Viết lại bài thơ sa bẫy sgk lop 6thành một bài văn hay hơn va thêm ý vào ko chep mạng giúp minh với nha các bạn minh chuan bị di hoc rồi sã
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Dựa vào bài thơ"Sa bẫy"SGK-29 em hãy viết một bài văn kể lại câu chuyện.
Lưu ý:Tự viết không coi copy
Bài làm:
Mấy ngày hôm nay, chẳng hiểu sao trong nhà bé Mây xuất hiện một lũ chuột.Chúng tinh qoái phá phách, nghịch ngợm đồ đạc khắp nơi.Mọi người vô cùng bực mình và khó chịu.Phải tốn công lắm,bé Mây mới nghĩ ra một kế.
Thế là chiều hôm ấy,một buổi chiều mát mẻ và dễ chịu,Mây rủ mèo con cùng nhau đặt bẫy chuột.Bé chuẩn bị rất cẩn thận và chu đáo:nào cá nướng thơm lừng,chiếc cạm sắt mới tinh,rồi từ từ để cá vào bẫy.Đêm hôm đó , nằm trên giường,cơn gió mùa thu dịu mát lùa vào ô cửa sổ.Bên ngoài trăng sáng vằng vặc,xung quanh là trăm ngàn ngôi sao kỳ diệu đang làm sáng cả bầu trời trông như những ánh nến lung linh,huyền ảo,bé Mây nằm và suy nghĩ tưởng tượng.Chắc hẳn giờ này,lũ chuột kia không kìm nén được sự tham lam đã chui vào bẫy của ta đánh chén món cá rồi đây.Bé Mây tự nhủ và lại thì thầm tâm sự với mèo con.Mèo ta thích chí,tán thành ý tưởng của cô chủ.Nó khẽ rung rung bộ ria mép,gật gù tán thưởng.Thế rồi, bé Mây đã chìm sâu vào giấc ngủ với giấc mơ về một lồng đầy chuột mắc bẫy rồi cô cùng người bạn chí thân,Mèo con,đem chúng ra xét tội.Nhất định bọn phá hoại này phải bị trừng trị thích đáng dù chúng có khóc ròng xin tha!
Sáng sớm,khi những ánh nắng ban mai rực rỡ chiếu qua chiếc giường nhỏ bé xinh xắn,bé Mây vùng dậy,bừng tỉnh,chạy vội xuống bếp xem tình hình.Ôi thôi!Cái bẫy đã sập,cá cũng hết,chẳng thấy con chuột tinh qoái nào mà kẻ sa bẫy bây giờ lại chính là Mèo con.Bé Mây sững sờ và ngỡ ngàng nhưng rồi cô chợt hiểu ra rằng cô đã quá ngây thơ.Thì ra nụ cười và sự đồng tình của Mèo con hôm qua đã ẩn chứa một âm mưu của Mèo.Đúng thế, với Mèo còn gì thích hơn cá nướng?Đó là món ăn sở trường của chú ta!Bé Mây cảm thấy rất tiếc cho kế hoạch của mình đã đổ bể nhưng hơn hết,qua chuyện này,cô bé cũng tự rút ra cho mình một kinh nghiệm, một bài học quý giá trong cuộc sống.
Câu chuyện không chỉ của bé Mây mà nó còn là của chúng ta!Vâng,đó là đừng quá ngây thơ,không suy nghĩ chín chắn trước khi làm một việc gì đó.
Mấy bữa nay, lũ chuột nhắt thi nhau phá phách. Chúng ăn vụng thức ăn, gặm sách, thậm chí cắn rách cả chiếc áo bằng satanh hồng của cô búp bê xinh đẹp. Bé Mây giận lắm, nghĩ cách trừng trị chúng. Bé thì thầm bàn bạc hồi lâu với Mèo con. Mèo con thích chí gật gù rồi rung râu cười tít.
Xẩm tối, một chiếc bẫy lồng bằng lưới sắt được đặt dưới gầm trạn đựng thức ăn, ngay trên đường lũ chuột thường đi. Miệng bẫy mở rộng. Trong bẫy, một con cá nướng thơm phức được móc vào đoạn dây kẽm uốn cong như chiếc móc câu. Đêm nay, lũ chuột nhắt tham ăn thế nào cũng bị mắc bẫy.
Mọi việc sắp đặt xong xuôi, bé Mây ngồi vào bàn học bài. Gió hây hẩy thổi qua khung cửa sổ. Ngoài kia, bầu trời đầy sao nhấp nháy như những cặp mắt tinh nghịch. Bé Mây ra sân vươn vai hít thở không khí trong lành rồi sửa soạn đi ngủ. Nằm bên cạnh mẹ một lúc là bé đã ngủ ngon lành.
Bé mơ thấy lũ chuột sa đầy trong bẫy. Chúng cuống quýt chạy quanh trong chiếc lồng chật hẹp, khóc lóc xin tha. Bé Mây cùng Mèo con thay nhau hỏi tội chúng. Tội lũ chuột ...
nếu ai hỏi rằng trăng quê em thế nào thì em xin trả lời
đó là một nguồn sáng đẹp lung linh
trăng rọi chiếu sáng khắp các ngỏ ngách khắp mọi nơi chiếu sáng cho em các bạn thử hỏi xem nếu ko vó trăng thì đêm của chúng ta xẽ như thế nào
Bài: Đất nước
Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ những ngày thu đã xa.
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi, đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.
Bài làm
Tôi đang sinh sống tại Hà Nội, sáng mùa thu hôm nay khiến tôi nhớ lại những buổi ngày xưa. Sáng hôm nay không khí thật trong lành làm sao. Gió thổi qua,mang mùi hương cốm. Và tôi nhớ lại những mùa đã qua, bị giòng thời gian che lấp.
Sáng sáng, tôi thức dậy,cảm thấy hơi se se lạnh. Những con phố xao xác trải dài các con đường.Các anh chiến sĩ đã ra đi,nhưng đầu không ngoảnh lại,để lại sau lưng,thềm nắng,lá thu rơi đầy.
Mình làm bài này là không copy, không chép mạng và tự mình nghỉ ra.
Chúc bạn học tốt
Biết em rất yêu quý chó nên kỳ nghỉ hè vừa rồi về chơi với bà ngoại, bà cho em một con chó rất dễ thương, lúc đó chú chó mới được 3 tháng tuổi, em nhìn chú chó là đã thích ngay rồi, em xin bà và khi về bế chú chó theo, em đặt tên cho chú là Misa.
Misa lớn rất là nhanh. Lúc bà cho, nó chỉ to bằng bắp chân của em bây giờ chú không những lớn nhanh mà còn rất khỏe khoắn. Chú có một thân hình đẹp cân đối, bộ lông của chú mượt và mịn như nhung. Hai cái lỗ tai của Misa nhọn, luôn vểnh lên nhìn rất đáng yêu như để nghe ngóng mọi động tĩnh xung quanh mình. Misa rất thông minh và ngoan ngoãn. Chiếc mũi của chú ướt ướt luôn hếch lên để đánh hơi lạ. Chú ta có một hàm răng sắc, khi nhìn thấy chú chắc chắn không có tên trộm nào đến gần. Chú đi đứng rất nhẹ nhàng và chạy rất nhanh. Sáng nào cũng vậy, Misa đùa với chú mèo đen ngoài sân. Đùa chán, chú lại tìm chỗ nào đó mát để nằm. Misa nằm sấp gác mõm lên hai chân trước của mình, lim dim ngủ, tưởng như chú ngủ rất ngon nhưng không phải thế nhé!. Chú sẽ luôn luôn đứng phắt dậy khi khi nghe có tiếng động hoặc ngửi thấy mùi lạ nào đó. Nếu là người lạ, chú ta liền tỏ ra hung dữ nhe nanh, gầm gừ như muốn nói: “Hãy ra khỏi đây nhanh nào!” nhưng ngược lại đối với thành viên trong gia đình em khi đi đâu về chỉ cần đến đầu ngõ thôi, chú đã biết và luôn luôn chạy ngay ra cổng đón, chú còn chạy quanh người đuôi thì ngoáy tít lên vì vui sướng, những lúc đó thật là vui.
Nhà em tất cả các thành viên ai cũng thích Misa. Chú như một thành viên quan trọng trong gia đình em. Trước khi đi ngủ, chú luôn đi vòng quanh kiểm tra quanh nhà xem có gì đó bất thường không khiến nhà em luôn yên tâm ngủ sau một ngày làm việc, học tập mệt mỏi, căng thẳng.
Chó là loài động vật mà có lẽ là gần gũi với con người nhất. Dường như đi đâu chúng ta cũng có thể bắt gặp chúng. Nhà em cũng có nuôi một chú chó con vì vậy mà đối với em chú đặc biệt lắm. Chú là một người bạn mà nếu đi xa thì em sẽ rất nhớ.
Em đặt tên cho chú mèo nhà em là Dôn. Chú có bộ lông óng ả, mượt mà như tấm lụa với ba màu cơ bản nâu, đen và trắng.
Thỉnh thoảng bộ lông ấy hơi xù lên trông như một tấm thảm lông nhỏ tuyệt đẹp. Đầu Dôn nhỏ và tròn như quả cam, nằm gọn trong lòng bàn tay em. Cặp mắt to tròn, đen láy, long lanh và trong suốt như hai viên ngọc bích, có thể nhìn rõ trong đêm tối. Con ngươi thay đổi hình dạng linh hoạt theo ánh sáng. Ban ngày, con ngươi của mèo thu lại chỉ bé bằng sợi chỉ vì ánh sáng mạnh. Sáng sớm hay nhá nhem tối, nó lại chuyển sang hình quả táo. Chú mèo có cái mũi nhỏ ươn ướt làm nổi bật hai bên mép vài cọng ria trắng như hai chùm kim bạc bé nhỏ, nhọn hoắt. Mỗi khi Dôn làm điều gì sai, chú lại dịu đầu vào chân em, chớp chớp mắt ngước lên nhìn em như muốn xin lỗi. Nhìn bộ điệu dễ thương như thế, em không thể giận chú được nữa mà bế chú lên, ôm vào lòng xoa xoa đầu như cậu em nhỏ. Hai cái tay nhọn hoắt, cũng bé xíu, lúc nào cũng vểnh lên để nghe ngóng. Trông mèo không to lớn, nhưng hàm răng lại có tới ba mươi chiếc, là vũ khí sắc bén để tiêu diệt những chú chuột tinh ranh. Dôn có cái đuôi dài, màu đen sẫm. Những lúc buồn chán, chú thường tự vờn bắt cái đuôi của mình nhưng lần nào cũng thất bại. Bốn chân nhanh nhẹn vốn là đặc tính của loài mèo, dưới lòng bàn chân chú là lớp đệm dày màu trắng, trông rất êm giúp Dôn đáp đất và thực hiện những cú leo trèo ngoạn mục. Có lần, chú nhảy từ cầu thang xuống phòng khách nhà tôi như một nghệ sĩ múa thoải mái trong khoảng trời của chính mình. Bàn chân có những chiếc móng vuốt sắc nhọn để cào, táp và vồ mồi.
Chú mèo Dôn nhà em có những thói quen rất đặc biệt. Những ngày nắng nhạt, chú hay trèo ra ban công tầng hai ngồi đón nắng và gió, mắt hướng ra xa như đang đăm chiêu, nghĩ ngợi gì. Chú có thể ngồi ở đó hàng tiếng đồng hồ nên hồi mới nuôi chú, em đã mấy phen tá hỏa vì tưởng chú đi lạc. Bây giờ đã quen nên mỗi khi không thấy chú đâu, thì em chắc chắn chú đang nằm thư giãn ở ban công. Có nhiều lúc, Dôn yên lặng, dịu dàng như một cô gái nhiều tâm sự. Có lúc chú bỗng đổi tính, nghịch ngợm vô cùng. Hết trèo lên, trèo xuống cầu thang rồi lại chạy nhảy trên sân, nô đùa, đuổi theo những cánh bướm vàng. Nhiều lúc mải nô đùa, chú quên mất cả giờ ăn. Em gọi mãi, Dôn mới chậm rãi đi về mà đầu còn ngoảnh lại đằng sau như nuối tiếc những giây phút đang chơi đùa thỏa thích.
Tuy mập mạp nhưng Dôn rất nhanh nhẹn và bắt chuột rất giỏi. Ngày nào chú cũng như một chàng dũng sĩ đi vòng quanh nhà, kiểm tra từng ngóc ngách một để xem còn con chuột hư đốn nào trốn không. Từ ngày có chú về nhà, căn nhà của em đã bớt hẳn chuột đi, không còn nghe thấy những tiếng "chít chít" vang lên mỗi đêm.
Em và Dôn thân nhau lắm. Mỗi lần đi học về, chú hay sa vào lòng em để được em xoa đầu, cưng nựng. Những lúc mỏi mệt hay có chuyện buồn, Dôn lại trở thành một người bạn để em trút bỏ tâm sự. Hằng ngày, em hay dành thời gian để chơi với chú mèo nhỏ. Em ném cuộn len đủ màu sắc ra xa để chú chạy đi lượm về. Cứ mỗi lần lượm được, em lại thưởng cho chú một cái kẹo. Đôi mắt long lanh, nhìn em đầy trìu mến như muốn cảm ơn cô chủ nhỏ.
Chú mèo Dôn đã trở thành một thành viên trong gia đình và là một người bạn tốt của em. Em hứa sẽ chăm sóc chú thật tốt để chú luôn khoẻ mạnh.
tả mèo nha
Tôi đang say sưa trong giấc trưa thì bỗng meo...meo..” đó là tiếng con mèo tam thể tên Mi Mi mà nhà tôi nuôi cách đây một năm làm tôi giật mình tỉnh giấc.
Tôi vuốt ve bộ áo mượt mang ba màu: trắng tuyết, đen huyền và vàng nhạt của Mi Mi. Đầu Mi Mi tròn, xinh xinh như một quả bóng nhựa của trẻ con. Các bạn có biết hai hòn bi ve màu ngọc bích kia là gì không? Đó là đôi mắt của Mi Mi đấy! Trong đêm tối, đôi mắt đó nhìn mọi vật rất rõ. Chiếc mũi của Mi Mi đo đỏ, đánh hơi chuột từ xa đấy nhé! Cái miệng nho nhỏ của nó mỗi khi kêu để lộ ra một hàm răng sắc nhọn. chân Mi Mi có móng vuốt sắc, ngoài ra còn có những miếng đệm thịt êm ái nên bước đi của Mi Mi rất nhẹ nhàng. Mỗi khi rình chuột, Mi Mi thu gọn mình lại, nép vào một chỗ. Khi con chuột tới gần chỗ mình, Mi Mi bất ngờ chồm lên dùng miếng võ gia truyền của họ nhà mèo là cắm vuốt sắc vào con chuột làm cho chuột ta kêu “chít...chít...” như có ý “chị tha cho em, em sẽ không ăn trộm nữa!”. Nhưng Mi Mi không tha mà ngoạm chặt lấy con chuột, lôi vào chỗ khuất vờn cho đến chết rồi ăn thịt. Thỉnh thoảng tôi lại chải bộ lông mềm mại của Mi Mi rồi buộc nơ cho nó hoặc cho cô nàng chén một chú cá khô.
Tôi rất yêu quý Mi Mi vì không những nó đã tiêu diệt những tên trộm chuột xấu xa mà còn là một trong những người bạn thân của tôi.
Tham Khảo
Cứ hàng năm, những người con dân tộc Việt luôn hướng về quê hương Phú Thọ thân yêu dịp 10/3 âm lịch để tưởng nhớ công ơn của các vua Hùng dựng nước. Đó cũng là dịp mà lễ hội Đền Hùng diễn ra.
Phần lễ gồm lễ rước kiệu và lễ dâng hương. Lễ hội rước kiệu vừa được diễn ra trong không khí đầy long trọng với những cờ, lộng, hoa đầy màu sắc. Trong làng, ai ai cũng phấn khởi và sắm cho mình bộ trang phục truyền thống để tham dự phần lễ. Đoàn đại biểu trung ương, tỉnh, thành phố đều tập trung tại một địa điểm cùng đoàn xã tiêu binh rước vòng hoa tới chân núi Hùng. Đoàn đại biểu đi sau kiệu lễ, kiệu lễ được chuẩn bị chu đáo từ trước. Chặng đường rước kiệu lên đền có tiếng nhạc phường bát âm, có đội múa sinh tiền tạo nên vẻ trang trọng của một nghi lễ dân tộc. Sau khi tới đền, đoàn người kính cẩn dâng lễ vào thượng cung, mọi việc đều tiến hành rất cẩn thận, chi tiết và nhanh chóng. Sau đó, đại biểu đại diện bộ Văn hóa thay mặt cho lãnh đạo tỉnh và nhân dân cả nước trịnh trọng đọc chúc căn lễ tổ, mọi người ai nấy đều chăm chú lắng nghe trong nỗi niềm đầy xúc động và thành kính. Tất cả đều thành tâm dâng lễ với ước nguyện mong tổ tiên phù hộ cho con cháu quê nhà.
Tiếp đến là lễ dâng hương, mỗi người con đến với cùng đất này đều mong muốn thắp lên đền thờ nén nhang thành kính, nhờ hương khói nói hộ tâm nguyện của lòng mình với tổ tiên. Mỗi tấc đất, ngọn cỏ, gốc cây nơi đây đều được coi là linh thiêng. Với những người ở xa không về được hoặc không có điều kiện đến đây, tới ngày này họ vẫn dành thời gian để đi lễ chùa thắp nén hương tưởng nhớ nguồn cội, đâu đâu cũng đông đúc, náo nhiệt và tưng bừng.
Xong phần lễ là đến phần hội, nếu lễ mang sự trang nghiêm thì phần hội mang đến nét vui vẻ, thoải mái cho mỗi người. Ở phần hội, nhiều trò chơi dân gian được diễn ra như chọi gà, đu quay, đấu vật hay đánh cờ tướng,.. thu hút mọi người tham gia, các đội chơi ai cũng mong phần thắng mang về danh dự cho quê mình. Bên cạnh đó, nhiều trò chơi hiện đại cũng được lồng ghép hài hòa đáp ứng thị hiếu, đam mê sở thích của mọi lứa tuổi. Đặc biệt, không thể thiếu được trong dịp lễ này là các hình thức dân ca diễn xướng, hát quan họ hay kịch nói được diễn ra bằng hình thức thi tài giữa các làng, các thôn nhằm giao lưu văn hóa, văn nghệ. Những lời ca mượt mà êm ái trong từng làn điệu Xoan - Ghẹo đầy hấp dẫn mang đậm dấu ấn vùng đất Phú Thọ. Giữa trung tâm lễ hội được trưng bày khu bảo tàng Hùng Vương lưu giữ những di vật cổ của thời đại các vua Hùng xưa, tạo điều kiện cho những người đến thăm quan tìm hiểu, chụp ảnh lưu niệm. Ngoài ra, trong khu vực diễn ra lễ hội, nhiều mặt hàng lưu niệm được bày bán cho du khách mua làm quà kỉ niệm, các dịch vụ văn hóa phẩm hay ăn uống với những món ăn truyền thống và hiện đại cũng được tổ chức linh hoạt.
Hiện nay, khi đất nước phát triển hơn, nhà nước không chỉ chăm lo đến đời sống vật chất và còn cố gắng để phát huy những giá trị tinh thần cao đẹp. Báo chí, đài truyền hình, thông tấn xã vẫn là cầu nối tuyệt vời đưa những giá trị tín ngưỡng đến với tất cả đồng bào trên mọi miền tổ quốc và nhân dân thế giới biết và hiểu hơn về những nét đẹp của lễ hội truyền thống dân tộc Việt.
Tham khảo
Sáng hôm nay, trường em đã diễn ra Hội khỏe Phù Đổng. Đây là lễ hội thể thao diễn ra hằng năm được học sinh cả trường yêu thích và ngóng đợi.
Để chuẩn bị cho ngày hội này, chúng em đã chuẩn bị từ cả tháng trước. Sau giờ học, chúng em hăng say luyện tập trên sân trường hay tại nhà. Chạy điền kinh, nhảy xa, nhảy sào, đá bóng, đánh bóng chuyền… Môn nào cũng được quan tâm rèn luyện. Đến vài ngày trước khi diễn ra hội thi, các sân thi đấu được kiểm duyệt và chuẩn bị hoàn thiện.
Đến ngày diễn ra sự kiện, học sinh cả trường và người dân xung quanh đều đến để quan sát và cổ vũ. Sau khi tham gia lễ khai mạc ở sân chào cờ, hội thi bắt đầu diễn ra. Các môn thi cá nhân như nhảy sào, nhảy xa, điền kinh… được diễn ra trước và có thể tìm ra quán quân ngay trong ngày hôm đó. Còn các giải thi đồng đội như bóng chuyền, bóng đá, kéo co… thì cần đến ba ngày để tìm ra đội thắng cuộc. Tinh thần thể thao được lan tỏa mạnh mẽ suốt những ngày ấy. Mọi người quên đi tất cả, hết mình thi đấu để đem về chiến thắng cho tập thể lớp. Và chúng em cùng các thầy cô cũng reo hò cổ vũ nhiệt tình đến khản cả tiếng.
Hội khỏe Phù Đổng thực sự là ngày hội ý nghĩa. Bởi nó đề cao tinh thần và ý nghĩa của thể thao, lan tỏa đam mê thể thao đến tất cả mọi người. Và hơn cả, chính là sức mạnh thắt chặt tình đoàn kết, kéo mọi người lại gần nhau hơn của ngày hội này. Chính vì những điều đó, mà em và mọi người đều yêu thích ngày hội này.
Ca dao, tục ngữ Việt Nam đã có những câu nói tôn vinh các thầy cô giáo như: “Không thầy đố mày làm nên”, “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”. Bên cạnh đó, ở Việt Nam còn có một ngày lễ lớn dành để tri ân các thầy cô giáo - Ngày Nhà giáo Việt Nam.
Ngày Nhà giáo Việt Nam hay tên gọi đầy đủ của ngày lễ này là Ngày lễ Hiến chương Nhà giáo Việt Nam. Đây là một sự kiện được tổ chức vào ngày 20 tháng 11 hằng năm. Vào ngày lễ này, các trường học trên khắp đất nước sẽ tổ chức lễ mít tinh để chào mừng.
Nguồn gốc của sự kiện này phải kể đến vào tháng 1 năm 1946, một tổ chức quốc tế nhà giáo đã được thành lập ở thủ đô nước Pháp lấy tên là FISE (viết tắt của cụm từ Féderation International Syndicale des Enseignants (tạm dịch là Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục). Sau ba năm, một cuộc hội nghị đã diễn ra ở thủ đô của Ba Lan – Waszawa, FISE đã ban hành bản “Hiến chương các nhà giáo” gồm có 15 chương. Nội dung chính bàn về cuộc đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến cũng như xây dựng nền giáo dục tốt đẹp, trong đó bảo vệ quyền lợi của nghề dạy, đề cao trách nhiệm, vị trí của người thầy. Năm 1953, Công đoàn giáo dục Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức FISE.
Từ ngày 26 đến 30 tháng 8 năm 1957, tại Thủ đô Vacsava, Hội nghị FISE với 57 nước tham dự, trong đó có Công đoàn giáo dục Việt Nam, quyết định lấy ngày 20 tháng 11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo. Ngày 20 tháng 11 năm 1958, lần đầu tiên ngày “Quốc tế Hiến chương các nhà giáo” được tổ chức ở toàn miền Bắc của Việt Nam. Vài năm sau, ngày 20 tháng 11 được tổ chức ở nhiều vùng giải phóng của miền Nam. Nhưng phải đến ngày 20 tháng 11 năm 1982, lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức trọng thể trên khắp cả nước.
Đây là dịp để tôn vinh công ơn của các thầy cô giáo. Những thế hệ học trò cũng như các bậc phụ huynh trên khắp cả nước có thể gửi lời tri ân đến các thầy cô giáo của mình. Từ đó, các thầy cô sẽ có thêm niềm tin để tiếp tục sự nghiệp trồng người lớn lao của mình.
mình làm để 5 nha:
Tôi và Trang là hai người bạn thân từ thưở mới bắt đầu tập đánh vần chữ o, chữ a. Cho đến tận bây giờ, khi mà hai chúng tôi đã là học sinh lớp sáu rồi thì tình bạn của hai đứa vẫn thắm hồng như ngày nào. Nhà tôi cách nhà Trang không xa vì vậy sáng nào hai đứa tôi cũng rủ nhau đi học.Con đường đến trường với hai chúng tôi quả là một thế giới diệu kì. Con đường ấy đẹp nhất là đoạn chạy dọc bờ sông với một hàng phượng vĩ đổ dài. Ngay trong lúc này đây, dưới ánh nắng vàng rực vào một sớm hè, trong âm thanh rộn ràng của tiếng ve, tôi thấy cảnh đẹp đến nao lòng. Hàng phượng trong nắng hè với tiếng ve rộn vang làm lòng tôi nao nức.
Bầu trời mùa hè cao vời vợi. Những chị mây trắng đang nhởn nhơ trôi trên nền trời xanh thẳm. Nắng, cái nắng của mùa hạ chói chang và rực rỡ. Nắng sưởi ấm tâm hồn tôi và như an ủi tôi về nỗi lo của ngày hè sắp đến.Con đường tôi đi học cũng đông đúc, nhộn nhịp vào mỗi sớm mai, cũng vui vẻ với những tiếng nói tíu tít cười của đám học sinh chúng tôi.Cũng đã từng năm năm trời đi trên con đường này hình ảnh của một hàng phượng cùng với tiếng ve vào những ngày hè ít nhiều cũng đọng lại trong tâm hồn tôi một cảm xúc vừa vui, vừa buồn.
Hàng phượng vĩ mang một vẻ đẹp rất đỗi gần gũi với tôi. Từ xa nhìn lại trông hàng phượng vĩ như những mâm xôi gấc đỏ rực. Tôi không biết rằng hàng phượng vĩ đã bao nhiêu tuổi nở hoa chỉ thấy cành nhiều, lá sum xuê.Hàng phượng vĩ cây nào cây ấy cũng giống nhau. Rễ cây ngoằn ngoèo nổi lên mặt đất như những con rắn khổng lồ.Thân cây to, xù xì, hai ba đứa chúng tôi ôm cũng không xuể.Những cành cây chắc, khỏe xoè ra như những chiếc dù lớn. Lá phượng xanh um,mát rượi, ngon lành như lá me non. Hoa phượng màu đỏ thẫm. Sắc hoa trong nằng hè rất đẹp và hơi ngả sang sắc cam. Nhà văn Xuân Diệu đã từng viết: “Phượng không phải là một đoá, là một cành mà là cả một vùng trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử trong xã hội thắm tươi.” Hoa phượng như phun trào lên không gian một ngọn lủa cháy rừng rực tưởng như không gì có thể rập tắt.Người ta đã quên mất đoá hoa, chỉ nghĩ đến hàng, đến cây, đến những tán lớn xoè ra như muôn ngàn con bướm thắm.Mùa hè hàng phượng gọi đến bao nhiêu là ve.Nào là ve sầu, ve đất…Tất cả chúng đang đợi chờ ngày hoa phượng nở. Rồi chỉ vài ngày nắng rực rỡ hoa phượng đã nở đỏ từng chùm, từng chùm.Đốm lửa nhỏ hôm nào nay đã cháy rực lên thành một ngọn đuốc.Trời càng nắng to phượng càng nở rực rỡ,mang lại cho con đường tôi đi học một màu sắc thần tiên.Hoa phượng và những chú ve sầu đã tạo nên cho bờ sông một bản nhạc say đắm lòng người. Vào mỗi mùa hè,một ngày bốn lần, tôi và Trang đi trên con đường này cũng là bồn lần chúng tôi được nghe tiếng ve kêu râm ran trên khắp các cành cây phượng vĩ. Tiếng ve kêu như mang đến cho tôi một cảm giác xao xuyến, bồi hồi khó tả. Nó là cảm giác vui vì tôi sắp được nghỉ hè, là cảm giác buồn thoáng qua về tình bạn và tình thầy trò. Tôi sẽ phải xa mái trường tôi mà hằng ngày tôi vẫn học tập hăng say sao? Và tôi sẽ không thường xuyên đi qua con đường này chăng? Tôi sẽ không được gặp bạn bè thầy cô trong ba tháng ư? Thời gian đó với tôi là quá dài! Và dường như khi trong đầu tôi miên man với nỗi nhớ, với nỗi buồn thì tiếng ve kia cũng có vui đâu bao giờ? Tiếng ve sầu như cũng lặng đi cùng tôi. Chắc hẳn rằng những chú ve cũng phần nào hiểu được tâm trạng của tôi, của một đứa học sinh sắp phải rời xa mái trường nơi nó đã gắn bó bao năm tháng qua.Hè đến nhanh rồi cũng ra đi thật nhanh chóng .Hoa phượng đã tàn, những chú ve mời ngày nào còn cất giọng ca muôn thưở thì nay đã lặn đâu mất rồi. Phượng để lại những dấu hỏi chấm treo lủng lẳng trên khắp các cành cây. Dấu hỏi chấm ấy nói cho biết điều gì về tương lai của tôi, về tình bạn tốt đẹp giữa tôi và Trang đây? Hàng phượng ấy có phải là hiện thân của tương lai tôi không? Tất cả chỉ là những dấu hỏi trong sự đợi chờ.
Có lẽ rằng sau này cho dù tôi có trưởng thành một con người thành đạt hay người bình thường thì hình ảnh con đường hoa phượng mà tôi đã đi học suốt những ngày thơ ấu cắp sách tới trường sẽ không bao giờ phai nhạt trong kí ức của tôi. Và bây giờ tôi cũng đã vững vàng để tin một điều: “Hoa phượng đã tàn rồi”.
NHỚ TICK CHO MÌNH ĐÓ NHA !! :))
'' Tùng, tùng, tùng''. Giờ ra chơi đã đến. Sân trường từ vắng lặng bây giờ đã trở nên nhộn nhịp hẳn lên.
Tiếng trống trường đã vang lên ba tiếng. Mọi người ùa ra sân trường như đàn ong vỡ tổ. Những bạn gái đang nhảy dây bên cây phượng. Đôi chân thoăn thoắt như những chú sóc tinh nghịch đang nhảy trên các cành cây hay giống như những vũ công nhảy chuyên nghiệp.Có một số bạn thì chơi đuổi bắt, chạy khắp sân trường, miệng thì la hét làm nhộn nhịp một góc sân trường hơn hẳn. Còn có mấy chị lớp 7, lớp 8 ra ghế đá ngồi trò chuyện cùng với nhau. Một vài người lớp 9 thì không như các em lớp 6. Sau giờ học thì tranh thủ ra hóng mát cho đỡ căng thẳng.Mặc dù đã học cấp 2 rồi nhưng vẫn còn vài người có tính hiếu động thì chơi bắn bi ngoài bãi đất. Những hòn bi tròn tròn như quả bóng cứ như là đang thi chạy vậy. Còn có những người vào căn-tin để ăn sáng. Mặc dù căn-tin rất nhỏ nhưng luôn đầy ắp người mua. Người bán chính là vợ bác bảo vệ. Các thầy, cô cũng có lúc vào đây để uống trà, nói chuyện. Hết 7 phút đầu giờ, tất cả mọi người xếp hàng thật ngay ngắn từng hàng từng hàng một để tập thể dục. Từng người một tập rất nhẹ nhàng mà mạnh mẽ.
Tuy giờ ra chơi rất ngắn nhưng chúng em cũng đã rất thoải mái. Nhờ những buổi ra chơi ngắn ngủi này mà chúng em có thể chơi với nhau thân nhau hơn. Mọi người đều dành giờ ra chơi những điều hết sức thú vị. Thế là sau giờ ra chơi của mỗi ngày, chúng em lại xếp hàng vào chuẩn bị học tiết 3.
mình chỉ viết sơ sài thui, mong bạn thông cảm! nhớ tick mình nha
Mấy bữa nay, lũ chuột nhắt thi nhau phá phách. Chúng ăn vụng thức ăn, gặm sách, thậm chí cắn rách cả chiếc áo bằng satanh hồng của cô búp bê xinh đẹp. Bé Mây giận lắm, nghĩ cách trừng trị chúng. Bé thì thầm bàn bạc hồi lâu với Mèo con. Mèo con thích chí gật gù rồi rung râu cười tít.
Xẩm tối, một chiếc bẫy lồng bằng lưới sắt được đặt dưới gầm trạn đựng thức ăn, ngay trên đường lũ chuột thường đi. Miệng bẫy mở rộng. Trong bẫy, một con cá nướng thơm phức được móc vào đoạn dây kẽm uốn cong như chiếc móc câu. Đêm nay, lũ chuột nhắt tham ăn thế nào cũng bị mắc bẫy.
Mọi việc sắp đặt xong xuôi, bé Mây ngồi vào bàn học bài. Gió hây hẩy thổi qua khung cửa sổ. Ngoài kia, bầu trời đầy sao nhấp nháy như những cặp mắt tinh nghịch. Bé Mây ra sân vươn vai hít thở không khí trong lành rồi sửa soạn đi ngủ. Nằm bên cạnh mẹ một lúc là bé đã ngủ ngon lành.
Bé mơ thấy lũ chuột sa đầy trong bẫy. Chúng cuống quýt chạy quanh trong chiếc lồng chật hẹp, khóc lóc xin tha. Bé Mây cùng Mèo con thay nhau hỏi tội chúng. Tội lũ chuột này nhiều lắm! Làm sao tha được!
Trong lúc bé Mây ngủ, Mèo con thu mình nằm ở góc bếp. Chú giỏng tai lên nghe ngóng, rình từng bước chân rón rén của lũ chuột. Chiếc mũi rất thính của Mèo con có thể ngửi thấy mùi hôi của lũ chuột từ xa.
Nhưng... ôi! Mùi gì mà thơm thế nhỉ! Mèo con hít hít dò tìm. Mùi cá nướng thơm lừng cả mũi. Thèm quá, không thể nhịn được nữa, Mèo con chui tọt vào bẫy. Tách! Bẫy sập, Mèo con bị nhốt ở trong. Chẳng hề sợ hãi, Mèo con ung dung xơi hết miếng mồi ngon lành. Ăn xong, chú lăn ra ngủ.
Ò... ó... o! Tiếng gáy của anh Gà Trống Tía vang lên giòn giã, gọi ông Mặt trời. Một ngày mới bắt đầu. Bé Mây cũng đã thức giấc. Chợt nhớ đến giấc mơ đêm qua, bé tung tăng chạy xuống bếp. Ô! Sao lại thế này? Chuột đâu chẳng thấy, chĩ thấy giữa lồng, Mèo con đang ngủ ngon lành. Bé Mây bật cười tự hỏi: “Liệu nó có mơ giống giấc mơ của mình đêm qua không nhỉ?”.