Suy nghĩ của em về tội ác của chiến tranh
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Những cuộc chiến tranh gây ra bao cảnh li tán, chia lìa; là nguyên nhân của sự đợi chờ, mòn mỏi, những khổ đau tan nát, thậm chí là hiểu lầm tai hại. Chẳng ai có thể quên hình ảnh những người mẹ mắt lòa đi vì khóc nhớ thương con, cũng chẳng ai có thể quên nàng Vũ Nương bị chồng hiểu lầm rồi chết trong oan ức. Không dừng lại ở đó, tội ác lớn nhất mà chiến tranh phi nghĩa gây ra là sự chết chóc dã man, sự phá hoại tàn khốc. Sau mỗi trận chiến, những xác người la liệt, những dòng máu loang lổ, những đôi mắt trợn trừng... là lời tố cáo đanh thép nhất đối với sự man rợ của lửa đạn chiến trường. Và kia nữa, hãy nhìn thân thể của những bé thơ vô tội, những cụ già đau yếu để rùng mình vì sự nhẫn tâm của bom rơi đạn nổ. Những con đường mang đầy thương tích, những ngôi nhà đổ nát, những trường học tan hoang... Sau chiến tranh, bóng dáng của khổ đau và bất hạnh vẫn chưa buông tha con người. Đó là những nỗi đau của đất và người hai thành phố Na-ga-sa-ki và Hi-rô-si-ma, là những nạn nhân chất độc da cam đi-ô-xin Việt Nam đang hứng chịu... Với tất cả những điều đó, loài người tiến bộ cần lên án và chống lại chiến tranh phi nghĩa.
Nguyễn Duy là nhà thơ trường thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Những sáng tác của ông đi vào lòng người đọc bởi sự nhẹ nhàng, gần gũi, mộc mạc của ngôn ngữ qua bài thơ “Hơi ấm ổ rơm”, “Tre Việt Nam”. Bài thơ “Ánh trăng” được rút ra từ tập thơ cùng tên, sáng tác năm 1978 tại thành phố Hồ Chí Minh đã khiến người đọc có cách nhìn nhận chân thực và sâu sắc hơn về cuộc sống, về quá khứ qua hình ảnh trung tâm “ánh trăng”.
Ánh trăng là hình ảnh xuyên suốt 4 khổ thơ, xâu chuỗi các dòng hoài niệm và suy nghĩ của một đời người về hiện tại và quá khứ. Có thể nói Nguyễn Duy đã rất tinh tế để xây dựng thành công hình tượng “vô tri vô giác” nhưng có sức mạnh đánh thức và lay động trái tim.
Bài thơ được mở đầu bằng hình ảnh ánh trăng thân thuộc, gần gũi, gắn với những kỉ niệm đẹp gắn bó với tuổi thơ, với năm tháng chiến tranh ác liệt:
Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ.
Có thể nói hình ảnh “ánh trăng” đã thành biểu tượng xuyên suốt tuổi thơ của tác giả, gắn bó với những kỉ niệm khó quên. Ánh trăng tinh khiết, dịu nhẹ lan tỏa từ cánh đồng mênh mông, từ dòng sông bến nước – nơi nuôi dưỡng tâm hồn của mỗi chúng ta.
Đến những năm tháng “hồi chiến tranh ở rừng” gian khổ, vất vả, ánh trăng từ kí ức tuổi thơ ấy đã thành “tri kỉ”, thành người bạn đồng hành, người bạn tâm tình đáng mến, thủy chung, son sắt. Có thể nói Nguyễn Duy đã rất khéo, rất tinh tế khi nhân hóa ánh trăng thành một người bạn tri kỉ của những anh bộ đội cụ hồ. Sự gắn bó quấn quýt, tình cảm chân thành và trong sáng giữa anh bộ đội và anh trăng thật đáng ngưỡng mộ.
Hai dấu mốc thờ gian “hồi nhỏ” và “hồi chiến tranh” đã khiến cho ánh trăng trở nên gần gũi và nghĩa tình ở khổ thơ tiếp:
Trần trụi giữa thiên nhiên
Hồn nhiên như cây cỏ
Ngỡ không bao giờ quên
Cái vầng trăng tình nghĩa
Dù là ở đâu thì “ánh trăng” vẫn vẹn nguyên, gần gũi, phóng khoáng khiến cho tác giả có cảm giác “không bao giờ quên”, nhưng đó chỉ là “ngỡ” thôi. Vầng trăng tình nghĩa, chung thủy luôn là hình nhắc nhắc nhở tác giả không được phép quên đi.
Nhưng chính từ “ngỡ” ấy chính là dấu hiệu cho một sự rạn nứt, quên lãng ở khổ thơ tiếp theo
Từ hồi về thành phố
Quen đèn điện của gương
Vầng trăng đi qua ngõ
Như người dưng qua đường
Cuộc sống đô thị phồn hoa với đèn điện, cửa gương, với tiện nghi đầy đủ đã khiến cho tác giả quên mất đi người bạn tri kỉ ngày xưa đó. Ở hai câu thơ sau của khổ thơ này, giọng thơ chùng xuống khiến người đọc nghèn nghẹn. Và đặc biệt cách dùng từ “người dưng” đã gợi lên cảm giác xót xa đến tột độ. Từng là bạn tri kỉ, từng là “người” ngỡ như không quên, nhưng giờ đây tác giả vô tâm, vô tình, hờ hững xem như kẻ qua đường, không hơn không kém. Phép so sánh đấy đã khiến cho tứ thơ xoáy sâu vào lòng người nhiều nuối tiếc, day dứt, xót xa cho một sự thay đổi.
Để rồi ở khổ thơ tiếp, tác giả đã tạo ra tình huống đặc biệt khiến tác giả nhận ra:
Thình lình đèn điện tắt
Phòng buyn-đinh tối om,
Vội bật tung cửa sổ,
Đột ngột vầng trăng tròn.
Đến khổ thơ này thì tứ thơ đã đột ngột thay đổi, có lẽ chính bản thân tác giả thay đổi lớn nên mới dẫn đến sự thay đổi bất ngờ của tứ thơ như thế này. Sau chiến tranh, tác giả trở về với cuộc sống thường ngày, bận rộn với thực tại và có thể đã “quên mất” quá khứ, quên mất người bạn tri kỉ ngày xưa đó. Chính cuộc sống đủ đầy hiện tại với đèn điện sáng trưng, ánh trăng trở nên mờ nhạt. Đến khi “đèn điện tắt” tác giả mới giật mình, thảng thốt nhận ra căn phòng tối om và nhận ra lương tâm mình đã thay đổi. Từ “thình lình” được tác giả dùng một cách độc đáo, có thể nói đây chính là “sự không vững” trong tâm hồn, một sự chuyển biến bất ngờ, nhanh chóng khiến mọi thứ trở nên không vững. Cửa sổ “bật tung”, có một điều khiến tác giả cảm thấy hổ thẹn “đột ngột vầng trăng tròn”. Câu thơ này có ý thơ rất lạ, nói đúng hơn là từ ngữ rất lạ, vầng trăng không thể “đột ngột” tròn được, bởi vốn dĩ từ xưa đến nay nó vẫn tròn như thế, chỉ có con người vô tâm mới không nhận ra điều đó.
Thực sự đến khổ thơ này, tác giả đã nhận ra sự vô tâm, hờ hừng của bản thân đối với quá khứ, đối với “người bạn tri kỉ” một thời gắn bó. Với 4 câu thơ ngắn gọn, nhưng lại khiến người đọc thấy lương tâm của mình rung động lạ kì.
Đối diện với ánh trăng, tác giả nhận ra “có cái gì rưng rưng”, là ánh trăng rưng rưng hay là lòng người rưng rưng, có lẽ là cả hai. Một sự hội ngộ bất ngờ và đầy day dứt của tác giả. Ánh trăng vẫn vẹn nguyên, vẫn tròn đầy và thủy chung như xưa, chỉ có con người đổi thay.
Đến khổ thơ cuối, tứ thơ trở nên sắc nhọn:
Vầng trăng tròn vành vạnh
Kể chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật minh
Một phép đối lập song song đủ khiến cho lương tâm của con người được thức tỉnh và ngộ ra nhiều điều. Cách dùng từ “vành vạnh”, “phăng phắc” đủ để người đọc nhận ra sự nghiêm khắc của ánh trăng khiến cho con người “giật minh”, thức tỉnh. Dù cuộc sống đổi thay, con người thay đổi, ánh trăng vẫn thế, bao dung và rộng lượng. Khổ thơ cuối đã gieo vào lòng người đọc nhiều “Ánh tràng" của Nguyền Duy gây được nhiều xúc động đối với nhiều thế hệ độc giả bởi cách diễn tả bình dị như những lời tâm sự, lời tự thú, lời tự nhắc nhở chân thành. Giọng thơ trầm tĩnh, sâu lắng. Tứ thơ bất ngờ, mới lạ. “Ánh trăng” còn mang ý nghĩa triết lí về sự thủy chung khiến người đọc phải “giật mình" suy nghĩ, nhìn lại chính mình để sống đẹp hơn, nghĩa tình hơn.
Refer:
Cảm nhận về tội ác của chiến tranh:
Hãy kiên quyết đấu tranh với những thế lực phản động, âm mưu diễn biến hòa bình để phát động chiến tranh. Đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay cần tỉnh táo hơn với những âm mưu chia rẽ của các thế lực thù địch hòng bạo loạn lật đổ.Chúng ta đang được sống trong môi trường hòa bình hà cớ gì phải làm những điều hủy hoại hòa bình, phát động chiến tranh. Chúng ta được sống như ngày hôm nay, được sống trong những phút giây hòa bình chính là nhờ công lao của biết bao vị anh hùng dân tộc đã ngã xuống, cho nên chúng ta cần kiên quyết đấu tranh với âm mưu diễn biến hòa bình hiện nay.
Hòa bình là điều mong ước của toàn thể nhân loại. Và chúng ta đang được sống trong những giây phút ấy thì hãy sống cho thật xứng đáng với những gì chúng ta đã được nhận hôm nay, sống chan hòa nhân ái như Tố Hữu đã từng viết:
“Có gì đẹp trên đời hơn thế,
Người với người sống để yêu nhau”
Suy nghĩ về tình đồng đội:
Với một ngôn ngữ thơ hàm súc, cô đọng, giàu sức biểu cảm, lời thơ giản dị mà giàu sức tạo hình; giọng điệu tâm tình, nhẹ nhàng, thiết tha, sử dụng sáng tạo bút pháp tả thực và lãng mạn, Chính Hữu đã khắc họa thành công vẻ đẹp chân chất, mộc mạc, bình dị của người lính cụ Hồ trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Và bằng cái nhìn và sự trải nghiệm chân thực của người trong cuộc, Chính Hữu đã tái hiện thật xúc động vẻ đẹp tình đồng chí của những người lính cụ Hồ trong chiến tranh. Đối diện với khó khăn, hiểm nguy nơi hòn tên mũi đạn, họ luôn yêu thương, gắn bó, san sẻ với nhau từng miếng ăn, giấc ngủ và thậm chí là cả cái chết. Cùng đồng cam, cộng khổ, đoàn kết lấy nhau mà chống lại quân thù. Và tình đồng chí trong bài thơ của Chính Hữu đã làm nên bức tượng đài tráng lệ trong dàn hợp xướng thi ca dân tộc viết về người lính. Mặc dù, chiến tranh đã lùi về quá khư nhưng hình ảnh những anh lính vệ quốc quân mãi mãi in sâu vào trong tâm thức người Việt và mãi trở thành ngọn nguồn cảm hứng bất tận cho thơ ca dân tộc!.
a.
I. Những điểm giống nhau
1. Về hình thức: Đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ.
2. Về phương tiện, chi phí chiến tranh:
– Hiện đại bậc nhất của Mỹ, do Mỹ cung cấp.
– Đều dựa vào bộ máy chính quyền và quân đội Sài Gòn.
– Đều sử dụng viện trợ kinh tế và quân sự để tiến hành chiến tranh.
– Đều sử dụng chính sách bình định nhằm chiếm đất dành dân.
3. Mục tiêu chiến tranh: Nhằm chia cắt lâu dài Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ, dùng miền Nam làm bàn đạp tấn công miền Bắc và phản kích phe xã hội chủ nghĩa từ phía Đông Nam Á.
II. Những điểm khác nhau
1. Về lực lượng
***Chiến tranh cục bộ: Quân Mỹ, quân một số nước đồng minh và quân đội Sài Gòn.
***Việt Nam hóa chiến tranh: Quân đội tay sai là chủ yếu, có sự phối hợp về không quân, hậu cần của Mĩ do cố vấn Mỹ chỉ huy.
2. Về Phạm vi – quy mô
***Chiến tranh cục bộ: Toàn Việt Nam
***Việt Nam hóa chiến tranh: Toàn Đông Dương
3. Về Âm mưu của Mỹ
***Chiến tranh cục bộ: Nhằm nhanh chóng tạo ưu thế về quân sự, giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy lùi lực lượng cách mạng tiến tới tiêu diệt.
***Việt Nam hóa chiến tranh:
– “Dùng người Việt đánh người Việt” và “Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.
– Tận dụng xương máu của người Việt thay cho quân Mỹ.
4. Về Thủ đoạn của Mỹ
***Chiến tranh cục bộ:
– Ồ ạt đổ quân viễn chinh Mỹ, quân thân Mĩ và phương tiện chiến tranh hiện đại vào Việt Nam.
– Tiến hành 2 cuộc phản công chiến lược mùa khô (1965 – 1966 và 1966 – 1967) bằng hàng loạt cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” vào “Đất thánh Việt cộng”.
– Kết hợp với chiến tranh phá hoại miền Bắc nhằm phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, tiêu hủy tiềm lực kinh tế – quốc phòng miền Bắc, ngăn chặn sự chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc, từ Bắc vào Nam, làm lung lay quyết tâm chống Mỹ của nhân dân Việt Nam.
***Việt Nam hóa chiến tranh:
– Tăng cường xây dựng quân đội Sài Gòn làm lực lượng chiến đấu chủ yếu trên chiến trường, quân Mỹ rút dần về nước, thực hiện “dùng người Việt đánh người Việt”.
– Sử dụng quân đội Sài Gòn mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược Campuchia (1970), tăng cường chiến tranh ở Lào (1971) thực hiện “Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.
– Tìm cách thỏa hiệp với Trung Quốc, hòa hoãn với Liên Xô nhằm hạn chế sự giúp đỡ của các nước này đối với nhân dân Việt Nam.
– Sẵn sàng Mỹ hóa trở lại cuộc chiến tranh khi có điều kiện.
Tính chất của chiến tranh thế giới thứ nhất:
-Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh giành thuộc địa giữa các nước đế quốc, chỉ đem lại lợi nhuận cho giai cấp tư sản cầm quyền.
-Là cuộc chiến tranh xâm lược nhằm cướp đoạt lãnh thổ và thuộc địa của đối phương.
-Là cuộc chiến tranh phi nghĩa đối với hai phe tham chiến.
Những suy nghĩ về chiến tranh thế giới thứ nhất: Cuộc chiến tranh này là một trong những sự kiện lịch sử có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử thế giới . Đây là cuộc chiến tranh có chiến trường chính bao trùm khắp châu Âu và ảnh hưởng ra toàn thế giới, lôi kéo tất cả các cường quốc châu Âu và Bắc Mỹ vào vòng chiến với số người chết trên 20 triệu người với sức tàn phá và ảnh hưởng về vật chất tinh thần cho nhân loại rất sâu sắc và lâu dài.
Bạn có biết hội chứng sinh bù sau chiến tranh không? Điều kiện thuận lợi của môi trường đối với một quần thể có số lượng ít sẽ làm cho quần thể ấy có xu hướng sinh thêm nhiều con để tận dụng môi trường. Hội chứng sinh bù sẽ làm cho dân số tăng nhanh và nhiều sau chiến tranh. Cứ nhìn Việt Nam trước đây thì thấy.
Chiến tranh hại nhiều hơn lợi: Nhiều người chết đa số là những người dân thường vô tội , nhà cửa bị tàn phá, môi sinh bị hủy hoại, hậu quả để lại hàng chục năm sau: gia đình ly tán, gánh nặng xã hội của những người bị tàn phế, kinh tế kiệt quệ, nghèo đói,...10 năm xây dựng không bằng 1 năm tàn phá.Làm cho mọi người trên thế giới phải giết hại lẫn nhau và cứ như vậy thì con người sẽ ít đi và dần sẽ không có ai sống sót.
Chiến tranh gây ra rất nhiều tổn thất,đau thương.Chiến tranh đã làm bao nhiêu người đã hi sinh,đã chết.Chiến tranh làm cho các bệnh viện,trường học,các công ty phải hủy bỏ công việc dang dở.Theo lịch sử của Việt Nam,chiến tranh đã gây ra cho bao nhiêu đời nay phải có những con người khuyết tật vì tổ tiên bị nhiễm chất độc da cam.Theo lịch sử thế giới,chiến tranh lần thứ hai đã làm tổn thất rất nhiều công trình ,mất mát bao nhiêu là tiền bạc.Khi chiến tranh,các chất phóng xạ đã làm cho hàng nghìn động vật chết vì nhiễm độc,thực vật héo khô,chết.Chiến tranh là một tội ác vô cùng lớn,chúng ta hãy chung tay xây dựng một thế giới hòa bình,không chiến tranh để khôi phục lại một trái đất văn minh,trong tình và tràn ngập yêu thương.