hãy tả con đường đi học em cho là nhanh gọn lẹ nhất
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ngày nào cũng vậy, tôi đi học trên con đường thân thiết này. Từng gốc cây. từng số nhà, từng ngõ ngách đã in đậm trong tâm trí tôi lúc nào mà tôi chẳng hay biết. Con đường phố tôi nhỏ và không đẹp, tuy nhiên nó trở nên gợi cảm hơn trong những ngày đầu đông này.
Hà Nội trong những ngày đầu đông se se lạnh tuy không rét căm căm, lạnh thấu tận xương nhưng cũng làm mọi người phải áo khoác, mũ len. Khu phố tôi thì không như vậy. Mặc cho gió bão, mưa dông, quanh năm ngày tháng, những ngôi nhà trên phố chỉ mặc một màu áo mà thôi. Con đường, nhìn từ xa như một dái lụa mềm mại uốn lượn dọc dãy phố. Nhà hai bên đường chẳng cái nào giống cái nào, cái cao, cái thấp, cái to, cái nhỏ, cái rộng, cái hẹp thật vui mắt. Vì đất chật người đông nên phố tôi chẳng có cái cây nào gọi là to vì mưa bão dễ đổ, dễ vướng vào dây điện. Cho nên, mỗi năm, tôi cứ lớn hẳn lên mà các cây trong phố tôi vẫn nhỏ bé, xinh xắn thế thôi. Trên cao có cả một khoảng trời rộng mở như cái ô nhiều màu sắc. Những ngày mưa gió bão bùng thì khoảng trời trên phố tôi đen kịt mây, sấm chớp ì ùng, sét rạch ngang trời. Khi ấy, những vũng bùn xuất hiện mà tôi thì chẳng thích đi lên bùn một chút nào cả.
Phố tôi lúc nào cũng tấp nập tàu xe. Mới sáng sớm đã bắt đầu ngày mới bằng tiếng bin bin của ô tô, tin tin của xe máy và tu tu của tàu hoả vọng lại từ đầu phố. Lại cả tiếng gọi í ới, cười đùa, mời mọc ầm ĩ cả một góc phố của học sinh trường Văn Chương trong cái ngõ đối diện nhà tôi. Bởi vậy, cứ khoảng bảy giờ sáng là tôi bị đánh thức bởi những tiếng ồn ã bên ngoài, mặc dù đã cố tình đóng hết các ô cửa sổ. Đôi khi, lúc học sinh đã vào lớp, tiếng ồn ào giảm bớt, tôi cố nằm lì chưa được bao lâu thì lại bị phá bởi tiếng chạy thình thịch của các “chàng” và “nường" đi học muộn. Những ngày đầu mới về ở đây, tôi tức muốn xịt khói lỗ tai. Lâu dần rồi cũng thành quen, tôi bắt đầu cảm thấy dễ chịu và thân thuộc với con đường này. Vỉa hè phố tôi bị các nhà dân lấn chiếm nên rất hẹp. Vỉa hè chỗ thụt vào, chỗ nhô ra trông chẳng đẹp chút nào! Mặt đường nhựa thì sứt sẹo, lồi lên, lõm xuống, nhấp nha nhấp nhô. Ai mà vừa đi vừa mải nhìn trời, nhìn mây thì thế nào cũng bị ngã vì các chỗ lồi lõm khó ưa ấy. Tôi cũng vì nó mà mấy lần bị ngã xuống cạnh đường, mấy vết sẹo đó cũng như là vết kỉ niệm của tôi. Mỗi lần đi qua chỗ này, tôi cũng lại quay nhìn xem nó ở đâu để mà tránh. Mặt đường nhiều màu sắc đậm nhạt khác nhau, sau vài lần được sửa, đường trông như chiếc áo vá chằng vá đụp. Phố tôi bao nhiêu là ổ gà. Vừa qua được một ổ gà, đi một quãng lại ổ gà khác! Và nó chính là đặc trưng của phố Khâm Thiên giai đoạn này. Nhà hai bên đường cũng rất đa dạng, có cái cao ba bốn tầng sơn nửa xanh nửa trắng rồi cái vàng, cái xanh, cái trắng,… Hàng quán bên đường là chỗ tụ họp ăn uống của lũ học trò nhất quỳ nhì ma. Mỗi sáng dậy nào là mùi phở thơm ngào ngạt, thoang thoảng trong gió mùi trứng vịt lộn, bún riêu cua, mùi xôi và các thức ăn khác. Các cửa hàng vãn phòng phẩm, quần áo,… cũng chẳng chịu lép vế. Thế là bao nhiêu áo quần, tất, khăn,… được tung ra bày ngoài cửa lung lẳng… Phố tôi còn giữ được một số ngòi nhà có kiến trúc từ thời nào chẳng rõ. Trên mái và cửa của những ngôi nhà ấy có khác những con rồng màu sắc sặc sỡ nhưng vì cổ quá rồi nên sơn vôi đã bạc và phai màu. Vì bị lao vào vòng xoáy của công việc nên người dân phố tôi rất ít khi nói chuyện với nhau. Những ngôi nhà cổ mang lại vẻ đẹp cổ kính cho phố tôi, trông nhà nghiêm thế nhưng tiếng cười đùa vẫn vọng ra. Phố tôi có một di tích lịch sử. Đó là đài tưởng niệm Khâm Thiên được xây dựng sau khi cả phố bị Mĩ ném bom B52 tiêu huỷ. Bao nhiêu ngôi nhà bị sập, bao nhiêu người dân phải bỏ mạng trong đợt B52 ấy. Đài tưởng niệm được xây dựng với mục đích tưởng nhớ những con người đã ra đi trong đợt Mĩ thả bom ấy. Hình tượng người đàn bà bế đứa con bé bỏng đã chết là biểu tượng cho nỗi đau khổ và căm hờn.
Con đường từ lâu đã là người bạn thân thiết, gần gũi, chia sẻ với tôi mọi nỗi vui buồn. Những ngày tôi bị điểm kém, con đường dỗ dành tôi. Nhiều lần, vì tức tối, tôi co cẳng đá bay hòn sỏi trên đường. Lúc ấy, nó vẫn không nói gì, chỉ an ủi bàn chân tôi. Những ngày tôi được điểm cao, là học sinh giỏi, nó cũng chúc mừng tôi.
Con đường đã gắn bó với tôi từ những ngày tôi còn nhỏ. Bày giờ, tôi đã lớn khôn, nhà tôi sắp chuyển đi nơi khác. Tuy sẽ không còn ở nơi đây nữa nhưng tôi vẫn mãi mãi nhớ con đường này – con đường ngày nào cũng bị tắc đường mà tôi đã quen.
bạn k mình nha!
Quê hương em có rất nhiều cảnh đẹp nhưng cảnh đẹp gắn bó với em nhất vẫn là con đường quen thuộc đã in dấu chân em mỗi buổi đến trường.
Ra khỏi ngõ nhà em là gặp ngay con đường làng thân thuộc . Con đường xuyên qua làng được lát gạch phẳng lì, bao năm nay đã quen bước chân em tới trường. Ngay cạnh con đường ở đầu làng một cây gạo đã khá già, sừng sững đứng bên vệ đường. Cứ mỗi mùa xuân đến, cây gạo lại trổ hoa đỏ rực cả góc trời . Mỗi ngày em từ trường trở về nhà, cây gạo già như cây tiêu chỉ đường cho em.
Sáng sáng, khi ông mặt trời từ từ nhô lên khỏi rặng tre, con đường làng lại sáng bừng lên và nhộn nhịp bước chân. Hình như tất cả lũ học trò trong xóm em đều đổ ra đường. Chúng em đi thành từng nhóm, tiếng nói cười vui vẻ làm con đường càng thêm nhộn nhịp.
Hai bên đường, những hàng cây nối đuôi nhau san sát, toả bóng mát rợp cả con đường. Những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi, lấp ló sau những hàng cây xanh tốt.
Đi hết con đường làng là đến con đường liên thôn của xã. Con đường này được rải đá răm, chạy xuyên qua cánh đồng lúa quê em . Mỗi buổi sáng đi trên con đường này, em lại được tận hưởng mùi hương lúa ngọt ngào cùng với làn gió mát rượi từ cánh đồng đưa lên.
Xa xa phía cuối con đường, em đã trông thấy ngôi trường lợp mái ngói đỏ tươi, lấp ló sau tán lá xanh của những cây sà cừ. Tiếng trống trường đã vang lên. Em vội vã rảo bước nhanh cho kịp giờ học, trong lòng cảm thấy vui vui.
Đã từ lâu, con đường trở nên thân thiết với em. Em rất yêu quý con đường và coi nó như người bạn thân. Sau này lớn lên dù đi đâu xa, em vẫn luôn nhớ tới hìmh ảnh con đường thân quen đã gắn bó với em suốt quãng đời học sinh.
Quê em thuộc một vùng đồng bằng ven biển miền Trung nơi có lắm nắng, nhiều mưa, lụt lội liên miên. Vậy mà con người ở đây vẫn bám lấy mảnh đất nghèo này, vẫn yêu thương nó đến da diết. Bởi nó là quê hương, là nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Nhưng “Quê hương là gì hở mẹ?”. Có phải “Quê hương là chùm khế ngọt… Quê hương là đường đi học” như nhà thơ Đỗ Trung Quân đã nói?
Đối với tụi nhỏ, hàng ngày cắp sách đến trường như chúng em, không có gì thân thuộc hơn, gắn bó hơn là con đường đi học. Dường như không có ngày nào bước chân nhỏ của chúng tôi lại không đặt lên trên mình nó vô vàn những dấu chân tí xíu trên đường đi và về, trước và sau những buổi học. Đó là con đường đá đỏ khá rộng, cao ráo và thẳng tắp. Được biết vừa rồi bác Chủ tịch tỉnh khi về thăm Trường Tiểu học của chúng em có nói: “Nay mai con đường này sẽ rải nhựa và mở rộng thêm”. Người ta vừa mới phát hiện một mỏ đá quý gần quê em. Tương lai, đây sẽ là một trong những khu công nghiệp sầm uất của tỉnh nhà, có cả những cống ti nước ngoài đến đây đầu tư khai thác. Nghe nói vậy mà chúng em đứa nào cũng mừng thầm trong bụng. Cứ mơ tưởng đến một ngày mai, làng quê em sẽ được đổi thay như một khu phố ở thị thành. Ngày ngày, chúng em đến trường sẽ đi trên con đường nhựa bóng loáng, đón những ngọn gió nam mát rượi thổi từ ngoài biển Đông vào và nhìn những chiếc xe cơ giới nối đuôi nhau phóng nhanh trên đường… Vừa đi, em vừa nghĩ miên man. Trước mắt em vẫn là con đường đá đỏ thẳng tắp và rất bằng phẳng. Hai năm trước đây, người ta đã cải tạo cọn đường này. Họ đổ đất cao lên, cho xe lu lăn đi lăn lại nhiều lần, làm cho mặt đường phẳng lì. Hai bên đường những hàng cây bạch đàn, xà cừ, dương liễu và có cả cây me, cây phượng nữa. Đó là công trình “Rừng cây xanh đến trường” do Liên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh của trường em phát động. Hàng cây bây giờ tuy chưa cao, chưa có bỏng mát phủ xuống mặt dường nhưng sức sống của nó dang bật dậy. Màu xanh đậm của những tán lá hai bên đường đang trải dài ra khoe sắc với trời xanh. Vài ba năm nửa thôi, hàng cây hai bên đường sẽ trùm bóng mát xuống lòng đường. Lức ấy, chúng em đi học, đâu cần phải đội nón đội mũ, đã có bóng mắt của hàng cây che do chính bàn tay của chúng em trồng nên. Vẻ đẹp của con đường cũng là vẻ đẹp của quê hương. Phải chăng, chúng em cũng đã góp phân công sức nhỏ bé của mình xây dựng quê hương ngày thêm đẹp hơn lên rồi đó chăng? Hàng cây xanh trên đường đến trường sẽ ghi lại tình cảm của chúng em, công sức của chúng em đã góp thêm một vẻ đẹp cho con đường, cho quê hương yêu dấu của mình. Trống trường đã điểm, chúng em bước vội vào cổng trong tiếng trống ngân vang trầm ấm quen thuộc. Rồi khi tan chúng em lại đi về trên con đường quen thuộc, mát rượi bóng cây.
bài làm
Mỗi ngày đến trường học là một ngày vui nên con đường đến trường của em cũng là con đường vui tràn ngập những kỉ niệm và tiếng cười em đã không biết bao lần qua lại.
Con đường này nằm ở phía Tây thành phố, được mệnh danh là “con đường hoa” bởi nơi đây được trồng muôn vàn loài hoa rất đẹp. Lòng đường rộng chừng 20m, được chia thành hai làn đường rất rộng rãi cho xe cộ đi lại. Ở chính giữa được cao lên, rồi thoải dần sang hai bên đường để trời mưa, nước mưa theo độ dốc của đường có thể dễ dàng thoát đi, không gây ngập úng lâu dài. Dải phân cách của con đường này không phải những đường kẻ sơn màu trắng mà là những “dải phân cách hoa”. Những chậu hoa lớn được xây lên ở đây, với đủ loại hoa khác nhau, lại được các nghệ nhân sắp đặt rất khéo léo theo trình tự màu sắc thành những hình thù, câu chữ rất đẹp. Hai bên vỉa hè rộng mỗi bên rộng chừng 6m, đều được lát đá chống trơn, đề phòng trời mưa mọi người đi không bị trượt ngã. Đá chống trơn có các màu khác nhau, được sắp xếp thành các hình ngôi sao, hình thoi rất đẹp. Trên vỉa hè, cứ tầm 3 m lại được đặt một chậu hoa lớn, lại thêm một cây cổ thụ cao lớn, tán lá xum xuê, xanh tốt che rợp mát cả một góc vỉa hè.
Hai bên đường, nhà cửa mọc san sát, nhà cao nhà thấp nối tiếp nhau, nhà xanh nối tiếp nhà vàng, nhà trắng nối tiếp nhà đỏ,… đủ sắc màu sặc sỡ. Dường như người dân ở đây họ cũng rất thích hoa. Trước cửa, trên mái hiên nhà nào cũng trồng rất nhiều những chậu cây cảnh, chậu hoa, lại có nhà trồng giàn hoa giấy, hoa mọc um tùm, rũ xuống cả tầng dưới như một lâu đài nhỏ giữa rừng hoa. Quán xá ở đây nối tiếp nhau, đông đúc người đến mua. Góc này là hàng bún, hàng phở và những quán đồ ăn đắt khách, góc kia là những hàng quần áo với đủ các loại mặt hàng thời trang mới nhất, bên này là những hàng đồ chơi với những con búp bê, siêu nhân sặc sỡ, bên này là những hàng sách với những quyển sách rất hay và bổ ích.
Con đường này đã gắn bó với em từ những ngày đầu tiên cắp sách đến trường, con đường mà bao mùa nắng mưa em vẫn qua, vẫn lại. Sau này khôn lớn, sẽ có rất nhiều những con đường lớn hơn em sẽ đi qua nhưng có lẽ con đường hoa hàng ngày dẫn đến ngôi trường thân thuộc này vẫn sẽ mãi là con đường đẹp nhất trong cuộc đời em.
chúc bạn học tốt
Quê hương em có rất nhiều cảnh đẹp. Đó là con sông hiền hoà, cánh đồng thẳng cánh cò bay… Nhưng thân thuộc với em nhất có lẽ là con đường quen thuộc từ nhà đến trường.
Con đường tới trường là một con đường nhỏ được rải đá. Hai bên đường là hai hàng cây xanh mát. Buổi sáng con đường rộn rã hẳn lên. Hình như tất cả lũ trẻ trong xóm em đều có mặt trên đường. Chúng chia thành những nhóm nhỏ tung tăng đến trường. Tiếng nói chuyện ríu rít xen lẫn tiếng cười vui vẻ làm con đường thêm rộn rã, tươi vui.
Buổi trưa, đường lạnh lùng ít được hỏi han. Lúc ấy, con đường yên lặng như chìm trong giấc ngủ. Hai hàng cây đứng quạt cho con đường càng thêm yên giấc. Trên cành, mấy chú chim sâu đang chuyền cành để bắt những gã sâu phá hoại cây, làm cho hàng cây thêm tốt tươi. Những tia nắng li ti rải xuống mặt đường trông như dát bạc. Những mái nhà nằm thấp thoáng dưới bóng cây thưa. Từ mái nhà nào vọng ra tiếng ru em trầm bổng. Tiếng võng đưa kẽo kẹt giữa buổi trưa hè làm cho con đường làng càng thêm vẻ yên tĩnh lạ lùng. Những đoạn đường bằng phẳng hay mấp mô, gập ghềnh em đều thuộc như lòng bàn tay. Chẳng có ngày nào lũ trẻ chúng em không đặt bàn chân nhỏ bé của mình lên con đường thân thuộc ấy. Bởi vậy mà con đường trở thành một người bạn thân thiết với em.
Con đường tới trường đã khắc sâu vào trong tâm trí em. Mỗi buổi đến trường, con đường đã để lại trong em bao kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi học trò. Mai ngày lớn lên em cũng không thể quên hình ảnh con đường thân yêu.
Con đường đã nâng cấp thành đại lộ. Mặt đường được trải nhựa phẳng phiu. Lòng đường rộng ước chừng hơn ba mươi mét. Đường dài khoảng hai ki-lô-mét. Vỉa hè dành cho người đi bộ cũng rất rộng. Trên đấy được lát gạch nung rất chắc và đẹp. Từ xa nhìn lại, vỉa hè như một tấm thảm màu đỏ sẫm. Hàng cây sấu trên vỉa hè được trồng trong những cái ô vuông vức. Hàng cây trông chóng lớn, mới ngày nào cây còn bé tí mà nay đã xoè như những chiếc ô tiếp nối trên vỉa hè, toả bóng mát xuống lề đường. Hàng cây xanh tươi đã làm cho con đường thêm đẹp.
Buổi sáng, con đường trông thật tráng lệ, đầy sức sống. Xe đạp, xe máy chạy tấp nập trên đường. Tiếng còi rộn rã kêu vang, tiếng động cơ nổ giòn giã, tiếng trò chuyện của từng tốp học sinh hối hả trên đường,... Tất cả đã làm cho con đường thêm náo nhiệt. Trên cây sấu già ven đường, những chú chim nhảy nhót chuyền cành. Tiếng chim lảnh lót vọng ra, vang cả trên bầu trời xanh trong và cao vút.
Mặt trời lên cao, bụi hồng ánh sáng tràn lan khắp không gian, bao phủ lên con đường quen thuộc. Đường thưa người hơn nhưng không kém phần tươi vui. Những ngôi nhà cao tầng ở hai bên đường nguy nga, tráng lệ. Các cửa hàng, cửa hiệu mỏ' cửa chuẩn bị đón khách. Các bà, các cô đi chợ với những quang gánh kĩu kịt trên vai. Nào hoa, quả, rau tươi tiếp nối trên đường phố. Nhìn con đường lúc ấy thật trù phú, tươi vui.
Nắng lên, con đường bóng loáng như dải lụa óng ánh dưới nắng trời. Hàng cây xanh bên vệ đường đã uống hết sương đêm, chúng vươn lên đón nắng trời để giữ lấy màu xanh. Thỉnh thoảng, những chiếc lá vàng lìa cành rơi lác đác, rơi trên vai áo người qua đường như lưu luyến. Hoa rủ xuống lề đường, hoa lắc lư trong làn gió nhẹ. Hoa như muốn nói rằng: Con đường này đẹp lắm! Những buổi chiều đi học về, em thấy dâng tràn một niềm vui, niềm hạnh phúc vì con đường thân quen của em mỗi ngày một đẹp hơn. Em nhó' từng nụ hoa, từng viên gạch hồng trên vỉa hè, nhớ từng gốc sấu già thân thiết. Nơi ấy, chúng em đã từng có những giây phút ấm nồng.
Con đường không chỉ là bạn của riêng em. Nó còn là bạn của những bác lao công. Đêm đêm, trên con đường này, dù là mùa hè hay mùa đông lạnh giá, tiếng chổi tre luôn sột soạt dưới vệ đường. Các bác đang quét rác để giữ vệ sinh cho đường phố. Nhờ những bàn tay lao động cần cù ấy mà con đường luôn sạch sẽ.
Em rất yêu con đường thân quen này. Con đường không những đẹp mà còn là nơi đã gắn bó với em trong những ngày cắp sách đến trường. Em thầm biết ơn các cô bác lao công đã vệ sinh đã ngày đêm quét rác cho con đường luôn sạch đẹp.
Học tốt #
Trong kí ức của mỗi người, có những cảnh vật đã hằn sâu trong tâm trí mà suốt đời ta không thể nào quên. Con đường đi học là một trong số đó. Ta có thể đi qua nhiều nẻo đường khác nhau nhưng con đường đi học thì luôn thân thuộc và gần gũi với bất kì người nào.
Con đường đi học đã gắn liền với tuổi thơ của tôi. Hàng sáng, mỗi khi ông mặt trời vén màn mây và tỏa ánh nắng chan hòa khắp muôn nơi, tôi lại cùng đám bạn đi đến trường trên con đường làng quen thuộc. Không khí buổi sáng thật trong lành và mát mẻ. Nắng sớm và gió mát làm tâm hồn tôi thật dễ chịu và thư thái. Đi trên đường, tôi có thể nghe thấy tiếng chim hót lảnh lót trên cao, ngắm những bông hoa dại ở ven đường, nhìn thấy những giọt sương còn đọng lại ở cánh hoa hay phiến lá.
Hai bên đường là hai hàng cây xanh mát. Vào buổi sớm, cây cối dường như mới tỉnh dậy sau giấc ngủ dài, ánh nắng chiếu qua cành cây đang tràn trề sự sống. Những chiếc lá khẽ đu đưa trong gió như muốn chào chúng tôi. Trên con đường đi học, tôi còn đi qua cánh đồng lúa rộng lớn thẳng cánh cò bay. Lúa đang thì con gái tỏa hương thơm dìu dịu mà ngọt ngào, ngây ngất. Cả cánh đồng như một tấm thảm khổng lồ màu xanh mướt, chỉ cần một cơn gió thoảng qua là cả biển lúa ấy nhấp nhô tạo thành muôn ngàn con sóng nhỏ.
Tôi bắt gặp vài bác nông dân ra thăm đồng sớm, bên bờ ruộng, con cò trắng đang kiếm ăn bỗng sải cánh bay lên. Đằng sau những khu vườn xanh tốt là nếp nhà ngói đỏ nằm im lìm trong nắng mới. Trên con đường đi học, tôi cũng gặp các bạn học sinh đang đi thành từng tốp trên đường. Các bạn đeo khăn quàng đỏ thắm trên vai, khoác ba lô trên lưng, vừa đi vừa trò chuyện về chuyện bài vở, trường lớp. Các bà, các mẹ xách làn đi chợ sớm. Vài bác nông dân cùng chú trâu đang thong thả đi làm đồng buổi sớm, họ hỏi thăm nhau về việc đồng áng, tin tưởng vào một vụ mùa bội thu.
Con đường buổi sớm thật náo nhiệt và rộn rã, gương mặt ai cũng ánh lên vẻ vui tươi, nụ cười thường trực trên môi. Tiếng nói, tiếng cười, tiếng gọi nhau í ới, tiếng còi xe ồn ào suốt cả con đường. Đi trên đường, tôi còn cảm nhận được mùi ngai ngái của đất, mùi của hương đồng gió nội hòa quyện phả vào nhau. Con đường đi học đã trở thành một phần quan trọng trong tuổi thơ của tôi. Con đường đi học cũng là con đường đưa tôi đến với tri thức, chắp cánh cho những ước mơ của tôi được bay cao bay xa.
Tham khảo
Có biết bao con đường mà em đã đi qua nhưng con đường từ nhà đến trường là con đường chứa nhiều kỉ niệm với em nhất. Vẫn là con đường lát sỏi, nó không trải nhựa, không bằng phẳng, trái lại đầy ổ gà nhưng chẳng hiểu sao em lại yêu thích nó đến thế. Có một thức tế rằng, dù nghèo hay giàu, dù xấu hay đẹp khi nó gắn bó với ta thì ta luôn coi nó là một thứ vô giá.
Nhà em cách trường chừng bốn cây, tụi học sinh như em phải đi qua một con đê mới đến trường. Ngày nắng, chúng em thường đợi nhau tại dốc đê, chừng khoảng năm sáu người chơi thân trong nhóm em rồi cùng nhau đạp xe đi học. Có những buổi gần muộn học nhưng bạn thân vẫn cứ đợi em. Con đường ấy đi qua biết bao nhiêu ổ gà nhưng chẳng hiểu sao mỗi lần đi qua em lại cảm thấy thích, tự dưng có một cảm giác bẫng một cái rồi lại hết. Hai bên đường đê là bờ cỏ xanh mơn mởn, sáng sớm ra người dân đã thả những đàn bò ăn cỏ ăn cả sương sớm nơi đây. Dưới bãi những bụi tre tần ngần thức giấc, mái tóc chưa kịp trải còn rối rít lại với nhau. Cái thân cây mềm mại, dẻo dẻo như không đứng vững.
Hàng rào ngăn bãi với đê được dựng kiên cố bằng những cây suối trồng sít lại với nhau để đàn bò không thể ăn hoa màu của người dân. Đi tiếp qua một cái điểm nơi mà trước đây người ta hay phải trông ở đó để canh đê, báo lũ cho dân làng. Xuống một con dốc là đến trường, ngôi trường cổng đã nhuốm màu thời gian, một màu rêu phong cổ kính. Ngày mưa, chúng em mặc áo mưa đến trường. Trên con đê đầy sỏi đá bánh xe như phải trải qua biết bao nhiêu cây đinh ba để đưa chủ nhân của nó đến trường. Người bạn đèo em phải thật khỏe mạnh, vững tay lái để không bị gió thổi bay. Hai đứa em cùng đạp, em nép vào bạn còn bạn thì mưa xối xả vô mặt mày. Bụi tre cũng chẳng được yên mà lay lắt bên này bên nọ.
Con đường tới trường có biết bao nhiêu kỉ niệm. Nó quen thuộc thật đấy, đường xấu thật đấy nhưng trong em nó luôn đẹp. Nó đẹp bởi tình bạn của em đã được chắp cánh, đẹp bởi những điều giản dị mộc mạc.
1, CÔ GẶP MA CÀ RỒNG
2, CÒ MÙ LÀ CÒ KO THẤY CÒ KO THẤY LÀ THẦY KO CÓ
3,CÒ LÙI LÀ CÒ KO TIẾN CÒ KO TIẾN LÀ TIỀN KO CÓ
4, CHUỐI ĐỎ LÀ CHÓ ĐUỔI
1 vì cô gặp ma cà rồng
2 vì thầy ko có
3 vì tiền ko có
4 cô bị chó đuổi
Khoảng quá nửa đêm khi tất cả anh em chiến sĩ đã say sưa trong giấc ngủ thì không hiểu sao tôi lại bỗng nhiên chợt thức. Tôi chưa kịp nhổm dậy nhưng đã nhìn thấy khuôn mặt Bác. Bác còn thức và hình như Bác chưa hề ngủ. Bác ngồi trầm ngâm lặng yên bên bếp lửa. Ngoài trời mưa đã lác đác rơi. Tôi nhìn dáng Bác, càng nhìn tôi lại càng thương. Bác đang khơi ngọn lửa. Người cha già tóc bạc đang đốt lửa sưởi ấm cho tôi.
#tham khảo
Khi màn đêm buông xuống, trời đã tối rồi khuya rồi.Bỗng dưng thức dậy vẫn thấy bác ngồi cặm cịu bên đồng lửa. Nhin thấy bác mà thương biết bao.Vội vàng bảo bác nằm xuống ngủ ' bác chỉ bảo anh cứ nằm ngủ đi ngày mai đi đánh giặc' .Lần thứ hai ngồi dậy vẫn thấy bác chưa ngủ. Nằng nặc mời bác ngủ ngay nhưng bác vẵn cứ bảo' anh cứ ngủ đi bác thức thì mặc bác '. Thương bác biết bao nhiêu mà trong long thấy nhói. Lần thứ ba ngồi dậy vẫn thấy bác chưa ngủ bảo bac hay ngủ đi vì trời sắp sáng rồi bác vẫn cứ bảo' anh cứ ngủ đi ngày mai đi đánh giặc' .Thấy ma thương bác bao nhiêu dáng ngươi bác cao cao dáng thanh thanh thanh bác nhồi bên đồng lửa đó thương bác mà thưc cùng bác trò chuyện vui vẻ với bac cho tới sáng. Nhìn bác tôi càng yêu bác nhiều hơn . Ngày đêm trông lo cho tổ quốc VIỆT NAM
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày.
hai câu thơ ngọt ngào của Đỗ Trung Quân gợi về trong mỗi chúng ta tình yêu quê hương da diết nhất là đối với những kẻ tha hương . Mười tám tuổi đời Tế Hanh sống xa quê ...chiều chiều lang thang dọc sông Hương ,nỗi nhớ quê lại ào ạt trong lòng .Những cảm xúc vô cùng thiết tha và nồng hậu ấy trở đi trở lại trong lòng người thi sĩ để rồi cuối cùng tràn vào bài thơ tuyệt bút :quê hương.
quê hương của Tế Hanh có một cái giọng riêng rất đặc trưng :giản dị ngọt ngào và thấm đượm những câu chữ không ào ạt mà cứ như nhưng đoạn phim tư liệu từ từ chiếu về từng khung cảnh quê hương câu thơ mở đầu giản dị nhưng đầy niềm thương nhớ , tự hào :
Làng tôi ở vốn nghề chài lưới
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.
làng chài của Tế Hanh làm nghề từ lâu đời làng cách biển nửa ngày sông. câu thơ gần gũi từ cách nói đến cách tính độ dài theo kiểu dân gian .sáu câu thơ tiếp là cảnh bình minh một ngày lao động mới mở ra say sưa và hứng khởi đối với những người dân biển .Khung cảnh rất trong rất nhẹ và đẹp .
khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng
dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
hai câu thơ như có tiếng reo mừng đầy phấn khởi . khí thế của ngày mới hừng hực hăng say được Tế Hanh dồn vào hình ảnh con thuyền .chiếc thuyền nhẹ hăng vượt ra khơi như con tuấn mã băng mình giữa thảo nguyên mái chèo khua mạnh chẳng khác gì một lưỡi kiếm khổng lồ đang chém ngang ngọn sóng mà lướt tới . câu thơ chuyển nhịp nhanh khoẻ bởi các động tư mạnh "hợp sức" với nhau hăng , phăng , vượt . hình ảnh chiếc thuyền ra khơi gợi ra sự náo nức trong cả một ngày lao động của làng chài
Học tốt !
Bạn ấy bảo mở bài gián tiếp cơ mà,đâu phải cảm thụ?
Từ nhà đến trường, tôi có thể đi men theo rất nhiều ngả đường. Nhưng con đường tôi yêu thích, thường đi là con đường Nguyễn Thị Lựu.
Con đường trải nhựa đen bóng, phẳng lì, rộng đủ cho hai chiếc xe ô tô tải đi ngược chiều tránh nhau. Bên trái là nhà dân, mấy hiệu sách, nhiều cửa hàng hai, ba tầng san sát. Bên phải là một số trường học và cơ quan công sở. Vỉa hè khá rộng. Hàng cây xanh toả bóng mát, phần lớn là cây mới được trồng sáu, bảy năm nay. Hoa bằng lăng nở tím con đường vào dịp cuối xuân đầu hè.
Trong ánh nắng ban mai, từng tốp học sinh mặc đồng phục, đeo cặp sách sau lưng, cổ quàng khăn đỏ, tay nắm tay đi học. Các cô cậu học trò vừa đi vừa nói chuyện, bàn tán xôn xao, cất tiếng cười rúc rích. Mỗi lúc, xe cộ phóng qua một nhiều, người đi lại tấp nập, hối hả. Tươi xinh nhất là các nữ sinh trung học: áo dài trắng thướt tha, mái tóc dài bóng mượt, cặp sách xách bên tay, duyên dáng bước đi. Đàn chim sâu trên các tán cây, ngọn cây kêu “lích rích”, hót ríu rít như chào mừng, như giục chúng em rảo bước đến trường.
Phía cuối đường Nguyễn Thị Lựu, chúng em đã nhìn thấy ngôi trường mái ngói tường vôi hiện ra. Từ các ngả đường, hàng trăm bạn nhỏ nối đuôi nhau đố về cổng trường, đông vui như trẩy hội.
Mái trường tuổi thơ, con đường đi học tuổi thơ sao mà thân thuộc và đáng yêu thế! Nguyễn Thị Lựu, một cái tên đẹp, một con đường đẹp. Chân nhẹ bước trên con đường quen thuộc mà lòng em xôn xao.
@ ngáo yêu vanilla
Quê hương em có rất nhiều cảnh đẹp nhưng cảnh đẹp gắn bó với em nhất vẫn là con đường quen thuộc đã in dấu chân em mỗi buổi đến trường.
Ra khỏi ngõ nhà em là gặp ngay con đường làng thân thuộc. Con đường xuyên qua làng được lát gạch phẳng lì, bao năm nay đã quen bước chân em tới trường. Ngay cạnh con đường ở đầu làng một cây gạo đã khá già, sừng sững đứng bên vệ đường. Cứ mỗi mùa xuân đến, cây gạo lại trổ hoa đỏ rực cả góc trời. Mỗi ngày em từ trường trở về nhà, cây gạo già như cây tiêu chỉ đường cho em.
Sáng sáng, khi ông mặt trời từ từ nhô lên khỏi rặng tre, con đường làng lại sáng bừng lên và nhộn nhịp bước chân. Hình như tất cả lũ học trò trong xóm em đều đổ ra đường. Chúng em đi thành từng nhóm, tiếng nói cười vui vẻ làm con đường càng thêm nhộn nhịp.
Hai bên đường, những hàng cây nối đuôi nhau san sát, toả bóng mát rợp cả con đường. Những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi, lấp ló sau những hàng cây xanh tốt. Đi hết con đường làng là đến con đường liên thôn của xã. Con đường này được rải đá dăm, chạy xuyên qua cánh đồng lúa quê em. Mỗi buổi sáng đi trên con đường này, em lại được tận hưởng mùi hương lúa ngọt ngào cùng với làn gió mát rượi từ cánh đồng đưa lên.
Xa xa phía cuối con đường, em đã trông thấy ngôi trường lợp mái ngói đỏ tươi, lấp ló sau tán lá xanh của những cây xà cừ. Tiếng trống trường đã vang lên. Em vội vã rảo bước nhanh cho kịp giờ học, trong lòng cảm thấy vui vui.
Đã từ lâu, con đường trở nên thân thiết với em. Em rất yêu quý con đường và coi nó như người bạn thân. Sau này lớn lên dù đi đâu xa, em vẫn luôn nhớ tới hình ảnh con đường thân quen đã gắn bó với em suốt quãng đời học sinh.