K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
14 tháng 11 2023

Sự đồng cảm là thái độ tôn trọng, thấu hiểu, yêu thương, sẻ chia, giúp đỡ giữa người với người trong cuộc sống

16 tháng 9 2021

 Cảm nhận khác nhau của cáo về tiếng những bước chân về cánh đồng lúa mì:

+ Những bước chân khác khiến cáo sợ hãi trosons vào lòng đất

+ Những bươc chân của bạn cáo cảm nhận như tiếng nhạc, chạy vội ra khỏi hang

25 tháng 10 2021

Em tham khảo:

Cảnh tượng đèo ngang được hiện lên với những chi tiết, hình ảnh, âm thanh đặc trưng của một buổi chiều buồn.

- Bóng xế tà: Con người được hiện ra qua hình ảnh cái bóng => Cách miêu tả thời gian gián tiếp và rất tinh tế

 

- Không gian: Đèo ngang, đang dần chìm vào bóng tối, chỉ còn trơ trọi một cái “bóng” của con người (ta với ta), còn lại là nhường chỗ cho cảnh vật. Nhưng cảnh vật cũng trở nên hoang sơ, tiêu điều “cỏ cây chen đá, lá chen hoa”. Sự cô đơ, trơ trọi của con người được đạt tới đỉnh điểm qua chi tiết “một mảnh tình riêng, ta với ta. Giữa vũ trụ bao la, giữa đèo, giữ sông, giữa núi non trùng điệp vậy mà hình ảnh nhân vật xuất hiện lẻ loi, cô đơn biết nhường nào tả xiết.

- Cuộc sống con người cũng không khác gì cảnh vật, vẫn là những hình ảnh gợi cho chúng ta sự xơ xác, thưa thớt, trống vắng, “lom khom dưới núi, tiều vài chú/ lác đác bên sông, chợ mấy nhà”.

- Âm thanh: âm thanh trở nên não lòng và hiu quạnh, không phải tiếng chợ gần xa, cũng chẳng có tiếng người qua lại, mà thay vào đó là tiếng kêu của con “quốc quốc”(con cuốc) và “gia gia”( con đa đa).

25 tháng 10 2024

Tìm những hình ảnh, từ ngữ tác giả miêu tả cảnh vật ở đèo ngang 

 

29 tháng 1 2017

Đáp án: A

19 tháng 1 2019

Đáp án : 

Hạnh phúc là cảm xúc vui sướng, hài lòng của con người trong cuộc sống khi được đáp ứng, thỏa mãn các nhu cầu chân chính, lành mạnh về vật chất và tinh thần.

Đáp án cần chọn là: D

14 tháng 10 2021

Em tham khao

Cảm xúc, thái độ, hành động của nhân vật "tôi" (người anh) trước khi xem bức chân dung do em gái mình vẽ: Từ trước cho đến khi thấy em tự chế màu vẽ : Người anh tỏ ra người lớn, đặt tên em là Mèo, cho việc chế màu vẽ là chuyện trẻ con. Khi tài năng hội họa của em được phát hiện thì anh có mặc cảm thua kém và ghen tị. Việc lén xem những bức tranh của  em và trút tiếng thở dài chứng tỏ người anh nhận ra tài năng của em và sự kém cỏi của mình. Khi đứng trước bức tranh được giải của em thì người anh ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Người anh biết em gái có tài năng hội họa đã không thể thân với em gái như trước kia vì những lí do sau : Anh cảm thấy mình bất tài, thua kém em. Anh cảm thấy mọi người chỉ chú ý đến em gái, còn mình thì bị đẩy ra ngoài. Anh cảm thấy ghen tị với em. Vì những lí do đó mà người anh thường "gắt um lên", "khó chịu", hay quát mắng em. Và những điều này lại làm cho người anh xa lánh em.

14 tháng 10 2021
 

Cảm xúc, thái độ và hành động của nhân vật "tôi" trước khi xem bức chân dung của mình do em gái vẽ đó là cảm xúc ghét bỏ em, hay gắt gỏng bới lỗi và la mắng em cho hả giận, ghét bỏ, khó chịu với em trong mọi lúc. Nhân vật tôi có đôi phần ghen tị vì em mình có tài năng, được bố mẹ quan tâm. Đó là cảm xúc nhất thời, dễ hiểu của đứa trẻ mới lớn như nhân vật tôi, dễ ghen tị và đố kị với chính người thân mặc dù vẫn rất yêu quý em gái của mình.

HỌC TỐT NHÉ

Trả lời:

P/s: Bạn tham khảo dàn ý này nha!!!

A, Mở bài:

-Nói qua về hình ảnh người lính trong cách mạng, họ có những phẩm chất gì,…

-Giới thiệu tác giả và tác phẩm “Tâm tư trong tù”

-Đưa ra ý kiến: “Người chiến sĩ cách mạng là một con người như mọi người, nhưng họ lại có thêm những phẩm chất mà con người thường chưa có được”. Và điều này cũng được thể hiện rất rõ qua “Tâm tư trong tù”.

B, Thân bài:

-Hoàn cảnh ra đời bài thơ:

Thi phẩm “Tâm tư trong tù” nằm trong phần “Xiềng xích” được Tố Hữu viết vào cuối tháng 4 năm 1939, tại nhà lao Thừa Thiên. Bài thơ như đã phản ánh tâm trạng của người thanh niên cộng sản trong những ngày đầu bị thực dân Pháp bắt bớ, giam cầm.

-Tâm trạng của người lính:

Có đau đớn nào lớn hơn nỗi đau đớn bị mất tự do chứ? Trong ngục, nhưng tâm hồn người chiến sĩ cách mạng vẫn luôn mong ngóng ra thế giới tự do ngoiaf kia, thế giới cách người chiến sĩ có ô cửa bằng song sắt. Đây lạnh lẽo bốn tường vôi khắc khổ

-Bình luận ý kiến:

Và người chiến sĩ cách mạng lúc này ‘là một con người như mọi người”, học cũng xó những cảm xúc vui buồn. Khi bị biệt giam trong một xà lim kín mít với “bốn tường vôi khắc khổ”, phải nằm trên nền nhà với những “manh ván ghép”. Một không gian nhỏ bé, chật hẹp, “lạnh lẽo”, “sầm u” vô cùng tăm tối thì người chiến sĩ cũng rất buồn và côn đơ, học phải chịu cảnh khổ sở, và học cũng sợ chứ, lo lắm chứ.

>>>”lắng nghe” trong một khung cảnh im ắng đến dễ sợ, vì phòng biệt giam nào khác một nấm mồ. Giọng thơ như tha thiết như bồi hồi khi người tù “lắng nghe” những âm thanh của cuộc đời dội đến.

Người tù “tai mở rộng” và “ lắng nghe” mọi âm thanh cuộc sống bên ngoài. Một tiếng rao đêm. Một tiếng chim tu hú gọi bầy. Một tiếng diều sáo… Tiếng gió thổi như thủy triều vỗ sóng. Tiếng chim reo. Tiếng dơi chiều đập cánh “vội vã “bay đi tìm mồi”. Và tiếng guốc, tiếng lạc ngựa gần, xa:

+Câu thơ nào cũng có chữ “nghe”. Chữ “nghe” chứa đầy tâm trạng. Giọng thơ như tha thiết bồi hồi. Cái khao khát tự do làm cho tâm hồn người tù rung lên: “Tiếng guốc đi về” trên những đường phố nhỏ, dài, nghe tiếng động dường như mơ hồ lúc to lúc nhỏ, lúc gần lúc xa càng làm cho nỗi nhớ, nỗi buồn cô đơn thêm da diết. “Tiếng guốc đi về” là cái âm thanh bình dị của đời thường, gợi hơi hướng con người, được người tù “lắng nghe” và cảm nhận đã đặc tả nỗi buồn cô đơn và khao khát tự do cháy bỏng. Đó là một nét đặc tả tâm trạng đầy ấn tượng mà Tố Hữu đã phát hiện ra.

-Nỗi cô đơn chính là tâm trạng đang như bủa vây người chiến sĩ trẻ.

Thường người ta nghĩ người lính cách mạng là những người mạnh mẽ, không hề sợ hiểm nguy, không hề sợ mưa bom bão đạn huống hồ là những tình cảm cá nhân. Họ như tô hồng cho những người lính mà quên mất rằng họ cũng chỉ là những người bình thường. Họ cũng có những lúc mềm yếu và sợ hãi những biến động của cuộc đời. Họ là những người lính chưa dạn dày trong đấu tranh, lần đầu tiên sa vào lưới mật thám Pháp.

>>>Người chiến sĩ cách mạng cũng có những tâm trạng những suy nghĩ rất đời thường “nhưng họ lại có thêm những phẩm chất mà con người thường chưa có được” đó chính là sự nhiệt thành và ý chí cách mạng mà không phải người thường nào cũng có được phẩm chất này.

+Chỉ là “mơ hồ” thôi! Người tù như đã vẽ ra một cảnh tượng “thần tiên” bên ngoài song sắt nhà tù, cái bên ngoài bầu trời”rộng rãi”, bầy chim cùng vạn vật “ríu rít” hót ca. Bên ngoài khác hẳn với bên trong song sắt.

+ Cuộc đời như chất đầy hương thơm, mật ngọt, sây hoa trái. Cuộc đời trong tưởng tượng của người lính nhìn thấy như đã được thi vị hóa: “Hương tự do thơm ngát cả ngàn ngày”.

Nhưng rồi ảo tượng bồng bột ấy, cáo ảo ảo tượng rất người thường đó nhanh chóng trôi qua nhanh. Người tù như đã tĩnh trí rồi tự phủ định những mơ tưởng trên là phi lí. Thời bấy giờ, Mặt trận dân chủ Đông Dương đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử một cách vẻ vang. Khi mà thế chiến thứ II sắp hùng nổ. Thực dân Pháp tăng cường đàn áp và khủng bố. Cuộc sống của nhân dân ta lúc này vô cùng ngột ngạt. Nhà tù đế quốc chật ních chính trị phạm. Cuộc sống của đồng bào ta thuở ấy làm gì có cái cảnh “sây hoa trái”, có “Hương tự do thơm ngát cả ngàn ngày”. Nhưng rồi mẫn cảm về chính trị đã giúp nhà thơ tự điều chỉnh nhận thức “mơ hồ” của mình. Anh cay đắng và uất hận:

+Cuộc đời ngoài song sắt nhà tù lúc bấy giờ tuy có “rộng rãi” hơn chút ít, nhưng xã hội Việt Nam dưới ách thống trị của thực dân Pháp là một cái “lồng to”. Lao Thừa Thiên, Hỏa Lò, nhà tù Sơn La, Côn Đảo,… là những chiếc “lồng con” đáng sợ! Tố Hữu-Người chiến sĩ cách mạng chỉ là một con chim non bé nhỏ đang bị nhốt, bị đày đọa trong cái “lồng con” – nhà lao Thừa Thiên. Hình tượng thơ như được tác giả đặt trong thể tương phản đối lập để nói lên những suy tư sâu sắc của người chiến sĩ cách mạng về cảnh lao tù, về thân phận những chính trị phạm, về nỗi lầm than của dân tộc! Anh uất hận rung lên:

+Anh sẵn sàng chấp nhận những cay đắng, nhục hình và cô đơn, nâng cao dũng khí trước mọi thử thách. Đây có thể nói chính là điều khác biệt những gì người lính có được mà người thường không có. Trong gian khổ, người thường chỉ thấy khổ, còn đối với người lính cách mạnh lại như được tôi luyện thêm ý chí để thực hiện thêm những nhiệm vụ của đất nước.

>>>Điều đáng nói giữa người chiến sĩ với những người khác co lẽ chính là ý chí, lý tưởng đã soi đường chit lối cho mọi hành động của mình. Họ sống có lý tưởng, có trách nhiệm không chỉ với gia đình, mà trong họ đó là trọng trách của một đất nước đau thương đã trải qua biết bao khó khăn.

+Sống trong cảnh cô đơn thân tù, tâm trạng của anh day dứt, tự đấu tranh để vượt lên. Không thể mềm lòng, yếu đuối! Không được bi quan, dao động! Vấn đề sống và chết được đặt ra một cách nghiêm túc và gay gắt. Tố Hữu đã trái qua những dây phút tự đấu tranh căng thẳng. Câu thơ như một lời thề vang lên mạnh mẽ và sôi

+Thi phẩm “Tâm tư trong tù” như đã phản ánh chân thực tình cảm và tâm trạng của người chiến sĩ trẻ trong những ngày đầu bị đày đọa trong ngục tối. Dường như những nỗi buồn cô đơn, lòng khao khát tự do, quan niệm về vấn đề sống và chết, về khí tiết của người cộng sản cứ khiến người lính suy nghĩ mãi…

>>>Những cảm xúc chân thực, cảm xúc rất đời thường. Tâm trạng vận động đúng quy luật đấu tranh cách mạng của người chiến sĩ chân chính trong chốn lao tù. “Tâm tư trong tù” có nói đến cô đơn, nhưng đích thực là khúc tráng ca về tự do. Bài thơ thật hay và thi vị vì người chiến sĩ ấy đã sống tuyệt đẹp trong “Máu lửa – Xiềng xích – Giải phóng”.

C, Kết luận

-Khẳng định lại sự đúng đắn của nhận xét

Người chiến sĩ cách mạng là một con người như mọi người, nhưng họ lại có thêm những phẩm chất mà con người thường chưa có được. Và điều này đã được thể hiện rất rõ qua ‘Tâm tư trong tù”.


Nguồn: https://vanmautuyenchon.com/dan-y-bai-nguoi-chien-si-cach-mang-la-mot-con-nguoi-nhu-moi-nguoi-nhung-ho-lai-co-them-nhung-pham-chat-ma-con-nguoi-thuong-chua-co-duoc-hay-chung-to-dieu-do-qua-tam-trang-nguoi-chien-si-cach-mang-t#ixzz6JhZ0xEgr

                                                                      ~Học tốt!~

13 tháng 12 2017

 - Giọng điệu chung của bài thơ là vui, pha chút hóm hỉnh, hài hước

  - Tâm trạng của Bác Hồ ở Pác Bó :

   + "sáng ra bờ suối, tối vào hang" → cuộc sống tự tại, hòa hợp với tự nhiên

   + "cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng" → thiếu thốn, đói khổ nhưng vẫn yêu đời, vui vẻ.

   + "bàn đá chông chênh" → sự khó khăn gian khổ của hoàn cảnh sống cũng chính là gian khổ của cuộc chiến đấu chống ngoại xâm.

   → Trải qua rất nhiều khó khăn, gian khổ khi sống ở Pác Bó nhưng Bác vẫn sống ung dung, tự tại và hòa hợp với tự nhiên.

  - Bác cảm thấy cuộc sống gian khổ ấy "thật là sang" là bởi vì:

   + Bác đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên hàng đầu.

   + Niềm vui lớn nhất của Người là tìm ra đường giải phóng nước nhà.

   + "sang" Người sống hòa hợp, vui vẻ với tự nhiên.

   → Sự hi sinh thầm lặng của Người- một Nhân cách vĩ đại, cao khiết.

31 tháng 3 2020

- Sang: sang trọng, giàu có.

- Câu thơ thể hiện một cách nói, một lối sống, một quan niệm và ứng xử tuyệt đẹp. Vượt lên trên gian khổ, khắc nghiệt là “sang”.

- “Sang” vì lạc quan tin tưởng về con đường cách mạng đánh Nhật đuổi Pháp mà Người đang theo đuổi, sang vì lí tưởng và vì đời sống tâm hồn phong phú, sang vì phong thái ung dung tự tại dù hoàn cảnh sống và chiến đấu có gian khổ khắc nghiệt đến đâu.

3 tháng 4 2020

+ Giọng điệu bài thơ: bài thơ viết vào thời kì Bác Hồ sống và làm việc trong điều kiện hết sức khó khăn gian khổ nhưng bài thơ lại có giọng điệu đùa vui hóm hỉnh.
 
Sự thư thái của tâm hồn, một nụ cười hài hước. 
 
+ Cảnh sống và tinh thần của Bác:
 
- Cảnh sống:
 
Sáng ra bờ suối, tối vào hang,
 
Đây là thời kì Bác đang hoạt động cách mạng ở Pác Bó năm 1941. Lúc này đất nước ta chưa giành được độc lập, thực dân Pháp khủng bố gắt gao những người hoạt động Cách mạng. Những người Cách mạng phải vào hoạt động bí mật ở những nơi vùng rừng hoang vu để tránh tai mắt của giặc.
 
Câu thơ có sự đối xứng giữa hai khoảng thời gian và hai hành động trái ngược nhau: sáng ra - tối vào. Những địa điểm được nhắc đến là những địa điểm ở chốn lâm tuyền: suối - hang, con người như đang ẩn mình vào thiên nhiên nhịp sống đều đặn ung dung tự tại.
 
-Ăn uống:
 
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.
 
• Nhịp thơ thay đổi từ 4/3 ở câu thơ trên chuyển thành 2/2/3.
 
• Cháo bẹ (cháo ngô) rau măng những thức ăn rất đạm bạc đơn sơ, bữa ăn hằng ngày của vị lãnh tụ đứng đầu đất nước. Câu thơ có hai cách hiểu, cách thứ nhất: cháo bẹ, rau măng lúc nào cũng có, lúc nào cũng sẵn sàng. Cách hiểu thứ hai: dù phải ăn cháo bẹ, rau măng nhưng tinh thần vẫn luôn sẵn sàng, vẫn luôn hài lòng với cuộc sống, coi gian khổ nhẹ nhàng như không.
 
- Tinh thần làm việc:
 
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
 
“Bàn” nói cho sang vậy thôi, đây là những tảng đá núi do thiên nhiên bào mòn được kê làm bàn rất gồ ghề chông chênh. Đó là sự thiếu thốn về phương tiện tối thiểu nhất để làm việc trong hoàn cảnh thực tế.
 
Câu thơ gợi nên sự đối lập, đối lập giữa nơi ở gò bó tù túng, hoang vu hang núi, phương tiện và điều kiện làm việc thiếu thốn, đã ăn uống kham khổ quá đạm bạc cháo bẹ rau măng với tính chất của công việc vô cùng trọng đại dịch sử Đảng, để chèo lái con thuyền cách mạng. Dịch lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô để làm cơ sở cho bước đi của cách mạng Việt Nam, hay chính Bác đang viết nên những trang sử vàng cho dân tộc.
 
- Cuộc sống gian khổ thật là sang
 
Cuộc đời cách mạng thật là sang.
 
Câu thơ đưa ra một kết luận bất ngờ, cuộc sống cực khổ thiếu thốn vậy mà lại gọi sang. Vậy nên hiểu chữ sang ở đây như thế nào?
 
Sang ở đây là nói về đời sống tinh thần, ung dung tự tại thoải mái, niềm hạnh phúc khi làm công việc có ý nghĩa đem lại lợi ích cho dân tộc, cho đất nước.
Đằng sau câu thơ là tinh thần lạc quan cách mạng là nụ cười đùa vui hóm hỉnh của Bác.