K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 8 2018

bởi vì là vợ của Nguyễn Trãi làm người hầu cho vua rồi lúc mà vua bị bệnh chết thì hòng đổ oan cho vợ Nguyễn Trãi là có ý muốn ám sât vua nên giết vợ và cả Nguyễn Trãi giết cả 3 đời luôn

8 tháng 8 2018

đúng rùi

hiha

19 tháng 2 2016

khó quá

 

19 tháng 2 2016

1 *Nguyễn Trãi (1380 – 19 tháng 9 năm 1442), hiệu là Ức Trai, quê gốc ở thôn Chi Ngại, phường Cộng Hoà, thị xãChí Linh, tỉnh Hải Dương, sau dời đến làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Nội.

Thi đỗ Thái học sinh năm 1400, Nguyễn Trãi từng làm quan dưới triều Hồ, nhà Minh xâm lược, cha ông là Nguyễn Phi Khanh đầu hàng từ trước đó viết thư khuyên ông ra hàng, ông làm theo. Sau khi Đại Việt bị rơi vào sự cai trị của nhà Minh, Nguyễn Trãi tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống lại ách Minh thuộc. Ông trở thành mưu sĩ của nghĩa quân Lam Sơn trong việc bày tính mưu kế cũng như soạn thảo các văn thư ngoại giao với quân Minh.

Năm 1442, toàn thể gia đình Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc trong vụ án Lệ Chi Viên. Năm 1464, vua Lê Thánh Tôngxuống chiếu giải oan cho ông.

*

Lê Thánh Tông  là Hoàng đế thứ 5 của triều đại nhà Hậu Lê nước Đại Việt. Ông trị vì từ năm 1460 đến năm 1497, tổng cộng 38 năm. Trong thời gian tại vị, ông sử dụng hainiên hiệu là Quang Thuận và Hồng Đức , trong đó thời kì Hồng Đức được nhiều thành tựu và được tán thưởng nhất, nên ông còn được gọi là Hồng Đức Đế .

Lê Thánh Tông được cho là có tư chất thông minh, học vấn uyên bắc, giỏi về xử lí chính trị và cả về văn học, nghệ thuật. Dưới thời đại của ông, Đại Việt phát triển rực rỡ về mọi mặt từ kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, quân sự và trở thành một cường quốc, cũng như đã khiến Quân chủ chuyên chế Việt Nam đạt đến đỉnh cao vàng sơn. Nước Đại Việt từ trước chưa bao giờ cường thịnh và mạnh mẽ, có sức ảnh hưởng toàn khu vực lớn như thời này, thời kỳ này được gọi là Hồng Đức thịnh thế . Điều đó khiến ông trở thành một trong những vị Hoàng đế vĩ đại.

3

Tháng 9 năm 1442, vua Lê Thái Tông đi tuần ở miền Đông.

Ngày 1 tháng 9 năm 1442, sau khi nhà vua duyệt binh ở thành Chí Linh, Nguyễn Trãi đón Lê Thái Tông đi thuyền vào chơi chùa Côn Sơn. Khi trở về Đông Kinh, người thiếp của Nguyễn Trãi là Nguyễn Thị Lộ theo hầu vua. Ngày 7 tháng 9 năm 1442, thuyền về đến Lệ Chi Viên[e] thì vua bị bệnh, thức suốt đêm với Nguyễn Thị Lộ rồi mất. Các quan giấu kín chuyện này, nửa đêm ngày 9 tháng 9 năm 1442 về đến Đông Kinh mới phát tang. Triều đình qui tội Nguyễn Thị Lộ giết vua, bèn bắt bà và Nguyễn Trãi, khép hai người vào âm mưu giết vua.

 

Có 3 nguồn chính sử đề cập đến vụ án Lệ Chi Viên là Đại Việt sử ký toàn thư, Khâm định Việt sử thông giám cương mục và Lịch triều hiến chương loại chí.

  • Theo sách Đại Việt sử ký toàn thư:

Ngày 27 tháng 7 (âm lịch) năm Nhâm Tuất (1442), vua Lê Thái Tông đi tuần ở miền Đông, duyệt quân ở thành Chí Linh, Hải Dương. Nguyễn Trãi đón vua ngự ở chùa Côn Sơn, nơi ở của Nguyễn Trãi. Ngày 4 tháng 8 (âm lịch) vua về đến Lệ Chi Viên thuộc huyện Gia Định (nay thuộc thôn Đại Lai, xã Đại Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh). Cùng đi với vua có Nguyễn Thị Lộ, một người thiếp của Nguyễn Trãi khi ấy đã vào tuổi 40[8] được vua Lê Thái Tông yêu quý vì sự xinh đẹp, có tài văn chương, luôn được vào hầu bên cạnh vua. Khi về đến Lệ Chi Viên, vua thức suốt đêm với Nguyễn Thị Lộ rồi mất[5].

Các quan bí mật đưa về, ngày 6 tháng 8 (âm lịch) mới đến kinh sư, nửa đêm vào đến cung mới phát tang. Triều đình đã quy cho Nguyễn Thị Lộ tội giết vua. Ngay sau khi thái tử Bang Cơ mới 2 tuổi lên nối ngôi (tức là Lê Nhân Tông), triều đình bắt Nguyễn Trãi tru di tam tộc vào ngày 16 tháng 8 (âm lịch) năm này[5].

  • Theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục[3]:

Tháng 7 âm lịch, Lê Thái Tông tuần hành phía đông, duyệt võ ở Chí Linh, Nguyễn Trãi đón mời, nhà vua đến chơi chùa núi Côn Sơn, nơi ở của Nguyễn Trãi.

Nguyễn Thị Lộ, vợ lẽ Nguyễn Trãi, người đẹp mà lại hay chữ. Nhà vua nghe tiếng, trước đây từng mời đến, phong làm Lễ nghi học sĩ, ngày đêm cho hầu ở bên, nhân đó, sàm sỡ với Thị Lộ. Trong đợt đi tuần phía đông, Thái Tông quay về đến trại Vải làng Đại Lại, huyện Gia Định, thì mắc chứng sốt rét. Thị Lộ vào hầu suốt đêm, nhà vua mất[9].

Trăm quan giấu kín việc này, lặng lẽ rước ngự giá về kinh đô mới phát tang. Người ta đều nói Thị Lộ giết vua, bèn bắt giết Thị Lộ. Ngay sau khi thái tử Bang Cơ mới 2 tuổi lên nối ngôi (tức là Lê Nhân Tông), triều đình bắt và giết Nguyễn Trãi, tru di cả họ. Người ta đều cho là oan[9].

  • Theo sách Lịch triều hiến chương loại chí[10]:

Năm 1442, Nguyễn Trãi 63 tuổi, vợ Nguyễn Trãi là Thị Lộ, vào hầu vua, dùng chất độc giết vua, triều đình kết án phải giết ba họ.

Trong 3 sách chính sử nêu trên, Đại Việt sử ký toàn thư và Khâm định Việt sử thông giám cương mục cùng thống nhất xác nhận Lê Thái Tông bị bạo bệnh mà qua đời, và sau khi thi hài Lê Thái Tông được đưa về kinh đô thì Nguyễn Thị Lộ bị mọi người đồng loạt buộc tội giết vua. Riêng Lịch triều hiến chương loại chí xác nhận Nguyễn Thị Lộ dùng thuốc độc giết vua.

28 tháng 10 2017

Chọn đáp án: D

7 tháng 10 2019

  Vụ án Lệ Chi Viên, tức Vụ Án Vườn Vải là một vụ án oan nổi tiếng thời Lê Sơ.Qua vụ án này quan đại thần hành khiển Nguyễn Trãi và vợ là lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ bị triều đình Lê Sơ kết tội giết vua Lê Thái Tông bắt tội chém đầu đến 3 họ nhà Nguyễn Trãi.Đến năm 1464, thời vua Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi được minh oan người con còn sống sót duy nhất của ông là Nguyễn Anh Vũ được cất làm quan huyện bản thân ông được truy tặng tước hiệu.

   Nếu bạn muốn biết chi tiết hơn thì lên google đánh Vụ án Lệ Chi Viên là ra

   Hk tốt!!

#Ly#

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.Mẹ con Lí Thông đang ngủ, bỗng nghe tiếng gọi cửa. Ngỡ là hồn oan của Thạch Sanh hiện về, mẹ con hắn hoảng sợ, van lạy rối rít. Khi Thạch Sanh vào nhà kể cho nghe chuyện giết chằn tinh, chúng mới hoàn hồn. Nhưng Lí Thông bỗng nảy ra kế khác. Hắn nói: - Con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu. Nay em giết nó, tất không khỏi bị tội chết. Thôi, bây giờ...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.

Mẹ con Lí Thông đang ngủ, bỗng nghe tiếng gọi cửa. Ngỡ là hồn oan của Thạch Sanh hiện về, mẹ con hắn hoảng sợ, van lạy rối rít. Khi Thạch Sanh vào nhà kể cho nghe chuyện giết chằn tinh, chúng mới hoàn hồn. Nhưng Lí Thông bỗng nảy ra kế khác. Hắn nói: 

- Con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu. Nay em giết nó, tất không khỏi bị tội chết. Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hày trốn ngay đi. Có chuyện gì để anh ở nhà lo liệu.

Thạch Sanh lại thật thà tin ngay. Chàng vội từ giã mẹ con Lí Thông, trở về túp lều cũ dưới gốc đa, kiếm củi nuôi thân.

(Thạch Sanh)

1. Lí Thông nói với Thạch Sanh nhằm mục đích chính là gì? Câu nào thể hiện rõ nhất mục đích ấy?

2. Lí Thông có đạt được mục đích của mình không? Chi tiết nào nói lên điều đó?

3. Lí Thông đã thực hiện mục đích của mình bằng phương tiện gì?

4. Nếu hiểu hành động là “việc làm cụ thể của con người nhằm một mục đích nhất định” thì việc làm của Lí Thông có phải là một hành động không? Vì sao?

1
6 tháng 12 2017

1. Lý Thông nói với Thạch Sanh nhằm lừa gạt Thạch Sanh để chàng sợ hãi và chạy trốn. Câu thể hiện rõ nhất mục đích đó "Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn ngay đi."

   2. Lý Thông đạt được mục đích của mình. Câu thể hiện " Thạch Sanh vội vàng từ giã mẹ con Lý Thông, trở về túp lều cũ dưới gốc đa, kiếm củi nuôi thân."

   3. Lý Thông đã thực hiện mục tiêu của mình bằng lời nói.

   4. Nếu hiểu " việc làm cụ thể của con người nhằm mục đích nhất định" thì việc làm của Lý Thông là một hành động, vì nó tác động dẫn tới hành động chạy trốn của Thạch Sanh.

9 tháng 10 2018

ae trả lời mik thấy cái nào lời  giải hay thì mik

9 tháng 10 2018

Thực ra người em gái mới là kẻ hóa điên rồi giết gia đình mình, sau đó bị mất trí nhớ. Người anh trai chỉ giết có một người, đó là chính mình, vì muốn chịu tội thay cho em gái nên đã đi đầu thú và lãnh án tử hình. Cô gái sau khi nhớ ra toàn bộ câu chuyện thì quá đau lòng và thấy có lỗi với gia đình nên tự vẫn.

19 tháng 10 2018

Tháng 7/1442, vua Lê Thái Tông đi duyệt binh ở Chí Linh đã về ngự ở chỗ Nguyễn Trãi trên chùa Côn Sơn. Đến ngày 4/8/1442, vua về đến Lệ Chi Viên thì đột ngột qua đời. Mọi người đều nói người giết vua là Nguyễn Thị Lộ, vợ Nguyễn Trãi. Cả gia đình Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc. Theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục, ngay sau việc này, nhiều người đã cho rằng Nguyễn Trãi bị oan.

Vua Lê Nhân Tông từng khẳng định công lao sự nghiệp của Nguyễn Trãi như sau: "Nguyễn Trãi là người trung thành giúp đức Thái Tổ dẹp yên giặc loạn, giúp đức Thái Tông sửa sang thái bình. Văn chương và đức nghiệp của Nguyễn Trãi, các danh tướng của bản triều không ai sánh bằng". Tuy nhiên, ông vua này chưa minh oan cho Nguyễn Trãi.

Phải đến năm 1464, vua Lê Thánh Tông mới chính thức ban chiếu minh oan cho Nguyễn Trãi, truy tặng ông tước Tán Trù Bá, ban cho con trai Nguyễn Trãi, người sống sót duy nhất trong gia đình sau vụ án Lệ Chi Viên, là Nguyễn Anh Vũ chức huyện quan. Sau đó, Lê Thánh Tông còn ra lệnh sưu tầm di cảo thơ văn Nguyễn Trãi, nhờ đó mà một phần quan trọng các di sản văn hóa của Nguyễn Trãi còn tồn tại đến ngày nay.

Mặc dù vua Lê Thánh Tông đã xuống chiếu minh oan cho Nguyễn Trãi, nhưng Nguyễn Thị Lộ, vợ Nguyễn Trãi, người bị nghi là hung thủ chính, chưa được vua minh oan. Sử sách không nhắc gì đến việc này.

23 tháng 2 2021

Bài Phân Sử Tài Tình hay quá

23 tháng 2 2021

đánh vào tâm lí con người nha