K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 8 2021

giúp 

mình với

29 tháng 8 2021

THAM KHẢO

 Điểm giống nhau:

- Trong cả hai bài, trăng đều là hình ảnh thiên nhiên đẹp, trong sáng, bay bổng, lãng mạn.

- Đều là người bạn tri kỉ với con người trong chiến đấu và trong sinh hoạt hàng ngày.

Điểm khác nhau:

* Trăng trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu:

- Được đặt trong thời gian, không gian: rừng đêm hoang vu, lạnh lẽo. Trăng xuất hiện trong giờ khắc trước một trận chiến đấu mà mất mát, hi sinh là những điều không thể tránh khỏi.

- "Đầu súng trăng treo": Hình ảnh trăng treo trên đầu súng vừa có ý nghĩa tả thực, vừa có tính biểu trưng của tình đồng đội và tâm hồn bay bổng lãng mạn của người chiến sĩ. Phút giây xuất thần ấy làm tâm hồn người lính lạc quan thêm tin tưởng vào cuộc chiến đấu và mơ ước đến tương lai hoà bình. 

=> Ý nghĩa:

- Trăng là biểu tượng đẹp của tình đồng chí gắn bó, keo sơn trong cuộc chiến đấu gian khổ ở giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

- Trăng là hình tượng hiện thực và lãng mạn, là biểu tượng cho cuộc sống hòa bình, là hình ảnh của quê hương đất nước.

- Trăng còn là vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ lạc quan, lãng mạn.

* Trăng trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy:

- Trăng trong quá khứ: 

“Hồi chiến tranh ở rừng 

Vầng trăng thành tri kỉ

...

Ngỡ không bao giờ quên

Cái vầng trăng tình nghĩa”

Trăng khi đó là ánh sáng trong đêm tối chiến tranh, là niềm vui bầu bạn của người lính trong gian lao của cuộc kháng chiến - vầng trăng tri kỉ. Nhân vật trữ tình gắn bó với trăng trong những năm dài kháng chiến. Trăng vẫn thuỷ chung, tình nghĩa. 

- Ánh Trăng hiện lên đáng giá biết bao, cao thượng vị tha biết chừng nào: 

“Trăng cứ tròn vành vạnh

.....

Đủ cho ta giật mình”

Trăng tròn vành vạnh là hiện diện cho quá khứ đẹp đẽ không thể phai mờ. Ánh trăng chính là người bạn nghĩa tình mà nghiêm khắc nhắc nhở nhà thơ và cả mỗi chúng ta: con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt.

24 tháng 12 2021

Câu 2:

a, Em tự chép nốt thơ

b, Vì lòng yêu tổ quốc, tiếng gà thân thuộc, ổ trứng hồng

c, 

Em tham khảo:

- Biện pháp nghệ thuật:

+ Điệp từ “vì” được lặp lại tới bốn lần trong khổ thơ.

- Tác dụng:

+ Nhấn mạnh rõ mục đích chiến đấu của người chiến sĩ, những mục đích của anh thật giản dị, tự nhiên nhưng cũng rất cao cả và vinh quang: vì tiếng gà trưa, vì bà, vì xóm làng và hơn hết là vì Tổ quốc. 

Câu 3:

a, Tự chép thơ

b, Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Chữ Hán

 Em tham khảo:

c, Bài thơ sông núi nước Nam được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta vì bài thơ tuyên bố chủ quyền độc lập của đất nước và không một thế lực nào có thể xâm phạm quyền độc lập tự do của dân tộc.

d, 

Nội dung: Văn bản thễ hiện niềm tin về sức mạnh của chính nghĩa và được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên. Khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược. Nhưng qua từng câu chữ, ta vẫn bắt gặp những dòng cảm xúc, tâm trạng của tác giả. Đó là 1 niềm tự hào, tự tin, nỗi tức giận.

13 tháng 6 2023

Câu 1: Chép 5 câu thơ tiếp để hoàn thiện khổ thơ trên.

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...

Câu 2: Cho biết đoạn thơ vừa chép nằm trong bài thơ "Quê hương". Của Tế Hanh

Câu 3: Giới thiệu vài nét về hoàn cảnh sáng tác bài thơ?

Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1939 khi Tế Hanh đang học tại Huế với nỗi niềm yêu nhớ quê hương da diết.

Câu 4: Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của 2 biện pháp tu từ được sử dụng trong 2 câu thơ cuối của đoạn thơ.

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...

BPTT:

- so sánh "như": tăng giá trị diễn đạt hình ảnh cánh buồm qua đó diễn đạt cảm xúc của tác giả là cánh buồm gắn bó với làng quê người, là một mảnh hồn không thể thiếu.

- nhân hóa "rướn", "thâu góp": làm hình ảnh cánh buồm thêm sinh động, người đọc hình dung rõ hơn việc làm của cánh buồm và người dân làng chài một cách sâu sắc tinh tế.

Câu5: Xét theo mục đích nói, 6 câu thơ trên thuộc kiểu câu: Trần thuật.

Chúng dùng để: thể hiện hình ảnh sinh động cảnh làm việc của người dân và chiếc thuyền, mái chèo, cánh buồm.

Câu 6:  Bài thơ gợi cho em những cảm xúc , suy nghĩ gì về tình yêu quê hương trong tâm thức mỗi con người Việt Nam?

- Gợi cho em cảm xúc càng thêm tình yêu về quê hương mình, yêu mảnh đất mình được sinh ra và lớn lên.

- Gợi cho em suy nghĩ rằng cần phải học hành thật chăm chỉ, cống hiến tài năng sức lực của bản thân giúp quê mình phát triển hơn.

Câu 7. Hãy viết đoạn văn tổng –phân –hợp (khoảng 10-12 câu) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng 1 câu nghi vấn (gạch chân câu nghi vấn)

Tế Hanh không chỉ là một nhà thơ mà ông còn là một người con của quê hương mình, là một người có tình cảm đậm đà trong trái tim mình. Khi xa quê, ông đã nhớ nhung về nơi thơ ấu đó của mình. Và với những vần thơ bình dị mà gợi cảm, bài thơ "Quê Hương" của Tế Hanh đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân làng chài và sinh hoạt lao động của làng chài. Đúng như thế, với những câu thơ:

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang

Chiếc buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.

Liệu đây thực sự tác giả chỉ là đang miêu tả hoạt động của chiếc thuyền, chiếc buồm thôi?. Theo em, đó kỳ thực cũng là đang ám chỉ đến người dân - những con người làng chài. Và nếu như "hăng như con tuấn mã" là sự mạnh mẽ của người dân làng chài, thì " phăng mái chèo vượt trường giang" chính là hoạt động chân thực của họ mỗi ngày, họ kiên trì họ dũng mãnh, họ không ăn dày làm mỏng, họ chăm chỉ, họ siêng năng cần cù. Chỉ từ đó, ta thấy được tính cách của họ thông qua việc miêu tả chiếc thuyền. Tương tự, "chiếc buồm giương to như mảnh hồn làng " chắn chắc là nói đến tâm hồn con người ở đây, tâm hồn "to" rất "lớn". Đó là một tâm hồn, một trái tim không sợ bất kỳ một điều gì cả, đó là một trái tim rộng lượng, thật thà chất phác. " rướn thân trắng bao la thâu góp gió" lại là sự miêu tả của hành động người làng chài, "rướn" tức cố gắng vươn tấm thân - tài năng của mình ra mà thâu lợi ích của biển mang lại. Phải chăng, sự miêu tả này của ông quá sâu sắc, ít ai mà biết được. Khép lại, qua đoạn thơ trên ta cũng có thể hiểu được phần nào tấm lòng, tâm tình của Tế Hanh dành cho quê hương, đặc biệt là với con người làng chài. Tất cả cảnh sinh hoạt của người làng chài cũng đơn giản, bình thường như con người bình thường mà thôi. Nhưng đối với người đã "yêu", mọi thứ lập tức hóa " thương". Khép lại bài văn trên, ta kết luận rằng Tế Hanh chính là một người "họa sĩ" tài tình, vẽ ra bức tranh sin hoạt, lao động, tính cách người dân làng chài thông qua sự miêu tả thâm sâu.

29 tháng 8 2021

Em tham khảo:

Hình ảnh “đầu súng trăng treo” trong thơ Chính Hữu:

“Đầu súng trăng treo” là câu kết bài thơ Đồng chí. cũng là một biểu tượng đẹp về người chiến sĩ thời kì đầu kháng chiến chống Pháp.

Trong đêm phục kích giữa rừng, bên cạnh hình ảnh thực là súng, là nhiệm vụ chiến đấu tạo nên con người chiến sĩ thì cái mộng, cái trữ tình là trăng.

Hình ảnh trăng tạo nên con người thi sĩ. Hình ảnh chiến sĩ, thi sĩ hài hòa với nhau trong cuộc đời người lính cách mạng.

Hai hình ảnh tưởng là đốì lập nhau đặt cạnh nhau tạo ra ý nghĩa hòa hợp vô cùng độc đáo. Súng là chiến đấu gian khổ, hi sinh, là hiện thực. Còn trăng là tượng trưng cho hòa bình, gợi lên sự đẹp đẽ thơ mộng, dịu dàng và lãng mạn.

Người lính cầm súng để bảo vệ hòa bình, khát khao hòa bình, không ngại gian khổ hi sinh. Súng và trăng: cứng rắn và dịu hiền, chiến sĩ và thi sĩ, có người còn gọi đây là một cặp đồng chí.

Chính Hữu đã thành công với hình ảnh “đầu súng trăng treo” - một biểu tượng thơ giàu sức gợi cảm.

“Đầu súng trăng treo” đã trở thành một biểu tượng đẹp của người lính cách mạng Việt Nam hiện thực và lãng mạn, chiến sĩ và thi sĩ.

Hình ảnh “ánh trăng” của Nguyễn Duy:

Ánh trăng của Nguyễn Duy không chỉ là vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước mà còn gắn bó với tuổi thơ, với những ngày kháng chiến gian khổ.

Hình ảnh “ánh trăng” bắt đầu gắn với cuộc sống bình thường của con người và vầng trăng thời chiến tranh, vầng trăng là biểu tượng đẹp của những năm tháng tình nghĩa ngỡ không bao giờ quên.

Từ ở rừng, sau chiến thắng về thành phố, được sống cuộc sông tiện nghi: ở buyn-đinh, quen ánh điện, cửa gương... và vầng trăng tri kỉ tình nghĩa đã bị người tri kỉ xưa lãng quên, dửng dưng. Trăng được nhân hóa, lặng lẽ đi qua đường, như người dưng, chẳng còn ai nhớ, chẳng ai hay.

Bất ngờ gặp một tình huống của nhịp sống thành thị : thình lình đèn điện tắt. Vầng trăng xưa xuất hiện, vần tròn, vẫn đẹp, vẫn thủy chung với con người.

Cả một quá khứ đẹp và tình nghĩa ùa về rưng rưng trong lòng người lính, còn trăng thì im lặng.

Người lính giật mình, cái giật mình của người lính trước sự im lặng của trăng xưa hiện về nơi thành phố hôm nay là một biểu tượng nghệ thuật mang tính hàm nghĩa độc đáo. Đó là sự bao dung, độ lượng, nghĩa tình, thủy chung của nhân dân, sự trong sáng mà không hề đòi hỏi được đền đáp.

Đây chính là phẩm chất cao đẹp của nhân dân mà tác giả muốn ngợi ca tự hào. Cũng là thông điệp hãy biết nhớ về quá khứ tốt đẹp, không nên sống vô tình. Đó chính là ý nghĩa sâu sắc của hình ảnh trăng trong bài thơ của Nguyễn Duy tự nhắn nhủ mình và muốn gửi gắm.

12 tháng 12 2021

câu 1:  Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.

          Ao sâu, nước cả, khôn chài cá,

          Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.

          Cải chửa ra cây, cà mới nụ,

          Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.

          Đầu trò tiếp khách, trầu không có,

          Bác đến chơi đây, ta với ta ! "

câu 2:

tác giả :Nguyễn Khuyến

tên văn bản : bạn đến chơi nhà

câu 3:

từ đồng âm : ta với ta

tác dụng : Tạo ra những câu nói có nhiều nghĩa cho người đọc, người nghe.

câu 4:

làm em liên tưởng đến bài:

-Qua Đèo Ngang

tác giả - Bà Huyện Thanh Quan

-Hai cách hiểu cụm từ : " ta với ta " ở hai bài thơ không giống nhau. Vì  trong bài thơ " Bạn đến chơi nhà " , cụm từ " ta với ta " là để chỉ hai người bạn với nhau, còn trong bài " Qua đèo ngang " " ta với ta " là để chỉ một mình tác giả đơn độc giữa khoảng không rộng lớn đối mặt với tâm sự của chính mình.

câu 5:

Bạn bè là những người cùng ta chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, người đồng hành cùng chúng ta trên mọi nẻo đường của cuộc sống. Sự xuất hiện của những người bạn làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên đẹp đẽ, ý nghĩa hơn.

Một tình bạn đẹp là một tình bạn biết cảm thông, chia sẻ cùng nhau. Một người bạn tốt là một người biết giúp đỡ, quan tâm đến bạn mình. Những vui buồn, hạnh phúc hay khổ đau trong cuộc sống đều kể cho nhau nghe. Người bạn thực sự tốt giúp chúng ta được an ủi, vỗ về khi mệt mỏi, được cùng chơi, cùng học, cùng cố gắng, cùng thành công. Người bạn tốt sẵn sàng giang rộng vòng tay khi ta cần mà chẳng hề tính toán thiệt hơn, chẳng ích kỷ, ghen tuông khi mình thành công hơn họ. Họ vui với niềm vui và thành quả của mình, buồn với những bất hạnh, vấp ngã của mình. Một tình bạn đẹp luôn có những kí ức đầy tuyệt diệu và đẹp đẽ, trong sáng và luôn luôn cao đẹp.

12 tháng 12 2021

Bài làm 

C1 : Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.

          Ao sâu, nước cả, khôn chài cá,

          Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.

          Cải chửa ra cây, cà mới nụ,

          Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.

          Đầu trò tiếp khách, trầu không có,

          Bác đến chơi đây, ta với ta ! "

C2 : tác giả :Nguyễn Khuyến

tên văn bản : bạn đến chơi nhà

C3:Thể thơ  thất ngôn bát cú đường luật 

C4: Hai cách hiểu cụm từ : " ta với ta " ở hai bài thơ không giống nhau. Vì  trong bài thơ " Bạn đến chơi nhà " , cụm từ " ta với ta " là để chỉ hai người bạn với nhau, còn trong bài " Qua đèo ngang " " ta với ta " là để chỉ một mình tác giả đơn độc giữa khoảng không rộng lớn đối mặt với tâm sự của chính mình.