K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 8 2018

BTS NO -_-

Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai giảng năm học mới, Bác Hồ từng viết: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay ko,dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần vào công học tập của các em”. Học tập và rèn luyện là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của người học sinh. Chỉ có học tập, chúng ta mới trở thành những con người có ích cho xã hội, góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.

Khi xưa, anh hùng Lý Tự Trọng từng nói: “Con đường của học sinh chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác!”. Nếu như trong thời chiến, lẽ sống của người học sinh là vì lý tưởng, vì đất nước thì nay, khi cuộc sống đã hòa bình, nhiệm vụ thiết yếu nhất của chúng ta là học tập và rèn luyện. Lê- nin có một câu châm ngôn nổi tiếng rằng: “Học, học nữa, học mãi”. Học tập trong bất kì thời đại nào cũng vô cùng quan trọng. Nhờ có học tập, chúng ta mới có thể tích lũy thêm kiến thức, làm đầy những khiếm khuyết của bản thân, tự hoàn thiện chính mình. Học tập đồng nghĩa với việc chúng ta đang từng bước chinh phục biển tri thức rộng lớn, mênh mông của nhân loại. Với vốn tri thức tích lũy được, nó sẽ là hành trang quý giá để ta vững bước vào tương lai, sẵn sàng đối mặt với mọi khó khăn thử thách của cuộc đời. Đặc biệt, trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như hiện nay, nếu không học tập, chúng ta sẽ không thể theo kịp bước tiến của thời đại, mãi mãi chỉ là những con người nghèo nàn, lạc hậu. Học tập cũng là cách giúp ta nâng cao vị thế, tự khẳng định giá trị của bản thân. Bằng chứng là có rất nhiều các bạn học sinh tuy trẻ tuổi nhưng đã đạt được những thành tích cao trên các đấu trường quốc tế, đưa cái tên Việt Nam vang lên đầy tự hào, sánh vai với các cường quốc khác trên thế giới. Không chỉ học ở trường, trong sách vở, chúng ta còn cần phải học ngoài thực tế, bởi lẽ: “Lí thuyết chỉ là màu xám còn cây đời thì mãi mãi xanh tươi”.

Bác Hồ cũng từng nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Song song với việc tích lũy kiến thức, chúng ta còn cần rèn luyện, tu dưỡng đạo đức để trở thành người vừa có đức vừa có tài. Là con người trong thời đại mới, người học sinh cần phải có thái độ tích cực, chăm chỉ, khiêm tốn trong mọi việc, tuân thủ kỉ cương, luật lệ, đoàn kết trong tập thể... Đó là những hành trang cần thiết và vững bền để chúng ta bước vào thế kỉ mới- nơi có môi trường cạnh tranh, đào thải vô cùng khắc nghiệt. Hướng về tương lai nhưng chúng ta cũng cần biết ơn và trân trọng quá khứ, thực hiện đạo lí uống nước nhớ nguồn, thương người như thể thương thân của dân tộc, sống chan hòa, nhân ái với mọi người xung quanh.

Tuy nhiên, thực tế đáng buồn hiện nay, chúng ta vẫn có những bạn học sinh lười biếng, không tích cực học tập và rèn luyện. Các bạn không có một mục đích sống cụ thể, sống hoài, sống phí những năm tháng tươi đẹp của cuộc đời. Nếu không thay đổi, trong tương lai, họ sẽ sớm bị đào thải, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Với xu thế hội nhập như ngày hôm nay, mỗi người học sinh cần xác định rõ ràng về nhiệm vụ học tập và trách nhiệm rèn luyện của chính bản thân mình. Nó sẽ là vốn liếng quý báu để chúng ta trở thành công dân toàn cầu, góp phần đưa quê hương, đất nước phát triển hơn nữa

Con đường đi tới thành công không phải là con đường được trải thảm đỏ với đầy hoa hồng mà luôn tiềm ẩn những chông gai, thử thách. Con người muốn thành công cần có cách thức và phương pháp phù hợp để tích lũy cho mình cơ hội, vượt qua những khó khăn. Một trong những phương pháp hiệu quả nhất mà rất nhiều người lựa chọn là tự học.

Vị lãnh tụ vĩ đại Lênin có câu: "Học, học nữa, học mãi". Không một ai có thể thành công mà không học tập. Học là tiếp thu tri thức, nâng cao vốn hiểu biết. Có nhiều phương pháp, hình thức để tiếp thu tri thức: Học ở trường, học từ những người xung quanh...và tự học. Tự học là chủ động, tích cực, độc lập tìm hiểu, lĩnh hội tri thức và hình thành kỹ năng cho bản thân. Tự học là tự mình tìm hiểu nghiên cứu, thu nhặt các kiến thức tự luyện tập để có kỹ năng mà không cần sự hướng dẫn, nhắc nhở hay ép buộc của người khác.

Vì sao cần tự học? Tự học sẽ mang lại cho chúng ta điều gì?

Kho tàng tri thức của nhân loại là vô cùng vô tận, không phải ngày một ngày hai là có thể tiếp thu hết. Việc học tập ở trường chỉ cung cấp cho ta một lượng tri thức rất nhỏ trong kho tàng khổng lồ ấy. Chính vì vậy, muốn tiếp thu được nhiều hơn, chúng ta cần tự mình chiếm lĩnh. Tự học là phương pháp hữu ích nhất trong quá trình chiếm lĩnh tri thức.

Tự học sẽ đem đến cho mỗi cá nhân rất nhiều lợi ích và hứng thú. Tự học giúp ta lĩnh hội tri thức một cách chủ động, chủ động học tập nghiên cứu, chủ động lí thời gian cá nhân, đi sâu vào khai thác những vấn đề mà bản thân có khả năng hoặc cảm thấy tâm đắc. Tự học giúp ta khám phá thêm những tri thức mới đồng thời làm phong phú thêm những kiến thức đã có, làm tăng vốn sống và khả năng hiểu biết. Từ đó phát triển khả năng độc lập trong tư duy, hành động. Người có phương pháp và chủ động trong việc chiếm lĩnh tri thức sẽ thích nghi cao, linh hoạt trong mọi tình huống, hoàn cành. Họ làm chủ được suy nghĩ và cuộc sống của chính mình.

Chủ động tìm hiểu tri thức, bản thân sẽ ghi nhớ lâu hơn và vận dụng được tri thức đó vào thực tiễn một cách hữu ích hơn. Không những thế, tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác. Người có ý thức tự học biết tự nhận thức ưu nhược điểm của mình, tự khắc phục và tự hoàn thiện bản thân.

Ta có thể tự học ở mọi lúc mọi nơi. Tự học kiến thức từ sách vở, mạng Internet như rất nhiều người đã tự học ngoại ngữ thành công. Như Hồ chủ tịch vĩ đại, ngay cả khi đang đi tìm đường cứu nước, trên một con tàu Người cũng tự mình học được hơn hai mươi thứ tiếng. Các nhà khoa học như Edison, Faraday, Mendel cũng là tấm gương sáng cho tinh thần tự học. Nhờ tự học, họ đã cống hiến cho nhân loại rất nhiều phát minh vĩ đại. Đặc biệt, khi tự học chúng ta có thời gian đào sâu nghiên cứu, tìm hiểu những vấn đề mình tâm đắc, phát triển khả năng phát hiện và tư duy lô-gic sáng tạo. Trong quá trình tự chiếm lĩnh tri thức, ta sẽ tìm thấy đam mê của mình đối với lĩnh vực nào đó. Hứng thú sẽ được tạo ra khi con người ta làm thứ mà mình yêu thích. Việc học tập nhờ vậy cũng trở nên hấp dẫn và thú vị hơn rất nhiều.

Tự học là phương pháp tối ưu nhất để hoàn thiện bản thân, biến ước mơ thành hiện thực. Người có tinh thần tự học luôn chủ động cuộc sống. Chủ động lĩnh hội, chủ động sáng tạo, họ sẽ tạo lập cho mình tư duy nhạy bén linh hoạt ứng phó trước bất ngờ và tự tin thể hiện bản thân.

Tuy nhiên, tự học không phải điều mà ai cũng dễ dàng làm được. Làm thế nào để tự học hiệu quả nhất? Tự học là cả một quá trình, muốn tự học tốt, trước tiên, bạn phải xác định cho mình một mục tiêu rõ ràng, kiên trì và quyết tâm thực hiện nó. Rèn tính chủ động, tự giác trong mọi hoàn cảnh. Chủ động tìm kiếm tri thức, nghiên cứu và chiếm lĩnh nó mà không chờ đợi, phụ thuốc vào người khác. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc tự tách biệt mình và từ chối mọi sự giúp đỡ của người khác. Cần lắng nghe và tiếp thu những điều mình chưa biết, chưa rõ để việc tự học đạt hiệu quả cao hơn.

"Tri thức là sức mạnh" nhưng không phải cây quyền trượng toàn năng, lý thuyết phải đi đôi với thực hành. Khi đã chiếm lĩnh được tri thức, chúng ta phải dám thể hiện nó, ứng dụng nó vào thực tiễn. Suy cho cùng, đích đến cuối cùng là cải tạo thực tiễn. Nếu chỉ tự học mà không vận dụng, việc tự học sẽ trở nên vô nghĩa.

Kết hợp linh hoạt giữa tự học và những phương pháp học khác để đạt được thành công. Đồng thời, tự học một cách có chọn lọc.

Hãy chủ động và xây dựng cho mình nền tảng tri thức, kỹ năng vững chắc. Học để thành tài, và học để làm người. Học những bài học tri thức và học cả những bài học đạo lý nhân sinh. Thay vì học tủ, học vẹt, học bị động như một số cá nhân hiện nay, hoàn toàn phụ thuộc mà không biết ứng biến, xử lý linh hoạt, hãy lựa chọn cho mình phương pháp học hiệu quả.

"Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng". Kiên trì và quyết tâm tự học, một ngày không xa, thành công nhất định sẽ mỉm cười với bạn.

Nguồn : https://download.vn/nghi-luan-xa-hoi-ve-van-de-tu-hoc-37426

1 tháng 5 2023

Nghiện mạng xã hội là một vấn đề đang trở nên ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại. Theo một số nghiên cứu, khoảng 10% dân số trên toàn thế giới bị ảnh hưởng bởi nghiện mạng xã hội, đặc biệt là giới trẻ. Việc nghiện mạng xã hội đem lại những tác động tiêu cực không chỉ đối với cá nhân mà còn ảnh hưởng đến cả xã hội.

Thứ nhất, nghiện mạng xã hội ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng. Sử dụng mạng xã hội quá nhiều dẫn đến sự thiếu ngủ, đau đầu, mỏi mắt và căng thẳng. Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy, người sử dụng mạng xã hội nhiều hơn có xu hướng tăng cân và có rủi ro cao hơn về các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm lý.

Thứ hai, nghiện mạng xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển của cá nhân. Nếu sử dụng mạng xã hội quá nhiều, người dùng sẽ dành quá ít thời gian cho các hoạt động khác như học tập, làm việc và giao tiếp trực tiếp với người thân. Điều này dẫn đến sự mất cân bằng trong cuộc sống và ảnh hưởng đến khả năng phát triển của cá nhân.

Thứ ba, nghiện mạng xã hội ảnh hưởng đến xã hội. Nghiện mạng xã hội đem lại những tác động tiêu cực đến xã hội bao gồm trầm cảm, ảnh hưởng đến học tập, tăng nguy cơ bị bắt nạt trực tuyến và gây ra rủi ro về an ninh mạng. Việc sử dụng mạng xã hội cũng dẫn đến sự lan truyền thông tin sai lệch và thông tin giả, gây ảnh hưởng đến quan điểm và hành động của người dùng.

Vì vậy, để ngăn chặn nghiện mạng xã hội, chúng ta cần có các biện pháp như tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức của người dùng

Đó bạn :))

1 tháng 5 2023

bạn mở bài cũng được đó

Em không đồng ý với ý kiến trên bởi người ta hay nói "nét chữ nết người". Luyện chữ đẹp còn là một cách rèn tư duy về sự cẩn thận, chỉnh chu. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã chia sẻ: “Chữ viết cũng là biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy cô giáo và bạn đọc của mình”. Dù có trong thời đại nào, chữ viết vẫn luôn có một vị trí không thể thay thế được. Nó mang cá tính sáng tạo của mỗi cá nhân và cả hồn cốt dân tộc trong từng nét chữ...

6 tháng 3 2023

giúp mình với ạ

 

1 tháng 3 2022
Trong xã hội hiện đại, các giá trị văn hóa truyền thống là một bộ phận không thể thiếu trong đời sống của cộng đồng. Lịch sử Việt Nam mở đầu với thời kỳ Hùng Vương lập ra nhà nước Văn Lang. Cùng với việc phát triển kinh tế, xã hội thì đời sống văn hóa tinh thần và tâm linh của cư dân Văn Lang cũng vô cùng phong phú và có nhiều nét đặc sắc. Các giá trị văn hóa  đó đã dần thấm sâu vào tâm hồn con người Việt Nam, là chất keo gắn bó con người với con người và là cái cốt lõi tạo nên bản lĩnh của con người Việt Nam. Những giá trị văn hóa tinh thần ấy đã trở thành tinh hoa văn hóa của cả dân tộc đến nay còn được tồn tại và bảo lưu tới ngày nay.
Thời đại Hùng Vương có một ý nghĩa quan trọng trong lịch sử. Đây là thời đại hình thành nên những giá trị về văn hóa để rồi trở thành những tiền đề cơ bản trong tiến trình phát triển của dân tộc Việt Nam.
Qua các tài liệu, hiện vật khảo cổ học  và các tư liệu văn hóa dân gian đã cho thấy xã hội thời Hùng Vương là một xã hội đã khá phát triển. Cư dân Hùng Vương có đời sống vật chất và tinh thần phong phú và đa dạng. Thời Hùng Vương cư dân sống trong một ngôi làng. Làng có một đời sống lâu dài – hàng trăm thậm chí hàng ngàn năm như một ngôi làng đào được ở Minh Tân (Vĩnh Phú) hoặc ở Cam Thượng Hà Tây. Nơi xây làng thường là sườn đồi, chân núi và doi đất cao giữa đồng bằng, gần sông hồ, chung quanh là đầm cây ruộng nước.  Người sống và người chết ở gần gũi nhau ngay trong một khu đất của làng. Người sống chung cùng ở kề đó. Thời Hùng Vương về đời sống vật chất đã có nhà cửa khang trang, với kiểu nhà sàn độc đáo, thích hợp với hoàn cảnh rừng rú và lầy lội của thiên nhiên. Trên mặt trống đồng còn khắc những hình ảnh nhà sàn để trang trí. Nhà lúc đó có thể là nhà sàn có cầu thang ở giữa, hoặc có thể là nhà ở mặt đất. Hiện nay chưa tìm được các vật liệu cụ thể để làm nhà vì thời đó vật liệu chủ yếu là gỗ, tre, lá rừng nên theo thời gian đã bị phá hủy hoàn toàn. Tuy nhiên tại các di chỉ khảo cổ học đã tìm thấy các hố chân cột. Cạnh nhà của người Việt cổ thường có những kho dự trữ đồ ăn (lúa, gạo).
Về mặt ẩm thực, cư dân thời này đã biết trồng lúa. , thức ăn chủ yếu là lúa gạo, và chủ yếu là gạo nếp. Dấu vết hạt gạo đã tìm được, các vỏ trấu cũng còn vương lẫn trong đất làm khuôn đúc đồng. Họ cũng không chỉ biết trồng lúa tẻ mà cũng đã biết trồng lúa nếp. Bằng chứng là phát hiện các mảnh chõ đồ xôi trong khu mộ táng Làng Vạc. Chính sự có mặt của hạt gạo nếp cũng phù hợp với một truyền thuyết trong thời Hùng Vương là truyền thuyết bánh chưng, bánh dày. Ngoài ra họ còn ăn các loại củ, quả, thịt, cá, trâu bò, ...Thêm vào đó là các hương liệu như rượu, mắm, muối, ...
Đồ dùng hàng ngày thường thấy là chủ yếu bằng tre, gỗ, đất nung và đồng thau. Một số ít đồ được dùng bằng da và đá.  Đó là các đồ đan như phên, liếp, các đồ dùng lớn như máng, cối, , thuyền độc mộc, thuyền đi sông... Đồ dùng chủ yếu là các đồ đựng như nồi, bình, vò, bát đĩa...
Y phục thời Hùng Vương đặc biệt quan trọng, là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện bản sắc văn hóa của dân tộc và là một trong những yếu tố  nhằm chứng tỏ nền văn hiến của Việt Nam, bắt đầu từ thời đại của các vua Hùng. Trang phục của nam giới chủ yếu là đóng khố, cởi trần, nữ giới  mặc váy, nhiều phụ nữ có buộc thêm miếng đệm váy có trang trí ở trước bụng và sau mông.  Ngày hội ngày lễ có thêm chiếc mũ bằng lông vũ cắm bông lau và chiếc váy xòe bằng lông vũ hoặc bằng lá cây, Trang phục được thể hiện khá rõ nét trên mặt trống đồng Đông Sơn. Dưới thời Hùng Vương, ông cha ta đã có những y phục dân tộc tương tự như y phục phổ biến của người Việt còn tồn tại ở các vùng thôn quê Việt Nam .Qua đó chúng ta cũng nhận thức được rằng: Y phục trong xã hội thời Hùng Vương đã mang tính văn hoá đặc thù của dân tộc Việt và xã hội này phải có một nền văn minh phát triển để chế tác ra những cấu trúc y phục đó.
Dưới thời Hùng Vương con người đã rất thành thạo trong việc đúc đồng. Họ đã biết dùng hợp kim để đúc ra những chiếc trống đồng quan trọng nhất là hợp kim đồng-thiếc-chì. Họ đã đúc được những chiếc trống đồng Ngọc Lũ, Cổ Loa khá hoàn thiện, mà cho đến hiện nay, với các thợ thủ công lành nghề cũng vẫn chưa đúc thành công được những trống đồng theo đúng như xưa. 
 
 
Hình tượng cha lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ – Tổ tiên chung của người Việt Nam
 
Bên cạnh đời sống vật chất phát triển thời Hùng Vương cư dân Việt cổ có đời sống tinh thần cũng vô cùng phong phú. Xã hội thời Hùng Vương tương đối ổn định do đó đã định hình một số phong tục trong đời sống hàng ngày. Chế độ hôn nhân thời Hùng Vương đã có những phong tục mà sử sách sâu này ghi lại. Trong cuốn Lĩnh Nam chích quái đã viết “Hôn nhân nắm đất và gói muối làm đầu, lấy cơm nếp để nhập phòng cùng ăn” Lấy trầu cau làm sính lễ, tượng trưng cho tình yêu chung thủy.  Qua các câu truyện truyền thuyết còn lưu truyền trong nhân dân và một số ghi chép tuy có nhiều ý kiến trái chiều song chúng ta có thể hình dung về tục lệ cưới hỏi thời Hùng Vương, đó là chế độ hôn nhân một vợ một chồng và chế độ phụ quyền vào cuối thời Hùng Vương. Hình thức hôn nhân gồm hai bước: dạm và cưới.  Ngoài ra thời kỳ này còn có một số phong tục khác như tục ăn trầu cau với vôi được thể hiện trong chuyện “Sự tích trầu cau”. Đến nay tục lệ người Việt ăn trầu vẫn còn được sử dụng đặc biệt trầu cau trong việc cưới, hỏi vẫn được duy trì. Tục kết nghĩa giữa các làng với nhau và có những quy định thành tục lệ ở một số nơi vẫn còn như: một số làng quanh trong xã Hy Cương gần Khu vực Đền Hùng vẫn còn tục kết chạ. Đây chính là cơ sở đặt nền móng cho sự phát triển của phong tục cưới hỏi của người Việt khác với phong tục của các dân tộc khác. Sau này chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Bắc nhưng nét cơ bản trong tục cưới hỏi vẫn được bảo tồn , gìn giữ và phát triển tới ngày nay.
Thời kỳ Hùng Vương  con người không chỉ biết chế tạo ra các đồ dùng mà con biết trang trí cho các sản phẩm của mình và đạt đến đỉnh cao về nghệ thuật và mỹ thuật tạo dáng. Mĩ thuật thời thời Hùng Vương mà đỉnh cao là giai đoạn văn hóa Đông Sơn với những tác phẩm tạo dáng, tạo hình, những chạm khắc trên các hiện vật bằng đá, gốm, đồ đồng còn lại đến ngày nay là bằng chứng hùng hồn, sinh động giúp chúng ta có thể tìm hiểu về xã hội thời Hùng Vương trên các lĩnh vực chính trị, khoa học, nghệ thuật... Các tác phẩm nghệ thuật rất phong phú về nội dung và hình thức. Người xưa đã biết tạo dáng đồ dùng sau đó mới trang trí mĩ thuật cho vật dụng thêm tinh xảo và đẹp mắt. Các tác phẩm được tạo dáng rất gần gũi gắn bó với thiên nhiên, một bước phát triển ở trình độ cao hơn là tái tạo lại cuộc sống hàng ngày như lao động sản xuất, vui chơi, hội hè...Chặng đường phát triển của mỹ thuật khá dài đến ngày nay vẫn được tiếp nối và phát triển. Mĩ thuật từ những đồ thường nhật hàng ngày như nồi, bình, bát bằng gốm, trên các công cụ bằng đồng cho đến mĩ thuật trang trí trên các công trình xây dựng lớn như nhà sàn, nhà ở có kiểu dáng đep.  Mỹ thuật thời Hùng Vương đã để lại cho các thế hệ sau này những gí trị độc đáo bởi đó là một nền nghệ thuật mang tính gốc rễ, bản địa, không mang dấu vết lai tạp một nền văn hóa nào. Mặc dù nó ra đời song song cùng với các nền văn hóa cổ đại của thế giới như Hy Lạp, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc.... Bên cạnh đó nền nghệ thuật này còn phản ánh sớm về ý thức cộng đồng. Đây chính là yếu tố cốt lõi, là linh hồn quyết định sự sống còn của dân tộc. Điều này đã được thể hiện rõ nét trên trang trí của mặt trống đồng Đông Sơn. Bên cạnh những hình chim, thú, ta còn thấy nổi lên là hình ảnh con người tập hợp thành nhóm. Đó  là cảnh con người cùng hát, múa, chèo thuyền, cùng phóng lao, cùng nhìn về hướng mặt trời...
Ở thời Hùng Vương nhiều loại hình nghệ thuật khác cũng rất phát triển trong đó phải kể đến âm nhạc và múa. Cho đến ngày nay rất nhiều loại hình nghệ thuật này còn để lại nhiều dấu ấn. Trống đồng là loại nhạc cụ độc đáo nhất. Đó là nhạc cụ tiêu biểu và điển hình nhiều mặt của đời sống xã hội. Người Hùng Vương sử dụng trống đồng trong các dịp hội hè hay trong dịp tập hợp bộ lạc.  Trống da là một nhạc cụ được sử dụng từ thời kỳ này. Hình ảnh của nó đã được khắc họa trên mặt trống đồng, những chiếc trống da xuất hiện trong các cuộc đua thuyền giống như trống khẩu ngày nay. Ngoài ra trống da còn sử dụng làm nhạc đệm trong múa hát giao duyên nam nữ và tín ngưỡng trong nhà sàn.