có lẽ ánh trăng là món quà tuyệt diệu nhất, quý hoá nhất do tạo hoá ban tặng. Khi màn đêm buông xuống, bóng tối mờ nhạt dần dần bao trùm khắp làng xóm. Những ngôi sao hiện lên mờ ảo rồi sau đó rõ dần. Chẳng bao lâu mặt trăng đã bắt đầu ló rạng to, tròn như chiếc mâm bạc đường bệ đặt trên bầu trời trong vắt, thăm thẳm cao. Ánh trăng bàng bạc nhuộm khắp cây cối, ao hồ. Mặt sông mỉm cười vì thấy mình đẹp hơn khi mặc bộ đồ tím có vầng trăng sáng và có hàng ngàn ngôi sao lấp lánh như được dát bạc. Cỏ cây hoa lá lặng im, yên lặng như thấy hết được vẻ đẹp của đêm trăng hôm nay. Luỹ tre được ánh trăng soi vào thì đẹp hơn lên và như cảm nhận một thứ mà ánh trăng ban tặng cho mình, chị tre lại ca lên khúc nhạc đồng quê du dương và êm đềm biết mấy! Thảm lúa vàng dập dờn trước gió nhấp nhô gợn sóng như từng lướt sóng nối đuôi nhau đến tận chân trời. Sao mà cảnh đêm trăng lại im ắng tĩnh mịch đến vậy! Mọi người đang say sưa ngắm trăng. lũ côn trùng cất tiếng kêu ra rả như viết lên khúc nhạc về đêm. Cây lá như được rắc lên những hạt vàng từ trên trời rơi xuống vậy. hương lúa tạo với hơi sương tạo nên hương thơm nhẹ dịu khó tả. Lác đác vài anh chị thanh niên đi dạo và ngắm trăng, họ cười nói râm ran và còn có các ông bà lão đi tập thể dục cho khoẻ người cũng tâm sự nho nhỏ thì thầm. Lũ trẻ con nô đùa đầu làng vui vẻ, ầm ĩ cả xóm, đang chơi: oẳn tù tì, nhảy dây, trốn tìm. Mọi người tấp nập ngược xuôi như một ngày hội dưới trăng vậy. Nhưng rồi cũng đến lúc tàn. Già trẻ, gái trai ai về nhà ấy chuẩn bị nghỉ ngơi sau một ngày làm việc mệt nhọc.
Tôi không biết các bạn được nhận tình yêu thương của ba mẹ thế nào , nhưng còn tôi thì tôi hiểu rất rõ . Tôi hiểu ba mẹ tôi cho tôi những gì và hy sinh những gì , chính vì vậy tình thương của ba mẹ dành cho tôi luôn là lớn nhất
Ba tôi vĩ đại lắm , một người ba thương con mà quên đi bản thân mình , một người ba mà có thể làm tất cả để cho con mình được ăn học . Ba là vậy , là một cái cột vững chắc có thể giữ vững một mái nhà , nếu thiếu ba tức là thiếu đi một nơi nương tựa .
Hằng ngày , dù có bận bịu đến đâu , ba vẫn là người dành thời gian để ở bên tôi đầu tiên , có những lần không hiểu bài , tôi lại đến bên ba mà hỏi , có bài thì ba giúp được tôi , còn có bài ba biết chắc là không thể nào giúp con được , ba chỉ cười và khẽ nói : " Ba ngày xưa đâu được học những bài thời ngày nay đâu mà ba biết hả con , con thuộc thế hệ bây giờ thì những lần cô giáo giảng bài , con phải biết lắng nghe như vậy bài sẽ không khó đâu con ạ "
Nghe ba nói , tôi đã hiểu ra được phần nào , tôi lại quay laị bàn và tiếp tục suy nghĩ . Ba thương tôi nhiều lắm ,mỗi lần đi chơi xa ở đâu về ba đều lấy trong túi ra những món quà mà mỗi tối , tôi đều kể cho ba nghe tôi thích nó đến thế nào . Tối đến , khi đã đến giờ ngủ mà buổi ấy mẹ đi làm về muộn , ba lúc nào cũng bên tôi và kể chuyện cho tôi nghe . Tôi hay có cái tật xâu là sợ bóng tối , cứ mỗi lần ba kể chuyện là lại một tay nắm tay ba thật chặt làm cho ba khó mà đọc truyện , ngay cả khi tôi đã ngủ say như chú heo con nhưng đôi bàn tay nhỏ bé của tôi với đôi bàn tay của ba vẫn không bị tách rời , thật kì ghê
Ấy vậy mà ba thương tôi nên ba đã nắm tay tôi hết buổi tối ấy , chỉ đến khi buổi sáng tôi nhìn hai con mắt của ba đã mờ mờ vì mất ngủ thì tôi mới hiểu ra phần nào . Chỉ biết nghĩ trong đầu : " Chắc ba thương mình nhiều lắm ''
Nhưng điều đó chỉ đến khi tôi còn nhỏ mà thôi , bây giờ tôi đã lớn , thời gian ba dành cho tôi cũng không nhiều nữa . Hằng ngày ba đi làm về mệt , ăn cơm xong là ba lên giường nằm luôn , những lúc tôi đến bên ba và nói : " Tối nay ba kể chuyện cho con nghe như hồi nhỏ nhé ! " . Ba chỉ quay lại nói bằng giọng không hoạt bạt như ngày xưa nữa : " Con lớn rồi , không còn bé nhỏ nữa . Những lúc như này con nên dàng thời gian cho em của con "
Đã những lần tôi nghe như vậy và đã quay đi , không nói thêm gì . Nhưng tôi biết ba vẫn luôn thương tôi như hồi tôi còn nhỏ , chỉ vì ba không muốn tôi lớn rồi mà cứ làm nũng như vậy sẽ thành hư . Tình yêu thương của ba dành cho tôi vẫn sẽ không thay đổi
Còn mẹ của tôi , người mẹ mà đã từng khóc nhiều lần vì con . Khóc tới mức mà hai con mắt ửng đỏ . Cũng chính vì nước mắt của mẹ , mà tôi đã hiểu ra mẹ đang thương đứa con của mình tới nhường nào .
Khi còn bé , tôi là một đứa trẻ chỉ luôn mang những bệnh tật vào trong người . Tôi đã phải nằm viện từ còn rất bé , có khi những bác sĩ ở bệnh viện ai cũng có thể nhận ra tôi , cho tới khi 6 tuổi thì những thời gian tôi bị ốm mẹ là người luôn cận kề bên giường để chăm sóc tôi , có nhưng hôm cơn sốt đau đớn của tôi lại tái lên , nó đau quằn quại . Đêm ấy , mẹ đã không ngủ mà phải chạy theo bác sĩ để chuyện tôi từ phòng này sang phòng khác . Dù lúc ấy đôi mắt của tôi mờ đi chẳng nhìn rõ thứ gì , nhưng hình ảnh mẹ tôi chạy sau lưng bác sĩ , vẻ mặt tuyệt vọng và những giọt nước mắt của mẹ cứ từ từ rơi xuống khiến cho tôi không thể quên được
Tôi còn bé , cứ nhìn thấy mũi tiêm thì tôi cũng chẳng hoảng loạn như bao đứa trẻ khác , bởi tôi đã rất quen thuộc với nó rồi , nhưng khi tiếm mà thiếu đi mẹ thì tôi cảm thấy có gì đó sợ hãi . Tôi chỉ nắm tay mẹ và cười nhè nhẹ nói : " Mẹ ở lại với con ... ,đừng đi đâu nha mẹ "
Hai giọt nước mắt của mẹ lại rơi xuống , tôi chẳng hiểu vì sao . Chỉ ước sao mình không nói câu ấy để mẹ lại khóc , giờ tôi mới hiểu , mẹ khóc bởi vì mẹ thương tôi , mẹ bảo :" mẹ thương những lần con bị tiêm , mẹ thương những lần đôi bàn tay nhỏ bé của mẹ lại bị mũi tiêm đau nhói đâm vào "
Tôi hiểu cảm giác của mẹ , tôi hiểu mẹ luôn nghĩ cho tôi và tôi cũng hiểu mẹ thương tôi còn hơn cả chính mình . Những lúc cơn đau qua đi , tôi ngủ thiếp từ lúc nào không biết . Nhưng trong tâm trí tôi lại luôn hiện lên cái hình ảnh , cứ mỗi lần tôi ngủ là mẹ lại khóc , cứ như khi tôi tỉnh mẹ không muốn đứa con nhìn thấy mẹ khóc , không muốn con nhìn thấy mẹ yếu đuối phần nào . Nhưng không , mẹ ơi , mẹ không yếu đuối đâu , mẹ thật vĩ đại là đằng khác . Vì con mà mẹ làm tất cả , vì con mà mẹ ngày đêm mất ngủ , nếu như ai đó thấy mẹ khóc mà nói mẹ yếu đuối thì hãy mặc kệ mẹ nhé , bởi chỉ cần trong mắt con , mẹ đã là một người mẹ hoàn hảo , tuyệt vời đến nhường nào rồi mẹ ạ , trong mắt con không một ai có thể thay thế được mẹ và ba
Nếu như sau này có còn được sinh ra , thì con chỉ mong được làm con của ba mẹ lần nữa . Bởi với con , con yêu ba mẹ nhiều nhất mà không ai sánh bằng . Con may mắn khi là con của ba mẹ , những gì ba mẹ làm cho con , con sẽ ghi mãi trong lòng . Yêu ba mẹ nhất
Trong bài thơ “Cảnh khuya” thiên nhiên hiện lên sống động, bình dị mà lung linh, huyền ảo biết bao:
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ.
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà".
Mở đầu bài thơ, bằng nghệ thuật so sánh tài tình, tác giả đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên đầy ấn tượng
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa".
Tiếng suối cháy róc rách, văng vẳng mơ hồ khiến nhà thơ tưởng như có tiếng hát êm ái, ngọt ngào, trong trẻo, ngân xa của ai đó vọng lại. Cách so sánh ấy không chỉ làm cho tiếng suối lạnh lẽo, xa xôi, vô hồn bỗng trở nên sống động, trẻ trung mà còn làm cho cảnh rừng yên ắng, tĩnh mịch trở nên có hồn người, xao động. Đêm rừng chiến khu bỗng trở nên gần gũi, thân thương với con người, bỗng mang hơi ấm của sự sống con người. Có lẽ trong đêm khuya thanh vắng, Bác đang mê mải với công việc cách mạng thì tiếng suối ngân lên khiến Người rời bàn viết. Khẽ ngước lên, vẻ đẹp của đêm lại quyến rũ Người. Nét đặc sắc và rất riêng biệt của đêm chiến khu tiếp tục tạo ấn tượng cho thị giác:
"Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa".
Câu thơ vẽ nên một hình ảnh hữu tình, ấm cúng: ánh sáng của trăng bao trùm lên cây cổ thụ, bóng cây đổ xuống lại bao trùm lên hoa. Nếu câu đầu là trong thơ có nhạc (Thi trung hữu nhạc) thì câu thứ hai này là trong thơ có họa (Thi trung hữu họa). Hình ảnh thơ có vẻ đẹp của bức tranh nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối đa dạng. Các sự vật đan lồng vào nhau tạo nên một bức tranh chỉ có hai gam màu sáng tối, trắng đen như nhiều lớp lang, tầng bậc cao thấp lung linh, chập chờn, huyền ảo, sống động mà ấm áp, hòa hợp quấn quýt với hàng chục, hàng trăm sắc hình đa dạng. Trăng - cây cổ thụ - hoa, ba vật thể cách nhau ngàn trùng, cao thấp, lớn bé cùng rất khác nhau nhưng lại đan cài, ôm ấp, nâng đỡ, soi sáng, tôn lên vẻ đẹp của nhau tạo nên một bức tranh nên thơ, sống động, có hồn. Điệp từ "lồng" được nhắc đi, nhắc lại hai lần thật đắt, thật hay bởi nó đã tạo nên âm hưởng ngọt ngào cho câu thơ.
Trong bức tranh đêm hiền hòa, dịu êm như thế xuất hiện hình ảnh con người chưa ngủ. "Chưa ngủ" vì “lo nỗi nước nhà” và cũng vì thế bất chợt bắt gặp và chia sẻ với vẻ đẹp tinh tế của thiên nhiên.
Nếu như trong "Cảnh khuya", thiên nhiên hiện lên là cảnh rừng Việt Bắc chập chờn hai gam màu cơ bản trắng - đen thì trong "Rằm tháng giêng thiên nhiên hiện lên lại là vẻ đẹp lồng lộng, bát ngát trăng vàng giữa dòng sông xuân mênh mang:
"Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên.
Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên
Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền".
Bài thơ được Xuân Thủy dịch là:
"Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền"
Bài thơ vẽ nên cảnh đẹp tuyệt vời của đêm nguyên tiêu, vầng trăng mùa Xuân vừa đúng độ tròn, xinh tươi, soi sáng khắp bầu trời cao rộng, trong trẻo, thoáng đãng. Bầu trời và vầng trăng tưởng như không có giới hạn, dòng sông mùa xuân, màu nước mùa xuân nối liền với bầu trời xuân: “Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên”. Điệp từ "xuân” được nhắc đi nhắc lại ba lần mang âm điệu bay bổng, gợi cảm giác trong trẻo, rộng lớn, thảnh thơi, thanh bình, thú vị làm sao! Thủy, nguyệt, thiên vốn là những chất liệu của thi ca cổ nhưng Bác đã có sự sáng tạo đặc biệt tài hoa để làm nổi bật cái thần của bức tranh "nguyên tiêu": tươi sáng, rực rỡ, tràn đầy sức sống của vạn vật, con người.
Giống như phần lớn những bài thơ về thiên nhiên của Bác, “Nguyên tiêu” không thể thiếu vắng hình ảnh con người, và đó là người chiến sĩ cách mạng. Chỉ có khác một điều, trong “Nguyên tiêu”, hình ảnh người chiến sĩ không hiện lên đơn độc mà được thể hiện qua hình ảnh con thuyền cách mạng ấm cúng tình đồng chí, đồng đội:
Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền
Hình ảnh đó mở ra cho ta một cánh cửa kỳ diệu khám phá con người Bác: nơi sâu thẳm mịt mù khói sóng rất đỗi thiêng liêng, bí mật mà đẹp như trong huyền thoại, nơi bàn chuyện hệ trọng sống còn của đất nước, vậy mà Người vẫn đắm say tận hưởng một vầng trăng đẹp, một vầng trăng viên mãn. Ở đó, cái thực và cái ảo đan xen, hài hòa: "Yên ba thâm xứ" là ảo, "đàm quân sự" là thực, "nguyện chính viên" là thực; nhưng "nguyệt mãn thuyền" là ảo. Song cái ảo đó chính là chất lãng mạn, chất trữ tình trong thơ Bác. Sau hội nghị quan trọng, quyết định những vấn đề liên quan đến vận mệnh của Đảng, của đất nước; con thuyền, con người hòa quyện với thiên nhiên, thấm đẫm, tràn trề lai láng ánh trăng.
“Cảnh khuya” và “Nguyên tiêu”, tuy hai bài thơ đều viết về trăng ở chiến khu Việt Bắc, nhưng ở mỗi bài vẻ đẹp của trăng lại được người thi sĩ cảm nhận bằng một vẻ riêng. Trăng trong “Cảnh khuya” là ánh trăng đã được nhân hoá. Trăng lồng bóng vào cây cổ thụ để giãi “hoa” (hoa trăng) trên mặt đất. Cảnh vật như hiện ra lồng lộng dưới ánh trăng. Thêm nữa, tiếng suối trong đêm trong trẻo như tiếng ai đang ngân nga hát càng làm cho trăng khuya thêm mơ mộng. Trong khi đó, trăng trong Rằm tháng riêng là trăng xuân, trăng mang không khí và hương vị của mùa Xuân. Cảnh ở đây là cảnh trăng ở trên sông, có con thuyền nhỏ trong sương khói. Nhưng điểm đặc biệt nhất phải nói đến đó là sự chan hoà của ánh trăng như tràn đầy cả con thuyền nhỏ.
Hai bài thơ này được Bác viết trong những năm đầu kháng Pháp vô cùng khó khăn gian khổ. Nhưng ở trong thơ, ta vẫn gặp một chủ thể trữ tình rất yêu thiên nhiên, vẫn ung dung làm việc, vẫn chan hoà cùng ánh trăng thơ mộng của núi rừng. Người lo lắng cho đất nước nhưng trong tâm hồn, Bác vẫn dành cho thiên nhiên những niềm ưu ái, không vì việc quân bận rộn mà Người đành hờ hững, từ chối vẻ đẹp thiên nhiên, điều này nói lên phẩm chất lạc quan và phong thái ung dung của Bác.
Trong bài thơ “Cảnh khuya” thiên nhiên hiện lên sống động, bình dị mà lung linh, huyền ảo biết bao:
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ.
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà".
Mở đầu bài thơ, bằng nghệ thuật so sánh tài tình, tác giả đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên đầy ấn tượng
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa".
Tiếng suối cháy róc rách, văng vẳng mơ hồ khiến nhà thơ tưởng như có tiếng hát êm ái, ngọt ngào, trong trẻo, ngân xa của ai đó vọng lại. Cách so sánh ấy không chỉ làm cho tiếng suối lạnh lẽo, xa xôi, vô hồn bỗng trở nên sống động, trẻ trung mà còn làm cho cảnh rừng yên ắng, tĩnh mịch trở nên có hồn người, xao động. Đêm rừng chiến khu bỗng trở nên gần gũi, thân thương với con người, bỗng mang hơi ấm của sự sống con người. Có lẽ trong đêm khuya thanh vắng, Bác đang mê mải với công việc cách mạng thì tiếng suối ngân lên khiến Người rời bàn viết. Khẽ ngước lên, vẻ đẹp của đêm lại quyến rũ Người. Nét đặc sắc và rất riêng biệt của đêm chiến khu tiếp tục tạo ấn tượng cho thị giác:
"Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa".
Câu thơ vẽ nên một hình ảnh hữu tình, ấm cúng: ánh sáng của trăng bao trùm lên cây cổ thụ, bóng cây đổ xuống lại bao trùm lên hoa. Nếu câu đầu là trong thơ có nhạc (Thi trung hữu nhạc) thì câu thứ hai này là trong thơ có họa (Thi trung hữu họa). Hình ảnh thơ có vẻ đẹp của bức tranh nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối đa dạng. Các sự vật đan lồng vào nhau tạo nên một bức tranh chỉ có hai gam màu sáng tối, trắng đen như nhiều lớp lang, tầng bậc cao thấp lung linh, chập chờn, huyền ảo, sống động mà ấm áp, hòa hợp quấn quýt với hàng chục, hàng trăm sắc hình đa dạng. Trăng - cây cổ thụ - hoa, ba vật thể cách nhau ngàn trùng, cao thấp, lớn bé cùng rất khác nhau nhưng lại đan cài, ôm ấp, nâng đỡ, soi sáng, tôn lên vẻ đẹp của nhau tạo nên một bức tranh nên thơ, sống động, có hồn. Điệp từ "lồng" được nhắc đi, nhắc lại hai lần thật đắt, thật hay bởi nó đã tạo nên âm hưởng ngọt ngào cho câu thơ.
Trong bức tranh đêm hiền hòa, dịu êm như thế xuất hiện hình ảnh con người chưa ngủ. "Chưa ngủ" vì “lo nỗi nước nhà” và cũng vì thế bất chợt bắt gặp và chia sẻ với vẻ đẹp tinh tế của thiên nhiên.
Nếu như trong "Cảnh khuya", thiên nhiên hiện lên là cảnh rừng Việt Bắc chập chờn hai gam màu cơ bản trắng - đen thì trong "Rằm tháng giêng thiên nhiên hiện lên lại là vẻ đẹp lồng lộng, bát ngát trăng vàng giữa dòng sông xuân mênh mang:
"Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên.
Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên
Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền".
Bài thơ được Xuân Thủy dịch là:
"Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền"
Bài thơ vẽ nên cảnh đẹp tuyệt vời của đêm nguyên tiêu, vầng trăng mùa Xuân vừa đúng độ tròn, xinh tươi, soi sáng khắp bầu trời cao rộng, trong trẻo, thoáng đãng. Bầu trời và vầng trăng tưởng như không có giới hạn, dòng sông mùa xuân, màu nước mùa xuân nối liền với bầu trời xuân: “Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên”. Điệp từ "xuân” được nhắc đi nhắc lại ba lần mang âm điệu bay bổng, gợi cảm giác trong trẻo, rộng lớn, thảnh thơi, thanh bình, thú vị làm sao! Thủy, nguyệt, thiên vốn là những chất liệu của thi ca cổ nhưng Bác đã có sự sáng tạo đặc biệt tài hoa để làm nổi bật cái thần của bức tranh "nguyên tiêu": tươi sáng, rực rỡ, tràn đầy sức sống của vạn vật, con người.
Giống như phần lớn những bài thơ về thiên nhiên của Bác, “Nguyên tiêu” không thể thiếu vắng hình ảnh con người, và đó là người chiến sĩ cách mạng. Chỉ có khác một điều, trong “Nguyên tiêu”, hình ảnh người chiến sĩ không hiện lên đơn độc mà được thể hiện qua hình ảnh con thuyền cách mạng ấm cúng tình đồng chí, đồng đội:
Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền
Hình ảnh đó mở ra cho ta một cánh cửa kỳ diệu khám phá con người Bác: nơi sâu thẳm mịt mù khói sóng rất đỗi thiêng liêng, bí mật mà đẹp như trong huyền thoại, nơi bàn chuyện hệ trọng sống còn của đất nước, vậy mà Người vẫn đắm say tận hưởng một vầng trăng đẹp, một vầng trăng viên mãn. Ở đó, cái thực và cái ảo đan xen, hài hòa: "Yên ba thâm xứ" là ảo, "đàm quân sự" là thực, "nguyện chính viên" là thực; nhưng "nguyệt mãn thuyền" là ảo. Song cái ảo đó chính là chất lãng mạn, chất trữ tình trong thơ Bác. Sau hội nghị quan trọng, quyết định những vấn đề liên quan đến vận mệnh của Đảng, của đất nước; con thuyền, con người hòa quyện với thiên nhiên, thấm đẫm, tràn trề lai láng ánh trăng.
“Cảnh khuya” và “Nguyên tiêu”, tuy hai bài thơ đều viết về trăng ở chiến khu Việt Bắc, nhưng ở mỗi bài vẻ đẹp của trăng lại được người thi sĩ cảm nhận bằng một vẻ riêng. Trăng trong “Cảnh khuya” là ánh trăng đã được nhân hoá. Trăng lồng bóng vào cây cổ thụ để giãi “hoa” (hoa trăng) trên mặt đất. Cảnh vật như hiện ra lồng lộng dưới ánh trăng. Thêm nữa, tiếng suối trong đêm trong trẻo như tiếng ai đang ngân nga hát càng làm cho trăng khuya thêm mơ mộng. Trong khi đó, trăng trong Rằm tháng riêng là trăng xuân, trăng mang không khí và hương vị của mùa Xuân. Cảnh ở đây là cảnh trăng ở trên sông, có con thuyền nhỏ trong sương khói. Nhưng điểm đặc biệt nhất phải nói đến đó là sự chan hoà của ánh trăng như tràn đầy cả con thuyền nhỏ.
Hai bài thơ này được Bác viết trong những năm đầu kháng Pháp vô cùng khó khăn gian khổ. Nhưng ở trong thơ, ta vẫn gặp một chủ thể trữ tình rất yêu thiên nhiên, vẫn ung dung làm việc, vẫn chan hoà cùng ánh trăng thơ mộng của núi rừng. Người lo lắng cho đất nước nhưng trong tâm hồn, Bác vẫn dành cho thiên nhiên những niềm ưu ái, không vì việc quân bận rộn mà Người đành hờ hững, từ chối vẻ đẹp thiên nhiên, điều này nói lên phẩm chất lạc quan và phong thái ung dung của Bác.
Tình bạn cao cả vượt qua mọi vật chất của cụ Nguyễn Khuyến qua bài thơ " Bạn đến chơi nhà " em cảm thấy tình bạn là tình cảm trong sáng và quý giá thể hiện qua một tình huống khó xử là nhà cụ cái gì cũng có nhưng không thể sử dụng được để bạn thông cảm cho hoàn cảnh của mình rồi hạ một câu kết : " Bác đến chơi đây, ta với ta " để ngụ ý rằng người bạn của Nguyễn Khuyến đến đây chơi với tác giả, khẳng định tình bạn là cao cả, là trên hết vượt qua mọi vật chất. Tác giả đề cao tình bạn chân thành qua một cụm từ nhưng nó chứa đựng một tình bạn đậm đà của cụ Nguyễn Khuyến đối với người bạn lâu ngày đến thăm. Qua bài thơ, em đã biết được tình bạn là thứ không thể mua được bằng vật chất , không thứ nào có thể thay thế được.
CHÚC BẠN HỌC TỐT
Being a volunteer is one of the best things you can do with your life. It's a great way to help other people. It's also very satisfying to know that you are not wasting your time and are helping people who need help.
Many of us could and should be out there doing voluntary activities of some kind. So many volunteer organizations need extra hands. It really is easy. Just pick up the phone and offer your services.
I think too many of us settle into a lazy lifestyle. We just want to come home and watch TV. Life is much more interesting when you're a volunteer.
I've found it really opens your eyes to how some people live. It's sometimes sad to see how the government lets people down, but at least I'm doing my bit.
tham khảo
Từ nội dung bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh, em có rất nhiều suy nghĩ về tình yêu quê hương đất nước đặc biệt trong đại dịch Covid 19. Trước hết, ta cần hiểu thế nào là tình yêu quê hương đất nước? Đó là tình cảm gắn bó bền chặt, sâu sắc, chân thành đối với sự vật và con người nơi ta sinh ra và lớn lên, là hành động không ngừng nỗ lực để xây dựng và phát triển đất nước. Thật vậy, trong thời kì chiến tranh, tình yêu quê hương, đất nước được thể hiện rõ nét qua hành động của những người thanh niên không quản ngại khó khăn xung phong nhập ngũ, lên đường giành lấy độc lập cho Tổ quốc. Trong thời bình, tinh thần cao quý ấy vẫn được phát huy cao độ. Tiêu biểu như đại dịch Covid 19, nhiều người dân đã cùng nhau chung tay, đồng lòng, đồng sức kết thành những tấm lá chắn vững chãi, kiên cố để ngăn cản sự xâm nhập của virus corona, từ đó hạn chế sự ảnh hưởng của chúng đến sự phát triển của đất nước. Có lòng yêu Tổ quốc, mỗi con người sẽ sống tốt hơn trong cuộc đời, không quên đi cội nguồn. Bên cạnh đó, nó còn giúp ta nâng cao tinh thần và ý chí quyết tâm vươn lên. Hơn thế nữa, nó còn là động lực giúp ta sống có trách nhiệm hơn với nơi ta sinh ra và trưởng thành. Ấy vậy mà hiện nay cạnh bên những người yêu quê hương, đất nước vẫn còn tồn động những kẻ không ngừng chà đạp lên quê hương, phá hoại vẻ đẹp nơi đây. Qua đó, mỗi chúng ta hãy nâng cao ý thức, trách nhiệm và hãy gìn giữ, xây dựng và phát triển vị thế, tiềm lực của đất nước trên trường quốc tế.
Cùng viết về ánh trăng nhưng trong hai bài thơ “Cảnh khuya” và bài thơ “Rằm tháng Giêng”, Hồ Chí Minh lại thể hiện một sắc thái, một cảm xúc đặc biệt. Cùng là ánh trăng đấy nhưng hình ảnh trong mỗi bài thơ lại mang một nét đẹp, lại chứa đựng những cảm xúc riêng của nhân vật trữ tình. Nếu trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh vẽ ra khung cảnh đêm khuya ánh trăng được đặt trong mối quan hệ với vạn vật nơi rừng sâu và phản chiếu hình ảnh con người đang ôm mối suy tư khi liên quan đến vận nước, thì bài thơ Rằm tháng Giêng lại là bức tranh mùa xuân dưới ánh trăng Rằm, hình ảnh của nhân vật trữ tình đang trong tư thế lạc quan tự tại và niềm tin vào sự chiến thắng của Cách mạng, vào sự trường tồn của vận nước.
Cùng viết về ánh trăng nhưng trong hai bài thơ “Cảnh khuya” và bài thơ “Rằm tháng Giêng”, Hồ Chí Minh lại thể hiện một sắc thái, một cảm xúc đặc biệt. Cùng là ánh trăng đấy nhưng hình ảnh trong mỗi bài thơ lại mang một nét đẹp, lại chứa đựng những cảm xúc riêng của nhân vật trữ tình. Nếu trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh vẽ ra khung cảnh đêm khuya ánh trăng được đặt trong mối quan hệ với vạn vật nơi rừng sâu và phản chiếu hình ảnh con người đang ôm mối suy tư khi liên quan đến vận nước, thì bài thơ Rằm tháng Giêng lại là bức tranh mùa xuân dưới ánh trăng Rằm, hình ảnh của nhân vật trữ tình đang trong tư thế lạc quan tự tại và niềm tin vào sự chiến thắng của Cách mạng, vào sự trường tồn của vận nước.
Lòng trong trắng như mùi thơm sách vở
Chưa một lần vướng bận những sầu đau
Chỉ bâng khuâng khi mùa hạ qua mau
Và sung sướng ngày khai trường chợt đến
Tuổi học trò biết bao là kỉ niệm
Nhưng còn đâu kỉ niệm thơ ngây