nêu cảm nhận về câu ca dao sau:
" Ai làm cho bướm lìa hoa
Cho chim sanh lỡ bay qua vườn hồng?
Ai đi muôn dặm non sông
Để ai chất chứa sầu vong vơi đầy "
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Theo chị thì chắc lak biểu cảm e ak! Vì bài thơ trên dùng để bày tỏ cảm xúc, tình cảm.
Chúc e hc tốt!
Câu ca dao trên xen lẫn yếu tố biểu cảm và tự sự
Mục đích:Bày tỏ cảm xúc,nỗi nhớ mong,chờ đợi 1 người nào đó
"Nước non lận đận một mình
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay
Ai làm cho bể kia đầy
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con"
Bài ca dao là tiếng lòng chua xót, là những giọt nước mắt hóa thành chữ cho số phận của "thân cò". Hình ảnh "cò" là ẩn dụ cho người phụ nữ lam lũ cùng với những đứa con thơ của họ. Giữa "nước non", giữa những gian nan, trắc trở, giữa những xô đẩy của cuộc đời, thân cò vẫn một mình chịu đựng bao bủa vây. Thành ngữ "lên thác xuống ghềnh" kết hợp với hai cặp từ đối lập "lên", "xuống" đã thể hiện những khó khăn, gian nan của người phụ nữ thời xưa. Cuộc đời "lận đận" ấy đâu chỉ sớm mai mà đã rất lâu rồi "bấy nay"! Đại từ phiếm chỉ "ai" như một câu hỏi rằng ai đã làm cho "bể đầy", cho "ao cạn" để khổ thân cò thế này? Đến đây ta lại bắt gặp cặp từ đối mang nghĩa trái nhau hoàn toàn: "đầy" và "cạn" - cảnh tượng ngang trái, làm họ phải sống trong nỗi thống khổ điêu linh. Đó là những tên cường hào, ác bá, những tên giặc ngoại xâm thời phong kiến, những tội ác của chúng đã làm "gầy cò con", làm "gầy" những người phụ nữ tội nghiệp và những đứa con vô tội của họ. Hai câu ca dao đã khắc họa hình ảnh "cò" đáng thương, tội nghiệp giữa những con sóng xô của cuộc đời, đồng thời là tiếng lòng ai oán, não nùng khóc thương thay cho phận đời lận đận một mình.
Em tham khảo:
Các từ trái nghĩa: lên>< xuống, đầy>< cạn
Biện pháp tu từ so sánh cho thấy sự khó nhọc của người phụ nữ trong xã hội cũ mà ở đây sử dụng hình ảnh là con cò. Bài ca dao trên có nhắc đến hình ảnh thân cò và cò con - ẩn dụ cho người nông dân và con cái của họ. Hai thế hệ, hai kiếp người đau khổ. Người phụ nữ thôn quê sống lẻ loi một mình quanh năm côi cút làm ăn toan lo nghèo khó, vất vả giữa cuộc đời. Suốt ngày bán mặt cho đất bán lưng cho trời mà vẫn cơm không đủ ăn áo không đủ mặc. Trong cuộc sống mưu sinh, họ “lận đận một mình”, “lên thác xuống ghềnh” để bươn chải, lo toan, gánh vác cuộc sống của gia đình. Không phải trong ngày một, ngày hai mà là “bấy nay”, cả một kiếp đời gian nan, vật lộn giữa cuộc đời. Tiếng than ấy đã đôi lần xuất hiện trong những câu ca dao tương tự
tham khao:
Tục ngữ cao dao là kho tàng văn học quý báu của dân tộc. Mỗi bài ca dao như một bài hát nhẹ nhàng, êm ái và ngọt ngào để đi vào tận trái tim mỗi người đọc. Im lặng một phút ta mơ màng ngân nga một bài ca đẹp, ta sẽ thấy mình như lạc vào một cõi thanh cao, yên ả, thần tiên mà cũng rất đời thường:
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hột, đắng cay muôn phần.
Đối với người Việt Nam chúng ta bây giờ mà nhất là xa xưa một chút thì việc cày đồng là một công việc đồng áng rất quen thuộc, không xa lạ, nên người đọc bài ca dao cũng không phải mường tượng hay suy ngẫm một hình ảnh vĩ đại, lạ lẫm nào. Cứ thế bài ca dao dắt ta vào một cuộc sống của chính ta:
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
Cày đồng, công việc mệt nhọc mà người nông dân xưa phải chịu đựng không có cảnh máy cày bon bon chạy như ngày nay và cày đồng đã là mệt nhọc mà lại cày vào “buổi ban trưa” thì càng mệt gấp trăm lần. Chọn thời điểm ban trưa cày ruộng, tác giả dân gian đã khắc sâu tô đậm công việc mệt nhọc của người nông phu: làm sáng, làm chiều chưa đủ họ còn phải làm cả vào buổi trưa, thời điểm nắng nôi nóng bức và gây cho con người cảm giác khó chịu. Thường thì buổi trưa là buổi gia đình đoàn tụ ăn cơm và nghỉ trưa, sau đó mới tiếp tục làm việc, nhưng đằng này phải cày ruộng vào ban trưa nên “mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”. Nắng nóng và mệt nhọc khiến những giọt mồ hôi mằn mặn cứ rơi hoài, thấm vào quần áo và “thánh thót” rơi xuống đồng. Mồ hôi rơi “thánh thót”, như thể ở trong giọt nước có sự lao lực hòa tan vào đó. Tác giả dân gian nghe thấy tiếng giọt mồ hôi rơi như “thánh thót”. Từ tượng thanh đặt ở đúng chỗ đã diễn tả được sự quan sát tinh tế mà chân thực của tác giả dân gian, vốn là những người gắn bó với đồng ruộng. Mà mồ hôi cứ rơi rơi mãi, thánh thót như “mưa ruộng cày” vừa là so sánh mồ hôi với mưa, vừa là biện pháp tu từ thậm xưng nhằm khẳng định, nhấn mạnh sự mệt nhọc vất vả của người nông dân. Những giọt mồ hôi đã rơi xuống ruộng, đất như nở hoa để cho ra bao cây lúa trĩu bông, vàng hạt, cho bát gạo ngày mùa trắng thơm, béo tròn, ngậy ngậy. Thế nhưng cầm bát cơm đó mấy ai nghĩ tới giọt mồ hôi “thánh thót như mưa ruộng cày”. Chính vì thế nên đúng trong lúc mệt nhọc vất vả nhất người lao động đã cất lên tiếng hát gửi gắm lòng mình:
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hột, đắng cay muôn phần.
“Ai ơi” câu hát lời nhắn nhủ sâu xa nhất. “Ai” là tất cả chúng ta, những người không thể sống thiếu được hột cơm mà lòng đất mẹ đã ban cho. Xin hãy đừng quên có bao nhiêu giọt mồ hôi, có bao nhiêu buổi cày trưa đó mới có được một bát cơm đầy trắng ngon và thơm dẻo, nên “dẻothơm” dù chỉ là một hột trong bát cơm đầy nhưng nó là bao nhiêu “đắng cay” vất vả. Một hột cơm quá bé nhỏ so với nỗi đắng cay mà người nông dân phải gánh chịu. Hơn thế nữa, “đắng cay” là bao nhiêu để có được “dẻo thơm”, “đắng cay”, “một hột” và “muôn phần” đã làm nổi bật lên hai hình ảnh tương phản rõ rệt: công lao của người nông dân kể xiết là bao để cho ta một hột cơm dẻo thơm, cung cấp cho ta nguồn sống mỗi ngày. Một người nông dân trong tất cả những người nông dân cày đồng ban trưa hay làm một công việc mệt nhọc nào khác không thở than, oán phiền mà chỉ có một ước vọng duy nhất: thành quả lao động. Không ca ngợi một cách sáo rỗng mà xuất phát từ đáy lòng biết ơn đúng như đạo lí truyền thống của dân tộc: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Đó là ước mơ của người nông dân và tất cả chúng ta, là lời nhắc nhẹ nhàng và êm ái.
Em tham khảo:
Bài ca dao là lời của nhân dân xưa nói về sự mệt nhọc , vất vả của người nông dân , giữa ban trưa oi bức , nóng nực phải ra ruộng cày bừa , quốc bẫm . '' Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày '' Sự dụng biện pháp nói quá , so sánh ( như mưa ruộng cày ) để làm nổi bật ỗi nhọc nhằn , làm việc quần quật giữa trời trưa - mồ hôi chảy đầm đìa như mưa . Ca dao trên cũng lên thân phận nhỏ nhoi , suốt đời ngược xuôi vất vả . Điều đó cũng phản ánh lên lòng thương cảm cho nỗi khổ nhiều bề trong xa hội cũ . Giờđây hãy san sẻ với những người gặp cảnh ngộ vất vả