K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1:

Bài tham khảo 2:
Từ xưa đến nay, ông cha vẫn thường căn dặn chúng ta sống phải biết ơn, tôn trọng những người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng. Điều đó thể hiện rõ trong câu tục ngữ :
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Câu tục ngữ như một lời khuyên đối với chúng ta. Xét về nghĩa đen, “quả” là cái thơm ngon nhất của cây, kết tinh sự tinh khiết qua thời gian. Vì vậy khi ăn một trái quả thơm ngon thì ta phải nhớ tới những người đã trồng ra cây đó. Nhưng ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ lại muốn khuyên chúng ta khi được hưởng một thành quả nào đó thì phải nhớ ơn những người đã tạo ra thành quả ấy. “Ăn quả” là hình ảnh nói về những người hưởng thành quả, còn “trồng cây” là hình ảnh nói về những người làm ra thành quả cho người hưởng thụ.Vậy vì sao “ăn quả” phải nhớ “kẻ trồng cây” ? Vì tất cả những thành quả mà chúng ta đang hưởng thụ không phải tự nhiên mà có được. Những thành quả đó là mồ hôi, nước mắt, công sức, trí tuệ và cả xương máu của biết bao lớp người tạo nên để đem lại cuộc sống hạnh phúc cho chúng ta. Đã bao giờ ta tự hỏi: Tại sao ta lại có mặt trên đời này? Đó là công ơn của cha mẹ. Cha mẹ luôn ở bên cạnh ta ngay cả những lúc ta buồn vui, san sẻ, nuôi dưỡng những ước mơ của chúng ta. Còn thầy cô giáo là những người cha, người mẹ thứ hai luôn gần gũi chỉ bảo, mở ra cho chúng ta những kho tàng kiến thức của nhân loại, để rồi chắp cánh ước mơ cho chúng ta. Bên cạnh đó, công ơn của các chú bộ đội, các cô thanh niên xung phong cũng rất to lớn. Không có họ, làm sao chúng ta được hưởng sự bình yên, hạnh phúc như ngày hôm nay, được cắp sách tới trường vui đùa với bạn bè. Rồi những người công nhân, kĩ sư, bác sĩ không tiếc mồ hôi, công sức, trí tuệ lao động của mình. Họ đều là những người dám hi sinh cuộc đời mình để cống hiến cho đất nước. Chúng ta phải nhớ ơn họ, vì đây là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay : “Uống nước nhớ nguồn”, “Chim có tổ, người có tông”.Hiểu vấn đề trên ta phải hành động như thế nào ? Hằng năm, nhà nước ta vẫn luôn nhớ đến công ơn của những người đã tạo ra thành quả cho chúng ta được hưởng thụ, điều đó rất hợp với tình người. đối với cha mẹ, cũng có những người con hết lòng thương yêu, kính trọng cha mẹ vì họ hiểu cha mẹ chính là người tạo ra cuộc sống cho họ ngày hôm nay. Thật đúng với lời khuyên của câu tục ngữ. Chúng ta, mỗi người ai cũng cần phải có ý thức bảo vệ và phát huy đạo lí đó. Thực hiện tốt bổn phận làm con trong gia đình, bổn phận người học trò trong nhà trường, biết ơn những thế hẹ đi trước là những điều chúng ta phải ghi nhớ.Câu tục ngữ đã để lại một bài học thật quý giá. Chúng ta những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường cần chăm chỉ học tập để giữ gìn những thành quả mà ông cha đã tạo dựng và luôn nhăc nhở nhau sống

11 tháng 2 2017

Câu 1:

Lòng biết hơn hay “uống nước nhớ nguồn” được hiểu theo nghĩa cả nghĩa đen và nghĩa bóng. “Uống nước” là hành động hằng ngày chúng ta vẫn làm đều đặn, khi chúng ta uống nước, nâng niu trên tay tài nguyên thiên nhiên quý giá thì chúng ta cần phải nhớ rằng nguồn gốc của nó từ đâu mà có, ai đã mang đến cho chúng ta uống. Còn theo hàm ý sâu xa hơn thì uống nước nhớ nguồn là nói lên lòng biết ơn, nhớ về cội nguồn của mình với tấm lòng thành kính, thiêng liêng nhất. Mỗi người chúng ta sinh ra đều có nguồn gốc, không ai tự nhiên mà sinh ra. Mỗi ngày chúng ta trưởng thành và khôn lớn, công lao dưỡng dục, sinh thành ấy rất vĩ đại. Cần phải nghĩ về họ, nghĩ về quá khứ và những gì đã qua để thấy được những nhọc nhằn vất cả mà họ đã trải qua để đổi lấy sự yên bình cho chúng ta hôm nay.

Lòng biết ơn mang giá trị nhân văn sâu sắc, là tấm lòng giữa người với người. Lòng biết ơn không chỉ là nói suông, cần thể hiện bằng hành động thì nó mới thực sự ý nghĩa.

Ngày nay, lòng biết ơn được biểu hiện trên nhiều mặt, nhiều khía cạnh. Đâu đâu chúng ta cũng thấy được lòng biết ơn luôn hiển hiện khắp nơi. Là điều mà mỗi người đều có thể nhận thức được là cần làm, cần ghi nhớ.

Câu 2:

1. Giới thiệu khái quát:
Giới thiệu ý kiến của Hoài Thanh gắn với nội dung chính của bài thơ Bếp lửa: bài thơ thể hiện tình bà cháu thiêng liêng, sâu nặng.
2. Giải thích, phân tích, chứng minh:
2.1. Tổng quát:
a. Giải thích nhận định: Nhận định có hai nội dung quan trọng:
- Hoài Thanh khẳng định: văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, tức là khẳng định các tác phẩm văn chương có khả năng khơi dậy những tình cảm, rung cảm đẹp đẽ cho mỗi người khi tiếp cận tác phẩm.
- Ông còn khẳng định: văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có, tức là nhấn mạnh khả năng văn chương bồi đắp tâm hồn, tình cảm của mỗi người thêm sâu sắc, thêm đẹp đẽ, bền vững.
- Nhận định đã khái quát một cách sâu sắc hai vấn đề: Khái quát quy luật sáng tạo và tiếp nhận văn chương: đều xuất phát từ tình cảm, cảm xúc của tác giả và bạn đọc; khái quát chức năng giáo dục và thẩm mỹ của văn chương đối với con người.
b. Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ Bếp lửa (có thể nêu nội dung chính của bài thơ nếu
chưa nêu ở phần Giới thiệu khái quát)
c. Khẳng định: bài thơ khơi dậy, bồi đắp thêm cho tình cảm gia đình ( tình bà cháu thiêng liêng, sâu nặng), tình yêu thương con người, tình yêu quê hương, đất nước của mỗi người. Bài thơ là minh chứng cho nhận định của Hoài Thanh.
2.2. Phân tích, chứng minh:
a. Bài thơ khơi dậy và làm đẹp thêm tình cảm bà cháu, tình cảm gia đình cho mỗi người đọc qua dòng hồi tưởng của cháu về kỷ niệm tuổi thơ bên bà, bên bếp lửa - qua tình cảm bà cháu của nhân vật trữ tình: (phân tích, chứng minh)
- Hồi tưởng của cháu bắt đầu từ hình ảnh bếp lửa và từ hình ảnh bà. (phân tích, chứng minh)
- Nhân vật trữ tình hồi tưởng lại những kỷ niệm: kỷ niệm những năm đói khổ; kỷ niệm tám năm sống bên bà; kỷ niệm những năm giặc dã, chiến tranh. Trong dòng hồi tưởng đó luôn có hình ảnh bà tần tảo, hi sinh, yêu thương cháu, có tình bà ấm áp. (phân tích, chứng minh)
- Hồi tưởng về bà luôn gắn với hình ảnh bếp lửa, bếp lửa là biểu tượng cho tình bà ấm áp, biểu tượng cho ý chí, nghị lực, niềm tin của bà. (phân tích, chứng minh)
b. Bài thơ khơi dậy và làm đẹp thêm tình cảm bà cháu, tình cảm gia đình cho mỗi người đọc qua những suy ngẫm, tâm nguyện của cháu ở hiện tại về bà, về tình bà và về bếp lửa - qua tình cảm bà cháu của nhân vật trữ tình: (phân tích, chứng minh)
- Cháu khôn lớn, trưởng thành thấm thía: cuộc đời bà vất vả, gian khổ; con người bà tần tảo, chịu thương chịu khó; công lao của bà mênh mông, sâu nặng. (phân tích, chứng minh)
- Cháu tâm nguyện: luôn yêu mến, nhớ bà, biết ơn bà. (phân tích, chứng minh).
- Trong suy ngẫm, tâm nguyện của cháu cũng vẫn hiện lên hình ảnh bếp lửa bình dị mà thiêng liêng: bếp lửa là biểu tượng cho tình bà cháu, biểu tượng của gia đình, quê hương.
c. Khẳng định sự tác động của bài thơ đến tình cảm mỗi người đọc, sự đồng cảm của người đọc với bài thơ.
- Với hình tượng bếp lửa và hình tượng người bà, bài thơ Bếp lửa đã khơi dậy trong lòng mỗi người đọc tình cảm bà cháu đẹp đẽ, tình cảm gia đình thiêng liêng. Tình cảm của nhân vật trữ tình, của tác giả đã làm sâu sắc, đẹp đẽ, bền vững thêm tình cảm gia đình trong mỗi người đọc. Điều đó chứng minh nhận định của Hoài Thanh là đúng đắn.
- Bài thơ nhận được sự đồng càm của bạn đọc, bạn đọc tìm được sự đồng điệu tâm hồn với tác giả. Bài thơ là một minh chứng cho quy luật sáng tạo và tiếp nhận văn chương, minh chứng cho vai trò quan trọng và chức năng của văn chương, đặc biệt là chức năng giáo dục và thẩm mỹ.
2.3. Đánh giá, mở rộng:
a. Đánh giá:
- Bài thơ Bếp lửa với hình tượng thơ độc đáo, ngôn từ biểu cảm, bình dị mà sâu sắc, sử dụng hồi tưởng và hiện tại trong mạch cảm xúc, sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc đã thể hiện xúc động tình bà cháu thiêng liêng, ấm áp, tình cảm yêu gia đình, quê hương, đất nước trong sáng, đẹp đẽ.
- Bài thơ đã làm sáng tỏ những quy luật sáng tạo và tiếp nhận văn chương; minh chứng cho những tác dụng to lớn của văn chương: văn chương làm đẹp thêm tình người, hướng con người đến chân, thiện, mỹ.
b. Mở rộng: Liên hệ đến các tác phẩm ngợi ca tình cảm gia đình: Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh), Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)...; liên hệ nhận thức và hành động của bản thân.

18 tháng 9 2019

a. Các yếu tố có trong văn bản tự sự, trữ tình và nghị luận:

b. Đặc điểm nổi bật của văn nghị luận là việc sử dụng các yếu tố luận điểm, luận cứ để lập luận. Tuy nhiên, trong văn nghị luận người ta có thể sử dụng miêu tả, kể chuyện, biểu cảm để làm tăng sức thuyết phục.

c. Các câu tục ngữ trong Bài 18, 19 là nghị luận. Căn cứ vào đặc trưng của từng loại văn để nhận diện đặc điểm của các câu tục ngữ về phương thức biểu đạt. Nếu cho rằng các câu tục ngữ này là một loại văn bản nghị luận thì phải chứng minh được rằng chúng mang những đặc điểm cơ bản của văn nghị luận.

7 tháng 9

so sánh thể loại trong nội dung học đọc có gì giống và khác nhau giữa các thể loại em đã được học trong chương trình lớp 6,7 và 8

Đọc các đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi     Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống. [...]     Vậy thì, hoặc là hình dung sự sống, hoặc sáng tạo ra sự sống, nguồn gốc của văn chương đều là tình cảm, là lòng vị tha. Và vì thế, công dụng của văn chương cũng là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha.(Trích...
Đọc tiếp

Đọc các đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi

     Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống. [...]

     Vậy thì, hoặc là hình dung sự sống, hoặc sáng tạo ra sự sống, nguồn gốc của văn chương đều là tình cảm, là lòng vị tha. Và vì thế, công dụng của văn chương cũng là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha.

(Trích văn bản Ý nghĩa văn chương, SGK Ngữ văn 7, tập 2, NXB Giáo dục, trang 60)

1.     Văn bản Ý nghĩa văn chương thuộc loại văn nghị luận nào? Vì sao em biết?

2.     Trong 2 đoạn văn trên, tác giả Hoài Thanh lập luận theo quan hệ nào? Tìm các từ ngữ thể hiện quan hệ lập luận đó.

3.     Trong phần đầu văn bản, tác giả đã lý giải “nguồn gốc của văn chương”, tại sao trong đoạn văn trên, một lần nữa tác giả lại nhắc đến luận điểm này?

4.     Em hiểu như thế nào về quan điểm văn chương còn sáng tạo ra sự sống của Hoài Thanh? Bằng những hiểu biết của mình về các tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 7, em hãy viết 1 đoạn văn khoảng 8 câu giải thích và chứng minh ý kiến trên, trong đoạn văn có sử dụng 1 câu đặc biệt (gạch chân, chú thích rõ tác dụng của câu đặc biệt đó).

5.     Hãy cho biết tên của 2 tác phẩm (ghi rõ tên tác giả) mà em đã học trong chương trình Ngữ văn THCSlàm em hiểu rõ công dụng của văn chương là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha. Lý giải vì sao em chọn 2 tác phẩm đó?

 

 

 

 

0
4 tháng 3 2020

Bài làm

Từ khi xa xưa con người biết phản ánh tâm tư tình cảm của mình qua văn học truyền miệng hay trên những trang giấy, văn học đã trở thành người bạn thân thiết, gắn bó với con người. Nó là sợi dây liên kết vô hình khiến con người xích lại gần nhau hơn. Văn học giúp cho con người chung sống với nhau bằng tình cảm đẹp đẽ, sự sẻ chia và cảm thông. Vì thế ngay từ khi sinh ra, văn học và tình thương đã có mối quan hệ chặt chẽ: tình thương tạo nên sự hấp dẫn cho văn học và văn học có nhiệm vụ quan trọng là truyền tải tình thương.

Văn học vô cùng quan trọng đối với cuộc sống tinh thần của con người. Nó là một bộ môn nghệ thuật có từ rất lâu đời, là công cụ giúp con người bày tỏ cảm xúc hay tình cảm của mình bằng những từ ngữ, kí hiệu và con dấu. Các tác phẩm văn học được làm nên từ các chất liệu có trong cuộc sống chính vì vậy chúng miêu tả được cuộc sống muôn hình vạn trạng một cách chân thực và chính xác hơn bất cứ ai. Văn học cũng chính là chiếc chìa khoá vàng mở rộng lòng nhân ái trong tâm hồn, phát triển nhân cách tốt đẹp. Văn học gồm nhiều thể loại tác phẩm nhgệ thuật như truyện ngắn, tự truyện, hồi kí hay tiểu thuyết,…

Ta có thể nói văn học là nhân học, tức là nó có tính nhân văn. Văn học chứa đựng trong nó muôn vàn những tình cảm tốt đẹp giữa con người. Đó chính là tình thương. Nhưng cụ thể hơn, tình thương được thể hiện trong văn học khá sâu sắc và đa chiều. Chúng thể hiện những cung bậc cảm xúc khác nhau của con người. Đó cũng là khi những nhà văn, thi sĩ bộc lộ sự thương cảm xót xa sâu sắc đối với những mảnh đời, thân phận bất hạnh; phê phán gay gắt những việc làm sai trái và những kẻ chà đạp lên con người; hay là lời ca ngợi vẻ đẹp quê hương, thiên nhiên, đất nước.

Văn học và tình thương gần như là hai khái niệm không thể tách rời, có quan hệ chặt chẽ với nhau. Văn học thể hiện tình thương trong nhiều mối quan hệ khác nhau. Ấm áp và thiết tha như tình cảm gia đình, cái nôi hình thành nhân phẩm đạo đức của mỗi người. Cũng vì vậy mà người xưa cũng rất coi trọng tình cảm thiêng liêng này và trân trọng đặt nó lên hàng đầu qua câu ca dao:

“Công cha như núi ngất trời,

Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông.”

Công lao cao cả của người bố cùng tình thương vô bờ bến của người mẹ được so sánh với các hình ảnh hùng vĩ của thiên nhiên đã in sâu vào tâm trí nhũng người làm con giúp cho họ làm tròn chữ hiếu, đền đáp lại công ơn trời biển của cha mẹ. Còn trong văn học hiện đại, tác phẩm tiêu biểu mà ta đã được học là “Trong lòng mẹ”. Bài văn thể hiện tình cảm trong sáng, sâu sắc của bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh của mình. Bằng cả tâm hồn và tình yêu thương, em đã cố giữ cho hình ảnh người mẹ nhân hậu, hiền dịu không bị vấy bẩn bởi nhũng hủ tục và thành kiến thâm độc. Vì sao mà một cậu bé còn nhỏ đã có thể có tình thương lớn lao và lòng tin tưởng tuyệt đối về người mẹ đến vậy?

Tình cảm gia đình không chỉ có tình mẫu tử mà còn có tình anh em thắm thiết. Sau khi đọc tác phẩm “Bức tranh của em gái tôi” bạn có thể cảm nhận được tấm lòng khoan dung, sẵn sàng tha thứ cho người anh trai để rồi giúp cho người anh thức tỉnh khỏi sự ganh tị và ghen ghét. Cũng là tình cảm anh em nhưng bài “Cuộc chia tay của những con búp bê” lại thấm nặng tình nghĩa và cuộc chia ly đẫm nước mắt, buồn tủi của những đứa trẻ bất hạnh. Chúng yêu thương nhau biết bao thì lúc xa nhau càng đau đớn bấy nhiêu. Nỗi đau đấy đã để lại một ấn tượng sâu nặng trong lòng người đọc, khiến họ càng thêm xót xa và khâm phục tình cảm thiết tha của hai anh em Thành và Thủy.

Không chỉ thế, văn học cũng góp phần khắc họa nên sự gần gũi, thân thiết và vui vẻ của tình bạn - một thứ tình cảm đẹp không hề vụ lợi, toan tính. Và đó chính là nhũng gì mà Nguyễn Khuyến đã miêu tả một cách chân thực trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà”. Mở đầu bài thơ là một câu chào hỏi vồn vã, thân tình như reo lên khi người bạn tri kỉ đến. Bằng một giọng văn hóm hỉnh, ông đã nêu lên những thiếu thốn về vật chất để khẳng định một tình bạn gắn bó giữa mình và bạn. Phải đó là một tình bạn cao đẹp vượt lên trên tất cả những tầm thường về vật chất và của cải để đến với nhau bằng tấm lòng.

Ngoài tình thương đối với những người mà ta thân quen, văn học cũng ca gợi tình cảm giữa những người cùng chung sống trong một xã hội. Vì vây, “thương người như thể thương thân” từ lâu đã trở thành một truyền thống đạo lý của người Việt Nam.

Văn học ca ngợi tình cảm đẹp và đồng thời cũng phê phán những việc làm, hành động hay những kẻ chà đạp lên con người. Văn học luôn lên án gay gắt những kẻ chỉ biết nghĩ tới bản thân mà thờ ơ với mạng sống của người khác. Nhân vật điển hình mà học sinh đã được học là viên quan phụ mẫu trong bài “Sống chết mắc bay”. Hắn là một con người tàn nhẫn đến độ có thể bình thản mà ngồi chơi bài trong khi mưa bão đang cướp đi mạng sống của những người dân đen. Tiếng thét kinh hoàng hòa cùng với tiếng gió giật, mưa rít vẫn không làm bậc “quan cha mẹ” bận lòng. Câu chuyện kết thúc cũng là lúc quan thắng ván bài, tất cả mọi thứ đều chìm trong biển nước. Nụ cười hả hê, phi nhân nghĩa của quan vang lên càng xoáy sâu vào lòng người đọc sự thương cảm, xót xa đến tột độ đến những con người bất hạnh. Câu chuyện “Cô bé bán diêm” đã nhẹ nhàng đi vào lòng người đọc bởi hiện lên từng trang sách là hình ảnh của một em bé mồ côi nghèo khổ không được sống trong vòng tay yêu thương của gia đình. Cảnh ngộ đó còn đáng thương hơn khi con người xung quanh cũng lạnh giá như mùa đông khắc nghiệt. Câu chuyện đã tố cáo một cách kín đáo sự thờ ơ và vô tâm của xã hội lúc bấy giờ đã đẩy những con người nghèo khổ vào bước đường cùng.

Và ngay với những kẻ gian ác xảo quyệt, dối trá cũng vậy văn học quyết không nương tay với chúng. Như trong chuyện Lí Thông cuối cùng cái thiện cũng thắng cái ác, hai mẹ con Lí Thông bị biến thành những con bọ hung suốt ngày chui rúc nhũng chốn bẩn thỉu cho đến cuối đời vì những tội ác chúng đã gây ra.

Văn học nước ngoài cũng góp phần làm phong phú thêm kho tàng tình cảm của con người. Đặc biệt nó ca ngợi cả tình cảm đẹp giữa những người không cùng ruột già máu mủ. Và O’henri đã chỉ rõ cho ta thấy điều đó qua tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng”. Khi Giôn-xi bị ốm, Xiu cùng cụ Bơ-men đã hết lòng chăm sóc mong giành lại cô khỏi cái chết đang đến gần. Cụ Bơ-men tuy chỉ xuất hiện rất ít nhưng lại để lại ấn tượng sâu sắc nhất. Cụ yêu thương Giôn-xi như con gái mình và sẵn sàng hi sinh mạng sống của mình để cứu Giôn-xi khỏi những suy nghĩ tuyệt vọng đang kéo cô xa dần cuộc sống thực tại.

Văn học trau dồi tình thương, gợi cảm xúc cho con người, làm cho họ gắn bó với nhau. Có người đã từng nói “Tình cảm của con người cũng giống một viên kim cương thô mà nhờ có văn chương “mài nhẵn” mới trở thành viên đá quý đẹp gấp vạn lần”. Đọc các tác phẩm văn học ta thấy gần hơn với những nhân vật trong chuyện và từ đó biết lắng nghe, rung động, cảm thông, chia sẻ. Đó là bước đi đầu để hình nhân phẩm đạo đức và từ đó có những suy nghĩ, hành động đúng. Quả thật không sai, như M.Gorki đã từng nói “xét đến cùng, ý nghĩa thực sự của văn học là nhân đạo hóa con người”. Nhờ thế, văn học không chỉ dừng lại ở giá trị văn chương mà còn được mở rộng thành những viên gạch đầu tiên xây đắp ngôi nhà của tình thương giữa con người với con người trong xã hội.

Từ tất cả những dẫn chững trên ta càng thấy văn học và tình thương gắn bó chặt chẽ với nhau đến chừng nào. Bởi lẽ tình thương khởi nguồn cho văn học và làm cơ sở để văn học tiếp tục truyền tải tình thương. Văn học và tình thương hòa quyện vào nhau và tạo nên những điều tốt đẹp nhất cho con người giúp con người phát triển theo một định hướng chung để ngày một hoàn thiện. Có vậy, con người mới có thể cùng nhau chung sống trong tình yêu thương.

NHỚ TICK ĐÚNG NHA

Em có 1 đề văn,nó cũng dài lắm,vì thế có 1 số câu khó hiểu thì mọi người giải dùm em vs ạ1,PHẦN VĂN1.kể tên và tóm tắt các truyện hiện đại kèm tên tác giả đã học và đọc thêm?nêu chủ đề của từng truyện?2.nêu tên văn bản,tác giả,phương thức lập luận và luận điểm chính của các văn bản nghị luận đã học trong chương trình ngữ văn lớp 7?3.trong văn bản Ý Nghĩa Văn...
Đọc tiếp

Em có 1 đề văn,nó cũng dài lắm,vì thế có 1 số câu khó hiểu thì mọi người giải dùm em vs ạ

1,PHẦN VĂN

1.kể tên và tóm tắt các truyện hiện đại kèm tên tác giả đã học và đọc thêm?nêu chủ đề của từng truyện?

2.nêu tên văn bản,tác giả,phương thức lập luận và luận điểm chính của các văn bản nghị luận đã học trong chương trình ngữ văn lớp 7?

3.trong văn bản Ý Nghĩa Văn Chương,Hoài Thanh viết:''Văn chương gây cho ta những tình cảm ta chưa có,luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có"Dựa vào kiến thức đã học,em hãy giải thích và tìm dẫn chứng để chứng minh nhận định đó

4.Phân tích rõ 2 hình ảnh tương phản trg truyện ngắn Sống Chết Mặc Bay của PDT?

5.vẽ BĐTD khái quát trình tự lập luận trg các văn bản nghị luận hiện đại đã học?

Phần văn chỉ đến đây thôi,còn phần tiếng việt nữa,em học k đạt môn văn lắm cho nên mới hỏi bucminh

2
27 tháng 7 2016

nhiều z

3 tháng 8 2016

em gái ạ chị đây đặc biệt ấn tượng vs họ của em rất hay. chị là đội tuyển văn nên mấy câu em hỏi dễ như trở bàn tay nhưng mà em gặp nhầm đối tượng ròi chị đặc biệt lười viết . nhưng có lẽ là hay đấy chúng ta làm bạn đi nhavui à mà chị còn đặc biệt vs avatar của em nữa đó rất đẹp mà chị lặn lên lặn xuống khong biết em đào đâu ra mà tfboys chụp và lúc nào . chị là cỏ giống em đó rất vui được làm quen

4 tháng 3 2022

Tham khảo

Có quan điểm cho rằng: "Văn chương đã làm cho tình yêu quê hương, đất nước trong ta thêm phong phú và sâu sắc". Quan điểm này gần giống với quan điểm của nhà phê bình văn học nổi tiếng Hoài Thanh trong "Ý nghĩa văn chương": Văn chương tạo cho chúng ta những tình cảm ta không có, luyện cho chúng ta những tình cảm ta sẵn có. Trên thực tế, văn chương đóng một vai trò quan trọng trong đời sống tình cảm, tinh thần của con người và dân tộc. Có văn chương, đời sống của con người mới sôi nổi và giàu đẹp. Tinh thần yêu nước, yêu quê hương là một chủ đề xuyên suốt các tác phẩm văn chương

Đầu tiên, các tác phẩm văn chương đã tạo được cho người đọc lòng tự hào dân tộc về những trang sử vàng chiến đấu oanh liệt. Qua những tranh viết hào hùng của văn học trung đại như Nam quốc sơn hà, Phò giá về kinh,..., người đọc không chỉ thấy được những quá khứ chiến tranh đầy đau thương cũng thật oanh liệt của dân tộc. Ta hiểu thêm được về tinh thần quật cường chiến đấu của cha anh để giữ được từng tấc đất của dân tộc. Để có được hòa bình như ngày nay thì không biết bao xương máu của các anh hùng đã rơi xuống.

Thứ hai, các tác phẩm văn chương đã tái hiện được vẻ đẹp của non sông, gấm vóc của đất nước. Qua những tác phẩm văn chương, người đọc sẽ hiểu được vẻ đẹp yên bình của từng thời đại như trong "Thiên trường vãn vọng" và "Qua đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh quan. Bằng những từ ngữ chọn lọc, người đọc sẽ cảm nhận và như sống lại những tháng ngày của vẻ đẹp huy hoàng ấy.

Thứ ba, các tác phẩm văn chương đã truyền được cho con người cảm xúc tự hào về con người dân tộc VN. Ta thấy được tinh thần tự do, không màng danh lợi của Nguyễn Trãi trong Côn Sơn ca, hay thú vui lâm tuyền của người chiến sỹ cách mạng Hồ Chí Minh trong Rằm tháng giêng. Cảnh khuya,...

Tóm lại, các tác phẩm văn chương đều có 1 chủ đề lớn đó là tình yêu đối với quê hương đất nước. Tình yêu quê hương, đất nước đã thấm nhuần vào tư tưởng, đời sống tình cảm của biết bao thế hệ người đọc.

7 tháng 3 2022

cảm ơn nhé

nhưng mà là đoạn văn cơ