BÀI 1 bài văn''cổng trường mở ra'' cho em hiểu đc điều ji? tại sao tác giả lại lấy tiêu đề này? có thể thay đổi tiêu đề khác đc ko?
BÀI 2 viêt một đoạn văn ngắn khoảng 5-7 dòg trình bày cảm nhận của em vể người mẹ trong bài '' cổng trường mở ra''
BÀI 3 tại sao người mẹ cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng '' hằng năm, cứ vào cuối thu ...dài và hẹp'' (các bạn tra sách đoạn này nhé)
BÀI 4 đến cuối văn bản, tác giả để người mẹ nói với con rằng '' đi đi con, ...... mở ra ''
a, em hiểu người mẹ nói với con điều gì ?
b,đã 7 năm bước qua cánh cổng trường, em hiểu thế giới kì diệu mà ngươi mẹ nói là gì?
BÀI 5 văn bản giúp em hiểu thêm gì về chính bản thân mình
mong mọi người gúp đỡ mk
1)-Đây là 1 nhan đề:
+ Giàu ý nghĩa: chào đón những học sinh vào lớp học, bước vào một thế giới mới mẻ, kì diệu, đầy sức cuốn hút
+ Thế giới của kho tàng tri thức
+ Khẳng định trường học là niềm vui, là tất cả với trẻ thơ
+ Đề cao vai trò của nhà trường
-Tác giả đặt nhan đề như vậy vì :
+ Nhan đề thể hiện nội dung của tác phẩm. Như đã thấy, cả tác phẩm là một cuộc độc thoại nội tâm của người mẹ, vấn đề chủ yếu là về sự dự đoán ngày khai trường của con ( và hồi tưởng lại ngày khai trường của mẹ ) => Đặt tên như vậy rất hợp lý.
+ Mặc dù có thể thay bằng các tên như : Trước ngày đi học,...vv .Tuy nhiên mình nghĩ nên giữ tên cũ để bộc lộ cảm xúc của tác giả, nói lên chủ đề của chuyện một cách rõ ràng... Và hơn hết cái tên "Cổng trường mở ra" còn rất ý nghĩa nữa.
3)Mẹ nghĩ về ngày khai trường đầu tiên của mình, mẹ nhớ như in bài học đầu đời: “Cứ nhắm mắt lại là mẹ dường như nghe tiếng đọc bài trầm bổng: Hằng năm cứ vào cuối thu – mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi, dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.” Ta gặp trong đó không chỉ là giọng đọc bài truyền cảm, trầm bỗng của thầy cô, ta còn bắt gặp trong đó hình ảnh người mẹ dịu dàng, âu yếm ngày ngày dắt con đến trường, cả hình ảnh quen thuộc, con đường làng dài và hẹp gắn bó với bao kỉ niệm ngày mẹ tới trường. Bài học đầu đời của mẹ là nỗi nhớ thầy cô, nhớ mẹ, nỗi nhớ kỉ niệm, nhớ quê hương. Không chỉ nhớ về buổi học đầu tiên của mình, mẹ nhớ như in khoảnh khắc sắp bước tới cổng trường và khi bước qua cổng trường: “Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào.” Hai dòng cảm xúc trái chiều nhưng nhấn mạnh, xoáy sâu vào lòng mẹ cái giây phút không thể nào quên. Qua những dòng suy nghĩ của mẹ về ngày khai trường đầu tiên của mình ta thấy khác hẳn với con, tình cảm của mẹ với mái trường là rất trân trọng cái khoảnh khắc thiêng liêng của đời người. Chính tình cảm này đã đánh thức ở chúng ta suy nghĩ về một điều gì đó với quá khứ, với kỉ niệm, với bước ngoặt đầu đời của mình.