nêu cảm nghĩ về truyện coo bé bán diêm bằng một đoạn văn ngắn có sử dụng thán từ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tham khảo:
Nhân vật cô bé bán diêm trong tác phẩm cùng tên của An-đéc-xen là một cô bé thật đáng thương. Cô bé nhà nghèo, mồ côi mẹ từ khi bà em mất, em phải sống cùng với người cha hay đánh đập, mắng nhiếc, chửi rủa. Em sống ở trên gác xép mái nhà lạnh lẽo và tối tăm. Em phải đi bán diêm để kiếm sống qua ngày. Trong một đêm giao thừa, một cô bé đầu trần, chân đất, bụng đói dò dẫm trong bóng tối. Suốt cả ngày hôm đó em không bán được bao diêm nào. Ngay cả có người nhìn thấy em rao hàng cũng không ai mua một cái và không ném cho em một đồng nào. Em ngồi nép trong một xó tường trong giá rét, nếu em không bán được bao diêm nào thì em sẽ bị cha mắng. Vì vậy em chẳng dám về nhà. Giữa trời giá rét đó em chỉ có một ước mơ duy nhất là có cuộc sống trước đây khi bà và mẹ em còn sống. Ước mơ chính đáng đó cũng là ước mơ chung của bao đứa trẻ bất hạnh khác. Nhưng xót thương thay! Em đã đạt được hạnh phúc đó, khi em cùng bà lên thiên đường. Em hạnh phúc trước khi chết. Đôi má ửng hồng cùng nụ cười trên môi như chứng minh rằng em ra đi thật hạnh phúc. Cái chết của em đã tố cáo xã hội bất công vô cảm. Qua đó tác giả muốn khẳng định và tố cáo xã hội đương thời tàn nhẫn thiếu tình thương đối với những trẻ em nghèo.
Nhà văn An-đéc-xen khiến thế giới biết đến với vô vàn tác phẩm để đời và “Cô bé bán diêm” chính là một trong số đó. Tác phẩm này không có một cái kết đẹp như bao truyện khác của ông thế nhưng nó để lại trong lòng bạn đọc những bài học về cách sống thông qua hình ảnh của cô bé bán diêm trong đêm giao thừa lạnh giá. Em mồ côi mẹ từ khi bà mới mất, phải sống cùng người cha trên cái gác xép nhỏ tối tăm, lạnh lẽo hay đánh đập, hành hạ em. Đêm giao thừa cuối năm, khi người người nhà nhà đều nhanh chóng trở về nhà để quây quần bên gia đình thì cô bé tội nghiệp ấy phải đi bán những que diêm nhỏ trong tình trạng đầu trần, chân đất giữa cái rét giá buốt ấy. Suốt cả một ngày, cô bé không bán được bao diêm nào, em lo sợ không dám trở về vì sợ người cha lại đánh đập, chửi mắng. Em cố nép cơ thể vào góc tường ven đường, lo ngại rồi từ từ thắp những que diêm của mình lên để sưởi ấm, cũng từ đó, những ước ao bé nhỏ hiện lên trong em thật tươi đẹp. Lần lượt đốt những que diêm là lần lượt những ước mơ chân thực biết bao, đó là các lò sưởi ấm áp, đó là một mâm cỗ đầy thịnh soạn, hay một ước ao mãnh liệt nhất chính là hình ảnh người bà hiện ra, đang đưa tay ôm lấy em, ôm lấy thân thể nhỏ bé đang co ro giữa trời đông lạnh giá này và cùng bà bay lên trời cao mãi mãi, rời xa cái thực tại rét buốt, cực khổ nơi đây. Những ước mộng của cô bé thật giản đơn mà chân thực biết bao, đó là những thứ em cần nhất lúc này, là hơi ấm xóa đi cái giá rét của thân thể, hơi ấm của niềm vui gia đình, hơi ấm của tình yêu thương vô bờ bến. Không một ai để ý đến em, người ta đi qua đi lại nhưng chẳng ai hỏi han em được một câu, để rồi đến khi cô bé đã rời xa cõi đời này vĩnh viễn, cái nhìn lạnh lùng của kẻ đi người lại vẫn cứ hiện hữu trước thân xác của em. Thế nhưng, nó cũng là một sự giải thoát khỏi cho em, rời khỏi tất cả những tăm tối của cuộc đời này, em đến một thế giới có bà, có mẹ, có tình yêu thương, nơi em không phải chịu những đau đớn, cực khổ nữa. Cái chết của cô bé cũng chính là một hồi chuông cảnh tỉnh mà nhà văn về thực trạng xã hội lúc bấy giờ, một xã hội lạnh lùng, vô cảm , không quan tâm đến người xung quanh, để rồi đưa ra bài học về tình yêu thương, sự sẻ chia trong cuộc sống này. Dưới ngòi bút đầy tài hoa của An-đéc-xen, câu chuyện “Cô bé bán diêm” không mang một sắc thái quá bi thương mà vẫn có những màu sắc trầm bổng về những giấc mơ thần tiên, về tình yêu thương ấm áp và sự ra đi của cô bé bán diêm ở cuối truyện cũng diễn ra một cách hết sức nhẹ nhàng, khiến cho người đọc không cảm thấy quá nặng nề mà qua đó trăn trở, nhức nhối trong lòng một bức thông điệp về cách sống của nhà văn.
Em tham khảo nhé !!
Nhân vật cô bé bán diêm trong tác phẩm cùng tên của An-đéc-xen là một cô bé thật đáng thương. Cô bé nhà nghèo, mồ côi mẹ từ khi bà em mất, em phải sống cùng với người cha hay đánh đập, mắng nhiếc, chửi rủa. Em sống ở trên gác xép mái nhà lạnh lẽo và tối tăm. Em phải đi bán diêm để kiếm sống qua ngày. Trong một đêm giao thừa, một cô bé đầu trần, chân đất, bụng đói dò dẫm trong bóng tối. Suốt cả ngày hôm đó em không bán được bao diêm nào. Ngay cả có người nhìn thấy em rao hàng cũng không ai mua một cái và không ném cho em một đồng nào. Em ngồi nép trong một xó tường trong giá rét, nếu em không bán được bao diêm nào thì em sẽ bị cha mắng. Vì vậy em chẳng dám về nhà. Giữa trời giá rét đó em chỉ có một ước mơ duy nhất là có cuộc sống trước đây khi bà và mẹ em còn sống. Ước mơ chính đáng đó cũng là ước mơ chung của bao đứa trẻ bất hạnh khác. Nhưng xót thương thay! Em đã đạt được hạnh phúc đó, khi em cùng bà lên thiên đường. Em hạnh phúc trước khi chết. Đôi má ửng hồng cùng nụ cười trên môi như chứng minh rằng em ra đi thật hạnh phúc. Cái chết của em đã tố cáo xã hội bất công vô cảm. Qua đó tác giả muốn khẳng định và tố cáo xã hội đương thời tàn nhẫn thiếu tình thương đối với những trẻ em nghèo.
Em tham khảo nhé:
Cô bé bán diêm là một cô bé có hoàn cảnh thật đáng thương tâm . Em đã đi vào bầu ánh sáng vĩ đại, vào sống trong một thế giới của ánh sáng, tình thương, nơi ấy có người bà hiền hậu thân thương, có những lò sưởi ấm, những bữa ăn thịnh soạn, những cây thông trang hoàng rực rỡ(Từ tượng hình), được sống trong sự bao dung chở che và lòng độ lượng nhân từ vô hạn của Chúa. Em đã vĩnh viễn thoát khỏi những đọa đày trên mặt đất đau thương, vĩnh viễn thoát khỏi những cơn đói hành hạ, thoát khỏi cái rét cắt da cắt thịt bởi những cơn gió ầm ầm(Từ tượng thanh), khỏi nỗi cô đơn, bất hạnh. Em ra đi thanh thản và mãn nguyện "đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười". Chắc hẳn gương mặt ấy sẽ còn ám ảnh độc giả bao thế hệ: cô bé ra đi trong niềm vui, sự bao dung, tha thứ. Cô mỉm cười từ giã tất cả, tha thứ tất cả: những lời chửi mắng thậm tệ, những trận đòn roi, những sự lạnh lùng vô cảm của con người.... Cô bé ra đi tựa như một thiên thần, sau khi chịu đựng những đọa đày thế gian đã được trở về với Chúa, về nước thiên đàng. Ở phương diện đó, kết thúc câu chuyện là một cái kết có hậu, ấm áp và đầy tính nhân văn. Andersen đã không dùng đôi cánh tưởng tượng để thoát li mà cúi sát xuống hiện thực khốc liệt của cuộc sống, để cảm thông và yêu thương những số phận bất hạnh, để nhận ra và trân trọng những ước mơ trong sáng, thánh thiện của con người.
Bài 1 :
Lão Hạc là một người cha rất mực yêu thương con. Đồng cảm với nỗi phẫn chí của đứa con tội nghiệp, lão Hạc chấp nhận để con đi cao su. Làm như vậy, lão đã vì con mà ngậm ngùi chịu cảnh già cả, cô đơn, bệnh tật. Ở một mình, lão dành rất nhiều yêu thương cho con chó Vàng: gọi nó là “cậu” Vàng, ăn gì cũng cho nó ăn cùng, đau khổ, khóc lóc khi trót lừa nó để bán... Lão yêu con chó Vàng đơn thuần vì lão rất yêu loài chó ư? Không, lão yêu nó phần lớn bởi đó là kỉ vật của con trai để lại. Đặc biệt, cuối cùng lão Hạc đã chủ động tìm đến cái chết - một cái chết bi thương - cái chết bằng bả chó. Lão đã chấp nhận cái chết nghiệt ngã ấy để giữ lại cho con trai mảnh vườn đặng khi con về có vườn có đất làm ăn sinh sống. Chao ôi! Tình phụ tử ở lão Hạc thật khiến lòng ta cảm động.
CÂU TRẢ LỜI LÀ : CẬU VÀNG ĐI THẬT RỒI ÔNG GIÁO Ạ !!!!!!!
Nhà văn An-đéc-xen khiến thế giới biết đến với vô vàn tác phẩm để đời và “Cô bé bán diêm” chính là một trong số đó. Tác phẩm này không có một cái kết đẹp như bao chuyện khác của ông thế nhưng nó để lại trong lòng bạn đọc những bài học về cách sống thông qua hình ảnh của cô bé bán diêm trong đêm giao thừa lạnh giá. Em mồ côi mẹ từ khi bà mới mất, phải sống cùng người cha trên cái gác xép nhỏ tối tăm, lạnh lẽo hay đánh đập, hành hạ em. Đêm giao thừa cuối năm, khi người người nhà nhà đều nhanh chóng trở về nhà để quây quần bên gia đình thì cô bé tội nghiệp ấy phải đi bán những que diêm nhỏ trong tình trạng đầu trần, chân đất giữa cái rét giá buốt ấy. Suốt cả một ngày, cô bé không bán được bao diêm nào, em lo sợ không dám trở về vì sợ người cha lại đánh đập, chửi mắng. Em cố nép cơ thể vào góc tường ven đường, lo ngại rồi từ từ thắp những que diêm của mình lên để sưởi ấm, cũng từ đó, những ước ao bé nhỏ hiện lên trong em thật tươi đẹp. Lần lượt đốt những que diêm là lần lượt những ước mơ chân thực biết bao, đó là các lò sưởi ấm áp, đó là một mâm cỗ đầy thịnh soạn, hay một ước ao mãnh liệt nhất chính là hình ảnh người bà hiện ra, đang đưa tay ôm lấy em, ôm lấy thân thể nhỏ bé đang co ro giữa trời đông lạnh giá này và cùng bà bay lên trời cao mãi mãi, rời xa cái thực tại rét buốt, cực khổ nơi đây. Những ước mộng của cô bé thật giản đơn mà chân thực biết bao, đó là những thứ em cần nhất lúc này, là hơi ấm xóa đi cái giá rét của thân thể, hơi ấm của niềm vui gia đình, hơi ấm của tình yêu thương vô bờ bến. Không một ai để ý đến em, người ta đi qua đi lại nhưng chẳng ai hỏi han em được một câu, để rồi đến khi cô bé đã rời xa cõi đời này vĩnh viễn, cái nhìn lạnh lùng của kẻ đi người lại vẫn cứ hiện hữu trước thân xác của em. Thế nhưng, nó cũng là một sự giải thoát khỏi cho em, rời khỏi tất cả những tăm tối của cuộc đời này, em đến một thế giới có bà, có mẹ, có tình yêu thương, nơi em không phải chịu những đau đớn, cực khổ nữa. Cái chết của cô bé cũng chính là một hồi chuông cảnh tỉnh mà nhà văn về thực trạng xã hội lúc bấy giờ, một xã hội lạnh lùng, vô cảm , không quan tâm đến người xung quanh, để rồi đưa ra bài học về tình yêu thương, sự sẻ chia trong cuộc sống này. Dưới ngòi bút đầy tài hoa của An-đéc-xen, câu chuyện “Cô bé bán diêm” không mang một sắc thái quá bi thương mà vẫn có những màu sắc trầm bổng về những giấc mơ thần tiên, về tình yêu thương ấm áp và sự ra đi của cô bé bán diêm ở cuối truyện cũng diễn ra một cách hết sức nhẹ nhàng, khiến cho người đọc không cảm thấy quá nặng nề mà qua đó trăn trở, nhức nhối trong lòng một bức thông điệp về cách sống của nhà văn.
đấy nhớ gáng chép hết nha:>