nhãn
viết đoạn văn nói nhãn
( nhãn gì cũng đc)
Ai nhanh mk tk và kb
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
gọi số nhãn vở cần mưa của bạn Toán là a, của bạn Tuổi là b, của bạn Thơ là c
theo bài ra ta có: bạn Toán và Tuổi mua 28 cái nhãn vở, suy ra a+b=28 (1)
bạn Tuổi và bạn Thơ mua 31 cái, suy ra b+c=31 (2)
mà 6 lần nhãn vở của bạn Toán bằng 5 lần nhãn vở của Thơ, suy ra 6a=5c (3)
từ (1) suy ra a=28-b
(2) suy ra c=31-b
thay vào 3 ta có: 6(28-b)=5(31-b)
<=> 168-6b=155-5b
<=> 168-155=6b-5b
<=> 13=b
thay b=13 vào (1) suy ra a=28-13=15
thay b=13 vào (2) suy ra c=31-13=18
kết luận: vậy số nhãn vở của Toán mua là 15 cái ( hay bằng a)
số nhãn vở của Tuổi mua là 13 cái ( hay bằng b)
số nhãn vở của Thơ mua là 18 cái ( hay bằng c)
Ngày xưa, có hai vợ chồng một lão nông nghèo đi ở cho nhà một phú ông. Họ hiền lành, chăm chỉ nhưng đã ngoài năm mươi tuổi mà chưa có lấy một mụn con.
Một hôm, người vợ vào rừng lấy củi. Trời nắng to, khát nước quá, thấy cái sọ dừa bên gốc cây to đựng đầy nước mưa, bà bèn bưng lên uống. Thế rồi, về nhà, bà có mang.
Ít lâu sau, người chồng mất. Bà sinh ra một đứa con không có chân tay, mình mẩy, cứ tròn lông lốc như một quả dừa. Bà buồn, toan vứt nó đi thì đứa bé lên tiếng bảo.
- Mẹ ơi! Con là người đấy! Mẹ đừng vứt con mà tội nghiệp. Bà lão thương tình để lại nuôi rồi đặt tên cho cậu là Sọ Dừa.
Lớn lên, Sọ Dừa vẫn thế, cứ lăn lông lốc chẳng làm được việc gì. Bà mẹ lấy làm phiền lòng lắm. Sọ Dừa biết vậy bèn xin mẹ đến chăn bò cho nhà phú ông.
Nghe nói đến Sọ Dừa, phú ông ngần ngại. Nhưng nghĩ: nuôi nó thì ít tốn cơm, công sá lại chẳng đáng là bao, phú ông đồng ý. Chẳng ngờ cậu chăn bò rất giỏi. Ngày ngày, cậu lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về nhà. Cả đàn bò, con nào con nấy cứ no căng. Phú ông lấy làm mừng lắm!
Vào ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm hết cả, phú ông bèn sai ba cô con gái thay phiên nhau đem cơm cho Sọ Dừa. Trong những lần như thế, hai cô chị kiêu kì, ác nghiệt thường hắt hủi Sọ Dừa, chỉ có cô em vốn tính thương người là đối đãi với Sọ Dừa tử tế.
Một hôm đến phiên cô út mang cơm cho Sọ Dừa. Mới đến chân núi, cô bỗng nghe thấy tiếng sáo véo von. Rón rén bước lên cô nhìn thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú đang ngồi trên chiếc võng đào thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ. Thế nhưng vừa mới đứng lên, tất cả đã biến mất tăm, chỉ thấy Sọ Dừa nằm lăn lóc ở đấy. Nhiều lần như vậy, cô út biết Sọ Dừa không phải người thường, bèn đem lòng yêu quý.
Đến cuối mùa ở thuê, Sọ Dừa về nhà giục mẹ đến hỏi con gái phú ông về làm vợ. Bà lão thấy vậy tỏ ra vô cùng sửng sốt, nhưng thấy con năn nỉ mãi, bà cũng chiều lòng.
Thấy mẹ Sọ Dừa mang cau đến dạm, phú ông cười mỉa mai:
- Muốn hỏi con gái ta, hãy về sắm đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm đem sang đây.
Bà lão đành ra về, nghĩ là phải thôi hẳn việc lấy vợ cho con. Chẳng ngờ, đúng ngày hẹn, bỗng dưng trong nhà có đầy đủ mọi sính lễ, lại có cả gia nhân ở dưới nhà chạy lên khiêng lễ vật sang nhà của phú ông. Phú ông hoa cả mắt lúng túng gọi ba cô con gái ra hỏi ý. Hai cô chị bĩu môi chê bai Sọ Dừa xấu xí rồi ngúng nguẩy đi vào, chỉ có cô út là cúi đầu e lệ tỏ ý bằng lòng.
Trong ngày cưới, Sọ Dừa cho bày cỗ thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập. Lúc rước dâu, chẳng ai thấy Sọ Dừa trọc lốc, xấu xí đâu chỉ thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú đứng bên cô út. Mọi người thấy vậy đều cảm thấy sửng sốt và mừng rỡ, còn hai cô chị thì vừa tiếc lại vừa ghen tức.
Từ ngày ấy, hai vợ chồng Sọ Dừa sống với nhau rất hạnh phúc. Không những thế, Sọ Dừa còn tỏ ra rất thông minh. Chàng ngày đêm miệt mài đèn sách và quả nhiên năm ấy, Sọ Dừa đỗ trạng nguyên. Thế nhưng cũng lại chẳng bao lâu sau, Sọ Dừa được vua sai đi sứ. Trước khi đi, chàng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà nói là để hộ thân.
Ganh tị với cô em, hai cô chị sinh lòng ghen ghét rắp tâm hại em để thay làm bà trạng. Nhân quan trạng đi vắng, hai chị sang rủ cô út chèo thuyền ra biển rồi cứ thế lừa đẩy cô em xuống nước. Cô út bị cá kình nuốt chửng, nhưng may có con dao mà thoát chết. Cô dạt vào một hòn đảo, lấy dao khoét bụng cá chui ra, đánh đá lấy lửa nướng thịt cá ăn. Sống được ít ngày trên đảo, cặp gà cũng kịp nở thành một đôi gà đẹp để làm bạn cùng cô út.
Một hôm có chiếc thuyền đi qua đảo, con gà trống nhìn thấy bèn gáy to:
ò… ó… o
Phải thuyền quan trạng rước cô tôi về.
Quan cho thuyền vào xem, chẳng ngờ đó chính là vợ mình. Hai vợ chồng gặp nhau, mừng mừng tủi tủi. Đưa vợ về nhà, quan trạng mở tiệc mừng mời bà con đến chia vui, nhưng lại giấu vợ trong nhà không cho ai biết. Hai cô chị thấy thế khấp khởi mừng thầm, tranh nhau kể chuyện cô em rủi ro ra chiều thương tiếc lắm. Quan trạng không nói gì, tiệc xong mới cho gọi vợ ra. Hai cô chị nhìn thấy cô em thì xấu hổ quá, lén bỏ ra về rồi từ đó bỏ đi biệt xứ.
Ngày xửa ngày xưa, có hai anh em cha mẹ mất sớm. Đến lúc chia gia tài, người anh cậy thế mình là anh cả chiếm hết mọi tài sản cha mẹ để lại, chỉ cho người em một mảnh vườn nhỏ có cây khế ở cuối vườn. Người em cặm cụi làm thuê cuốc mướn kiếm sống và chăm sóc cây khế. Đến mùa, khế ra hoa kết trái nhiều vô kể.
Bỗng một hôm có một con chim đại bàng bay đến đậu lại trên cây khế. Nó ăn hết trái này đến trái khác. Người em buồn rầu nói với chim: “Cuộc sống ta chỉ trông nhờ vào cây khế. Chim ăn hết ta lấy gì sinh sống!” Nghe vậy đại bàng liền nói: “Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, đem đi mà đựng!”.
Nghe lời chim dặn, người em may một cái túi ba gang. Hôm sau, đại bàng đến chở người em ra một cái đảo xa tít ở ngoài khơi. Đây là một hòn đảo có đầy vàng bạc châu báu. Người em nhặt đầy một túi ba gang rồi leo lên lưng chim trở về nhà. Từ đó, người em trở nên giàu có nhất vùng.
Thấy em mình bỗng nhiên trở nên giàu có, người anh lân la, tò mò hỏi chuyện. Thương anh, người em kể hết sự tình cho người anh hay. Máu tham nổi lên, hắn gạ người em đổi cây khế lấy toàn bộ gia tài của hắn. Người em đồng ý.
Ngày ngày, cả hai vợ chồng người anh canh chừng dưới cây khế. Rồi đại bàng lại đến ăn khế. Người anh giả vờ kêu nghèo kể khổ với đại bàng và cũng được đại bàng nóì những lời như đã nói với người em trước đây. Hắn về nhà bảo vợ may một cái túi mười hai gang. Sáng hôm sau, đại bàng lại đến và chở hắn ra đảo vàng. Hắn hoa mắt trước vàng bạc, châu báu, ngọc ngà ở đảo nên cố nhét thật đầy cái túi mười hai gang. Chưa thỏa mãn, hắn còn cố nhét vàng vào trong người rồi kéo lê túi vàng leo lên lưng chim. Đại bàng phải vỗ cánh đến ba lần mới cất mình lên được. Khi bay qua giữa đại dương mênh mông, bất thần có một cơn gió mạnh thổi đến vì chở quá nặng nên đại bàng không chịu được sức gió, liền nghiêng cánh hất túi vàng và người anh xuống biển, kết thúc cuộc đời của một kẻ tham lam
số nhãn vở của Căn là
(11+7):2=9(cái)
vì Hoa có số nhãn vở bằng trung bình cộng của ba bn An;Bình;Căn =>
số nhãn vở của Hoa là
(11+9+7):3=9(cái)
đ/s:9 cái
chắc chắn tk mk nha miyuki kaeno
Trung bình cộng của mỗi bn là:
(7 + 11 - 4) : 2 = 7 cái nhãn vở
Hoa có số nhãn vở là:
7 - 4 = 3 cái nhãn vở
Đáp số: 3 cái nhãn vở
bình có số nhãn vở là:
20 x \(\frac{1}{2}\) =10(nhãn)
trung bình cộng nhãn vở của bn an và bình là:
(10+20):2=15(nhãn)
chi có số nhãn vở là:
15+6=21(nhãn)
Đáp số 21 nhãn
Bình - b
Chi - c
Dũng - d
lần 1:
An : a -b-c-d
Bình : 2b
Chi :2c
Dũng 2d
lần 2:
An : 2(a-b-c-d)
Bình : 2b - (a-b-c-d) - 2c - 2d = 3b - a - c-d
Chi : 4c
Dũng 4d
lần 3:
An : 4(a-b-c-d)
Bình : 2(3b-a-c-d)
Chi: 4c - 2(a-b-c-d) - (3b-a-c-d) - 4d = 7c - a - b - d
Dũng : 8d
lần 4:
An : 8(a-b-c-d)
Bình : 4(3b-a-c-d)
Chi : 2( 7c - a - b - d)
Dũng : 8d - 4(a-b-c-d) - 2(3b-a-c-d) - ( 7c - a - b - d) = 15d - a - b-c
giải hệ 4 pt:
8(a-b-c-d) = 16
4(3b-a-c-d) = 16
2( 7c - a - b - d) = 16
15d - a - b-c = 16
<=>
a-b-c-d = 2
3b-a-c-d = 4
7c - a - b - d = 8
15d - a - b-c = 16
<=>
2a - (a+b+c+d) = 2
4b - (a+b+c+d) = 4
8c - (a+b+c+d) = 8
16d - (a+b+c+d) = 16
<=>
2a - 4b =-2 => 2b - a = 1 =>b = (a-1)/2
2a - 8c = - 6 => 4c -a = 3 => c = (a-3)/4
2a - 16d = -14 => 8d - a = -7 => d = (a-7)/8
thế vào pt :2a - (a+b+c+d) = 2
<=>
a - [(a-1)/2 + (a-3)/4 + (a-7)/8] = 2
tự tìm a và các giá trị còn lại...........
an;18 nhãn vở
bình:10 nhãn vở
hòa:8 nhãn vở
chúc bn hok giỏi
ai tk mk thì mk tk lại
Trước cửa nhà em có trông một cây nhãn, hằng ngày, cây vẫn đứng đó che mưa, che nắng và cho những quả ngon cho cả gia đình. Nhắc đến cây nhãn là nhắc đến một loài cây khá dễ trồng, dễ chăm sóc, cây nhãn nhà em cũng vậy, bố bảo rằng cây nhãn được trồng từ ngày bố mẹ mới kết hôn, đến bây giờ nó đã cao, to, giống như người canh gác cho giấc ngủ bình yên của gia đình em. Thân cây nhãn màu nâu thẫm, da sần sũi , thỉnh thoảng lại có những đàn kiến đi “hành quân” trên thân cây. Tán cây rộng như chiếc ô khổng lồ, được nâng đỡ bằng những cành cây vững chắc, tỏa ra tứ phía. Lá nhãn xanh thẫm, nổi lên trên mặt lá là những đường gân hình xương cá. Khi hoa nhãn nở, những chùm hoa vàng trắng nhỏ li ti mọc thành từng chùm, ngày bé, em thường hái những chùm hoa nhãn để đan vòng, để chơi đồ hàng. Nhắc đến cây nhãn không thể không nhắc đến quả nhãn, quả nhãn có loại to loại nhỏ phụ thuộc vào giống nhãn nhưng đều có màu nâu nhạt, quả tròn. Khi đến mùa nhãn, những chùm nhãn mọc nặng trĩu cành, cành nào cành nấy rũ hẳn xuống, bố mẹ em thường hái nhãn đem biếu ông bà, hàng xóm, nấu chè, làm bánh để thưởng thức trong những ngày hè oi ả. Em rất yêu mến cây nhãn nhà em, em sẽ chăm chỉ tưới nước và chăm sóc cho cây để cây ngày một tươi tốt.
Tôi yêu quê hương với những hàng nhãn xanh mướt.
Ở quê tôi, nhãn mọc trong vườn, trước sân, sau nhà và ngay dọc hai bên con lộ. Mùa xuân đến mưa bay lất phất, muôn vật như tỉnh giấc, và cây nhãn cũng vậy, nó đang hân hoan trút bỏ những tàn lá cuối đông theo làn gió nhẹ. Nhãn say sưa uống những hạt mưa xuân, xòe ra những chồi, những lá xanh non mịn màng. Và khi đã uống no những giọt mưa thì nhãn bắt đầu đơm hoa. Từng chùm hoa tranh nhau tỏa hương thơm nức, dụ đến hàng đàn ong vờn qua vờn lại.
Ngày qua đi, tuần qua đi, hoa nhãn rụng đầy quanh gốc, nhưng trên tán lá lại chi chít những quả nhãn non. Thoạt đầu quả nhãn và cùi chưa phân chia, chỉ một màu trắng. Về sau chia ra hạt, ra cùi và hạt nhãn dần dần đen lại. Vào giữa mùa hè thì quả nhãn chín, từng chùm quả mọng nước, ngọt lịm. Lũ trẻ chúng tôi háo hức tận hưởng vị ngọt của nhãn.
Bạn hãy đến đây và thưởng thức đi. Nhưng khi bạn tận hưởng hương vị thơm ngon của quả nhãn thì bạn chớ có quên rằng chính cây nhãn mới là nguồn cung cấp hương vị đó. Cây nhãn cần mẫn, âm thầm làm việc để cống hiến tinh túy của bản thân cho đời. Quả nhãn dùng làm thuốc, hạt có thể chế cồn. Cây nhãn không đòi hỏi đất đai màu mỡ, nước tưới đầy đủ, nó vẫn có thể nảy mầm, xanh tươi.
Cây nhãn ơi, tôi rất yêu quý nhãn, yêu quý cái cốt cách của nhãn. Một sức sống mạnh mẽ, một tinh thần vô tư.