Gửi câu hỏi lên Olm chả ai chả lời được mà trả lời thì bảo khó chưa học hóa ra chỉ toàn lũ lên lớp 1 lớp 2 kiếm điểm hỏi đáp
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bởi vì bạn trả lời có thể có nhiều từ bị sai trong câu trả lời của bạn hoặc câu trả lời của bạn có thể ko đầy đủ
Mình trả lời đúng, được chính chủ câu tk lên điểm mà? Nhưng ở điểm hỏi đáp vẫn giậm chân tại chỗ =_=
mình cũng bị như vậy chỉ có trả lời tăng chứ không thấy câu trả lời của mình đâu cả không biết người hỏi có đọc được câu trả lời của mình không nữa
mình cũng như vậy nè!!nhưng khi có 1 hay nhiều bạn thì nó lại hiệ ra
Trong bất kỳ tấm bản đồ thế giới hiện hành nào, châu Phi, Trung Quốc và Alaska đều bị bóp méo, bất chấp sự sẵn có của các dữ liệu vệ tinh chính xác. Hiện tượng này bắt nguồn từ thách thức lớn nhất đối với các chuyên gia vẽ bản đồ: không thể khắc họa chân thực, chuẩn xác thế giới hình cầu trên một tấm bản đồ phẳng.
KHOA HỌC
Face Book
Zalo
Bình luận
Tin nóng
Tại sao mọi bản đồ thế giới hiện hành đều sai?
08/04/2014 12:04 GMT+7
Trong bất kỳ tấm bản đồ thế giới hiện hành nào, châu Phi, Trung Quốc và Alaska đều bị bóp méo, bất chấp sự sẵn có của các dữ liệu vệ tinh chính xác. Hiện tượng này bắt nguồn từ thách thức lớn nhất đối với các chuyên gia vẽ bản đồ: không thể khắc họa chân thực, chuẩn xác thế giới hình cầu trên một tấm bản đồ phẳng.
Bản đồ sử dụng phép chiếu Mercator phổ biến nhất hiện nay trong các sách giáo khoa và trường học đã bóp méo kích thước của Trung Quốc, châu Phi và Alaska. |
Quan sát các tấm bản đồ thế giới ngày nay, bạn nhiều khả năng sẽ nhìn thấy Bắc Mỹ lớn hơn châu Phi, Alaska "khủng" hơn Mexico và Trung Quốc nhỏ bé hơn Greenland. Tuy nhiên, trong thực tế, Trung Quốc lớn gấp 4 lần Greenland, châu Phi to gấp 3 lần Bắc Mỹ và Mexico "khủng" hơn Alaska.
Sự bóp méo trên là kết quả của phép chiếu Mercator, loại bản đồ phổ biến nhất dùng để treo trên tường lớp học hoặc in trong sách giáo khoa. Bản đồ dùng phép chiếu Mercator ra đời năm 1956 nhằm giúp các thủy thủ lái tàu đi khắp thế giới.
Theo các chuyên gia, thách thức lớn nhất là không thể miêu tả chuẩn xác thế giới hình cầu trên một tấm bản đồ phẳng - vấn đề ám ảnh các chuyên gia vẽ bản đồ suốt nhiều thế kỷ. Do đó, hình dạng các tấm bản đồ thế giới từng rất phong phú, từ hình trái tim tới hình nón. Tuy nhiên, sự khác biệt dần biến mất với mẫu bản đồ vượt trội do Gerardus Mercator phát minh.
Phép chiếu Mercator quen thuộc cung cấp đúng hình dạng của các vùng đất, nhưng với cái giá phải trả là làm sai lệch kích thước của chúng, thiên về có lợi cho những vùng đất giàu có ở phía bắc.
Bạn có thể nghĩ, sự xuất hiện của ảnh vệ tinh cùng những công cụ như Google Maps đã cải thiện tầm nhìn của chúng ta về thế giới. Tuy nhiên, sự thực không phải vậy, theo cây bút James Wan của tạp chí Guardian. Theo ông Wan, phần lớn điều này là do các nguyên nhân kỹ thuật, trong khi những sự xuyên tạc khác do ý thức hệ gây ra, làm thay đổi cách chúng ta nhìn nhận về thế giới.
Năm 2005, chương trình tiện ích Google Earth đã thể hiện thế giới với những khu vực được người sử dụng quan tâm nhất giữ vị trí trung tâm và đưa vào bất kỳ nội dụng nào mà chúng ta cho là quan trọng. Gần như lần đầu tiên, khả năng tạo ra một bản đồ chính xác đã được đặt vào tay của tất cả mọi người, và nó đã làm thay đổi cách chúng ta nhìn nhận thế giới. Tuy nhiên, nó cũng tồn tại nhược điểm là chẳng có mấy tiêu chuẩn thống nhất về nội dung cần được thêm vào bản đồ, đồng thời những khu vực ít có dân cư hoặc "kém quan trọng hơn" bị bỏ qua.
Hiện nay, mỗi ngày có hàng triệu lượt truy cập vào Google Maps, giúp chúng ta định hướng đường đi, quan sát các con phố, thị trấn và quốc gia. Google Maps tuyên bố đang trong "cuộc chinh phục không bao giờ ngừng nghỉ để có tấm bản đồ hoàn hảo".
Jerry Brotton, nhà sử gia về khoa nghiên cứu bản đồ và là tác giả cuốn "A History of the World in Twelve Maps", tỏ ra hoài nghi điều này. Ông lập luận rằng, mọi bản đồ đều mang tính thời đại và phục vụ những mục đích nhất định.
Sai, bởi vì bản đồ không thể biểu diễn những nơi lồi lõm, hay sâu cạn và tuy nhiên sai số cỡ nào cũng tùy bản đồ được sử dụng