Viết đoạn văn quy nạp trình bày Lão Hạc là ng nông dân lương thiện ( 10-15 câu )
Giusp vs ạ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
"Lão Hạc" của Nam Cao ra mắt bạn đọc năm 1943. Câu chuyện về số phận thê thảm của người nông dân Việt Nam trong bối cảnh đe doạ của nạn đói và cuộc sống cùng túng đã để lại xúc động sâu xa trong lòng độc giả. Đặc biệt, tác giả đã diễn tả tập trung vào tâm trạng nhân vật chính – lão Hạc – xoay quanh việc bán chó đã giúp ta hiểu thêm tấm lòng của một người cha đáng thương, một con người có nhân cách đáng quý và một sự thực phũ phàng phủ chụp lên những cuộc đời lương thiện. Cảm giác ân hận theo đuổi dày vò lão tạo nên đột biến trên gương mặt: “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”. Bản chất của một con người lương thiện, tính cách của một người nông dân nghèo khổ mà nhân hậu, tình nghĩa, trung thực và giàu lòng vị tha được bộc lộ đầy đủ trong đoạn văn đầy nước mắt này.
Em ko giỏi Văn lắm ạ!
Cuộc đời "hay vẫn chưa đáng buồn nhưng lại đang buồn theo một nghĩa khác Nghĩa khác nghĩa là gì? Cuộc đời mà Nam Cao phản ánh là xã hội của Việt Nam dưới thời Pháp thuộc, nhân dân ta phải làm thân trâu ngựa, bị áp bức, bị bóc lột nặng nề. Đau khổ nhất là người nông dân, suốt đời lam lũ mà vẫn đói rét thương tâm. Sưu cao thuế nặng phải bán vợ đợ con, phải đi làm phu mỏ, phu đồn điền cao su... Cuộc đời cha con lão Hạc cái chết quằn quại đau đớn của lão Hạc sau khi ăn bả chó đã cho thấy rõ cuộc đời "vẫn đáng buồn"... Câu nói ấy của ông giáo đã lên án và tố cáo cái hiện thực đen tối, bất công của xã hội thực dân nửa phong kiến, cái xã hội "đáng buồn" đã xô đẩy bao con người lao động cần cù, lương thiện vào đói rét, cùng quẫn.Đọc truyện "Lão Hạc”, ta càng thấy bút pháp nghệ thuật tự sự đặc sắc, nhất những mẩu độc thoại nội tâm của nhân vật ông giáo. Tính triết lí của truyện càng trở nên sâu sắc. Giá trị nhân bản của truyện càng trở nên cảm động, hấp dẫn, thấm thía.Gấp trang văn lại, ta như đang được nghe ông giáo tâm sự: "Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn...". Ông giáo đã truyền cho ta ngọn lửa niềm tin về lòng tốt của con người, để ta yêu thêm con người, yêu thêm cuộc sống.
Nếu ai đã từng đọc văn bản " Lão Hạc" trích trong truyện ngắn cug tên chắc hẳn sẽ không quên được nhân vật lão Hạc, một ng nông dân hiền lành, đôn hậu, yêu thương con trai và giàu lòng tự trọng. Trước hết, ta thấy lão Hạc là ng nông dân nghèo khổ. Vợ lão mất sớm, lão một mình nuôi con. Con trai lão vì nghèo ko có tiền cưới vợ nên phẫn chí bỏ đi làm đồn điền cao su. Cậu ta đi đến 5 năm cug chẳng thấy về thăm lão một lần. Ngần ấy năm, lão sống trong sự cô đơn của tuổi già, hằng ngày chỉ lủi thủi, bầu bn với con chó vàng là kỉ vật con trai lão để lại.Mặc dù có gia cảnh khổ cực như vậy nhưng ở lão Hạc vẫn sáng lên phẩm hất cao quý, giàu lòng tự trọng.Lão Hạc, ng nông dân hiền lành, đôn hậu, thật thà, yêu thg con trai. Lão đã từ chối tất cả sự giúp đỡ của ông giáo, lão đã từ chối gần như là hách dịch. Vì lão biết nhà ông giáo cug chỉ khấm khá gì và thị, vợ ông giáo cug ko ưa gì lão. Lão ko thể lợi dụng lòng tốt của ng khác. Lão đã gửi ông giáo một văn tự là mảnh vườn nhừ ông giáo trông nom hộ để khi nào con trai lão về cái chỗ mà sinh nhai và 30 đồng là số tiền lão dành dụm đc muốn lão giáo giữ hộ phòng khi lão chết còn có tiền lo ma chay. Lao ko muốn lm phiền lụy đến hàng xóm. Cuối cug, ta thấy lão có phẩm chất trong sạch.Dường như cái đói cứ đeo đẳng lão mãi, lão ph ăn củ ráy, củ cuối thậm chí là sung luộc. Nhưng rồi thức ăn cug hết, lão rơi vào tình cảnh cơ cực bội phần. Lão quyết định tìm đến cái chết để giải thoát cho mình. Lão xin Binh Tư ít bả chó để tự vẫn, kết liễu cuộc đời mình. Lão thà chết chứ không chịu ăn trộm, ăn cắp của ai bao giờ.Lão chết một cách thê thảm, dữ dội.Cuộc đời đã đáng buồn nhug lại đáng buồn hơn là lão Hạc lúc chết vẫn cố giữ cho mình phẩm chất trong sạch đáng quý