K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 10 2018

1.Lên Đàng

2.Dưới ánh mai hồng

3.Hành trình tuổi 20

4.Lá cờ

5.Về ăn cơm

6.Đồng đội

7.Cho bn tôi

Đây là 1 số bài trên mạng về hiến máu tình nguyện, mong đây là điều bn cần nha! Mèo

4 tháng 10 2018

Lên zing mp3 í

18 tháng 10 2018

1. Mãi không quên

Phượng hồng còn rơi thắm tươi sân trường,
Gợi lại cho ta nhớ thương ngày xưa,
Kỹ niệm đã quên phút giây xa trường,
Nghẹn ngào mặn môi nói không nên lời,

Thầy cô dạy cho biết bao nhiêu điều,
Hành trang để ta bước trên đường xa,
Từng năm mỗi mùa cuối đông tháng 11.
Chạnh lòng ta luôn nhớ tới trường xưa,
Bạn bè và thầy cô.

...

2. Mong ước kỷ niệm xưa  

Thời gian trôi qua mau chỉ còn lại những kỷ niệm 
Kỷ niệm thân yêu ơi sẽ còn nhớ mãi tiếng thầy cô 
Bạn bè mến thương ơi sẽ còn nhớ những lúc giận hờn 
Để rồi mai chia xa lòng chợt dâng niềm thiết tha 
nhớ bạn bè, nhớ mái trường xưa 

Đặt bàn tay lên môi, giữ chặt tiếng nấc nghẹn ngào 
Thời gian sao đi mau xin hãy ngừng trôi 
Dù vẫn mãi luyến tiếc khi đã xa rồi 
Bạn bè ơi, vang đâu đây, còn giọng nói tiếng cười 
Những nỗi nhớ niềm thương gửi cho ai .....! 

...

3. Mái trường mến yêu 

Ôi hàng cây xanh thắm dưới mái trường mến yêu
Có loài chim đang hót âm thầm tựa như nói
Vì hạnh phúc tuổi thơ và cho đời thêm sức sống
Thầy dìu dắt chúng em với tấm lòng thiết tha.
...

Bài hát này gắn với tôi ngày học lớp 6, tuy hát không hay nhưng hôm 20/11 đã dũng cảm xung phong lên trước lớp hát tặng cô giáo dạy văn của mình. Tôi mang tình yêu văn chương đến bây giờ cũng là nhờ cô giáo tôi, từng bài thơ, từng bài văn cô giáo truyền đạt cho chúng tôi với nỗi niềm thiết tha mong chúng tôi thêm yêu cuộc sống và học hành giỏi giang.

4. Trường xưa dấu yêu 

Trường xưa yêu dấu biết bao kỷ niệm thân thương, 

Bạn xưa cách xa biết đến khi nào gặp lại 
Tìm ai trong bóng nắng tiếng cô thầy thân thương, 
Người như đang héo hắt hao gầy vì phấn sương 
Mùa hè năm ấy đến trong một chiều mưa, 
Giờ chia cách xa, những cánh phượng rơi đầy 
Giờ đây mơ ước những giấc mơ thần tiên 
Cùng em đến trường, những giấc mơ hiền hòa 

....

5. Bụi phấn  

Khi thầy viết bảng

Bụi phấn rơi rơi
Có hạt bụi nào
Rơi trên bục giảng
Có hạt bụi nào
Vương trên tóc thầy
ĐK:
Em yêu phút giây này
Thầy em tóc như bạc thêm
Bạc thêm vì bụi phấn
Để cho em bài học hay
Mai sau lớn nên người
Làm sao có thể nào quên
Ngày xưa thầy dạy dỗ
Khi em tuổi còn thơ

Bài hát này ngày xưa tôi đã nghe rất nhiều và thôi không khỏi xao xuyến bởi hình ảnh bụi phấn vương trên tóc thầy. Thầy tôi tóc đã bạc nhưng vẫn say sưa giảng dạy, vẫn luôn nở nụ cười. Nghe ca khúc này tôi tự hứa với mình là phải cố gắng học hành chăm để tóc thầy bạc không uổng phí.

Những mẫu tin nhắn hình đẹp và lời chúc ý nghĩa ngày 20-11

Tin nhắn, lời chúc 20/11 số 1:

。、★、•、、、
、、 ☆ 、\*•
•☆\•\☆\、*
\、*• \☆\、
╭⌒╮⌒⌒╮\*
•╱◥██◣ ★、
|田|田田| \ •、
╬╬╬╬╬╬╬╬
Lớp học trò ra đi,
còn cô ở lại
Mái chèo đó là những viên phấn trắng
Và cô là người đưa đò cần mẫn
Cho chúng em định hướng tương lai!

Tin nhắn, lời chúc 20/11 số 2: 

__ __ )__ll___)
)___ll____)
)____ll_____)
,__,_l;;;;l=:Ỉ:=:Ỉ:=:Ỉ:=:Ỉ:=Ỉ:-*'/
_/__Nhà__Gíao__Việt__,/
Tháng năm dầu dãi nắngmưa,
Con đò trí thức thầy đưabao người.
Qua sông gửi lại nụ cười
Tình yêu xin tặng người thầy kính thương.
Con đò mộc - mái đầu sương
Mãi theo ta khắp muôn phương vạn ngày

6. Bài học đầu tiên

Thưa thầy em đã thuộc bài học sáng nay trong bài giảng có bụi phấn trắng bay bay trên tóc thầy... Giọng thầy như tiếng hát

Lời thầy như bài thơ
Cho em những ước mơ
Tới chân trời rộng mở
Bài học đầu tiên, có bóng hình núi sông yêu thương những cánh đồng vẽ tiếp đường cha ông...
Bài học đầu tiên ấm êm lời ru của mẹ, con cò trắng bay qua câu ca dao ngọt ngào...
Bài học đầu tiên sóng vỗ lời biển xanh căng no những cánh buồm chở tiếng hò quê hương
Bài học đầu tiên cám ơn thầy, thầy đã dạy con đường tới tương lai xây đất nước đẹp giàu...
Bài học đầu tiên em đã thuộc rồi thầy ơi Là bài ca yêu Tổ Quốc Không bao giờ em quên...

7. Khi tóc thầy bạc 

Khi tóc thầy bạc tóc em vẫn còn xanh 

Khi tóc thầy bạc trắng chúng em đã lớn khôn rồi 
Thời gian trôi nhanh mau 
Cầu Kiều thầy đưa qua sông 
Tuổi ấu thơ như hoa nở dưới mái trường 
Một con đò sang ngang 
Ôi lòng thấy mênh mang 

Cho em biết yêu cánh cò trong câu ca dao 
Cho em biết yêu bống trắng ăn cơm vàng của cô Tấm ngoan 
và cho em yêu ai hai sương một nắng để làm nên luá vàng 
Bài học làm người em vẫn nhớ ghi 
Công cha ơn nghĩa mẹ ơn thầy 

"Khi Tóc Thầy Bạc" - Bài hát như chất chứa nỗi lòng của người học trò, bởi tóc thầy bạc, bời thời gian trôi mau, thầy người lái đò âm thầm lặng lẽ chở những lứa học sinh của mình qua sông. Làm sao em quên được thầy ơi, con đò độc mộc ấy,tuổi ấu thơ của em được thầy dìu dắt bằng bài học làm người- công cha nghĩa mẹ ơn thầy.

8. Nhớ ơn thầy cô

Về lại trường xưa với bao kỉ niệm

Bóng dáng cô thầy vấn vương không rời
Một thời tuổi thơ trôi theo cánh phượn
Lời thầy cô vọng mãi
Con nhớ cô thầy dìu dắt con nên người 
Nâng con bay khắp phương trời

Bây giờ, con về
Thăm ngôi trường xưa giờ già hơn trước
Con tìm, cô thầy, xa bao nhiêu năm tóc đã bạc phơ
Con về, thăm lại 
Ôi sân trường xưa một thời mơ ước
Cô thầy đâu rồi
Nghe trong tim con vang tiếng cô thầy. 

9. Con Đường Đến Trường 

Một chiều đi trên con đường này

Hoa điệp vàng trải dưới chân tôi
Ngập ngừng trong tôi như thầm hỏi
Đường về trường ôi sao lạ quá

Một lần đi qua con đường này
Bao kỷ niệm chợt sống trong tôi
Về lại trong sân ngôi trường này
Còn đâu đây nỗi nhớ vô bờ

Chorus:
Nhớ nhớ những ngày nơi đây
Cùng bạn bè sống dưới mái trường này
Nhớ tiếng nói thầy cô chắp cánh ta bay bay vào cuộc sống
Nhớ nhớ mỗi mùa thi qua là một lần ghi dấu trong cuộc đời
Nhớ ghế đá hàng cây làm bạn cùng tôi mỗi lần đến trường
....
Nhớ mãi ngày chia tay nụ cười còn xao xuyến lòng ai
Nhớ mãi ngày chia tay cùng bạn bè đến những miền xa. 

10. Người Thầy

Người thầy, vẫn lặng lẽ đi về sớm trưa

Từng ngày, giọt mồ hôi rơi đầy trang giấy.
Để em đến bến bờ ước mơ,
Rồi năm tháng sông dài gió mưa,
Cành hoa trắng, vẫn lung linh trong vườn xưa.

Người thầy, vẫn lặng lẽ đi về dưới mưa,
Dòng đời, từng ngày qua êm đềm trôi mãi,
Chiều trên phố bao người đón đưa,
Dòng sông vắng bây giờ gió mưa,
Còn ai nhớ, ai quên con đò xưa.

ĐK:
Dù năm tháng vô tình trôi mãi mãi,
Có hay bao mùa lá rơi.
Thầy đã đến như muôn ngàn tia nắng,
Sáng soi bước em trong cuộc đời.
Vẫn nhớ những khi trời mưa rơi,
Vẫn chiếc áo xưa sờn đôi vai,
Thầy vẫn đi, buồn vui, lặng lẽ.

Dù năm tháng vô tình trôi mãi mãi,
Tóc xanh bây giờ đã phai,
Thẫy vẫn đứng bên sân trường năm ấy,
Dõi theo bước em bước em trong cuộc đời,
Dẫu đếm hết sao trời đêm nay,
Dẫu đếm hết lá mùa thu rơi,
Nhưng ngàn năm, làm sao em đếm hết công ơn người thầy.

11. Ngôi Trường Dấu Yêu

Nhớ những tháng năm dài sống dưới ngôi trường bao mến thương của tôi

Có ánh nắng tươi hồng, với tiếng chim ngoài xa líu lo hòa ca
Nhớ ánh mắt ai buồn nhìn giọt mưa rơi trên cánh hoa phượng xinh
Rồi mùa thi trôi qua mau hè sang tiếng ve, chợt buồn

ĐK:

Dòng thời gian trôi qua nhanh tựa như giấc mơ
Kỷ niệm ấu thơ trong tôi sẽ mãi không phai
Dù mai cách xa nhưng tôi vẫn mãi không quên
Trường xưa đã cho tôi thật nhiều mơ ước

Cành hoa phượng rơi trên sân trường vang tiếng ve
Dòng lưu bút trao cho nhau nỗi nhớ mùa hè
Đường xưa vẫn đây những chiếc lá vẫn rơi đầy
Trường xưa mãi luôn trong tôi dù thời gian lướt trôi
-------
Nhớ những tháng năm dài sống dưới ngôi trường bao dấu yêu của tôi
Nhớ tiếng nói cô thầy với biết bao tình thương sóng xô đại dương
Nhớ những lúc tan trường, trời chợt mưa rơi rơi ướt con, đường về
Lòng chợt buồn khi tôi không còn nghe tiếng ve, gọi hè

ĐK:

Chiều nay mưa rơi rơi cho lòng tôi nhớ thương
Kỷ niệm dấu yêu khi xưa mỗi lúc tan trường
Làm sao sống trong yêu thương ấm áp bạn bè
Ngày xưa thiết tha ôi giờ đây xa vắng

Nhìn hoa phượng bay bay trên bầu trời thắm xinh
Chợt thấy nơi đây dư âm xưa bỗng vô tình
Ngày tháng êm trôi ký ức sống mãi trong tôi
Kỷ niệm dấu yêu nay chỉ còn trong giấc mơ

12. Ơn Thầy - Con đường đến lớp 

Trên con đường ngày ngày đến lớp, lá rơi nhè nhẹ bên những hè phố

Có ai với cả tấm lòng, đi trên con đường có những lá rơi.

Cho e muôn ngàn yêu thương, cho e bài học quê hương.
Thầy mang cho e thêm tiếng hát, tuổi thơ đẹp những ước vọng.
Hàng cây xanh thắm nhìn lá rơi nhẹ bay
Vương trên tóc thầy với bước thầm lặng trên phố .
Khi nắng hồng trở lại bên e ,khi nắng vàng dìu dịu chảy xuống .
Thầy mang cho e ước vọng ,đi trên con đường có những lá rơi
...

18 tháng 10 2018

vẽ tranh(lên google tìm thơ là ok)

30 tháng 11 2023

In your hands á

Năm ngoái mik hát bài này, dễ thuộc lắm

27 tháng 12 2021

Ngày tết quê em

Con bướm xuân

Chúc tết

Mùa xuân đến

Bé chúc xuân

Mùa xuân của em

Tết ơi là tết

Bé đón tết sang

Xúc xắc xúc xẻ

Sắp đến tết rồi

Bao lì xì đỏ

Mùa xuân của bé

Đón ông thần tài

Xuân đã về

Thì thầm mùa xuân

Xuân họp mặt

Ngày xuân long phụng sum vầy

Như hoa mùa xuân

30 tháng 12 2021

Xúc xắc xúc xẻ

Ăn tết

Long phượng sum vầy

Chúc tết

Ngày tết quê em

Xuân họp mặt

Mùa xuân đến

Con bướm xuân

Mùa xuân của em

( Em đang ở bệnh viện để phẫu thuật ạ )

Của chị đây ạ , chúc chị học giỏi

16 tháng 12 2023

bài nerver be alone

16 tháng 12 2023

Mik biết nhưng bạn phải trl cho mik câu hỏi này tìm giá trị của x sao cho 0,6<x<0,61 

 

12 tháng 4 2017

làm nhanh nha

24 tháng 10 2018

2 phách

1 nốt đen

phách 1 mạnh

           2 nhẹ

còn 3 4 thì thua    

23 tháng 8 2018

Hầu hết các trường Trung học bây giờ đều được xây dựng khá khang trang hiện đại. Nhưng có một thực trạng đáng buồn là, dù yêu trường đến đâu nhiều teen vẫn quen với việc vô tư xả rác khắp nơi. Từ sân trường đến hành lang lớp học và nhất là trong… ngăn bàn. Giải thích cho việc làm rõ ràng là thiếu văn minh này, một số bạn hồn nhiên phát biểu: "Tiện đâu thì bỏ đó. Cũng đâu có nhiều nhặn gì, chỉ là vài cái vỏ kẹo, vỏ bim bim, ít hạt dưa linh tinh…Hơn nữa, mình đóng tiền vệ sinh để làm gì cơ chứ?”… Khăng khăng với những suy nghĩ đó, các teen này chưa từng một lần thấy ngần ngại khi buông rác dọc lối đi, hay để lại “chiến lợi phẩm” ngay ở chỗ ngồi của mình. 
Oanh, một chuyên gia quà vặt thật thà thú nhận: “Đang ngồi ăn trong lớp, chẳng lẽ lại bỏ vụ buôn dưa đang hồi gay cấn để chạy đi tìm… thùng rác?” Bắt đầu từ một chút lười, một chút ngại đến hình thành thói quen bạ đâu vứt rác đó, vô tình nhiều teen đã biến mình thành những “kẻ phá hoại”, chuyên làm bẩn trường lớp. Lâu ngày nó trở thành một thói quen dễ lây lan. Một bạn, rồi nhiều bạn theo nhau “lười”, và bộ mặt trường lớp cũng từ đó không thể nào ngăn nắp, sạch sẽ được như những khẩu hiệu “xanh- sạch- đẹp” nữa. 
Hằng Nga, một teengirl lớp 10 cho hay: "Đi đến đâu trong trường bạn ấy cũng bắt gặp “vu vơ” những vỏ bim bim, giấy vụn, túi nilon, vỏ chai nước… Thậm chí là bã kẹo cao su cũng “được” dính ngang nhiên trên tường, bàn, ghế…Cực kì khó chịu khi cứ phải nhìn thấy sân trường thấp thoáng rác. Ghê nhất là những ngăn bàn với các chiến lợi phẩm đủ thứ: Vỏ kẹo, vỏ hộp sữa, vỏ hoa quả, thậm chí… muối ớt!!! Không hiểu ý thức của cá bạn ấy bỏ đi đâu nữa.” 
Phiền vì sự vô ý thức của một bộ phận teen ấy đã đành, càng phiền lòng hơn khi “bệnh xả rác” lây lan nhanh chóng. Ở nhiều trường, nó còn là một căn bệnh khó chữa. Số bạn ý thức cao về giữ gìn vệ sinh trường lớp bỗng chốc thành “thiểu số”! Một điều thật trái khoáy nhưng là có thật. 
Thanh Tùng- một boy khá mẫu mực trong chuyện vứt rác đúng nơi quy định rất hay bị bạn bè gọi là Tùng hấp. Cái biệt danh ra đời chỉ vì nhiều khi, Tùng kiên quyết nhặt rác cho vào thùng, dù là mẩu giấy nhỏ! Nhìn thấy bạn bè mình vứt rác bừa bãi, Tùng thẳng thắn lên tiếng. Không ít người vì vậy mà khó chịu ra mặt với cậu bạn. Có kẻ độc miệng còn bảo Tùng cứ “ra vẻ”, teen gì mà như… ông già! 
Trong khi vấn đề rác thải, ô nhiễm môi trường đang là một vấn đề "hot" trong cộng đồng, thì rất đông teen vẫn còn thờ ơ với nếp sống văn minh xanh - sạch. Tiện đâu vứt đấy, sự vô tư xả rác ra trường lớp bất chấp nội quy học đường, vô tư xả rác ra nhiều nơi công cộng, đường phố khiến teen đã và đang trở thành những “thổ dân” trong mắt mọi người. 
Thùng rác ngay đó mà vẫn cố tình xả rác lung tung thì thật là vô ý thức. (Ảnh minh họa) 
Tại sao không là một greenager ngay từ bây giờ? 
Xả rác bừa bãi ở trường lớp chính là teen tự làm xấu bộ mặt trường mình, cũng là làm “mất giá” thương hiệu trên đồng phục của bạn. Nhiều khi, chính thói quen này đã hại teen dở mếu dở cười. 
Hôm ấy, trên đường từ bến bus đi vào trường, Hồng Hạnh mải miết gặm nốt chiếc bánh mì, còn lại cái túi nilon nho nhỏ, Hạnh thẳng tay cho nó… bay vào không gian. Vừa dợm chân bước đi, thì một anh kính cận gọi với theo: “Em ơi, đánh rơi cái gì kìa!” Hạnh quay lại, lúng túng chưa biết nói gì, anh ấy đã nhặt chiếc túi lên dúi vào tay Hạnh và nói rất khẽ “Thùng rác ở đằng kia cơ cô bé ạ”. Hạnh đỏ bừng mặt. Chiếc túi nóng ran trong tay, xấu hổ chẳng biết giấu mặt vào đâu… 
Còn Huy Thông, một nhân chuyên nhét bã kẹo cao su bừa bãi vào chân ghế, chân bàn đã bị… gậy ông đập lưng ông khi vô tình dựa tay vào lan can, vào bị dính chặt áo vào một mẩu bã kẹo. Thông lớn tiếng chửi “thằng nào đó ý thức bắng … con ruồi!” rồi lập tức im bặt. Chính là cậu ta nhét bã kẹo vào đó mà không nhớ.Trước hình ảnh một lớp học nhem nhuốc rác, một ngôi trường không sạch sẽ, chắc chắn nhiều thầy cô cũng cảm thấy thất vọng và có gì đó “nản” trước đám học trò. Bước vào lớp đã bị cái sự bẩn làm phân tâm, thầy cô cũng khó mà nhiệt tâm giảng bài được thoải mái và trọn vẹn… Thiệt thòi khi ấy, lại chính do teen chịu. Vì có ai mà không yêu nổi một ngôi trường sach sẽ với những greenager chính hiệu? 
Bỏ đi thói quen xả rác bừa bãi ở trường lớp, học làm một greenager sống có trách nhiệm hơn với môi trường xung quanh ngay từ bây giờ thôi, teen nhé!

23 tháng 8 2018

Thấm thoắt dã hơn bốn năm ngồi tren chiếc ghế trường trung học cơ sở. Có lẽ vì vậy mà ngôi trường này đã trở nên vô cùng quen thuộc đối với em.

Từ ngoài đường đi vào trong trường phải qua một con đường ngắn, hai bên đường là hai hàng cây xanh tỏa bóng che mát khiến cho con đường này lúc nào cũng thoáng đãng. Mỗi khi có làn gió nhẹ thổi qua lại làm những tán cây rung rinh như đang nhảy múa trông rất vui mắt. Đi thêm một đoạn nữa là tới cổng trường. Cánh cổng sừng sững hiện ra trước mắt em như một người khổng lồ thân thiện đang dang tay chào đón các cô cậu học trò vào trường.

Sân trường em toàn bộ đều được lát gạch đỏ. Trên sân trường có trồng rất nhiều những cây bóng mát: cây bằng lăng tím thẫm cả một góc sân, cây phượng đỏ rực rỡ như một ngọn đuốc đang bùng cháy,…Còn cả những bồn hoa bé bé xinh xinh nằm rải rác xung quanh sân trường với những bông hoa màu sắc sắc sỡ nữa chứ. Trường em có tổng cộng hai mươi lớp học, lớp nào cũng được trang bị những thiết bị hiện đại phục vụ tốt nhất cho việc học tập và rèn luyện của học sinh.

Tất cả các bức tường đều được sơn màu vàng óng như ánh nắng, vừa tạo được cảm giác tươi sáng lại vừa ấm áp, quen thuộc đối với học sinh. Toàn bộ các cánh cửa của những lớp học bao gồm cửa sổ và cửa đi đều được làm bằng kính giúp giảm nóng và tăng cường tối đa ánh sáng vào trong lớp học phục vụ cho việc học tập của học sinh.

Em rất yêu ngôi trường của em. Từ nay về sau, dù đi đâu và làm gì thì em cũng luôn nhớ về ngôi trường thân yêu này.

11 tháng 2 2018

bài thơ:

Nhà em treo ảnh Bác Hồ

Bên trên là một lá cờ đỏ tươi

Ngày ngày Bác mỉm miệng cười

Bác nhìn chúng cháu vui chơi trong nhà

Ngoài sân có mấy con gà

Ngoài vườn có mấy quả na chín rồi

Em nghe như Bác dạy lời

Cháu ơi đừng có chơi bời đâu xa

Trồng rau, quét bếp, đuổi gà

Thấy tàu bay Mỹ nhớ ra hầm ngồi.

bài hát:

  • "Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn các em nhi đồng" (Phong Nhã)
  • "Bác đang cùng chúng cháu hành quân" (Huy Thục)
  • "Bác Hồ sống mãi với Tây Nguyên" (Lê Lôi)
  • "Bác Hồ, một tình yêu bao la" của (Thuận Yến):...Bác thương các cụ già xuân về gửi biếu lụa, Bác yêu đàn cháu nhỏ Trung Thu gửi cho quà. Bác thương đoàn dân công đêm nay ngủ ngoài rừng, Bác thương người chiến sĩ đứng gác ngoài biên cương..."
  • "Bác Hồ - Người cho em tất cả" (Hoàng Long, Hoàng Lân, thơ Phong Thu)
  • "Bác Hồ trên đỉnh Trường Lệ" (Lê Đăng Khoa) [3]
11 tháng 2 2018

3 bài thơ cơ bạn 

29 tháng 4 2020
Thơ Về Bác Hồ : tác giả : Trần Đăng ThơmLời Thơ Dâng Bác : tác giả : Nhung PhạmChúc Mừng Sinh Nhật Bác Hồ : tác giả : Trần Văn Huân Viếng Bác : tác giả : Đức Trung

                                                        

29 tháng 4 2020

Hồ Chí Minh là 1 vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam ta. Từ hình ảnh người cha mái tóc bạc dịu hiền, đến người lãnh đạo tài ba xuất chúng của Việt Nam, hình ảnh Bác Hồ được các nhà thơ, nhà văn lưu giữ trong từng câu thơ và từng tác phẩm nghệ thuật. Nhà thơ Minh Huệ cũng vậy, ông đã khéo léo xây dựng lên một bài thơ chứa đựng nhiều cảm xúc về hình ảnh Bác.

Đêm nay Bác không ngủ của tác giả Minh Huệ sáng tác vào năm 1951, là một trong những bài thơ thành công nhất về Bác Hồ và đã trở nên quen thuộc với nhiều thế hệ Việt. Câu chuyện kể về một đêm không ngủ của Bác trên đường đi chiến dịch. Bài thơ thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc của Bác với đồng bào. Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ sử dụng thể thơ năm chữ thích hợp với lối kể chuyện kết hợp với miêu tả. Đây là bài thơ tự sự có nhiều chi tiết giản dị và cảm động được trình bày như một câu chuyện về người thật việc thật. Có hoàn cảnh, không gian, thời gian, địa điểm, có diễn biến sự việc, có cả lời đối thoại giữa hai nhân vật

Hình ảnh Bác được khắc hoạ rất đậm nét qua tâm hồn anh đội viên. Mối quan hệ giữa lãnh tụ với chiến sĩ trở thành tình bác - cháu, cha - con. Cũng như Tố Hữu từng viết: Người là Cha, là Bác, là Anh - Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ, ở đây Minh Huệ đã cảm nhận được:

Người Cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm

Rồi Bác đi dém chăn

Từng người từng người một

Sợ cháu mình giật thột.

Bác nhón chân nhẹ nhàng...

Đêm khuya, trời mưa, gió lạnh… Anh đội viên đã ngủ được một giấc. Lần đầu thức dậy, thấy Bác vẫn ngồi bên bếp lửa, anh băn khoăn thắc mắc, ngạc nhiên vì trời đã khuya lắm rồi mà Bác vẫn ngồi trầm ngâm bên bếp lửa. Từ ngạc nhiên đến xúc động với lòng yêu nước của Bác Hồ, anh hiểu rằng Bác vẫn lặng lẽ đốt lửa để sưởi ấm cho chiến sĩ. Việc làm đốt lửa, hành động đi đém chăn, cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng - đã thể hiện sự chăm chút yêu thương của Người Cha mái tóc bạc đối với từng người lính như tình cha - con, tình ông - cháu. Chú đội viên mơ mơ màng màng trong khoảnh khắc hạnh phúc thần tiên ấy. Chất thơ vừa thực vừa mơ đầy ấn tượng:

Anh đội viên mơ màng

Như nằm trong giấc mộng.

 Hình ảnh và cử chỉ của Bác trong đêm khiến anh đội viện không phân biệt được cảnh trước mắt mình là thực hay là mộng. Ngọn lửa bập bùng soi bóng Bác khi mờ lúc tỏ. Tâm trạng anh ngạc nhiên và xúc động. Đang tỉnh mà anh nghĩ là mình đang mơ vậy. Anh mơ màng thấy bên ánh lửa bập bùng, bóng Bác cao lồng lộng in trên vách nứa đơn sơ, vừa chập chờn hư ảo, vừa ấm áp yêu thương. Bác như ông Bụt, ông Tiên xuất hiện giữa khung cảnh phảng phất không khí cổ tích (dưới mái lều tranh, trong đêm khuya, giữa rừng sâu). Từ Bác tỏa ra hơi ấm lạ kì: Ấm hơn ngọn lửa hồng. Đó là hơi ấm của tình thương bao la, nồng đượm, cao sâu hơn cả tình mẹ đối với con.Bác vĩ đại và ấm áp biết bao! Một so sánh rất đẹp, rất thơ đã ca ngợi tình nhân ái của vị lãnh tụ kính yêu Hồ Chí Minh:

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng.

Tình huống thơ được đẩy tới cao trào. Chế Lan Viên trong Người đi tìm hình của nước từng viết: Hiểu sao hết tấm lòng lãnh tụ. Anh đội viên cũng vậy, anh chưa hiểu vì sao đêm nay Bác trầm ngâm thao thức. Nghe Bác nói, anh đội viên vui sướng vô bờ. Tình nhân ái của Bác đã soi sáng tâm hồn người lính trẻ:

Bác thương đoàn dân công

Đêm nay ngủ ngoài rừng

Rải lá cây làm chiếu

Manh áo phủ làm chăn

Trời thì mưa lâm thâm

Làm sao cho khỏi ướt!

Càng thương càng nóng ruột

Mong trời sáng mau mau....

Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, Minh Huệ đã sáng tạo nên một số chi tiết nghệ thuật rất cụ thể và điển hình về mái tóc, chòm râu, ngọn lửa, bóng Bác, vẻ mặt trầm ngâm, về hành động, cử chỉ nhằm tô đậm và ca ngợi tình thương bao la của Bác Hồ kính yêu. Chòm râu là một nét vẽ thân tình bức chân dung lãnh tụ gợi lên sự gần gũi, thân thiết mà cao cả, thiêng liêng:

Bác vẫn ngồi đinh ninh

Chòm râu im phăng phắc.

Bên cạnh hình ảnh của Bác là hình ảnh anh đội viên, được nhà thơ thể hiện khá đẹp. Anh chợt thức giữa đêm khuya, và vô cùng nhạc nhiên suy nghĩ:

Mà sao Bác vẫn ngồi

Đêm nay Bác không ngủ.

Thương cho vị lãnh tụ, anh khẽ nói: Bác ơi! Bác chưa ngủ? - Bác có lạnh lắm không?. Anh bồn chồn lo lắng:

Anh nằm lo Bác ốm....

Cảm xúc của anh đội viên phát triển theo chiều dài của thời gian đêm khuya:

Anh đội viên thức dậy

Thấy trời khuya lắm rồi...

Lần thứ ba thức dậy...

Người lính trẻ nằng nặc, thiết tha:

Mời Bác ngủ Bác ơi!

Trời sắp sáng mất rồi

Bác ơi! Mời Bác ngủ!

Câu trả lời của Bác đã khiến cho anh đội viên thêm hiểu và thấm thía tấm lòng nhân ái rộng lượng vô bờ của vị Cha dân tộc. Bác lo cho bộ đội, dân công cũng chính là lo cho cuộc kháng chiến gian khổ nhưng anh dũng của dân tộc nhằm giành lại chủ quyền độc lập, tự do, cơm áo, hòa bình.Nghe Bác nói về tình thương và nỗi lo, ... anh đội viên vô cùng hạnh phúc vì đã thấm hiểu tấm lòng và sự vĩ đại của lãnh tụ:

Lòng vui sướng mênh mông

Anh thức luôn cùng Bác.

Qua hình ảnh anh đội viên, nhà thơ Minh Huệ đã thể hiện một cách chân thành cảm động lòng kính yêu của đồng bào và chiến sĩ đối với Bác Hồ vĩ đại.

Đêm nay Bác không ngủ mãi là một bài ca làm rung động trái tim muôn triệu con người. Hai nhân vật, hai tâm hồn chung, chan hoà trong một tình yêu lớn: "yêu nước, thương người". Màu sắc dân ca kết hợp với không khí cổ tích thần kỳ làm nên vẻ đẹp độc đáo của bài thơ. Cảnh rừng đêm mưa lâm thâm, ngọn lửa, mái tóc bạc phơ, chòm râu im phăng phắc là bốn nét vẽ đầy ấn tượng về Bác Hồ và tấm lòng yêu nước, thương dân của Bác.