Nêu biện pháp tu từ của các câu dưới đâyền im
a, Ngày Huế đổ máu-Chú về Hà Nội
b,Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ
c,Mặt trời xuống biển như hòn lửa- Sóng đã cài then, đêm sập cửa
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Biện pháp tu từ : nhân hóa
Tác dụng : làm cho sự vật trở nên sinh động hơn,làm tăng sức gợi hình, gợi cảm và làm cho sự vật có đặc điểm, tính cách như một con người.
Nhân hóa: Thuyền im – bến mỏ i- nằm
Con thuyền sau một chuyến ra khơi vất vả trở về, nó mỏi mệt nằm im trên bến. Con thuyền được nhân hóa gợi cảm nói lên cuộc sống lao động vất vả, trải qua bao sóng gió thử thách. Con thuyền chính là biểu tượng đẹp của dân chài.
Trong câu này, ta có một số biện pháp tu từ như sau:
• Từ ghép "mỏi trở về" để miêu tả hành động của chiếc thuyền khi quay trở về bến.
+ Từ "im" để miêu tả sự yên lặng của chiếc thuyền.
+ Từ "nghe" để miêu tả hành động nghe của người kể chuyện.
+ Từ "chất muối thấm dần" để miêu tả quá trình muối thấm vào trong thơ vỏ.
Các biện pháp tu từ này giúp tăng tính hình ảnh và cảm xúc cho câu chuyện, giúp người đọc dễ dàng hình dung và hiểu được tình huống trong câu chuyện.
- Ẩn dụ : nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ
Tế Hanh đã sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác một cách một cách tinh tế. "Nghe" là động từ chỉ hoạt động của thính giác, "thấm" lại là cảm nhận của xúc giác. Con thuyền nằm nghỉ đồng thời cảm nhận từng chuyển động tinh vi nhất đang diễn ra trong mình. Cách viết ấy vừa gợi sự mệt nhọc thấm thìa của con thuyền vừa thể hiện được sự tinh tế tuyệt vời của nhà thơ, tưởng như Tế Hanh đồng cảm sâu sắc với cảm giác, cảm xúc của con thuyền...
- Nhân hoá : chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Biện pháp nhân hoá khiến người đọc hình dung rất rõ dáng vẻ nặng nề, thấm mệt của chiếc thuyền khi chậm chạp neo vào bến đỗ.
a. Phép tu từ : Hoán dụ
Đổ máu: chiến tranh chết chóc ( lấy dấu hiệu sự vật để nói sự vật )
b. Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ
- Phép tu từ :
+ Nhân hoá : thuyền - im
bến - mỏi trở về nằm
+ Ẩn dụ : Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ
"Nghe" là động từ chỉ hoạt động của thính giác, "thấm" lại là cảm nhận của xúc giác => ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
c. Phép tu từ:
- So sánh : Mặt trời - hòn lửa
- Nhân hoá : Sóng - cài then
- Ẩn dụ : Khi ngày đã tàn, “Mặt trời xuống biển”, màn đêm buông xuống “Đêm sập cửa” thì sóng biển như “then cài” đóng lại cánh cửa khổng lồ ấy.
a,Sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ. Vì đây là dấu hiệu của sự xô xát dẫn đến thương tích, hi sinh, mất mát; ở đây được dùng để biểu thị thời điểm xảy ra chiến sự, chiến tranh.
b,
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
2 câu thơ trên trích trong vb''quê hương'' of tế hanh.với hình ảnh nhân hóa và ẩn dụ chuyển đổi cảm giác 2 câu thơ đã được tác giả miêu tả trạng thái nghỉ ngơi của con thuyền nằm im trên bến sau khi vật lộn với sóng gió biển khơi trở về.Tác giả không chỉ thấy thuyền đang nằm im trên bến mà còn thấy sự mệt mỏi say xưa của con thuyền và cảm thấy con thuyền ấy như đang lắng nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.Con thuyền ấy vô chi trớ nên có hồn , một tâm hồn rất tinh tế. Cũng như người dân làng chài ,con thuyền ấy cũng thấm đậm vị mặn mòi của biển khơi.
c) "Mặt trời xuống biển như hòn lửa"=> So sánh
"Sóng đã cài then đêm sập cửa"=> Nhân hóa
=> THiên nhiên, biển cả như một ngôi nhà rộng lớn mà gẫn gũi, ấm áp, thân thương với con người