K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 8 2018

a. Nhân hóa

b. Tự do

c

d. Qua cảm nhận của nhân vật trữ tình, thấy bước chuyển biến của thiên nhiên đất trời. Các sự vật, con vật không chỉ là sự vật vô tri vô giác đơn thuần mà cũng mang hồn người, cùng hòa nhịp vào để diễn tả bước chuyển biến của thời gian.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
14 tháng 8 2018

a. Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ:

- Nhân hóa từ "đi" (hạ đi), "nát" (kêu nát cả thân gầy), "tỉnh dậy" (sông Hương tỉnh dậy)

- So sánh sông Hương - say khướt.

b. Thể thơ thất ngôn (bảy chữ)

c. Từ gạch chân?

d. Đoạn thơ đã sử dụng phép nhân hóa và so sánh nhằm miêu tả sinh động cảnh vật thiên nhiên. "Con ve kêu nát cả thân gầy" gợi ra âm vang tiếng ve ra rả suốt cả mùa hè. Sông Hương ở Huế vốn được biết đến là dòng sông lãng mạn bởi sông Hương luôn trôi lặng lờ, chầm chậm ôm lấy thành phố Huế. Bởi vậy mà tác giả có liên tưởng thú vị là sông Hương mơ màng như người say rượu. Cái hay của đoạn thơ là đã miêu tả thiên nhiên rất sinh động, lãng mạn. Cảnh vừa có hình ảnh, âm thanh, tác giả mở rộng lòng mình, dùng cả thị giác, thính giác và cả xúc giác để cảm nhận bức tranh thiên nhiên mùa hạ ấy.

20 tháng 10 2022

 cô ơi cô có thể làm rõ hơn về nghĩa của từ "nát "đc ko cô?

Câu 1: Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi :“Thân em vừa trắng lại vừa trònBảy nổi ba chìm với nước nonRắn nát mặc dầu tay kẻ nặnMà em vẫn giữ tấm lòng son”(Bánh trôi nước- Hồ Xuân Hương)Bài thơ “Bánh trôi nước” thuộc thể thơ nào?Nêu đặc điểm của thể thơ ấy?Câu 02:Từ “rắn nát” trong bài thơ thuộc từ ghép nào? Giải thích nghĩa của từ đó?Câu 03:Qua bài thơ, em có cảm nhận gì về thái độ của nhà...
Đọc tiếp

Câu 1: Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi :
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
(Bánh trôi nước- Hồ Xuân Hương)
Bài thơ “Bánh trôi nước” thuộc thể thơ nào?Nêu đặc điểm của thể thơ ấy?

Câu 02:Từ “rắn nát” trong bài thơ thuộc từ ghép nào? Giải thích nghĩa của từ đó?

Câu 03:Qua bài thơ, em có cảm nhận gì về thái độ của nhà thơ được bộc lộ trong bài thơ?

Câu 04:Phương thức biểu đạt của bài thơ trên là gì ?

Câu 05:Nhà thơ mở đầu bằng một cụm từ rất quen thuộc “Thân em”. Mô tuýp ấy em đã từng bắt gặp ở đâu ? Cách vào đề như vậy gợi em liên tưởng tới ai ?

Câu 06:Hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các quan hệ từ có trong hai câu thơ:

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Câu 07:Theo tác giả, thân phận người phụ nữ “Bảy nổi ba chìm” , “mặc dầu tay kẻ nặn” nhưng vẫn “giữ tấm lòng son”. “Tấm lòng son” đó là gì ?

Câu 08:Viết đoạn văn ngắn khoảng 5-7 câu nêu cảm nhận của em về hình ảnh người phụ nữ trong bài thơ “Bánh trôi nước”, trong đó có sử dụng từ trái nghĩa, Quan hệ từ( gạch chân chỉ rõ).

Câu 09:Bài thơ trên được hiểu theo mấy lớp, là những lớp nghĩa nào?

0
ĐỀ 1 I.ĐOC-HIỂU: (4điểm) Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi ở dưới: Lặng rồi cả tiếng con ve Con ve cũng mệt vì hè nắng oi. Nhà em vẫn tiếng ạ ời, Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru. Lời ru có gió mùa thu Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về. Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con Đêm nay con ngủ giấc tròn, Mẹ là ngọn gió của con suốt đời” (Mẹ, Trần...
Đọc tiếp

ĐỀ 1 I.ĐOC-HIỂU: (4điểm) Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi ở dưới: Lặng rồi cả tiếng con ve Con ve cũng mệt vì hè nắng oi. Nhà em vẫn tiếng ạ ời, Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru. Lời ru có gió mùa thu Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về. Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con Đêm nay con ngủ giấc tròn, Mẹ là ngọn gió của con suốt đời” (Mẹ, Trần Quốc Minh, Theo Thơ chọn với lời bình, NXB GD, 2002, tr 28 – 29) Câu 1: (0,5 điểm) Phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên là gì? Câu 2: (0,5 điểm) Ghi lại 2 từ ghép có trong bài thơ trên? Câu 3: (0,5 điểm) Xác định biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau. Đêm nay con ngủ giấc tròn, Mẹ là ngọn gió của con suốt đời Câu 4: (0,75 điểm) Trình bày tác dụng của biện pháp tu từ em vừa tìm được ở câu 3: Câu 5 . (0,75 điểm) Bài thơ trên thể hiện tình cảm gì? Câu 6. (1.0 điểm) Bài học rút ra cho bản thân em qua bài thơ?

2
7 tháng 2 2022

1, PTBĐ chính : biểu cảm

2, 2 từ ghép: con ve,ngôi sao

3, Biện pháp tu từ : so sánh

4, Tác dụng : So sánh "Mẹ" với "ngọn gió" vì ngọn gió luôn mang những điều mát mẻ, như nói lên được những điều mới mẻ mà mẹ dạy cho con và đồng thời nói lên sự hi sinh cao cả của mẹ dành cho con

5, Bài thơ trên thể hiện tình yêu thương của người mẹ dành cho con.

Bài học rút ra cho bản thân em qua bài thơ : Phải biết trân trọng, biết ơn những thứ mà mẹ mang đến cho chúng ta .

7 tháng 2 2022

Đây là bài thi hay gì đây?

1. PTBĐ: Biểu cảm

2. Hai từ ghép: lời ru, bàn tay

3. BPTT : So sánh

4. Tác dụng: Làm cho câu văn thêm sinh động

Cho thấy tình yêu thương, mong muốn con có giấc ngủ ngon của mẹ.

5. Tình cảm của mẹ dành cho con.

6. Hãy yêu thương, kính trọng và ghi nhớ công ơn của mẹ. 

Bài 4:  Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:“ Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm,...
Đọc tiếp

Bài 4:  Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“ Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị của ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời”.

( Trích Ngữ văn 7 – Tập 1)

Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2: Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?

Câu 3: Tìm hai từ ghép, hai từ láy có trong đoạn trích trên?

Câu 4: Giải nghĩa các từ: thanh nhã, tinh khiết. Một thức quà thanh nhã và tinh khiết mà tác giả nhắc đến trong đoạn trích là gì? Nêu nguồn gốc của thức quà đó?

Câu 5: Em hãy viết đoạn văn (6-8 câu) nêu cảm nhận của em về tình cảm của tác giả thể  hiện trong đoạn văn trên. Gạch chân một từ ghép, một quan hệ từ có trong đoạn văn.

Câu 6: Từ nội dung của văn bản có chứa đoạn trích trên, em có suy nghĩ gì về ý kiến: Lớp trẻ cần biết giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa dân tộc.

giúp mik nhoa !

0
15 tháng 10 2021

Qua bài thơ trên cho thấy người phụ nữ phong kiến xưa rất đẹp và người ta ví những người phụ nữ như những chiếc bánh trôi tròn trĩnh trắng bóc như lòng trắng trứng gà.

15 tháng 11 2021

a) Có trong SGK hết nha bạn !

b) Bài thơ nói lên số phận bấp bênh của người phụ nữ thời xưa.

c) Vừa, với, mặc dầu, mà

15 tháng 11 2021

Tham khảo!

Văn bản: Bánh trôi nước.

tác giả CỦA BÀI THƠ TRÊN LÀ HỒ XUÂN HƯƠNG

Thể thơ : Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

2 quan hệ từ trong bài thơ trên là: lại,vừa,vẫn,với.

ý nghĩa:

"Bánh trôi nước" là bài thơ có nhiều tầng ý nghĩa, với ý nghĩa tả thực là miêu tả chiếc bánh trôi nước trắng, tròn, chìm nổi. Đồng thời bài thơ cũng là tiếng lòng cảm thông, xót xa cho thân phận lênh đênh, chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội cũ.

 

Đọc kĩ bài thơ và trả lời câu hỏi (câu 1 đến câu 3)“Thân em vừa trắng lại vừa trònBảy nổi ba chìm với nước nonRắn nát mặc dầu tay kẻ nặnMà em vẫn giữ tấm lòng son.”(Ngữ văn 7, Tập 1)Câu 1 (2,0 điểm). Bài thơ có tên là gì? Tác giả của bài thơ là ai? Bài thơ có mấy lớp nghĩa? Đó là những lớp nghĩa nào?Câu 2 (1,0 điểm). Tìm các cặp quan hệ từ có mặt trong bài thơ trên? Hãy đặt một câu có sử dụng cặp...
Đọc tiếp

Đọc kĩ bài thơ và trả lời câu hỏi (câu 1 đến câu 3)

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.”

(Ngữ văn 7, Tập 1)

Câu 1 (2,0 điểm). Bài thơ có tên là gì? Tác giả của bài thơ là ai? Bài thơ có mấy lớp nghĩa? Đó là những lớp nghĩa nào?

Câu 2 (1,0 điểm). Tìm các cặp quan hệ từ có mặt trong bài thơ trên? Hãy đặt một câu có sử dụng cặp quan hệ từ em vừa tìm được?

Câu 3 (1,0 điểm). Trong thời gian phong tỏa do dịch bênh Covid -19, tình trạng xâm phạm, bạo hành phụ nữ, trẻ em tăng lên. Vậy em sẽ làm gì để bảo vệ quyền lợi của bà mẹ và trẻ em ?

Đọc kĩ bài ca dao sau và trả lời câu hỏi (câu 4)

“Thân em như chổi đầu hè Phòng khi mưa gió đi về chùi chân Chùi rồi lại vứt ra sân Gọi người hàng xóm có chân thì chùi”

(Ca dao)

Câu 4 (1,0 điểm). Hãy cho biết biện pháp tu từ và nội dung của bài ca dao trên?

0
ĐỀ 1. Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:“Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm,...
Đọc tiếp

ĐỀ 1. Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời.”
                                                                                       (Thạch Lam)
Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của ai?
Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích?
Câu 3: Tìm trạng ngữ trong đoạn trích trên?
Câu 4: Tìm những chi tiết, hình ảnh thể hiện sự hình thành hạt cốm?
Câu 5: Chỉ ra và nêu tác dụng của nghệ thuật miêu tả sự hình thành cốm?
Câu 6: Tại sao tác giả cho rằng cốm có nguồn gốc từ những tinh túy của đồng quê, đất trời?

Giúp mình với, hôm nay mình phải nộp rồi!!!

0