Chỉ ra và phân tích các BPTT trong ví dụ sau( phân tích ngắn gọn thôi)
Ai nhanh mình tick nhé!
''Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc''
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Biện pháp tu từ nhân hoá cây "sung sướng" và "kể" cho mọi người nghe về lòng tốt của Gà Mơ.
Tác dụng:
- Giúp câu chuyện trở nên cuốn hút gần gũi với người đọc.
- Tăng tính hình tượng, nhân hoá cây trở thành con người có hành động suy nghĩ và cảm xúc => gây ân tượng mạnh mẽ với người đọc
* Đầy đủ câu thơ như sau :
Bác đã đi rồi sao, Bác ơi! Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời. Bác đã lên đường theo tổ tiên Mác - Lênin, thế giới Người hiền.
=> Sử dụng phép điệp ngữ "Bác đã ..." và biện pháp nói giảm nói tránh.
Tác dụng : Nhấn mạnh sự thật là Bác Hồ đã mất. Đây là một sự thật phũ phàng nhưng ta không thể không thừa nhận. Cái chết của Bác để lại bao đau đớn và xót thương cho triệu triệu người con dân đất Việt.
Cach neu tac dung :
-Tang suc goi hinh , goi cam
-Lam hap dan su vat duoc gan gui voi con nguoi
-Su vat hien len ntn?
-Tinh cam cua tac gia
Lam du cac buoc do nhe
b, “Chỉ nghĩ lại cũng đã se lòng”; câu đặt biệt bộc lộ cảm xúc (khác với những câu khác- tự sự)
Câu văn cho thấy tâm trạng lắng lại của người viết trước đối tượng nghị luận
178 = 2 nhân 89
U(178) = { 1;2;178}
243 = 3 mu 5
U(243) = { 1;3;9}
Bạn phân tích ra thừa số nguyên tố theo cột dọc như trang 49 sgk toán 6 nhé
Còn lại bạn tự làm nha
chúc bạn học giỏi !
Phép lấy tổng, phép tổng hay tổng là phép tính cộng một dãy số. Nếu các con số được cộng tuần tự từ trái qua phải, kết quả trung gian có thể là tổng riêng, tổng tích lũy hay tổng cộng. Các con số được tính tổng (được gọi là số hạng) có thể là số nguyên, số hữu tỉ, số thực hay số phức. Ngoài các con số, các giá trị có thể tính cộng còn có: véctơ, ma trận, đa thức, hoặc nhìn chung, là yếu tố của nhóm cộng. Đối với chuỗi hữu hạn của những yếu tố đó, phép tính tổng luôn cho ra một tổng có thể xác định.
Dạng viết gọn tổng chỉ đơn giản là dạng viết gọn tổng thui
Sử dụng nghệ thuật:
+Đảo ngữ ''mọc''
+Lượng từ ''một''
=> Nhấn mạnh sự xuất hiện đột ngột, bất ngờ cùng sức sống căng tràn mạnh mẽ đầy sức xuân thể hiện qua hình ảnh bông hoa, màu tím biếc như có sức lan tỏa ra cả mặt sông xanh, hòa quyện với nhau tạo cảm giác hài hòa, đầy sức xuân, vừa là vẻ đẹp tinh túy của đất trời.
..Mùa xuân là hoa nở trên nhành mai
Mùa xuân là chim hót trên cành cây
Mùa xuân là ánh mắt em nhìn ai
Thoáng trên mắt môi bao nụ cười...
Mùa xuân, đó có thế gọi là một khoảng thời gian tươi đẹp nhất trong năm. Nói đến mùa xuân là ta dường như đang nói đến lòng yêu đời đang cuồn cuộn chảy và những mơ ước cháy bỏng của con người trong cuộc sống. Có lẽ chính vì vậy mà từ lâu mùa xuân đã trở thành một đề tài quen thuộc của các nhà thơ. Viết về mùa xuân, thì mỗi thi nhân đều có được những vần thơ thật hay, thật đặc trưng và nhất là đều mang được tính độc đáo riêng của mình, ở đây, ta chỉ nói về hình ảnh của mùa xuân trong bài thơ quen thuộc “Mùa xuân nho nhỏ’’ của nhà thơ Thanh Hải.
Mở đầu bài thơ, tác giả đã phác họa lên một bức tranh mùa xuân trước mắt chúng ta giữa khung cảnh thiên nhiên và đất trời, vũ trụ:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi! Con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời...
Khung cảnh mùa xuân dần dần được hiện ra với một vẻ đẹp thật bình dị, đơn sơ nhưng cũng không kém phần nên thơ và sâu sắc. Ở đây, mùa xuân của Thanh Hải đến với ta không rực rỡ kiêu sa với cánh đào Hà Nội, với những nụ mai vàng đang phô trương sắc thắm, mà chỉ đơn giản là một bông hoa tím đang mọc lên giữa dòng sông nước xanh như lọc. Cánh hoa nghiêng mình xuống mặt nước tựa như gương ấy để nổi bật lên trên một khung trời được in bóng dưới lòng sông, với màu sắc thật nhẹ, thật hài hòa mà cũng rất dễ thương, Thanh Hải đã tạo nên cho bức tranh mùa xuân của mình một nét gì đó vô cùng độc đáo. Và bức tranh ấy lại càng được đẹp hơn, có “hồn” khi cái màu tím kia được nhà thơ tô đậm lên thành “tím biếc”. Gam màu ấy đã được tô vẽ vào bức tranh thật khéo léo, tài tình, làm cho người đọc chúng ta có thể hình dung ra ngay trước mắt cả một bông hoa tím biếc, thật nhỏ, thật xinh, nhưng dường như cũng có đủ khả năng để nhuộm tím cả bầu trời, cả không gian mùa xuân đang căng tràn sức sống. Cái màu tím ấy lan ra, chơi vơi, và khẽ lay động theo những ngọn gió xuân đang thổi lên từ lòng sông xanh mát rượi. Cảnh vật mùa xuân trong bài thơ có lẽ cũng bình dị, giản đơn, và thâm trầm, tĩnh lặng như vùng đất miền Trung quê hương tác giả. Xứ Huế vốn nổi tiếng mộng mơ với núi Ngự sông Hương, với những điệu hò mái nhì mái đẩy, giờ lại càng thêm xinh đẹp dưới ngòi bút tô vẽ của nhà thơ...
Bức tranh thiên nhiên kia nãy giờ đang tĩnh lặng như chất chứa suy tư, chợt sinh động và “sống” hẳn lên vì một nét đâm ngang của cánh chim chiền chiện:
Ơi! Con chim chiền chiên
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng!
Bức tranh ấy giờ đây chợt đẹp hẳn lên và cũng độc đáo hơn vì có sự pha trộn giữa hai sắc màu: hài hoa (xanh, tím) và lung linh rực rỡ (long lanh). Câu thơ giờ cũng mang một nét gì đó lạ lùng chừng như là vô lí; con chim chiền chiện mà lại hót đến vang cả trời! Thực ra, khoảng trời ấy chính là khoảng không gian của riêng tác giả, trong tim tác giả, vì vậy mà chỉ có một mình tác giả mới cảm nhận được và nghe thấy được mà thôi. Tâm hồn nhà thơ nhỏ bé trước đất trời, chính vì vậy mà tất cả mọi cảnh của tâm hồn ấy cũng trở nên nhỏ xinh và dễ thương đến lạ: con chim nhỏ của mùa xuân nhỏ trong một khoảng không gian nhỏ. Nhưng chính cái “nhỏ” ấy đã phần nào tạo nên được nét độc đáo riêng trong thế đối lập của câu thơ. Tâm hồn ấy, trái tim ấy tuy nhỏ nhưng chỉ chính nó mới cảm nhận được hết mùa xuân của đất trời và vũ trụ thiên nhiên... Và giờ đây tiếng chim lại vang lên, tiếng chim quen thuộc của đồng quê dân dã:
Ồ!tiếng hát vui say
Con chim chiền chiện
Trên đồng lúa chiêm
Xuân chao mình bay liệng...
(Tố Hữu)
Say mê với tiếng chim, trước mắt nhà thơ dường như xuất hiện những giọt long lanh đang nhẹ nhàng rơi xuống: “Từng giọt long lanh rơi, Tôi đưa tay tôi hứng!”.
“Từng giọt long lanh”... giọt gì? Giọt nắng, giọt sương, giọt hạnh phúc, hay là giọt xuân đang êm đềm rơi xuống từ cánh chim chiền chiện nhỏ đang tung mình bay lượn để ban phát mùa xuân đến cho mọi người? Nhưng chính xác hơn nhất có lẽ là giọt tiếng chim, giọt tiếng chim mà chỉ có một mình tác giả cảm nhận được, và “trông thấy” được! Nhìn được những vật mà mắt thường không thấy có lẽ do Thanh Hải đang nhìn bằng con mắt của một nhà thơ. Tiếng chim thì nghe, nhưng ở đây tác giả lại nhìn. Hiện tượng chuyến đổi cảm giác này lẽ ra chỉ có được ở những người say. Câu thơ đang vô lí giờ lại bỗng nhiên hợp lí. Quả thật Thanh Hải đang say, ông say trước khung cảnh thiên nhiên vào mùa xuân thật xinh tươi, đẹp đẽ, say vì nàng chúa xuân quá diễm lễ, yêu kiều. Và từ đó trân trọng, thật nhẹ nhàng, tác giả đã đưa tay ra hứng để đón lấy những điều may mắn, cái tốt đẹp và cái “lộc” của mùa xuân đã ban tặng cho tâm hồn của mỗi con người, và đặc biệt là cho tác giả.
Càng đọc thơ Thanh Hải, ta càng thêm cảm thấy thú vị và say sưa. Nhất là sau khi đọc “Mùa xuân nho nhỏ”, ta như thấy được cả men rượu của mùa xuân đang lan tỏa vào đất trời, hòa vào trong lòng mùa xuân và trong lòng người đọc. Đây quả thật đúng là mùa một “mùa xuân nho nhỏ” mà Thanh Hải đã dâng tặng cho đời. Nếu chúng ta biết rằng Thanh Hải viết bài thơ này khi ông đang nằm trên giường bệnh, ông viết không phải vào dịp xuân... và chỉ ít tháng thôi ông đã ra đi mãi mãi... dù sao, bông hoa tím biếc chung với đời, dòng sông xanh biếc của hi vọng, của niềm tin với đời vẫn là hình ảnh nhỏ nhẹ nói với ta bao điều...