K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 9 2018

Để lại là dù là một người khác thường nhưng Gióng vẫn giúp dân đuổi giặc

24 tháng 9 2018

Trong truyện "Thánh Gióng" chi tiết để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng em là chi tiết "Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ". Vì đây là chi tiết tưởng tượng kì ảo, thể hiện ước mơ khát vọng của nhân dân về hoà bình, không có chiến tranh. Thánh Gióng còn mang trong mình một sức mạnh lớn lao: sức mạnh của toàn nhân dân người Việt cổ.

12 tháng 1 2022

Truyền thuyết Thánh Gióng đem đến cho em nhiều ấn tượng sâu sắc. Nhưng em cảm thấy ấn tượng nhất là hành động sau khi đánh thắng giặc, Thánh Gióng cởi bỏ áo giáp sắt, cưỡi ngựa bay lên trời. Qua hành động này, nhân dân ta đã gửi gắm khát vọng bất tử hóa của người anh hùng dân tộc. Con người phi thường nên sự ra đi cũng trở nên phi thường. Thánh Gióng đã trở về với cõi bất tử. Đó chính là lòng tôn kính mà nhân dân ta dành cho một con người có công với đất nước.

 
12 tháng 1 2022

thankyou <33

14 tháng 9 2023

Em ấn tượng nhất với câu thơ cuối cùng: Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư. Bởi vì câu thơ đó gợi lên kết cục thất bại thảm hại của quân giặc.

13 tháng 9 2023

Tham khảo!

Đọc “Hồi thứ 14” trong “Hoàng Lê nhất thống chí” của Ngô gia văn phái, ta thấy người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ là một bậc kì tài quân sự. Khi nghe được tin cấp báo quân Thanh sang xâm lược nước ta, ông đã tự mình vạch ra phương lược tiến đánh. Ông trực tiếp chỉ huy đại binh thần tốc, bí mật tiến ra Bắc, một cuộc tiến công chưa từng có trong lịch sử trước đó. Ông là người có tài điều binh khiển tướng, tài đó được thể hiện rõ nhất trong lời phủ dụ quân lính ở Nghệ An và trong cách xử trí tướng sĩ. Lời hịch của ông là lời của non sông đất nước, kích thích lòng yêu nước, khơi gợi chí căm thù và khích lệ tinh thần xả thân cứu nước. Cách đánh giặc của Quang Trung đa dạng, linh hoạt, phong phú và luôn ở thế chủ động khiến quân giặc trở tay không kịp. Khi thì bí mật bao vây giặc ở đồn Hà Hồi; lúc thì áp sát đánh giặc dũng cảm, táo bạo ở đồn Ngọc Hồi; lúc đánh nghi binh ở đê Yên Duyên; khi mai phục ở Đầm Mực… Quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của Quang Trung tiến quân như vũ bão khiến giặc đại bại “thây chất đầy đồng, máu trôi đỏ nước”, tướng Sầm Nghi Đống “thắt cổ tự vẫn”, Tôn Sĩ Nghị bỏ chạy về nước “ngựa không kịp đóng yên”… Quả thật, Quang Trung là bậc anh hùng lão luyện, là nhà quân sự đại tài mà lịch sử đời đời ghi nhớ, nhân dân ta đời đời biết ơn. Xây dựng và khắc họa hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ là một thành công đặc sắc của các văn sĩ trong Ngô gia văn phái. Nó làm cho trang văn “Hoàng Lê nhất thống chí” thấm đẫm chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng Đại Việt.

 
13 tháng 9 2023

Đoạn văn tham khảo

Có thể nói Hồi thứ mười bốn trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí của nhóm Ngô gia văn phái đã phản ánh khá đầy đủ chân dung người anh hùng Nguyễn Huệ. Đặc biệt, người đọc đã ấn tượng rất sâu sắc với sự sáng suốt trong việc nhận định tình hình địch và ta của vua Quang Trung qua lời phủ dụ lúc lên đường ở Nghệ An. Quang Trung đã chỉ rõ “đất nào sao ấy” người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác”. Ông còn vạch rõ tội ác của chúng đối với nhân dân ta: “Từ đời nhà hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại dân ta, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi”. Quang Trung đã khích lệ tướng sĩ dưới quyền bằng những tấm gương chiến đấu dũng cảm chống giặc ngoại xâm giành lại độc lập của cha ông ta từ ngàn xưa như: Trưng nữ Vương, Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành…Quang Trung đã dự kiến được việc Lê Chiêu Thống về nước có thể làm cho một số người Phù Lê “thay lòng đổi dạ” với mình nên ông đã có lời dụ với quân lính chí tình, vừa nghiêm khắc: “các người đều là những người có lương tri, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực để dựng lên công lớn. Chớ có quen thói cũ, ăn ở hai lòng, nếu như việc phát giác ra sẽ bị giết chết ngay tức khắc, không tha một ai”. Tóm lại vua Quang Trung là một nhân vật xuất chúng: lẫm liệt oai phong, văn võ song toàn đã ghi vào trang lịch sử vẻ vang của dân tộc, làm sáng ngời truyền thống dân tộc, ngàn đời sau vẫn nhắc tên người anh hùng áo vải Quang Trung.

14 tháng 9 2023

Em ấn tượng với tinh thần dũng cảm của chú bé Hoàng Đỗ, tuy tuổi nhỏ nhưng em đã làm được những điều có ích cho đất nước.

13 tháng 5 2018

 Đã mấy năm qua rồi cho đến bây giờ em vẫn còn thương mến cô giáo Nga, người đã dạy dỗ em trong những năm học đầu tiên ở ngưỡng cửa Tiểu học.

   Cô giáo Nga có dáng người thon thả, không mập cũng không gầy. Tuổi cô độ gần bốn mươi nhưng trông cô còn rất trẻ. Em rất thích những chiếc áo dài cô mặc đến lớp, thường là những chiếc áo lụa mỏng, đủ màu sắc tươi đẹp, rất phù hợp với thân hình và làn da trắng hồng của cô. Mái tóc cô được uốn gọn gàng ôm lấy gương mặt đầy đặn, lúc nào cũng trang điểm một cách hài hoà. Đôi mắt cô to, đen láy, chiếc mũi tuy hơi cao nhưng trông cân xứng với gương mặt. Cô cười rất tươi, giòn giã, để lộ hai hàm răng trắng đều như hạt bắp. Tất cả đều tạo ra một nét đẹp thân tình, cởi mở, nhưng không vì thế mà kém phần cương nghị. Giọng cô giảng bài lúc trầm ấm, lúc ngân vang.

   Cô rất thương yêu học sinh. Em còn nhớ những buổi đầu đi học, chúng em đều là những đứa trẻ vừa rời khỏi tay ba mẹ, ngơ ngác, rụt rè và thậm chí có bạn còn oà lên khóc khi ba mẹ ra về. Cô như người mẹ hiền, hết dỗ bạn này quay qua dỗ bạn khác khiến lòng em và các bạn yên tâm không còn sợ hãi nữa. Thế nhưng cô rất nghiêm khắc khi giảng bài, bạn nào không chú ý theo dõi, cô nhắc nhở ngay và luôn tuyên dương những bạn cố gắng học tập. Những buổi học đầu tiên biết bao khó nhọc, cô cầm tay từng bạn uốn nắn, chỉ cho từng bạn cách phát âm các vần. Những giờ ra chơi cô nán lại gạch hàng trong tập vở, cho chúng em viết ngay hàng thẳng lối, hoặc chỉ vẽ thêm cho các bạn còn yếu không theo kịp. Giờ rảnh cô thường kể chuyện cho chúng em nghe. Cả lớp cười vang khi cô kể chuyện vui, lúc đó em cảm thấy bầu không khí trong cả lớp ấm áp tình mẹ con làm sao! Ngoài việc dạy dỗ chăm sóc chúng em, cô còn quan tâm tìm hiểu gia đình các bạn nghèo, tạo điều kiện giúp đỡ các bạn.

   Tuy không học cô nữa nhưng trong lòng em luôn kính trọng và biết ơn cô. Em tự nhủ sẽ cố gắng học tập thật tốt để khỏi phụ lòng yêu thương, chăm sóc của cô đối với em và xứng đáng là con ngoan trò giỏi.

 Đã mấy năm qua rồi cho đến bây giờ em vẫn còn thương mến cô giáo Nga, người đã dạy dỗ em trong những năm học đầu tiên ở ngưỡng cửa Tiểu học.

   Cô giáo Nga có dáng người thon thả, không mập cũng không gầy. Tuổi cô độ gần bốn mươi nhưng trông cô còn rất trẻ. Em rất thích những chiếc áo dài cô mặc đến lớp, thường là những chiếc áo lụa mỏng, đủ màu sắc tươi đẹp, rất phù hợp với thân hình và làn da trắng hồng của cô. Mái tóc cô được uốn gọn gàng ôm lấy gương mặt đầy đặn, lúc nào cũng trang điểm một cách hài hoà. Đôi mắt cô to, đen láy, chiếc mũi tuy hơi cao nhưng trông cân xứng với gương mặt. Cô cười rất tươi, giòn giã, để lộ hai hàm răng trắng đều như hạt bắp. Tất cả đều tạo ra một nét đẹp thân tình, cởi mở, nhưng không vì thế mà kém phần cương nghị. Giọng cô giảng bài lúc trầm ấm, lúc ngân vang.

   Cô rất thương yêu học sinh. Em còn nhớ những buổi đầu đi học, chúng em đều là những đứa trẻ vừa rời khỏi tay ba mẹ, ngơ ngác, rụt rè và thậm chí có bạn còn oà lên khóc khi ba mẹ ra về. Cô như người mẹ hiền, hết dỗ bạn này quay qua dỗ bạn khác khiến lòng em và các bạn yên tâm không còn sợ hãi nữa. Thế nhưng cô rất nghiêm khắc khi giảng bài, bạn nào không chú ý theo dõi, cô nhắc nhở ngay và luôn tuyên dương những bạn cố gắng học tập. Những buổi học đầu tiên biết bao khó nhọc, cô cầm tay từng bạn uốn nắn, chỉ cho từng bạn cách phát âm các vần. Những giờ ra chơi cô nán lại gạch hàng trong tập vở, cho chúng em viết ngay hàng thẳng lối, hoặc chỉ vẽ thêm cho các bạn còn yếu không theo kịp. Giờ rảnh cô thường kể chuyện cho chúng em nghe. Cả lớp cười vang khi cô kể chuyện vui, lúc đó em cảm thấy bầu không khí trong cả lớp ấm áp tình mẹ con làm sao! Ngoài việc dạy dỗ chăm sóc chúng em, cô còn quan tâm tìm hiểu gia đình các bạn nghèo, tạo điều kiện giúp đỡ các bạn.

   Tuy không học cô nữa nhưng trong lòng em luôn kính trọng và biết ơn cô. Em tự nhủ sẽ cố gắng học tập thật tốt để khỏi phụ lòng yêu thương, chăm sóc của cô đối với em và xứng đáng là con ngoan trò giỏi.

14 tháng 9 2023

Qua những bài học từ môn Lịch sử hoặc qua những truyện lịch sử đã học, đã đọc, hành động bóp nát quả cam của nhân vật Trần Quốc Toản để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất. Hành động ấy đã thể hiện lòng yêu nước, ý chí căm thù giặc và quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm của người anh hùng trẻ tuổi.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
21 tháng 12 2023

Một số miền quê của Việt Nam mà em đã từng đến thăm hoặc biết tới qua tác phẩm nghệ thuật đó là đảo Cô Tô. Đó là một vùng đất yên bình, đẹp, con người cũng hết sức gần gũi.

14 tháng 9 2023

   Văn bản “Người thầy đầu tiên” của tác giả Ai-ma-tốp đã để lại cho em nhiều ấn tượng. Chi tiết mà em ấn tượng nhất chính là khi thầy Đuy-sen sẵn sàng đứng ra bảo vệ cho học trò của mình. Điều này không chỉ cho thấy tình cảm chân quý mà thầy dành cho các nữ sinh mà nó còn thể hiện sự tiến bộ trong nhận thức của thầy. Trước hoàn cảnh xã hội đất nước Cư-rơ-gư-xtan lúc bấy giờ, phụ nữ không được coi trọng và việc để phụ nữ đi học lại càng không. Thầy Đuy-sen đã dũng cảm chống lại những suy nghĩ lạc hậu đó để bảo vệ học trò của mình. Chính sự dũng cảm ấy đã cứu rỗi cả một cuộc đời của cô bé An-tư-nai, nhờ có sự giúp đỡ của thầy mà sau này An-tư-nai đã trở thành một người có ích cho xã hội, khẳng định được vị thế của người phụ nữ.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
21 tháng 9 2023

Tham khảo:

Thuyền trưởng Nemo là một trong những nhân vật quan trọng nhất trong câu chuyện, ông là người chỉ huy tài ba và kiên định, song cũng rất bí ẩn. Chính sự bí ẩn này đã tạo nên một số tình huống mà buộc người đọc phải suy nghĩ xem là chuyện gì đang xảy ra. Và nếu tinh ý một chút, bạn hoàn toàn có thể đoán được những nguy hiểm gì mà con tàu đang gặp phải. Như mình đã chia sẻ, Nemo là nhân vật mà mình yêu thích nhất vì ông gợi lên cho mình niềm đam mê học hỏi và khám phá và mình cảm thấy khâm phục tài trí mà không phải vị thuyền trưởng nào cũng có được ở ông.

Giáo sư Aronnax làm việc ở viện bảo tàng Paris được mời tham gia vào chuyến săn “con quái vật” vì đã có đóng góp nghiên cứu phân tích về nó. Trong chuyến phiêu lưu hai vạn dặm, ông luôn tỏ ra là người thông thái và cũng là người luôn đồng hành cùng thuyền trưởng Nemo trong các cuộc phiêu lưu. Đôi lúc vị giáo sư này cũng khiến người đọc bật cười vì những tình huống hài hước và những lời thoại đáng yêu.