Em học tập được những gì từ cuộc đời Nguyễn Đình chiểu
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nguyên Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói về cuộc đời và thơ của Nguyễn Đình Chiểu như sau: " Trên trời có vì sao có ánh khác thường". Điều khiến mỗi chúng ta ấn tượng sâu nhất về cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu có phải là một tấm gương sáng ngời về nghị lực và đạo đức. Ông chính là một người đã chiến đấu hết mình, sống thẳng thắn, chính trực với một nghị lực sống phi thường. Một người luôn đứng về chân lí, lẽ phải, luôn đấu tranh cho nhân dân thật đáng để ngưỡng mộ.
Nguyễn Đình Chiểu sinh năm 1822, mất năm 1888, tên thường gọi là Đồ Chiểu. Ông là người học rộng tài cao, từng đỗ tú tài. Đến năm 1847, ông ra Huế học để chờ thi khoa Kỉ Dậu 1849 nhưng trớ trêu thay mẹ ông mất. Vì quá thương nhớ mẹ mà ông đã khóc đến mù lòa hai mắt. Sau đó Pháp câm chiếm Gia Định, ông về ở Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Tại đây ông vẫn tiếp tục dạy học và làm thuốc. Ông nhanh chóng có liên hệ mật thiết với những những nhóm nghĩa binh của Đốc binh Nguyễn Văn Là và lãnh binh Trương Định. Dù bị mù cả hai mắt nhưng ông vẫn tích cực dùng văn chương để kêu gọi lòng yêu nước của sĩ phu và nhân dân.
Ông cũng là một con người trọng đạo lý, sống nặng tình. Ông sống luôn giữ gìn và đề cao bản sắc dân tộc, yêu ghét rõ ràng. Vì cứu người cụ Đồ Chiểu có thể sẵn sàng hi sinh, không màng danh lợi. Ta thấy ở ông một ý chí kiên định, không bao giờ chịu khuât phục trước cường quyền. Nguyễn Đình Chiểu chính là một tấm gương sáng về nghị lực. Ông dùng văn chương để đánh giặc, ngôn từ là vũ khí sắc bén.
Cái tên Cụ Đồ Chiểu đã cho thấy rằng ông chính là người đã có công đóng góp rất lớn trong giáo dục. Ông được biết đến với hình ảnh một người thầy giáo trọn đời chăm lo cho những môn sinh của mình. Trong những bài học đạo lí của ông, ta thấy được một nhân cách vĩ đại của một kẻ sĩ. Ông là một trong những người đã dành tâm huyết để cống hiến cho lĩnh vực y học. Nguyễn Đình Chiểu là một thầy thuốc giỏi, ông thông thạo sâu sắc y học phương Đông và Việt Nam và là một bầu trời y đức. Cuốn Ngư Tiều y là một trong những tác phẩm cuối đời của ông không chỉ dạy đạo làm thầy thuốc cứu người mà còn chỉ cả đạo làm người.
Không thể phủ nhận rằng chính cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng chói, ta sẽ càng cảm thấy sâu sắc hơn nữa khi tìm hiểu về thơ văn của ông. Nguyễn Đình Chiểu dùng thơ ca để tỏ nỗi lòng yêu nước, yêu thương con người:
" Xưa rằng quốc thử lời khen phải
Giúp sống dân ta trọn lẽ trời"
Đọc những trang thơ văn yêu nước của ông ta còn thấy sống dậy trong lòng cả một thời oanh liệt chống Pháp, bền bỉ của nhân dân Nam Bộ.
Qua những bài văn tế ta cũng cảm nhận được sự ca ngợi những sĩ phu, những người người nông dân đánh giặc, tấm lòng trung nghĩa của ông. Tác phẩm "Văn tế nghĩa Cần Giuộc" được xem là áng văn bi tráng, sống mãi trong lịch sử dân tộc chống ngoại xâm. Bên cạnh đó không thể không nhắc tới truyện "Lục Vân Tiên" - bản trường ca ca ngợi chính nghĩa, tác phẩm đã ca ngợi những giá trị đạo đức đáng quý trong cuộc đời, gửi gắm đến chúng ta một tấm lòng nhân ái, tượng trợ lẫn nhau giữa người với người trong cuộc sống.
Xin được tiếp nối lời nhận xét của Thủ tướng Phạm Văn Đồng về ông: " Trên trời có những vì sao ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy và càng thấy sáng. Văn thơ của tác giả Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy". Văn thơ của ông thể hiện rất rõ tinh thần của ông. Một con người luôn đứng về lẽ phải chống lại cái ác và bọn bất nhân một cách quyết liệt đến cùng. Ông ca ngợi hết lời những con người cao đẹp vì nghĩa xả thân đánh cướp, trừ gian như Vân Tiên, Hớn Minh, Tử Trực... Ông cũng ca ngợi và tôn vinh những con người thuỷ chung và trong sáng, có nghĩa có tình như Kiều Nguyệt Nga. Ông cũng lên án bọn người bất nhân, bất nghĩa như Trịnh Hâm, Bùi Kiệm, Võ Thế Loan... Nguyễn Đình Chiểu yêu và ghét rạch ròi, phân minh không một chút lẫn lộn thiện ác, bạn thù.
Cụ Đồ Chiểu ngày đó luôn muốn gửi gắm việc học làm người đáng trân trọng như thế nào. Ta có thể cảm nhận được những thâm thúy trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu chính ở chỗ có chê khen rõ ràng, chuẩn đạo lý và văn hóa Việt Nam.
"Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà"
Nguyễn Đình Chiểu là người dành cả cuộc đời vì nghĩa. Dù mù lòa, dù vất vả nhưng con người ấy vẫn một lòng tôn thờ chính nghĩa, quyết tâm chống lại những thế lực bạo tàn bằng những câu thơ ca sắc bén của mình. Chúng ta sẽ không thể quên một cuộc đời, một sự nghiệp văn chương sáng ngời và một nhân cách thật cao cả.
Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888) người làng Tân Thới, huyện Bình Dương tỉnh Gia Định
+ Năm 1833 Nguyễn Đình Chiểu được cha đưa ra Huế ăn học
+ Năm 1849 ra Huế thì được tin mẹ mất, ông về quê chịu tang, vừa bị ốm nặng, vừa thương mẹ nên ông bị mù hai mắt
+ Sau đó, ông mở trường dạy học, bốc thuốc chữa bệnh cho dân, và cùng với nghĩa quân đánh giặc
b, Cuộc đời ông là tấm gương sáng về nhân cách và nghị lực của người thầy mực thước, tận tâm
Cuộc đời(1822-1888)
Nhân dân lục tỉnh gọi ông với cái tên trìu mến:Đồ Chiểu.
-Xuất thân gia đình nhà nho.
-1843:Đỗ tú tài tại trường thi Gia Định.
-1846:Ông ra Huế ra học, chuẩn bị thi tiếp. Lúc vào trường thi nhận tin mẹ mất thì bỏ thi về chịu tang mẹ. Do khóc thương mẹ quá nhiều nên ông bị đau mắt rồi mù cả 2 mắt.
-Trên thực tế, ông là một phế nhân cuarxax hội, nhưng bằng nghị lực sống, sự cố gắng của chính bản thân, ông đã vươn lên trở thành một vĩ nhân.
-Trong Nguyễn Đình Chiểu tồn tại ba con người ở ba lĩnh vực khác nhau:
+Nguyễn Đình Chiểu là một thầy giáo.Khi dạy học ông có nhiều học trò theo học và ông cảm hóa được nhân dân nhiều thế hệ.
+Nguyễn Đình Chiểu là một thầy thuốc có một quan niệm sâu sắc trong lòng:"Ăn mày cũng đứa trời sinh-Bệnh còn cứu đặng, thuốc đành không cho."
+Nguyễn Đình Chiểu là một nghệ sĩ-một nhà thơ có quan niệm văn chương rõ ràng, trước sau như một.
-Khi Pháp đánh vào Gia Định ông đã đứng đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.Ông cùng các lãnh đạo nghĩa quân sáng tác những vần thơ lòng căm thù giặc.
-Khi Nam Kì mất vào tay giặc ông ở lại Bến Tre, bọn thực dân Pháp tìm mọi cách mua chuộc ông nhưng ông không chấp nhận, quyết giữ trọn tấm lòng thủy chung với nước với dân đến hơi thở cuối cùng.
\(\Rightarrow\) Tóm lại, cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là 1 tấm gương sáng cho nhiều thế hệ noi theo.
a. Cuộc đời :
+ Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888) người làng Tân Thới, huyện Bình Dương tỉnh Gia Định
+ Năm 1833 Nguyễn Đình Chiểu được cha đưa ra Huế ăn học
+ Năm 1849 ra Huế thì được tin mẹ mất, ông về quê chịu tang, vừa bị ốm nặng, vừa thương mẹ nên ông bị mù hai mắt
+ Sau đó, ông mở trường dạy học, bốc thuốc chứa bệnh cho dân, và cùng với nghĩa quân đánh giặc
- Cuộc đời ông là tấm gương sáng về nhân cách và nghị lực của người thầy mực thước, tận tâm
b. Sự nghiệp thơ văn:
- Nguyễn Đình Chiểu là một nhà nho bởi tư tưởng đạo đức, nhân nghĩa của ông:
+ Người có tư tưởng đạo đức thuần phác, thấm đẫn tinh thần nhân nghĩa yêu thương con người.
+ Sẵn sàng cưu mang con người trong cơn hoạn nạn
+ Những nhân vật lý tưởng: con người sống nhân hậu, thủy chung, biết sống thẳng thắn, dám đấu tranh chống lại các thế lực bạo tàn.
- Nội dung của lòng yêu nước thương dân:
+ Ghi lại chân thực thời kì đau thương của đất nước, khích lệ lòng căm thù quân giặc, nhiệt liệt biểu dương người anh hùng nghĩa sĩ hi sinh vì Tổ quốc
+ Tố cáo tội ác của kẻ thù, lên án những kẻ bán nước, cầu vinh
+ Ca ngợi những người sĩ phu yêu nước, giữ niềm tin vào ngày mai, bất khuất trước kẻ thù, khích lệ lòng yêu nước, ý chí cứu nước.
- Nghệ thuật của ông mang đậm dáu ấn của người dân Nam Bộ
+ Nhân vật đậm lời ăn tiếng nói mộc mạc, giản dị, lối thơ thiên về kể, hình ảnh mỗi nhân vật đều đậm chất Nam Bộ
+ Họ sống vô tư, phóng khoáng, ít bị ràng buộc bởi phép tắc, nghi lễ, nhưng họ sẵn sàng hi sinh về nghĩa
Nguyễn Đình Chiểu là một nhà nho bởi tư tưởng đạo đức, nhân nghĩa của ông
+ Người có tư tưởng đạo đức thuần phác, thấm đẫm tinh thần nhân nghĩa yêu thương con người
+ Sẵn sàng cưu mang con người trong cơn hoạn nạn
+ Những nhân vật lý tưởng: con người sống nhân hậu, thủy chung, biết sống thẳng thắn, dám đấu tranh chống lại các thế lực bạo tàn
- Nội dung của lòng yêu nước thương dân
+ Ghi lại chân thực thời kì đau thương của đất nước, khích lệ lòng căm thù quân giặc, nhiệt liệt biểu dương người anh hùng nghĩa sĩ hi sinh vì Tổ quốc
+ Tố cáo tội ác của kẻ thù, lên án những kẻ bán nước, cầu vinh
+ Ca ngợi những người sĩ phu yêu nước, giữ niềm tin vào ngày mai, bất khuất trước kẻ thù, khích lệ lòng yêu nước, ý chí cứu nước
- Nghệ thuật của ông mang đậm dấu ấn của người dân Nam Bộ
+ Nhân vật đậm lời ăn tiếng nói mộc mạc, giản dị, lối thơ thiên về kể, hình ảnh mỗi nhân vật đều đậm chất Nam Bộ
+ Họ sống vô tư, phóng khoáng, ít bị ràng buộc bởi phép tắc, nghi lễ, nhưng họ sẵn sàng hi sinh về nghĩa
Để làm tốt đề bài này, mời các bạn quay lại tham khảo những nét chính trong cuộc đời và thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu trong bài về Tác giả Nguyễn Điình Chiểu.
Căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử, cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu và nội dung tác phẩm, có người cho rằng bài thơ được tác giả viết ngay sau khi thành Gia Định bị thực dân Pháp tấn công ngày 17/2/1859.
Đáp án cần chọn là: B
Năm 1847, ông ra Huế học để chờ thi khoa Kỷ Dậu 1849. Nhưng chưa kịp thi thì nghe tin mẹ mất tại Sài Gòn. Trên đường trở về chịu tang mẹ, vì thời tiết thất thường, vất vả khóc thương nhiều nên ông bị bệnh rồi mù cả đôi mắt. Trong thời gian nghỉ lại Quảng Nam chữa bệnh, tuy bệnh không hết nhưng ông đã được vị danh y truyền dạy nghề thuốc.
Đáp án cần chọn là: B
Tham khảo:
Nguyên Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói về cuộc đời và thơ của Nguyễn Đình Chiểu như sau: " Trên trời có vì sao có ánh khác thường". Điều khiến mỗi chúng ta ấn tượng sâu nhất về cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu có phải là một tấm gương sáng ngời về nghị lực và đạo đức. Ông chính là một người đã chiến đấu hết mình, sống thẳng thắn, chính trực với một nghị lực sống phi thường. Một người luôn đứng về chân lí, lẽ phải, luôn đấu tranh cho nhân dân thật đáng để ngưỡng mộ.
Nguyễn Đình Chiểu sinh năm 1822, mất năm 1888, tên thường gọi là Đồ Chiểu. Ông là người học rộng tài cao, từng đỗ tú tài. Đến năm 1847, ông ra Huế học để chờ thi khoa Kỉ Dậu 1849 nhưng trớ trêu thay mẹ ông mất. Vì quá thương nhớ mẹ mà ông đã khóc đến mù lòa hai mắt. Sau đó Pháp câm chiếm Gia Định, ông về ở Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Tại đây ông vẫn tiếp tục dạy học và làm thuốc. Ông nhanh chóng có liên hệ mật thiết với những những nhóm nghĩa binh của Đốc binh Nguyễn Văn Là và lãnh binh Trương Định. Dù bị mù cả hai mắt nhưng ông vẫn tích cực dùng văn chương để kêu gọi lòng yêu nước của sĩ phu và nhân dân.
Ông cũng là một con người trọng đạo lý, sống nặng tình. Ông sống luôn giữ gìn và đề cao bản sắc dân tộc, yêu ghét rõ ràng. Vì cứu người cụ Đồ Chiểu có thể sẵn sàng hi sinh, không màng danh lợi. Ta thấy ở ông một ý chí kiên định, không bao giờ chịu khuât phục trước cường quyền. Nguyễn Đình Chiểu chính là một tấm gương sáng về nghị lực. Ông dùng văn chương để đánh giặc, ngôn từ là vũ khí sắc bén.
Cái tên Cụ Đồ Chiểu đã cho thấy rằng ông chính là người đã có công đóng góp rất lớn trong giáo dục. Ông được biết đến với hình ảnh một người thầy giáo trọn đời chăm lo cho những môn sinh của mình. Trong những bài học đạo lí của ông, ta thấy được một nhân cách vĩ đại của một kẻ sĩ. Ông là một trong những người đã dành tâm huyết để cống hiến cho lĩnh vực y học. Nguyễn Đình Chiểu là một thầy thuốc giỏi, ông thông thạo sâu sắc y học phương Đông và Việt Nam và là một bầu trời y đức. Cuốn Ngư Tiều y là một trong những tác phẩm cuối đời của ông không chỉ dạy đạo làm thầy thuốc cứu người mà còn chỉ cả đạo làm người.
Không thể phủ nhận rằng chính cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng chói, ta sẽ càng cảm thấy sâu sắc hơn nữa khi tìm hiểu về thơ văn của ông. Nguyễn Đình Chiểu dùng thơ ca để tỏ nỗi lòng yêu nước, yêu thương con người:
" Xưa rằng quốc thử lời khen phải
Giúp sống dân ta trọn lẽ trời"
Đọc những trang thơ văn yêu nước của ông ta còn thấy sống dậy trong lòng cả một thời oanh liệt chống Pháp, bền bỉ của nhân dân Nam Bộ.
Qua những bài văn tế ta cũng cảm nhận được sự ca ngợi những sĩ phu, những người người nông dân đánh giặc, tấm lòng trung nghĩa của ông. Tác phẩm "Văn tế nghĩa Cần Giuộc" được xem là áng văn bi tráng, sống mãi trong lịch sử dân tộc chống ngoại xâm. Bên cạnh đó không thể không nhắc tới truyện "Lục Vân Tiên" - bản trường ca ca ngợi chính nghĩa, tác phẩm đã ca ngợi những giá trị đạo đức đáng quý trong cuộc đời, gửi gắm đến chúng ta một tấm lòng nhân ái, tượng trợ lẫn nhau giữa người với người trong cuộc sống.
Xin được tiếp nối lời nhận xét của Thủ tướng Phạm Văn Đồng về ông: " Trên trời có những vì sao ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy và càng thấy sáng. Văn thơ của tác giả Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy". Văn thơ của ông thể hiện rất rõ tinh thần của ông. Một con người luôn đứng về lẽ phải chống lại cái ác và bọn bất nhân một cách quyết liệt đến cùng. Ông ca ngợi hết lời những con người cao đẹp vì nghĩa xả thân đánh cướp, trừ gian như Vân Tiên, Hớn Minh, Tử Trực... Ông cũng ca ngợi và tôn vinh những con người thuỷ chung và trong sáng, có nghĩa có tình như Kiều Nguyệt Nga. Ông cũng lên án bọn người bất nhân, bất nghĩa như Trịnh Hâm, Bùi Kiệm, Võ Thế Loan... Nguyễn Đình Chiểu yêu và ghét rạch ròi, phân minh không một chút lẫn lộn thiện ác, bạn thù.
Cụ Đồ Chiểu ngày đó luôn muốn gửi gắm việc học làm người đáng trân trọng như thế nào. Ta có thể cảm nhận được những thâm thúy trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu chính ở chỗ có chê khen rõ ràng, chuẩn đạo lý và văn hóa Việt Nam.
"Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà"
Nguyễn Đình Chiểu là người dành cả cuộc đời vì nghĩa. Dù mù lòa, dù vất vả nhưng con người ấy vẫn một lòng tôn thờ chính nghĩa, quyết tâm chống lại những thế lực bạo tàn bằng những câu thơ ca sắc bén của mình. Chúng ta sẽ không thể quên một cuộc đời, một sự nghiệp văn chương sáng ngời và một nhân cách thật cao cả.