K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 1 2019

Nguyễn Du là một đại thi hào của dân tộc Việt Nam. Tên tuổi của nhà thơ không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn vang xa trên thi đàn thế giới. Sở dĩ tác giả đạt được niềm vinh quang đó là vì ông đã có một sự nghiệp sáng tác giá trị, trong đó xuất sắc nhất là Truyện Kiều - tác phẩm lớn nhất của nền văn học Việt Nam. Cảm hứng nhân đạo và vẻ đẹp ngôn từ của truyện thơ này đã chinh phục trái tim bao thế hệ bạn đọc trong gần hai trăm năm qua. Đọc đoạn trích "Cảnh ngày xuân", chúng ta càng cảm phục bút pháp miêu tả cảnh vật giàu chất tạo hình và man mác xúc cảm của tác giả:
Ngày xuân con én đưa thoi,
.........
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
Bên cạnh nghệ thuật tả người, nghệ thật tả cảnh là một thành công đặc biệt của "Truyện Kiều". Bút pháp ước lệ tuy nghiêng về sự gợi tả, kích thích trí tưởng tượng của người đọc nhưng vẫn giú ta hình dung rất rõ về bức tranh thiên nhiên mùa xuân tười đẹp và tâm trạng của người du xuân trong giây phút trở về. Đoạn thơ có kết cấu theo trình tự thời gian của một cuộc du xuân. Bốn dòng thơ đầu là khung cảnh mùa xuân. Tám dòng thơ tiếp theo là cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh. Và sáu dòng thơ cuối là cảnh và nỗi lòng của chị em Thúy Kiều lúc bóng chiều buông xuống.
Mở đầu, Nguyễn Du đã phác họa một bức tranh mùa xuân thật ấn tượng. Không gian, thời gian hiện ra trong hai dòng thơ khơi gợi trí tưởng tượng của người đọc:
Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Khung cảnh thiên nhiên mang vẻ đẹp riêng của mùa xuân. Giữa bầu trời cao rộng, từng đàn chim én rộn ràng bay lượn như chiếc thoi trên khung dệt vải. Hình ảnh "con én đưa thoi" gợi bước đi của mùa xuân tương tự cách nói trong dân gian "Thời giờ thấm thoắt thoi đưa / Hết mưa lại nắng, hết ngày lại đêm". Xung quanh tràn ngập "ánh thiều quang" - ánh sáng tươi đẹp - đang rọi chiếu lên toàn cảnh vật. Ánh nắng mùa xuân có nét riêng, không nóng bức như mùa hè cũng không dịu buồn như mùa thu mà trái lại, tạo một cảm giác tươi vui, trẻ trung, mới mẻ trong sự nồng ấm của những ngay đầu năm. Thời gian đầu năm trôi qua thạt nhanh làm sao! Cho nên cả hai câu thơ vừa miêu tả cảnh thiên nhiên tươi sáng đồng thời thể hiện niềm tiêc nuối trước sự trôi nhanh của thời gian. Thoắt một cái đã cuối xuân rồi, cái đẹp của mùa mở đầu một năm sắp hết.
Chỉ bằng một câu thơ lục bát, bức họa xuân hiện ra đẹp đến không ngờ:
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Cách viết của Nguyễn Du khiến ta không phân biệt được đâu là thơ, đâu là họa nữa. Thảm cỏ xanh non trải ra mênh mang đến "tận chân trời" là gam màu nền cho bức tranh xuân. Trên nền xanh mượt mà ấy được điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng. Đây chính là cái hồn, cái thần, là nét vẽ trung tâm của bức tranh. Tiếp thu từ câu thơ cổ trung Quốc: "Phương thảo liên thiên bích / Lê chi sổ điểm hoa" (Cỏ thơm liền với trời xanh / Trên cành lê có mấy bông hoa), Nguyễn Du đã vận dụng sáng tạo khi thêm màu trắng vào câu thơ. Cả một không gian xuân hiện lên khoáng đạt, trong trẻo vô cùng. Màu sắc có sự hài hòa đến mức tuyệt diệu. Chỉ hai màu thôi mà có thể gợi nên vẻ mới mẻ, tinh khôi, tươi sáng, trẻ trung đầy thanh khiết đến như vậy. Tính từ "trắng" kết hợp với động từ "điểm" đã thể hiện được cái đẹp, cái sống động của câu thơ lẫn bức tranh xuân, gợi hình ảnh lay động của hoa làm cho cảnh vật trở nên sinh động, có hồn chứ không tĩnh lại. Những đường nét mềm mại, thanh nhẹ, sắc màu không sặc sỡ mà hài hòa, không tả nhiều mà vẫn gợi được vẻ đẹp riêng của mùa xuân. Phải là người sống chan hòa với thiên nhiên, cỏ cây và nhất là có tâm hồn rung động tinh tế, thi nhân mới có thể viết được những câu thơ nhẹ nhàng mà đầy biểu cảm tuyệt vời đến thế. Dường như Nguyễn Du đã thay mặt tạo hóa dùng ngòi bút để chấm phá bức tranh nghệ thuật cho riêng mình. Nhà thơ Hàn Mặc Tử trong bài "Mùa xuân chín" cũng đã ít nhiều ảnh hưởng Nguyễn Du khi vẽ cảnh mùa xuân:
Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời,
Bao cô thiếu nữ hát trên đồi.
Đoạn thơ có sự chuyển tiếp nhịp nhàng, tự nhiên. Từ khung cảnh mùa xuân tươi mới, êm đềm ấy, nét bút của Nguyễn Du bắt đầu tập trung khắc họa những hoạt động của con người. Họ là những người đi tảo mộ, đi chơi xuân ở miền quê kiểng. Và trong lễ hội dập dìu đó có những nhân vật của Nguyễn Du - chị em Thúy Kiều - đang thong thả chơi xuân:
Thanh minh trong tiết tráng ba
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh.
Tiết Thanh minh vào đầu tháng ba, khí trời mát mẻ, trong trẻo. Người người đi viếng, quét dọn, sửa sang và lễ bái, khấn nguyện trước phần mộ tổ tiên. Sau "lễ tảo mộ" là đến "hội đạp thanh", khách du xuân giẫm lên cỏ xanh - một hình ảnh quen thuộc trong các cuộc chơi xuân đầy vui thú ở chốn làng quê. Cách sử dụng điệp từ "lễ là", "hội là" gợi ấn tượng về sự diễn ra liên tiếp của các lễ hội dân gian, niềm vui tiếp nối niềm vui.
Không khí lễ hội rộn ràng, huyên náo bỗng hiện ra thật sinh động trong từng dòng thơ giàu hình ảnh và nhạc điệu:
Gần xa nô nức yến anh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
Dập dìu tài tử giai nhân,
Ngừa xe như nước áo quần như nêm.
Tài năng của Nguyễn Du được thể hiện qua cahs sử dụng ngôn từ. Sự xuất hiện của hàng loạt các từ ngữ hai âm tiết bao gồm danh từ, động từ, tính từ như: gần xa, yến anh, chị em, tài tử, giai nhân, nô nức, sắm sửa, dập dìu,... đã gợi lên bầu không khí rộn ràng của lễ hội đồng thời làm rõ hơn tâm trạng của người đi trẩy hội. Hầu hết các câu thơ đều được ngắt nhịp đôi (2/2) cũng góp phần gợi tả không khí nhộn nhịp, đông vui của lễ hội. Cách nói ẩn dụ "nô nức yến anh" gợi hình ảnh từng đoàn người náo nức du xuân như chim én, chim oanh bay ríu rít. Câu thơ "Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân", Nguyễn Du không chỉ nói lên một lờithoong báo mà còn giúp người đọc cảm nhận được những trông mong, chờ đợi của chị em Kiều. Trong lễ hội mùa xuân, nhộn nhịp nhát là những am thanh nữ tú, trai thanh gái lịch vai sánh vai, chận nối chân nhịp bước. Họ chính là linh hồn của ngày hội. Cặp tiểu đối "tài tử"/"giai nhân", "ngựa xe như nước"/"áo quần như nêm" đã khắc họa rõ nét sự hăm hở của tuổi trẻ. Họ đến với hội xuân bằng tất cả niềm vui sống của tuổi xuân. Trong đám tài tử giai nhân ấy có ba chị em Thúy Kiều. Có lẽ, Nguyễn Du đã miêu tả cảnh lễ hội bằng đôi mắt và tâm trạng của hai cô gái "đến tuổi cập kê" trước cánh cửa cuộc đời rộng mở nên cái náo nức, dập diu từ đó mà ra. Toàn bộ dòng người đông vui, tưng bừng đó tấp nập ngựa xe như dòng nước cuốn, áo quần đẹp đẽ, thướt tha đống đúc "như nêm" trên các nẻo đường. Thật là một lễ hội tưng bừng, sang trọng và phong lưu.
Cái hay, cái khéo của Nguyễn Du còn được thể hiện ở chỗ chỉ bằng vài nét phác thảo, nhà thơ đã làm sống lại những nét đẹp văn hóa ngàn đời của người Phương Đông nói chung và dân tộc Việt Nam nói riêng. Lễ tảo mộ, hội đạp thanh không chỉ là biểu hiện đẹp của lòng biết ơn tổ tiên, của tình yêu con người trước cảnh sắc quê hương, đất nước mà còn gợi lên một vẻ đẹp của đời sống tâm linh với phong tục dân gian cổ truyền:
ngổn ngang gò đống kéo lên,
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay.
Người đã khuất và người đang sống, quá khứ và hiện tại như được kéo gần lại. Ta nhận ra một niềm cảm thông sâu sắc mà Nguyễn Du đã gởi vào những dòng thơ: có thể hôm nay, sau hơn hai trăm năm, suy nghĩ của chúng ta có ít nhiều thay đổi trước cảnh: "Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay" thế nhưng giá trị nhân đạo được gửi gắm vào những vần thơ của Nguyễn Du vẫn làm ta thực sự xúc động.
"Ngày vui ngắn chẳng tày gang". Cuộc vui nào rồi cũng đến lúc tàn. Buổi du xuân vui vẻ cũng dã tới chỗ phải nói lời tạm biệt. Vẫn là cảnh mùa xuân, vẫn là không khí của ngày hội lễ, nhưng bây giờ là giây phút cuối ngày:
Tà tà bóng ngả về tây,
............
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
Nếu câu thơ mở đầu của "Cảnh ngày xuân" chan hòa ánh sáng "thiều quang" thì đến đây, hoàng hôn dường như bắt đầu nhuốm dần xuống phong cảnh và con người. Hội đã hết, ngày đã tàn nên nhịp thơ không còn cái rộn ràng, giục giã mà trái lại thật chậm rãi, khoan thai. Cảnh vật vì thế mang cái vẻ nên thơ, diu êm, vắng lặng trong ánh nắng nhạt dần. Dòng khe có chiếc cầu nho nhỏ cuối ghềnh tạo thành đường nét thể hiện linh hồn của bức tranh một buổi chiều xuân. Nhịp chân có chút tâm tình man mác nên "thơ thẩn" và đến đây là "bước dần", chẳng có gì nao nức, vội vàng. Các từ láy "tà tà", "thanh thanh", "nho nhỏ", "nao nao" góp phần làm nên sự yên ắng và nỗi buồn của cảnh vật, của con người. Cảnh vật và thời gian được miêu tả bằng bút phá ước lệ cổ điển nhưng vẫn gợi cho người đọc cảm giác gần gũi, thân quen vì nó đã thấm hồn dân tộc, mang bóng dáng cảnh sắc quê hương Việt Nam.
Rõ ràng, cảnh ở đây được nhìn qua tâm trạng nhân vật tham gia vào lễ hội. Hai chữ "nao nao" (Nao nao dòng nước uốn quanh) đã nhuốm màu tâm trạng lên cảnh vật. Dòng nước nao nao, trôi chậm lưu luyến bên chân cầu nho nhỏ, phải chăng cũng là nỗi lưu luyến, tiếc nuối của lòng người khi ngày vui chóng qua? Nguyễn Du đã từng viết: "Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?". Vì vậy, khi vào lễ hội, người vui thì cảnh sắc rộn ràng tười mới. Lúc lễ hội tan rồi, người về sao tránh khỏi sự xao xuyến, cảnh sắc sao tránh khỏi màu ảm đạm! Dường như có một nỗi niềm man mác, bâng khuâng thấm sâu, lan tỏa trong tâm hồn vốn đa tình, đa cảm như Thúy Kiều. Và ở sáu dòng cuối này, Nguyễn Du không chỉ nhằm nói tâm trạng buồn tiếc khi lễ hội vừa tàn, mà hình như, ông chuẩn bị đưa nhân vật của mình vào một cuộc gặp gỡ khác, một thế giới khác. Như ta đã biết, ngay sau buổi Thanh minh, Nguyễn Du đã sắp đặt để Thúy Kiều gặp Đạm Tiên và Kim Trọng. Vì thế, cảnh vật trong hoàng hôn này cũng là một dự báo, một linh cảm cho đoạn trường mà đời kiều sắp phải bước qua. Tả cảnh, tả tình như thế thật khéo, cách chuyển ý cũng thật tinh tế, tự nhiên.
Đoạn thơ tuy miêu tả cảnh vật nhưng lại thể hiện tài năng nghệ thuật bậc thầy của Nguyễn Du. Dưới bàn tay tài hoa của nhà thơ, ngôn ngữ như chạm khắc, như thoát khỏi khuôn khổ trói buộc của công thức, ước lệ để làm sống lại bức tranh xuân và tâm trạng con người. Cả một khung cảnh xuân thơ mộng, tràn đầy ấy như hiện ra trước mắt. Ta bỗng nhớ đến những ngày ngây thơ, trong sáng của kiều rồi ngẫm lại chẵng đường trôi dạt mười lăm năm của người phụ nữ tài sắc ấy mà cảm thương cho số phận một con người. Bỗng nhớ tới lời thơ của Chế Lan Viên đến nao lòng:
Ta yêu những Hịch, những Bình Ngô gọi lòng ra hỏa tuyến,
Nhưng không quên ngọn lau trắng bên đường Kiều thồi lại tự xa xưa.
___________
Nguồn: netNguyễn Du là một đại thi hào của dân tộc Việt Nam. Tên tuổi của nhà thơ không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn vang xa trên thi đàn thế giới. Sở dĩ tác giả đạt được niềm vinh quang đó là vì ông đã có một sự nghiệp sáng tác giá trị, trong đó xuất sắc nhất là Truyện Kiều - tác phẩm lớn nhất của nền văn học Việt Nam. Cảm hứng nhân đạo và vẻ đẹp ngôn từ của truyện thơ này đã chinh phục trái tim bao thế hệ bạn đọc trong gần hai trăm năm qua. Đọc đoạn trích "Cảnh ngày xuân", chúng ta càng cảm phục bút pháp miêu tả cảnh vật giàu chất tạo hình và man mác xúc cảm của tác giả:
Ngày xuân con én đưa thoi,
.........
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
Bên cạnh nghệ thuật tả người, nghệ thật tả cảnh là một thành công đặc biệt của "Truyện Kiều". Bút pháp ước lệ tuy nghiêng về sự gợi tả, kích thích trí tưởng tượng của người đọc nhưng vẫn giú ta hình dung rất rõ về bức tranh thiên nhiên mùa xuân tười đẹp và tâm trạng của người du xuân trong giây phút trở về. Đoạn thơ có kết cấu theo trình tự thời gian của một cuộc du xuân. Bốn dòng thơ đầu là khung cảnh mùa xuân. Tám dòng thơ tiếp theo là cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh. Và sáu dòng thơ cuối là cảnh và nỗi lòng của chị em Thúy Kiều lúc bóng chiều buông xuống.
Mở đầu, Nguyễn Du đã phác họa một bức tranh mùa xuân thật ấn tượng. Không gian, thời gian hiện ra trong hai dòng thơ khơi gợi trí tưởng tượng của người đọc:
Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Khung cảnh thiên nhiên mang vẻ đẹp riêng của mùa xuân. Giữa bầu trời cao rộng, từng đàn chim én rộn ràng bay lượn như chiếc thoi trên khung dệt vải. Hình ảnh "con én đưa thoi" gợi bước đi của mùa xuân tương tự cách nói trong dân gian "Thời giờ thấm thoắt thoi đưa / Hết mưa lại nắng, hết ngày lại đêm". Xung quanh tràn ngập "ánh thiều quang" - ánh sáng tươi đẹp - đang rọi chiếu lên toàn cảnh vật. Ánh nắng mùa xuân có nét riêng, không nóng bức như mùa hè cũng không dịu buồn như mùa thu mà trái lại, tạo một cảm giác tươi vui, trẻ trung, mới mẻ trong sự nồng ấm của những ngay đầu năm. Thời gian đầu năm trôi qua thạt nhanh làm sao! Cho nên cả hai câu thơ vừa miêu tả cảnh thiên nhiên tươi sáng đồng thời thể hiện niềm tiêc nuối trước sự trôi nhanh của thời gian. Thoắt một cái đã cuối xuân rồi, cái đẹp của mùa mở đầu một năm sắp hết.
Chỉ bằng một câu thơ lục bát, bức họa xuân hiện ra đẹp đến không ngờ:
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Cách viết của Nguyễn Du khiến ta không phân biệt được đâu là thơ, đâu là họa nữa. Thảm cỏ xanh non trải ra mênh mang đến "tận chân trời" là gam màu nền cho bức tranh xuân. Trên nền xanh mượt mà ấy được điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng. Đây chính là cái hồn, cái thần, là nét vẽ trung tâm của bức tranh. Tiếp thu từ câu thơ cổ trung Quốc: "Phương thảo liên thiên bích / Lê chi sổ điểm hoa" (Cỏ thơm liền với trời xanh / Trên cành lê có mấy bông hoa), Nguyễn Du đã vận dụng sáng tạo khi thêm màu trắng vào câu thơ. Cả một không gian xuân hiện lên khoáng đạt, trong trẻo vô cùng. Màu sắc có sự hài hòa đến mức tuyệt diệu. Chỉ hai màu thôi mà có thể gợi nên vẻ mới mẻ, tinh khôi, tươi sáng, trẻ trung đầy thanh khiết đến như vậy. Tính từ "trắng" kết hợp với động từ "điểm" đã thể hiện được cái đẹp, cái sống động của câu thơ lẫn bức tranh xuân, gợi hình ảnh lay động của hoa làm cho cảnh vật trở nên sinh động, có hồn chứ không tĩnh lại. Những đường nét mềm mại, thanh nhẹ, sắc màu không sặc sỡ mà hài hòa, không tả nhiều mà vẫn gợi được vẻ đẹp riêng của mùa xuân. Phải là người sống chan hòa với thiên nhiên, cỏ cây và nhất là có tâm hồn rung động tinh tế, thi nhân mới có thể viết được những câu thơ nhẹ nhàng mà đầy biểu cảm tuyệt vời đến thế. Dường như Nguyễn Du đã thay mặt tạo hóa dùng ngòi bút để chấm phá bức tranh nghệ thuật cho riêng mình. Nhà thơ Hàn Mặc Tử trong bài "Mùa xuân chín" cũng đã ít nhiều ảnh hưởng Nguyễn Du khi vẽ cảnh mùa xuân:
Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời,
Bao cô thiếu nữ hát trên đồi.
Đoạn thơ có sự chuyển tiếp nhịp nhàng, tự nhiên. Từ khung cảnh mùa xuân tươi mới, êm đềm ấy, nét bút của Nguyễn Du bắt đầu tập trung khắc họa những hoạt động của con người. Họ là những người đi tảo mộ, đi chơi xuân ở miền quê kiểng. Và trong lễ hội dập dìu đó có những nhân vật của Nguyễn Du - chị em Thúy Kiều - đang thong thả chơi xuân:
Thanh minh trong tiết tráng ba
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh.
Tiết Thanh minh vào đầu tháng ba, khí trời mát mẻ, trong trẻo. Người người đi viếng, quét dọn, sửa sang và lễ bái, khấn nguyện trước phần mộ tổ tiên. Sau "lễ tảo mộ" là đến "hội đạp thanh", khách du xuân giẫm lên cỏ xanh - một hình ảnh quen thuộc trong các cuộc chơi xuân đầy vui thú ở chốn làng quê. Cách sử dụng điệp từ "lễ là", "hội là" gợi ấn tượng về sự diễn ra liên tiếp của các lễ hội dân gian, niềm vui tiếp nối niềm vui.
Không khí lễ hội rộn ràng, huyên náo bỗng hiện ra thật sinh động trong từng dòng thơ giàu hình ảnh và nhạc điệu:
Gần xa nô nức yến anh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
Dập dìu tài tử giai nhân,
Ngừa xe như nước áo quần như nêm.
Tài năng của Nguyễn Du được thể hiện qua cahs sử dụng ngôn từ. Sự xuất hiện của hàng loạt các từ ngữ hai âm tiết bao gồm danh từ, động từ, tính từ như: gần xa, yến anh, chị em, tài tử, giai nhân, nô nức, sắm sửa, dập dìu,... đã gợi lên bầu không khí rộn ràng của lễ hội đồng thời làm rõ hơn tâm trạng của người đi trẩy hội. Hầu hết các câu thơ đều được ngắt nhịp đôi (2/2) cũng góp phần gợi tả không khí nhộn nhịp, đông vui của lễ hội. Cách nói ẩn dụ "nô nức yến anh" gợi hình ảnh từng đoàn người náo nức du xuân như chim én, chim oanh bay ríu rít. Câu thơ "Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân", Nguyễn Du không chỉ nói lên một lờithoong báo mà còn giúp người đọc cảm nhận được những trông mong, chờ đợi của chị em Kiều. Trong lễ hội mùa xuân, nhộn nhịp nhát là những am thanh nữ tú, trai thanh gái lịch vai sánh vai, chận nối chân nhịp bước. Họ chính là linh hồn của ngày hội. Cặp tiểu đối "tài tử"/"giai nhân", "ngựa xe như nước"/"áo quần như nêm" đã khắc họa rõ nét sự hăm hở của tuổi trẻ. Họ đến với hội xuân bằng tất cả niềm vui sống của tuổi xuân. Trong đám tài tử giai nhân ấy có ba chị em Thúy Kiều. Có lẽ, Nguyễn Du đã miêu tả cảnh lễ hội bằng đôi mắt và tâm trạng của hai cô gái "đến tuổi cập kê" trước cánh cửa cuộc đời rộng mở nên cái náo nức, dập diu từ đó mà ra. Toàn bộ dòng người đông vui, tưng bừng đó tấp nập ngựa xe như dòng nước cuốn, áo quần đẹp đẽ, thướt tha đống đúc "như nêm" trên các nẻo đường. Thật là một lễ hội tưng bừng, sang trọng và phong lưu.
Cái hay, cái khéo của Nguyễn Du còn được thể hiện ở chỗ chỉ bằng vài nét phác thảo, nhà thơ đã làm sống lại những nét đẹp văn hóa ngàn đời của người Phương Đông nói chung và dân tộc Việt Nam nói riêng. Lễ tảo mộ, hội đạp thanh không chỉ là biểu hiện đẹp của lòng biết ơn tổ tiên, của tình yêu con người trước cảnh sắc quê hương, đất nước mà còn gợi lên một vẻ đẹp của đời sống tâm linh với phong tục dân gian cổ truyền:
ngổn ngang gò đống kéo lên,
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay.
Người đã khuất và người đang sống, quá khứ và hiện tại như được kéo gần lại. Ta nhận ra một niềm cảm thông sâu sắc mà Nguyễn Du đã gởi vào những dòng thơ: có thể hôm nay, sau hơn hai trăm năm, suy nghĩ của chúng ta có ít nhiều thay đổi trước cảnh: "Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay" thế nhưng giá trị nhân đạo được gửi gắm vào những vần thơ của Nguyễn Du vẫn làm ta thực sự xúc động.
"Ngày vui ngắn chẳng tày gang". Cuộc vui nào rồi cũng đến lúc tàn. Buổi du xuân vui vẻ cũng dã tới chỗ phải nói lời tạm biệt. Vẫn là cảnh mùa xuân, vẫn là không khí của ngày hội lễ, nhưng bây giờ là giây phút cuối ngày:
Tà tà bóng ngả về tây,
............
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
Nếu câu thơ mở đầu của "Cảnh ngày xuân" chan hòa ánh sáng "thiều quang" thì đến đây, hoàng hôn dường như bắt đầu nhuốm dần xuống phong cảnh và con người. Hội đã hết, ngày đã tàn nên nhịp thơ không còn cái rộn ràng, giục giã mà trái lại thật chậm rãi, khoan thai. Cảnh vật vì thế mang cái vẻ nên thơ, diu êm, vắng lặng trong ánh nắng nhạt dần. Dòng khe có chiếc cầu nho nhỏ cuối ghềnh tạo thành đường nét thể hiện linh hồn của bức tranh một buổi chiều xuân. Nhịp chân có chút tâm tình man mác nên "thơ thẩn" và đến đây là "bước dần", chẳng có gì nao nức, vội vàng. Các từ láy "tà tà", "thanh thanh", "nho nhỏ", "nao nao" góp phần làm nên sự yên ắng và nỗi buồn của cảnh vật, của con người. Cảnh vật và thời gian được miêu tả bằng bút phá ước lệ cổ điển nhưng vẫn gợi cho người đọc cảm giác gần gũi, thân quen vì nó đã thấm hồn dân tộc, mang bóng dáng cảnh sắc quê hương Việt Nam.
Rõ ràng, cảnh ở đây được nhìn qua tâm trạng nhân vật tham gia vào lễ hội. Hai chữ "nao nao" (Nao nao dòng nước uốn quanh) đã nhuốm màu tâm trạng lên cảnh vật. Dòng nước nao nao, trôi chậm lưu luyến bên chân cầu nho nhỏ, phải chăng cũng là nỗi lưu luyến, tiếc nuối của lòng người khi ngày vui chóng qua? Nguyễn Du đã từng viết: "Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?". Vì vậy, khi vào lễ hội, người vui thì cảnh sắc rộn ràng tười mới. Lúc lễ hội tan rồi, người về sao tránh khỏi sự xao xuyến, cảnh sắc sao tránh khỏi màu ảm đạm! Dường như có một nỗi niềm man mác, bâng khuâng thấm sâu, lan tỏa trong tâm hồn vốn đa tình, đa cảm như Thúy Kiều. Và ở sáu dòng cuối này, Nguyễn Du không chỉ nhằm nói tâm trạng buồn tiếc khi lễ hội vừa tàn, mà hình như, ông chuẩn bị đưa nhân vật của mình vào một cuộc gặp gỡ khác, một thế giới khác. Như ta đã biết, ngay sau buổi Thanh minh, Nguyễn Du đã sắp đặt để Thúy Kiều gặp Đạm Tiên và Kim Trọng. Vì thế, cảnh vật trong hoàng hôn này cũng là một dự báo, một linh cảm cho đoạn trường mà đời kiều sắp phải bước qua. Tả cảnh, tả tình như thế thật khéo, cách chuyển ý cũng thật tinh tế, tự nhiên.
Đoạn thơ tuy miêu tả cảnh vật nhưng lại thể hiện tài năng nghệ thuật bậc thầy của Nguyễn Du. Dưới bàn tay tài hoa của nhà thơ, ngôn ngữ như chạm khắc, như thoát khỏi khuôn khổ trói buộc của công thức, ước lệ để làm sống lại bức tranh xuân và tâm trạng con người. Cả một khung cảnh xuân thơ mộng, tràn đầy ấy như hiện ra trước mắt. Ta bỗng nhớ đến những ngày ngây thơ, trong sáng của kiều rồi ngẫm lại chẵng đường trôi dạt mười lăm năm của người phụ nữ tài sắc ấy mà cảm thương cho số phận một con người. Bỗng nhớ tới lời thơ của Chế Lan Viên đến nao lòng:
Ta yêu những Hịch, những Bình Ngô gọi lòng ra hỏa tuyến,
Nhưng không quên ngọn lau trắng bên đường Kiều thồi lại tự xa xưa.
___________
Nguồn: net

21 tháng 3 2023

có đọc kĩ đề bài kh b:)

25 tháng 2 2019

Đây là nhận định đúng. Người đọc cảm nhận được hình ảnh bà Tú với tình cảm yêu thương, quý trọng người vợ cùng những tâm sự của nhà thơ.

ð Đáp án cần chọn A

2 tháng 12 2021

Tham Khảo 
 

Trở lại bài thơ Hồ Chí Minh, ta thấy con thuyền đang trôi nhẹ trên sông, ẩn hiện trong màn khói sóng, mang theo bao ánh trăng, hiện lên một thủ lĩnh quân sự giàu hồn thơ đang lãnh đạo quân dân ta kháng chiến để giành lại độc lập, tự do, để giữ mãi những đêm nguyên tiêu trăng đầy Trời quê hương thanh bình. Hình ảnh con thuyền trăng trong bài thơ này cho thấy tâm hồn Bác Hồ rất yêu thiên nhiên, trong kháng chiến gian khổ vẫn lạc quan yêu đời.

Qua bài thơ "Nguyên tiêu", ta có thể nói, trăng nước trong thơ Bác rất đẹp. Chính vầng trăng ấy đã thể hiện phong thái ung dung, tâm hồn thanh cao của vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc mang cốt cách nghệ sĩ, nhà hiền triết phương Đông.

"Nguyên tiêu" được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, man mác phong vị Đường thi. Bài thơ có đầy đủ những yếu tố của một bài thơ cổ: một con thuyền, một vầng trăng, có sông xuân, nước xuân, Trời xuân, có khói sóng. Điệu thơ thanh nhẹ. Không gian bao la, yên tĩnh... Chỉ khác một điều, ở giữa khung cảnh thiên nhiên hữu tình ấy, nhà thơ không có rượu và hoa để thường trăng, không đàm đạo thi phú từ chương, mà chỉ "đàm quân sự".

Bài thơ như một đóa hoa xuân đẹp trong vườn hoa dân tộc, là tinh hoa kết tụ từ tâm hồn, trí tuệ, đạo đức của Hồ Chí Minh.

Văn tức là người. Thơ là tấm lòng, là tiếng lòng cộng hưởng từ một người với muôn người. Thơ Bác Hồ tuy nói đến "trăng, hoa, tuyết, nguyệt.." nhưng đã phản ánh tâm tư, tình cảm, lẽ sống cao đẹp của Bác. Bác yêu nước, thương dân tha thiết nên Bác càng yêu đêm nguyên tiêu với vầng trăng xuân thơ mộng. Trong kháng chiến gian khổ, Bác đã hướng tới vầng trăng rằm tháng giêng, hướng tới bầu Trời xuân với tâm hồn trong sáng và phong thái ung dung.

Cuộc đời không thể thiếu vầng trăng. Biết yêu trăng cũng là biết sống đẹp. "Nguyên tiêu" là một bài thơ trăng tuyệt bút của nhà thơ Hồ Chí Minh. Con thuyền chở đầy ánh trăng cũng là con thuyền kháng chiến đang hướng tới chiến công và niềm vui thắng trận.

2 tháng 12 2021

Tham khảo!

 

Tiêu đề của bài thơ đã thể hiện ý nghĩa đó, đây là ngày trăng đẹp nhất “Nguyệt chính viên”:“trăng ngày rằm”, hơn nữa đây là mùa trăng đầu tiên của năm, thể hiện nét tinh khôi, mới mẻ, linh thiêng trong “rằm tháng giêng”.Không gian được miêu tả trong bài Rằm tháng riêng là một không gian rộng lớn của trời mây sông nước. Bầu trời, mặt nước, dòng sông như nối liền, trải rộng bởi sắc xuân bát ngát.Câu thơ thứ hai khá đặc biệt trong cách tả thiên nhiên cảnh được tả từ gần đến xa, từ thấp lên cao cùng với sự lặp lại tới ba lần chữ xuân khiến cho câu thơ thất ngôn như tràn ngập ánh xuân tươi. Sắc xuân, khí xuân như đượm lên cảnh vật.

14 tháng 7 2021

1)

- Hình ảnh vầng trăng có nghĩa như một người bạn tri âm, tri kỉ của tác giả từ thuở nhỏ cho đến lúc trưởng thành, từ lúc ở chiến khu cho đến khi về thành phố.

- Bởi lẽ vầng trăng tròn là nói về quá khứ thuỷ chung, vẹn nghĩa, còn ánh trăng là cái vầng sáng của quá khứ, là ánh sáng của lương tâm, lương tri, của đạo đức, cái ánh sáng ấy có khả năng soi rọi làm thức tỉnh và xua đi những khuất tối trong tâm hồn, làm bừng sáng tâm hồn con người. Hình ảnh ở đây gợi ra chiều sâu tư tưởng triết lý: ánh trăng không chỉ là hiện thân cho vẻ đẹp thiên nhiên, mà còn là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, là vẻ đẹp bình dị, trong sáng mà vĩnh hằng của cuộc sống. Ánh trăng cứ lặng lẽ, biểu tượng cho sự trong sáng vô tư, không đòi hỏi. Con người có thể vô tình lãng quên nhưng nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt.

2)

- "Giật mình" đó là lúc tác giả đã hoàn toàn tỉnh thức, không còn sống trong xa hoa, lộng lẫy, tức là đã nhận ra sự bạc bẽo của mình, nhận ra sai lầm của mình với quá khứ.

3)

- "Ánh trăng" - hành trình về sự thức tỉnh hoàn thiện mình, không chỉ là miền thức tỉnh của chính nhân vật trữ tình mà còn cho chính chúng ta. Bài thơ đã để lại cho độc giả bài học nhân văn sâu sắc: hãy trân trọng và sống nghĩa tình với quá khứ, cảm ơn những gì đã cùng ta trải qua vì nhờ có những điều như thế mới có ta của hiện tại. Và dù thời gian trôi đi, cuộc sống còn đổi thay nhưng những giá trị tinh thần, những tư tưởng đạo lý sẽ không thay đổi, sẽ còn mãi với thời gian bởi đó là một nét đẹp của người Việt, của dân tộc Việt.

 

14 tháng 7 2021

Tham khảo nha em:

1.

Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ mang nhiều ý nghĩa:

- Vầng trăng trước hết là vẻ đẹp của đất nước bình dị, hiền hậu; của thiên nhiên vĩnh hằng, tươi mát, thơ mộng.

- Trăng là biểu tượng cho những gì gắn bó với con người lúc gian khổ, là người bạn tri âm tri kỉ, vẫn luôn thầm lặng dõi theo và chia sẻ mọi buồn vui.

- Vầng trăng tượng trưng cho quá khứ vẹn nguyên, tròn đầy, không sứt mẻ.

- Trăng là biểu tượng cho tình nghĩa thuỷ chung, nhân hậu, bao dung của thiên nhiên, cuộc đời, của con người và đất nước.

- Trăng còn là nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc nhắc nhở mọi người: “Con người có thể quên đi quá khứ nhưng quá khứ vẫn luôn vẹn nguyên và bất diệt”.

- Qua sự chuyển biến tâm tư, nhận thức của nhân vật trữ tình, tác phẩm gửi đến chúng ta lời nhắc nhở về thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.

Khổ cuối thay vì tác giả dùng là vầng trăng thì ông đã sử dụng từ ánh trăng để mang một dụng ý nghệ thuật. Nếu ở các khổ trước, vầng trăng là biểu trưng chó sự tròn đầy viên mãn, biểu trung cho quá khứ nghĩa tình thì ở khổ cuối, tác giả dùng là ánh trăng nhàm nhấn mạnh khả năng xuyên thấu vào tâm hồn người lính, giúp người lính giật mình nhìn nhận ra sai lầm của chính mình để từ đó sửa đổi và hoàn thiện mình hơn. Anhs trăng chính là ánh sáng soi chiếu và làm tỏ tường tâm hồn người lính, kéo người lính về với quá khứ để chiêm nghiệm và nhận ra sai lầm của mình ở hiện tại.

2.

Nếu như hai câu thơ đầu tiên của khổ thơ này diễn tả sự tròn vẹn, đủ đầy, nguyên vẹn như xưa của vầng trăng, hay quá khứ nghĩa tình thì dòng thơ cuối lại là cái "giật mình" mang ý nghĩa sâu sắc mà nhà thơ Nguyễn Duy muốn gửi gắm. Đối diện với vầng trăng nghĩa tình, với quá khứ mà mình đã trót lãng quên, nhân vật trữ tình đã có cái giật mình. Theo em, đây là sự giác ngộ về mặt nhận thức, là sự giác ngộ về sự vô tâm của mình đối với quá khứ của nhân vật trữ tình. Trong khoảnh khắc ấy, nhân vật trữ tình đã nhận ra được sự vô tâm, sự bội bạc của mình đối với quá khứ và vầng trăng nghĩa tình hay quá khứ tươi đẹp hiện về đủ để làm cho nhân vật trữ tình giác ngộ ra thái độ sống vô tâm của mình. Sự giật mình còn là sự ăn năn, ân hận, là sự giác ngộ trong phút giây bất chợt vì đối diện với vầng trăng, với quá khứ ngày xưa. Tóm lại, phút giây giật mình của nhân vật trữ tình mà tác giả muốn gửi gắm là sự giật mình mang thông điệp sâu sắc về thái độ sống ân nghĩa, thủy chung trong quá khứ.

3.

Thái độ sống:

- Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy, hình ảnh vầng trăng mang ý nghĩa triết lý sâu xa. Con người khi được sống trong đầy đủ vật chất thì thường lãng quên đi giá trị nền tảng cơ bản của cuộc sống

- Bài thơ nhắc nhở con người cần biết trân trọng quá khứ, trân trọng những điều đã qua. Bài thơ nhắc con người về đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Nếu như ai lỡ quên, lỡ đánh mất những giá trị tinh thần quý giá thì cần thức tỉnh, hối lỗi, sự hối lõi, ăn năn và sửa đổi cũng là điều đáng quý.