1. Phân biệt "mư frong" và "mưa do dải hội tụ".
2. Trình bày các frong chính trên Trái Đất. So sánh Frong nóng và frong lạnh.
3. Phân biệt sự khác nhau giữa CIT và FIT?
4. Cho biết sự hình thành, thời gian hoạt động của frong và dải hội tụ nhiệt đới ở VN.
5. Phân biệt các vành đai áp hình thành do động lực và nhiệt lực trên Trái Đất?
6. Đặc trưng những nơi có frong đi qua.
7. Vì cùng có mùa mưa về thu đông, nên có thể xem khí hậu vùng duyên hải miền Trung nước ta là kiểu khí hậu Địa Trung Hải được không? Tại sao?
(Các bạn, ai biết câu nào thì giúp mình câu đó nha, mình cần gấp. Cám ơn các bạn!)
Mưa của frông là do không khí nóng gặp không khí lạnh và bị đẩy lên, còn dải hội tụ nhiệt đới là do áp thấp. Phạm vi hoạt động của frông tập trung nhiều ở vùng ôn đới, không có ở ở vùng xích đạo; còn dải hội tụ nhiệt đới chỉ quanh khu vực xích đạo, ít khi lên tới chí tuyến.
Chúc em học tốt!
2.
Fron là mặt ngăn cách hai khối khí khác biệt nhau về tính chất vật lí.
Các khối khí ngăn cách nhau theo một mặt nghiêng có sự khác biệt về nhiệt độ và hướng gió gọi là diện khí hay fron, kí hiệu là F.
Trên mỗi bán cầu có 2 fron căn bản:
- Fron địa cực (FA): là mặt tiếp xúc giữa 2 khối khí : cực & ôn đới
- Fron ôn đới (FP): là mặt tiếp xúc giữa 2 khối khí : ôn đới & chí tuyến.
* Phân biệt fron nóng và fon lạnh
- Frông nóng là frông có khối khí nóng chủ động đẩy lùi khối không khí lạnh lùi vê phía sau. Khối không khí nóng sẽ trượt dân lên trên mặt phân cách, nên lạnh đi đoạn nhiệt, ngưng kết hơi nước. Trong khi không khí lạnh lùi, lớp không khỉ dưới thấp chịu ma sát nên mặt phân cách chuyên chậm, frông nghiêng thoải.
- Frông lạnh là frông có khối không khí lạnh chủ đông đẩy lùi khối không khí nóng ở phía trên, vì sức ì cùa khối không khí nóng, khối không khí lạnh dưới mặt frông hình thành một cái nêm tù đẩy khối không khí nóng và buộc nó nâng lên cao, nhiệt độ hạ xuống đoạn nhiệt, ngưng kết thành mây. Lúc này mặt frông tương đổi dốc so với mặt đất.
Chúc em học tốt!