K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 9 2018

Trái đất ngày xưa phủ kín một màu xanh của cây cối. Hồi đầu thế kỷ này ngay Hà Nội của chúng ta cũng còn nằm sát rừng. Vậy mà bây giờ rừng đã lùi xa khỏi các điểm tập trung dân cư. Chỉ tính riêng ở vùng Hà Nội, trung bình mỗi năm rừng lùi xa khỏi chúng ta khoảng 1 km.

Rừng bị chặt phá trước tiên là để lấy đất làm nông nghiệp, trồng cây công nghiệp, nuôi thuỷ sản, xây dựng... Những vùng đất bằng phẳng, màu mỡ bị chuyển hoá thành đất nông nghiệp còn có thể trồng trọt được lâu dài. Hiện nay, những vùng như vậy hầu như đã bị khai thác hết. Còn những vùng đất dốc, kém phì nhiêu, sau khi bị chuyển đổi thành đất nông nghiệp, thường cho năng suất thấp, rất dễ và nhanh bị bạc màu, hoặc đòi hỏi phải có những đầu tư tốn kém cho tưới tiêu và cải tạo đất. Rừng ngập mặn ven biển của Việt Nam đang bị chặt phá để làm ao nuôi tôm. Do nuôi tôm kiểu quảng canh, không đúng kỹ thuật, nên năng suất không cao và mỗi ao cũng chỉ cho thu hoạch được vài năm, sau đó người ta lại đi chặt phá rừng làm ao mới. Rừng Tây Nguyên đang bị người dân di cư tự phát đốt phá nham nhở.

Nguyên nhân thứ hai dẫn đến mất rừng là lấy gỗ làm củi đốt. Cho đến thế kỷ XIX, trước khi khám phá ra khả năng đốt bằng than và dầu, chất đốt chủ yếu của con người là củi gỗ. Nhiều nước châu Âu, trong giai đoạn đầu của cách mạng khoa học kỹ thuật đã đốt gần hết rừng của mình. Hiện nay, ở nhiều nơi trên thế giới, củi và than củi vẫn là chất đốt chính trong gia đình và các bếp đun đang đốt khoảng 1/4 số diện tích rừng bị tàn phá hàng năm.

Nguyên nhân thứ ba gây mất rừng là do khai thác gỗ. Gỗ cần cho sản xuất các đồ gia dụng, sản xuất giấy... Khoa học kỹ thuật càng phát triển, người ta càng khám phá ra nhiều công dụng mới của gỗ, làm cho lượng gỗ tiêu thụ ngày càng nhiều. Trong khai thác gỗ, nếu chỉ chạy theo lợi nhuận, chỗ nào dễ thì khai thác trước, không đốn tỉa mà chặt hạ trắng, nghĩa là chặt từ bìa rừng vào, vừa chặt cây to để lấy gỗ, vừa phá hoại cây con, thì những khu vực rừng đã bị chặt phá sẽ khó cơ hội tự phục hồi lại được.

Nguyên nhân thứ tư gây mất rừng là do cháy. Rừng bị cháy do đốt rừng làm nương, làm bãi săn bắn, dùng lửa thiếu thận trọng trong rừng, thiên tai, chiến tranh... Trong mùa khô, chỉ cần một mẩu tàn thuốc lá cháy dở, một bùi nhùi lửa đuổi ong ra khỏi tổ để lấy mật cũng đủ gây ra một đám cháy rừng lớn trong nhiều ngày, nhất là khi không có đủ nước, nhân lực và phương tiện để dập tắt lửa.

Chiến tranh không phải là hiện tượng phổ biến, thường xuyên. Tuy nhiên các cuộc chiến tranh thường có sức tàn phá ghê gớm. Ở VIỆT NAM, TỪ 1945 CHO ÐẾN NAY MẤT khoảng hơn 2 triệu hecta. Nhiều vùng rừng bị chất độc hoá học tàn phá đến nay vẫn chưa mọc lại được.

Có năm nguyên nhân chính gây mất rừng là lấy đất, lấy gỗ, lấy củi, cháy rừng và chiến tranh. Trong đó mất rừng do cháy và chiến tranh là sự mất mát phi lý nhất, vì nó chẳng đem lại điều gì tốt đẹp cho con người. Việc phá rừng lấy đất, lấy gỗ, củi bừa bãi thực tế chỉ nhằm phục vụ cho lợi ích của một số cá nhân nào đó. Cái lợi mà việc làm đó đem lại nhỏ hơn nhiều so với cái hại mà nó gây ra. Vì mất rừng là trái đất mất cỗ máy sản xuất ôxy, động vật mất nơi cư trú, nhiều loại cây quí, lâu năm bị tuyệt giống, lũ lụt và hạn hán trở nên trầm trọng hơn... Hy vọng rằng bằng việc áp dụng thành công các tiến bộ khoa học kỹ thuật và sử dụng tiết kiệm, hợp lý tài nguyên đất, rừng, tăng cường trồng và bảo vệ rừng, diện tích rừng trên trái đất sẽ không bị giảm có thể tăng lên.

26 tháng 9 2018

Ở  Việt Nam cũng như trên thế giới hiện nay, tình trạng phá rừng đang ở mức độ báo động đỏ. Hiện nay vẫn còn những kẻ phá rừng một cách vô ý thức, mặc dù rằng họ biết phá rừng là ai, nhưng cái sai đó ở mức độ như thế nào thì có lẽ họ chưa rõ.

Rừng từ xưa đến nay luôn luôn là người bạn tốt, trung thành, tận tụy phục vụ cho con người và không có gì nguy hiểm hơn khi mất rừng.

Rừng luôn luôn gắn liền với sinh hoạt con người. Vì xung quanh ta, bao giờ cũng tồn tại sự có mặt của rừng. Vì xung quanh ta, từ một căn biệt thự nguy nga cho đến một cây thước, đôi đũa bạn cầm trên tay đều là của rừng. Rừng còn là kho thuốc vô tận mà thiên nhiên ban phát cho con người.

Không những thế, rừng còn là một nhà máy lọc không khí vô tận nhất mà không một nhà máy nào trên thế giới sánh kịp. Rừng trao đổi dưỡng khí cho con người, cho chúng ta kho thuốc quý. Rừng chống sa mạc hóa, cản sự xói mòn đất Rừng còn là nơi giải trí lí tưởng cho con người.

Thật không thể nào kể hết ích lợi của rừng với con người. Thế nhưng, con người đã trả công cho rừng bằng hành động tàn phá rừng một cách thô bạo. Tại sao chúng ta không thể nghĩ đến những nguy hiểm, tác hại khi mất rừng?

Khi rừng không còn tồn tại trên trái đất, trái đất sẽ khô cứng và lạnh lẽo biết nhường nào! Khi ấy, con người sẽ chết dần chết mòn khi đối diện với những ngôi nhà đồ sộ nhưng không có sự sống. Dẫu cho lúc đó có vàng bạc chất đống, con người cũng sẽ tiếc nuối những ngày tháng tươi đẹp đã qua, những ngày tháng mà cuộc sống gắn liền với màu xanh tươi, môi trường trong lành. Đến lúc ấy, sa mạc hóa sẽ diễn ra khắp nơi. Những tác hại mà trước kia ta không để ý tới, giờ đây trở thành thảm nạn, hạn hán khắp nơi, lũ lụt xảy ra liên tiếp. Thêm nữa là thú rừng không còn nơi sinh sống sẽ tràn xuống đồng bằng gây biết bao nhiêu tai họa. Nhân loại sẽ kiệt quệ với bầu không khí ô nhiễm nghiêm trọng. Con người sẽ chỉ còn chia nhau từng hớp không khí trong lành mà tiếc nuối, xót xa… Rõ ràng việc đốt rừng kéo theo nhiều hậu quả không lường được: nhiệt độ trái đất thêm nóng, bụi khói phủ nhiều nước. Từ đó những chứng bệnh trầm trọng phát sinh. Đúng là con người – có thể vô tình hoặc vì lợi ích cục bộ, trước mắt mà tàn phá rừng, đốt rừng – sẽ tự thắt cổ mình. Sai lầm ấy phải trả giá rất đắt, cho chính bản thân người phá rừng và cho cả cộng đồng. Ấy thế mà tốc độ tiêu diệt rừng càng nhanh trên phạm vi thế giới. Cảnh cháy rừng khủng khiếp ở Inđônêxia, ở Cà Mau… vừa qua là một bằng chứng hiển nhiên, tác động xấu đến nhiều nước trong vùng Đông Nam Á. Chẳng mấy chốc, rừng xanh biến mất! Biết bao cây quý, thú hiếm sẽ tuyệt chủng! Lẽ nào ta tự thắt cổ mình? Lẽ nào vì lợi nhỏ mà bỏ ích lớn. Hãy dừng cưa, dừng rìu hạ những cây cổ thụ phải hàng trăm năm mđi có được. Hãy thận trọng khi cầm mồi lửa giữa rừng. Hãy trổng thêm cây, gây thêm rừng thay vì diệt cây rừng bừa bãi. Giữ lấy rừng, không phải cho hiện tại, mà cho các thế hệ tương lai nữa. Thực tế đã chứng minh ràng muốn có một cánh rừng, phải cần nhiều năm. Trong khi đó, phá hoại một khu rừng chỉ cần một thời gian ngắn. Điều đó buộc lương tri mọi người phải thức tỉnh và hành động. Hội nghị thượng đỉnh quốc tế tại Braxin chỉ để bàn về một vấn đề duy nhất cấp bách: nạn phá rừng và việc bảo vệ rừng. Liên Hiệp Quốc cũng đã phát động, tuyên truyền việc giữ những cánh rừng. Ở một số nước, hàng ngàn người xuống đường biểu tình đòi bảo vệ rừng như bảo vệ sự sống còn của hành tinh này. Ở nước ta, rừng nguyên sinh Cúc Phương, rừng Nam Cát Tiên, rừng Tràm Chim…. là những khu rừng rất quý. Nhà nước đã có pháp lệnh bảo vệ rừng nhưng đó đây cây xanh vẫn bị hạ, rừng vẫn bị cháy vì một số kẻ muốn mau giàu bằng cách bất chính. Phải chăng những cơn lũ lụt ở Lai Châu, ở đồng bằng sông Cửu Long, và gần đây nhất là ở các tỉnh miền Trung… cũng do phần quan trọng là rừng đã và đang bị phá, bị mất dạng, cần kiên quyết hơn với những hành động tàn phá rừng.

 Dù sống ở thành thị, xa rừng, nhưng chúng ta vẫn phải quan tâm tới rừng. Rừng vô cùng cần thiết đối với đời sống con người mà phá rừng tức là tự chui đầu vào thòng lọng và siết cổ mình.

3 tháng 2 2016

Bởi vì vào thời đó nhân dân ta bị bóc lột và phải làm mà chúng sai bảo. Một số người vì đã bị bóc lột hết sức lực, của cải và vật chất nên đã trở nên nghèo túng bấn => phải sống đi làm thuê cho các địa chủ giàu khác => trở thành nông dân lệ thuộc 

3 tháng 2 2016

Vì một số người giàu lên nhưng một số người bị bóc lot và tước đoạt ruộng đất trở nên nghèo => Trở thành nông dân lệ thuộc hoặc nô lệ

31 tháng 1 2021

Tham khảo:

Giải thích vì sao khởi nghĩa Yên Thế lại kéo dài 30 năm:

- Liên kết tốt với cả nước.

- Lãnh đạo giỏi và tài ba.

- Thành phần tham gia khá đông.

- Quy mô khá rộng.

- Trình độ tổ chức tương đối cao.

- Sức chiến đấu bền bỉ.

31 tháng 1 2021

Do:

- Liên kết tốt với cả nước.

- Lãnh đạo giỏi và tài ba.

- Thành phần tham gia khá đông.

- Quy mô khá rộng.

- Trình độ tổ chức tương đối cao.

- Sức chiến đấu bền bỉ.

18 tháng 9 2019

Hành vi đốt, phá rừng trái phép hoặc hủy hoại rừng tùy theo mức độ bị phạt tiền, phạt tù. Bởi vì, rừng là tài sản quốc gia, nếu có hành vi đốt, phá rừng trái phép hoặc hủy hoại rừng là hủy hoại tài sản quốc gia phải bồi thường tiền và phạt tù cải tạo hoặc giam giữ tùy theo tội trạng.

5 tháng 12 2017

vì trời mưa nên người nông dân về nhà ngủ cho phê !!!!!!

5 tháng 12 2017

Dưới đây là tổng hợp những câu đố mẹo khá hài hước được mình sưu tầm và chọn lọc từ nhiều nguồn. Hy vọng các bạn sẽ có những giây phút thư giãn thật vui qua những câu đố và đáp án thú vị này. Đồng thời đây cũng là nguồn câu đố mẹo mang tính hài hước hay để các bạn sử dụng tổ chức vui chơi trong các buổi sinh hoạt tập thể.

1.
Câu hỏi: 1 người đi vào rừng sâu để thám hiểm, thật không may cho ông ta khi bắt gặp 1 con đười ươi rất hung dữ muốn xé xác ông ta ra. Trong tay ông ta có 2 con dao, ông sợ quá vứt 2 con dao ra đó, con đười ươi nhặt lên và sau vài phút nó nằm vật xuống đất chết luôn. Bạn có biết tại sao không?
Đáp án: Nó cầm dao và đấm vào ngực nó (đười ươi hay làm thế).
2.
Câu hỏi: Có một cây cầu có trọng tải là 10 tấn, có nghĩa là nếu vượt quá trọng tải trên 10 tấn thì cây cầu sẽ sập. Có một chiếc xe tải chở hàng, tổng trọng tải của xe 8 tấn + hàng 4 tấn = 12 tấn. Vậy đố các bạn làm sao bác tài qua được cây cầu này (Không được bớt hàng ra khỏi xe)?
Đáp án: Bác tài cứ đi qua thôi, còn xe thì ở lại.
3.
Câu hỏi: Nếu chỉ có một que diêm, trong một ngày mùa đông giá rét, bạn bước vào căn phòng có một cây đèn, một bếp dầu, và một bếp củi, bạn thắp gì trước tiên?
Đáp án: Que diêm.
4.
Câu hỏi: Một kẻ giết người bị kết án tử hình. Hắn ta phải chọn một trong ba căn phòng: Phòng thứ nhất lửa cháy dữ dội, Phòng thứ hai đầy những kẻ ám sát đang giương súng, và phòng thứ ba đầy sư tử nhịn đói trong ba năm. Phòng nào an toàn nhất cho hắn?
Đáp án: Phòng 3 vì sư tử chết hết vì đói rồi
5.
Câu hỏi: 2 con vịt đi trước 2 con vịt, 2 con vịt đi sau 2 con vịt, 2 con vịt đi giữa 2 con vịt. Hỏi có mấy con vịt?
Đáp án: 4 con vịt
6.
Câu hỏi: Con ma xanh đập 1 phát chết, con ma đỏ đập 2 phát thì chết. Làm sao chỉ với 2 lần đập mà chết cả 2 con?
Đáp án: Đập con ma xanh trước là 1, con ma đỏ thấy thế sợ quá, mặt mày tái mét (chuyển sang xanh). Đập con ma xanh mới này nữa là đủ 2.
7.
Câu hỏi: Có 1 bà kia không biết bơi, xuống nước là bả chết. Một hôm bà đi tàu, bỗng nhiên tàu chìm, nhưng bà không chết.Tại sao (không ai cứu hết)?
Đáp án: Bà ấy đi tàu ngầm.
8.
Câu hỏi: Cái gì đen khi bạn mua nó, đỏ khi dùng nó và xám xịt khi vứt nó đi?
Đáp án: Than.
9.
Câu hỏi: Có 1 anh chàng làm việc trong 1 tòa nhà 50 tầng, nhưng anh ta lại chỉ đi thang máy lên đến tầng 35 rồi đoạn còn lại anh ta đi thang bộ.Tại sao anh ta lại làm như vậy ?
Đáp án: Vì cái thang máy đó không lên được tới tầng 50.
10.
Câu hỏi: Lịch nào dài nhất?
Đáp án: Lịch sử.
11.
Câu hỏi: Xã đông nhất là xã nào?
Đáp án: Xã hội.
12.
Câu hỏi: Con đường dài nhất là đường nào?
Đáp án: Đường đời.
13.
Câu hỏi: Quần rộng nhất là quần gì?
Đáp án: Quần đảo.
14.
Câu hỏi: Cái gì mà đi thì nằm, đứng cũng nằm, nhưng nằm lại đứng?
Đáp án: Bàn chân.
15.
Câu hỏi: Câu này nghĩa là gì: 1′ => 4 = 1505
Đáp án: 1 phút suy tư bằng 1 năm không ngủ.
16.
Câu hỏi: Núi nào mà bị chặt ra từng khúc?
Đáp án: Thái Sơn.
17.
Câu hỏi: Bạn có thể kể ra ba ngày liên tiếp mà không có tên là thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy, chủ nhật?
Đáp án: Hôm qua, hôm nay và ngày mai.
18.
Câu hỏi: Con gì đập thì sống, không đập thì chết?
Đáp án: Con tim.
19.
Câu hỏi: Có 1 đàn chuột điếc đi ngang qua, hỏi có mấy con?
Đáp án: Điếc là hư tai, hư tai là hai tư (24).
20.
Câu hỏi: Con gì không gáy ò ó o mà người ta vẫn gọi là gà?
Đáp án: Gà con và gà mái.
21.
Câu hỏi: Có 1 con trâu. Đầu nó thì hướng về hướng mặt trời mọc, nó quay trái 2 vòng sau đó quay ngược lại sau đó lại quay phải hay vòng hỏi cái đuôi của nó chỉ hướng nào?
Đáp án: Chỉ xuống đất.
22.
Câu hỏi: Con trai có gì quý nhất?
Đáp án: Ngọc trai.
23.
Câu hỏi: Cơ quan quan trọng nhất của phụ nữ là gì ?
Đáp án: Hội Liên Hiệp Phụ Nữ.
24.
Câu hỏi: Khi Beckham thực hiện quả đá phạt đền, anh ta sẽ sút vào đâu?
Đáp án: Trái banh.
25.
Câu hỏi: Có bao nhiêu chữ C trong câu sau đây: “Cơm, canh, cháo gì tớ cũng thích ăn!”
Đáp án: 1 chữ C, ở chữ “Cơm”.
26.
Câu hỏi: Cái gì tay trái cầm được còn tay phải cầm không được?
Đáp án: Tay phải.
27.
Câu hỏi: 2 người: 1 lớn, 1 bé đi lên đỉnh một quả núi. Người bé là con của người lớn, nhưng người lớn lại không phải cha của người bé, hỏi người lớn là ai?
Đáp án: Mẹ.
28.
Câu hỏi: Từ gì mà 100% nguời dân Việt Nam đều phát âm sai?
Đáp án: Từ “sai”.
29.
Câu hỏi: Ai cũng biết đỉnh núi Everest cao nhất thế giới, vậy trước khi đỉnh Everest được khám phá, đỉnh núi nào cao nhất thế giới?
Đáp án: Everest.
30.
Câu hỏi: Nắng ba năm ta chưa hề bỏ bạn?
Đáp án: Cái bóng.
31.
Câu hỏi: Một ly thuỷ tinh đựng đầy nước, làm thế nào để lấy nước dưới đáy ly mà không đổ nước ra ngoài?
Đáp án: Dùng ống hút.
32.
Câu hỏi: Cái gì người mua biết, người bán biết, người xài không bao giờ biết?
Đáp án: Quan tài.
33.
Câu hỏi: Tại sao khi bắn súng người ta lại nhắm một mắt?
Đáp án: Nhắm 2 mắt thì sẽ không thấy đường để bắn.
34.
Câu hỏi: Hãy chứng minh 4 : 3 = 2
Đáp án: 4 : 3 = tứ chia tam = tám chia tư = 8 : 4 = 2.
35.
Câu hỏi: Lại nước giải khát nào chứa sắt và canxi?
Đáp án: Cafe (ca: canxi, Fe: sắt).
36.
Câu hỏi: Con cua đỏ dài 10 cm chạy đua với con cua xanh dài 15cm. Con nào về đích trước?
Đáp án: Con cua xanh, vì con cua đỏ đã bị luộc chín.
37.
Câu hỏi: Cái gì đánh cha, đánh má, đánh anh, đánh chị, đánh em?
Đáp án: Bàn chải đánh răng.
38.
Câu hỏi: Cái gì Adam có 2 mà Eva chỉ có 1?
Đáp án: Chữ a.
39.
Câu hỏi: Làm sao để cái cân tự cân chính nó?
Đáp án: Lật ngược cái cân lại.
40.
Câu hỏi: Chứng minh: con gái = con dê.
Đáp án: Con gái = thần tiên = tiền thân = trước khỉ = con dê.
41.
Câu hỏi: Câu chữ nào mà những người vui sướng khi nhìn thấy nó sẽ trở nên buồn bã và ngược lại, những người buồn bã u sầu khi thấy nó sẽ trở nên vui vẻ hơn.
Đáp án: “Điều đó rồi cũg qua đi.”
42.
Câu hỏi: Hai người đào trong hai giờ thì được một cái hố. Vậy hỏi một người đào trong một giờ thì được mấy cái hố?
Đáp án: 1 cái hố (nhỏ hơn).
43.
Câu hỏi: Bên trái đường có một căn nhà xanh, bên phải đường có một căn nhà đỏ. Vậy, nhà Trắng ở đâu ?
Đáp án: Ở Mỹ.
44.
Câu hỏi: Tại sao con chó không cắn được đuôi của mình:
Đáp án: Vì đuôi nó không đủ dài.
45.
Câu đố: Bệnh gì bác sỹ bó tay?
Đáp án: Đó là bệnh… gãy tay!
46.
Câu đố: Con chó đen người ta gọi là con chó mực. Con chó vàng, người ta gọi là con chó phèn. Con chó sanh người ta gọi là con chó đẻ. Vậy con chó đỏ, người ta gọi là con chó gì?
Đáp án: Con chó đỏ người ta gọi là con chó… đỏ. hehe!
47.
Câu đố: Bà đó bả chết bả bay lên trời. Hỏi bà ấy chết năm bao nhiêu tuổi và tại sao bà ấy chết?
Đáp án: Bà đó là bò đá => bò đá bả chết, bả bay là bảy ba => bà ấy chết năm bà ấy 73 tuổi!
48.
Câu đố: Có 1 đàn chim đậu trên cành, người thợ săn bắn cái rằm. Hỏi chết mấy con?
Đáp án: Rằm là 15 => chết 15 con
49.
Câu đố: Con gì ăn lửa với nước than?
Đáp án: Đó là con tàu.
50.
Câu đố: Có 1 chiếc thuyền tối đa là chỉ chở được hai người, nếu thêm người thứ 3 sẽ bị chìm ngay lập tức. Hỏi tại sao người ta trông thấy trên chiếc thuyền đó có ba thằng mỹ đen và ba thằng mỹ trắng ngồi trên chiếc thuyền đó mà không bị chìm?
Đáp án: bởi vì trên chiếc thuyền đó sự thật là có đúng 2 người đi. Đó là ba của thằng mỹ đen và ba của thằng mỹ trắng!!
51.
Câu đố: Con gấu trúc ao ước gì mà không bao giờ được?
Đáp án: Vì gấu trúc chỉ có 2 màu trắng đen nên nó ao ước được chụp hình màu – vậy mà hông thể được vì chụp cỡ nào cũng chỉ có trắng đen mà thôi!
52.
Câu đố: Cái gì bằng cái vung, vùng xuống ao. Đào chẳng thấy, lấy chẳng được?
Đáp án: Đó là mặt trăng!
53.
Câu đố: Con trai và đàn ong có điểm gì khác nhau?
Đáp án: Con trai là con vật sống dưới nước, còn đàn ong sống trên cây!
54.
Câu đố: Cái gì trong trắng ngoài xanh trồng đậu trồng hành rồi thả heo vào?
Đáp án: Bánh chưng
55.
Câu đố: Ở Việt Nam, rồng bay ở đâu và đáp ở đâu?
Đáp án: Rồng bay ở Thăng Long và đáp ở Hạ Long!
56.
Câu đố: Có 1 người đứng ở chân cầu. Ở giữa cầu có một con gấu rất hung dữ không cho ai qua cầu hết. Người đó sẽ mất hết 5 phút để đi từ chân cầu cho đến giữa cầu và con gấu cũng chỉ ngủ có 5 phút là tỉnh dậy. Hỏi người đó làm sao để qua được bên kia?
Đáp án: Đi đến giữa cầu và quay mặt ngược lại. Con gấu thức dậy tưởng người đó từ bên kia qua nên rượt trở lại. Thế là người đó đã qua được cầu!
57.
Câu đố: Có một thằng mù và ba thằng điếc đi ăn phở, mỗi người ăn một tô. Mỗi tô phở là 10 ngàn đồng. Hỏi ăn xong họ phải trả bao nhiêu tiền?
Đáp án: Họ phải trả 20 ngàn đồng vì 1 thằng mù và ba của thằng điếc là 2 người ăn!
58.
Câu đố: Giả sử ta có 1 khúc vải, cắt nó ra làm 100 khúc, thời gian để cắt 1 khúc vải là 5 giây. Hỏi nếu cắt liên tục không ngừng nghỉ thì trong bao lâu sẽ cắt xong???
Đáp án: 495 giây bởi vì 99 khúc (khúc cuối cùng ko phải cắt) X 5 giây = 495 giây!
59.
Câu đố: Ở một xứ nọ, có luật lệ rằng: Ai muốn diện kiến nhà vua thì phải nói một câu. Nếu câu nói thật thì sẽ bị chém đầu, còn nếu là dối thì bị treo cổ. Vậy để gặp được nhà vua của xứ đó, ta phải nói như thế nào?
Đáp án: Để gặp được nhà vui, người đó phải nói “tôi sẽ bị treo cổ!”.
- Nếu như câu nói này là thật thì hắn ta sẽ bị chém đầu, nhưng nếu đem hắn ta đi chém đầu thì câu nói “tôi sẽ bị treo cổ” của hắn là dối, mà nếu vậy thì hắn sẽ bị treo cổ, mà nếu treo cổ hắn thì câu nói “tôi sẽ bị treo cổ” của hắn là thật ^^.
Nhờ vậy mà gã đó gặp được nhà vua trong khi vẫn bảo toàn được tính mạng
60.
Câu đố: Nơi nào có đường xá, nhưng không có xe cộ; có nhà ở, nhưng không có người; có siêu thị, công ty… nhưng không có hàng hóa… Đó là nơi nào??!!
Đáp án: Ở bản đồ!
61.
Câu đố: Có một rổ táo, trong rổ có ba quả, làm sao để chia cho 3 người, mỗi người một quả mà vẫn còn một quả trong rổ???
Đáp án: Thì đưa cho 2 người đầu mỗi người 1 quả. Còn 1 quả trong rổ đưa nguyên cả cái rổ đựng quả táo cho người còn lại thì 3 người mỗi người đều có 1 quả, và cũng có 1 quả trong rổ.!
62.
Câu đố: Có một cây lê có 2 cành, mỗi cành có 2 nhánh lớn, mỗi nhánh lớn có 2 nhánh nhỏ, mỗi nhánh nhò có hai cái lá, cạnh mỗi cái lá có hai quả. Hỏi trên cây đó có mấy quả táo???
Đáp án: Không có quả táo nào vì lê không thể ra quả táo nào trên cây được
63.
Câu đố: Có 3 thằng lùn xếp hàng dọc đi vào hang. Thằng đi sau cầm 1 cái xô, thằng đi giữa cầm 1 cái xẻng, hỏi thằng đi trước cầm gì?
Đáp án: Thằng đó “cầm đầu” tức là đại ca cầm đầu, nó không phải cầm cái vật gì hết!
64.
Câu đố: Có 2 người mặt mũi giống nhau, ngày tháng năm sinh và giờ sinh cũng giống nhau. Nhưng vì sao lại không phải là sinh đôi?
Đáp án: Vì có thể họ sinh 3, 4, 5
65.
Câu đố: Có 1 người không may bị té xuống hồ sâu, quần áo đều ướt đẫm hết nhưng không thấy tóc ướt tí nào. Hỏi vì sao?
Đáp án: Người này không có tóc lấy đâu ướt
66.
Câu đố: Tại sao có những người đi taxi nhưng sao họ lại không trả tiền?
Đáp án: Vì họ là tài xế taxi đó.
67.
Câu đố: Có ông bố người da đen, mẹ người da trắng. Họ vừa mới sinh ra 1 em bé. Hỏi em bé đó có hàm răng màu gì?
Đáp án: Em bé mới sinh nên chưa có răng.
68.
Câu đố: Một cầu thủ bóng đá nổi tiếng có đứa em trai, nhưng đứa em trai không nhận cầu thủ đó là anh trai. Vì sao thế?
Đáp án: Vì cầu thủ đó là nữ nên phải gọi là Chị gái.
69.
Câu đố: Nhà Lan có 3 anh em, người anh đầu tên là Nhất Hào, người thứ hai tên là Nhị Hào. Hỏi người thứ 3 tên gì?
Đáp án: Lan là người thứ 3
70.
Câu đố: Một con ngựa được cột vào sợi dây dài 3m. Hỏi làm sao nó có thể ăn đống cỏ cách xa nó 5m?
Đáp án: Nếu sợi dây không cột cố định đầu còn lại thì không vấn đề gì.
71.
Câu đố: Vua gọi hoàng hậu bằng gì?
Đáp án: Bằng mồm (miệng)
72.
Câu đố: Xe điện chạy với vận tốc 30km/h, gió thổi ngược lại với vận tốc 2m/s. Hỏi khói xe bay với vận tốc bao nhiêu?
Đáp án: Xe điện không có khói.

 

21 tháng 3 2022

Vì :

+ Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn - Trịnh - Lê đã xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia.

+ Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc chống quân xâm lược Xiêm và Thanh có ý nghĩa lịch sử to lớn: giải phóng đất nước, giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, một lần nữa đập tan tham vọng xâm lược nước ta của các đế chế quân chủ phương Bắc.

29 tháng 3 2022

C

29 tháng 3 2022

C

6 tháng 12 2016

Châu chấu là kẻ thù của nông dân vì châu chấu rất phàm ăn, thường ăn lúa, ngọn cây nên phá hoại mùa màng, lá bị thủng, khiến nông dân mất mùa, đói kém

Vì châu chấu phá hoại mùa màng, ăn nông sản.

15 tháng 3 2016

a. 

Khi thực dân Pháp chiếm Bắc Kì, chúng đưa quân lên bình định cả vùng Yên Thế. Để bảo vệ cuộc sống của mình, nông dân ở đây đã đứng lên tự vệ.

Hoạt động của nghĩa quân Yên Thế có thể chia làm 4 giai đoạn:

Giai đoạn từ năm 1884 đến năm 1892

Tại vùng Yên Thế có hàng chục toán quân chống Pháp hoạt động riêng lẻ, đặt dưới sự chỉ huy của các thủ lĩnh khác nhau. Thủ lĩnh có uy tín nhất lúc đó là Đề Nắm đã lãnh đạo nghĩa quân đẩy lùi nhiều trận càn quét của quân Pháp vào khu vực Cao Thượng, Hố Chuối. Đến năm 1891, nghĩa quân làm chủ một vùng rộng lớn và mở rộng hoạt động sang Phủ Lạng Thương (vùng thành phố Bắc Giang ngày nay).

Trước những đợt tấn công, càn quét mới của giặc, nghĩa quân phải rút dần lên vùng Bắc Yên Thế xây dựng, củng cố hệ thống công sự phòng thủ.

Tháng 3-1892, Pháp huy động khoảng 2 200 quân, gồm nhiều binh chủng ồ ạt tấn công vào căn cú của nghĩa quân. Lực lượng nghĩa quân bị tổn thất nặng, nhiều người bị địch bắt và giết hại, một số phải ra hàng. Đề Nắm bị sát hại vào tháng 4-1892.

Giai đoạn từ năm 1893 đến năm 1897

Lúc này Đề Thám (Hoàng Hoa Thám) trở thành thủ lĩnh tối cao của cuộc khởi nghĩa.

Hoàng Hoa Thám tên thật là Trương Văn Thám, quê ở Tiên Lữ (Hưng Yên), theo gia đình lên làm ăn ở Sơn Tây sau sang Yên Thế (Bắc Giang) sinh sống.

Sau khi Đề Nắm hi sinh, ông tập hợp những toán quân binh còn sót lại, mở rộng địa bàn hoạt động.

Trong bối cảnh phong trào kháng chiến cả nước bị đàn áp dữ dội, nhiều cuộc khởi nghĩa đã thất bại, Đề Thám phải tìm cách giảng hòa với Pháp để có thời gian củng cố lực lượng. Tháng 10-1894, theo thỏa thuận giữa hai bên, quân Pháp phải rút khỏi Yên Thế, Đề Thám được cai quản bốn tổng: Yên Lễ, Mục Sơn, Nhã Nam, Hữu Thượng. Nhưng cuộc hòa hoãn kéo dài chưa được bao lâu thì Pháp bội  ước, lại tổ chức tấn công (11-1895). Nghĩa quân phải chia nhỏ thành từng toán, trà trộn vào dân để hoạt động.

Nhằm bảo toàn lực lượng, lại biết được ý đồ của Pháp đang muốn chấm dứt xung đột để tiến hành khai thác thuộc địa, Đề Thám xin giảng hòa lần thứ hai (12-1897). Để được hòa hoãn lần này, Đề Thám phải tuân thủ những điều kiện ngặt nghèo do Pháp đặt ra, như nộp khí giới, thường xuyên trình diện chính quyền thực dân. Bề ngoài, Đề Thám tỏ ra phục tùng, nhưng bên trong thì ngấm ngầm chuẩn bị lực lượng chống Pháp.

Giai đoạn từ năm 1898 đến năm 1908

Tranh thủ thời gian hòa hoãn kéo dài, Đề Thám cho nghĩa quân vừa sản xuất, vừa tích cực luyện tập quân sự tại đồn điền Phồn Xương. Đội quân của ông tuy không đông (khoảng 200 người) nhưng rất tinh nhuệ, thiện chiến. Căn cứ vào Yên Thế trở thành nơi tụ hội của những nghĩa sĩ yêu nước từ khắp nơi kéo về (từ Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Hưng Yên, Hải Dương…)

Giai đoạn từ năm 1909 đến năm 1913

Sau vụ đầu độc lính Pháp ở Hà nội năm 1908, thực dân Pháp quyết định mở cuộc tấn công nhằm tiêu diệt bằng được phong trào nông dân Yên Thế. Nghĩa quân trải qua những tháng ngày gian khổ, phải di chuyển liên tục từ nơi này sang nơi khác. Nhiều thủ lĩnh đã hi sinh, một số phải ra hàng. Đến tháng 2-1913, khi Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã.

 

15 tháng 3 2016

a. Tóm tắt các giai đoạn phát triển của phong trào nông dân Yên Thế từ 1884 đến 1913:

- Từ 1884-1892, ở Yên Thế có hàng chục toán quân hoạt động riêng rẽ, nhiều thủ lĩnh khác nhau, có uy tín nhất là Đề Nắm, đã lãnh đạo nghĩa quân đẩy lùi nhiều cuộc hành quân càn quét của quân Pháp ở Cao Thượng, Hố Chuối,... Tháng 4-1892 Đề Nắm bị sát hại.

- Từ 1893-1897, do Đề Thám (Hoàng Hoa Thám) lãnh đạo, đây là thời kì hòa hoãn giữa nghĩa quân và thực dân Pháp: Giảng hòa lần thứ nhất nhằm tranh thủ thời gian củng cố lực lượng, nghĩa quân là chủ 4 tổng ở Bắc Giang... Nhưng sau đó Pháp bội ước lại tổ chức tấn công. Đề Thám giảng hòa lần thứ hai (12-1897).

- Từ 1898-1908, trong suốt 10 năm hòa hoãn, nghĩa quân vừa sản xuất vừa tích cực luyện tập quân sự. Căn cứ Yên Thế trở thành nơi hội tụ của những nghĩa sĩ yêu nước từ khắp nơi kéo về...

- Tư 1909-1913, Pháp mở cuộc tấn công, nghĩa quân di chuyển liên tục từ nơi này sang nơi khác, tháng 2-1913 Đề Thám bị sát hại, khởi nghĩa tan rã.

b. Phong trào nông dân Yên Thế tồn tại trong thời gian dài 30 năm, vì:

- Tinh thần chiến đấu kiên cường, bất khuất của nghĩa quân, sự ủng hộ của nhân dân.

- Sự chỉ huy mưu trí, tài giỏi, sáng tạo đứng đầu là Hoàng Hoa Thám:

+ Địa bàn thích hợp với cách đánh du kích, tiêu hao địch, nghĩa quân lại không tự bó mình trong đại bản doanh Phồn Xương, khi cần di chuyển trên địa bàn rộng lớn, biết tránh chỗ mạnh của địch, biết kịp thời phân tán lực lượng để tập kích, phục kích tiêu hao lực lượng địch.

+ Sách lược khôn khéo, có thời kì thương lượng, giảng hòa với Pháp. Tranh thủ thời gian hòa hoãn nghĩa quân củng cố đồn trại, mua vũ khí, sản xuất, mộ thêm quân... chuẩn bị tích cực cho cuộc chiến đấu mới.

+ Các đánh giặc độc đáo, bí mật, cơ động bất ngờ, hiệu quả cao.

- Thực dân Pháp muốn tạm thời đình chiến với nghĩa quân để đối phó với phong trào Cần vương và để tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Từ đó dẫn đến cuộc thương lượng, giảng hòa của nghĩa quân và thực dân Pháp.

c. Nguyên nhân thất bại, ý nghĩa lịch sử của phong trào nông dân Yên Thế.

* Nguyên nhân thất bại:

- Tương quan lực lượng chênh lệch (sau khi phong trào Cần vương thất bại Pháp có điều kiện tập trung đàn áp). Địch kết hợp chặt chẽ giữa thủ đoạn chính trị, với thủ đoạn quân sự, dùng tay sai để tìm cách sát hại thủ lĩnh phong trào.

- Thiếu sự lãnh đạo đúng đắn của một lực lượng xã hội tiên tiến. Phong trào mang nặng tính địa phương nhỏ hẹp.

- Cách đánh giặc chủ yếu là phòng thủ, dựa vào địa hình hiểm trở, đánh theo lối đánh du kích/

* Ý nghĩa lịch sử:

- Khởi nghĩa Yên Thế tuy thất bại, nhưng kéo dài gần 30 năm, đã ghi một trang vẻ vang trong một trang trong lịch sử chống Pháp của dân tộc ta.

- Nêu cao tinh thần yêu nước, chiến đấu kiên cường, bền bỉ của nhân dân ta, khả năng cách mạng hùng hậu của giai cấp nông dân.

- Để lại bài học kinh nghiệm quý báu về chiến tranh du kích đồng thừi thể hiện tài chỉ huy của anh hùng Đề Thám.