K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 9 2021

“Cái cò... sung chát đào chua...
câu ca mẹ hát gió đưa về trời
ta đi trọn kiếp con người
cũng không đi hết mấy lời mẹ ru”

Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa - Nguyễn Duy

Trong gia đình tôi bố là người nghiêm khắc, luôn hướng tôi theo những chuẩn mực nhất định, còn mẹ thì lại là người phụ nữ dịu dàng, mềm dẻo biết tính toán, chăm lo cho gia đình chu đáo hết mực. Trong lòng tôi mẹ luôn là người phụ nữ vĩ đại nhất, mạnh mẽ nhất và yêu thương tôi nhất trên đời. 

Năm nay mẹ tôi đã gần 40 tuổi, đã bước qua hơn nửa đời người, cuộc đời của mẹ tôi vất vả, năm tháng đã mài mòn đi nhan sắc, vóc dáng của mẹ nhưng những vẻ đẹp từ tận sâu trong tâm hồn của mẹ vẫn không bao giờ thay đổi. Tôi vẫn còn nhớ mãi dáng vẻ mẹ ngày trẻ, từ một tấm ảnh cũ mẹ chụp cách đây hơn 20 năm. Thuở ấy mẹ tôi là một cô gái đẹp, có nhan sắc, tôi cũng nhận ra điều đó khi nghe bố nhắc về chuyện ngày xưa phải vượt qua bao nhiêu tình địch để rước mẹ tôi về làm vợ bố. Thế nhưng làn da trắng hồng, vòng eo thon thả ngày xưa nay đã thay bằng làn da phong sương cháy nắng, vòng hông của mẹ cũng trở mập mạp, ngay cả mái tóc dài suôn mượt cũng bị mẹ cắt đi để cho tiện chăm sóc con cái, làm lụng. Khóe mắt của mẹ theo năm tháng cũng hằn đều những nếp nhăn mảnh, đôi bàn tay khi xưa vốn mềm mại, nõn nà nay cũng trở nên sần sùi thô ráp. Thế nhưng có những điều mãi không bao giờ thay đổi ấy là ánh mắt hiền từ, dịu dàng cùng với nụ cười xinh đẹp, xen chút ngại ngùng từ thuở đôi mươi. Có đôi lúc, tôi thấy mẹ lặng lẽ xem lại những tấm ảnh ngày trẻ, tôi lại thấy thương mẹ thật nhiều, tôi hay hỏi mẹ rằng mẹ có nuối tiếc tuổi thanh xuân đã phải hy sinh quá nhiều cho gia đình, phải lam lũ cực khổ vì chúng tôi mà không được sống cho bản thân không? Mẹ tôi cười cười rồi lắc đầu nói với tôi rằng: “Con người ai cũng sẽ phải già đi, không ai níu giữ được tuổi xuân mãi, mẹ chỉ cần biết rằng đã từng có lúc mẹ rực rỡ như thế. Quan trọng nhất là mẹ đã phấn đấu và nỗ lực hết mình vì gia đình, vì các con, mai sau các con khôn lớn, thì đó chính là thành công của cuộc đời mẹ rồi, chẳng có gì phải nuối tiếc”. Nghe những lời thấm thía của mẹ tôi lại càng thấy thương và kính trọng mẹ thật nhiều. Nhớ về những ngày thơ bé, vì nhà túng thiếu, mẹ phải gánh từng gánh rau đem đi bán, đôi quang gánh nặng trĩu đè nặng trên đôi vai vai gầy, đôi chân của mẹ đã đi mòn hết cả những con đường mà tôi biết. Giờ nghĩ lại lúc ấy mẹ thật sự quá đỗi vất vả, còn tôi chỉ biết mong những cái bánh rán, cái kẹo mút mẹ mang về, cái mùi vị ấy in sâu trong ký ức có lẽ cũng bởi vì nó đến từ những giọt mồ hôi vất vả của mẹ. Lại nhớ, những ngày tôi vào lớp 1, mẹ tự tay bọc từng cuốn vở, viết nắn nót từng cái nhãn tên cho tôi, thậm chí lặn lội đi mượn cả cái bàn ủi than về để ủi cho tôi bộ quần áo đi học. Rồi mẹ cũng trở thành người giáo viên thứ hai của tôi, trên lớp có cô giảng về nhà tôi lại được mẹ cầm tay dạy viết từng chữ a, b, c,... cùng tôi tập đếm, cùng tôi làm toán. Phải nói rằng, nét chữ của tôi được mềm mại và đẹp như hôm nay tất cả chính là nhờ công mẹ bao ngày uốn nắn.

Viết về mẹ có lẽ cả trăm ngàn lời cũng chẳng bao giờ nói cho hết, đối với tôi mẹ là người mẹ tuyệt vời nhất thế gian, sự dịu dàng, ân cần, chu đáo của mẹ đã cho tôi một tuổi thơ tươi đẹp, cho tôi một nền tảng cuộc đời vững chắc, chắp cánh cho tôi vào đời, tặng cho tôi một tương lai tươi sáng

12 tháng 9 2021

I. Mở bài

Giới thiệu mẹ em: Gia đình em có ....... người là bố, mẹ,  .......... Mọi người đều yêu thương và chăm sóc lẫn nhau. Bố mẹ em luôn cố gắng nỗ lực làm việc để nuôi chúng em ăn học nên người. Chính vì thế mà em rất yêu thương bố mẹ của mình. Nhưng người mà em yêu thương nhất là mẹ.

II. Thân bài

1. Đôi nét ngoại hình và tính cách

a. Ngoại hình

  • Mẹ em năm nay ....... tuổi.
  • Mẹ em thuộc dáng người ..... 
  • Mẹ em có đôi mắt đen láy.
  • Mũi mẹ rất cao và thẳng.
  • Miệng mẹ cười duyên.
  • Mái tóc đen láy.

b. Tính cách

  • Mẹ rất hiền hòa và yêu thương mọi người xung quanh.
  • Đôi lúc mẹ rất nghiêm khắc.
  • Mẹ luôn quan tâm và giúp đỡ mọi người xung quanh.
  • Mẹ luôn lắng nghe và thấu hiểu mỗi khi em có chuyện buồn.

2. Kỉ niệm sâu sắc với mẹ

  • Mẹ thường thưởng cho em mỗi khi em học tốt.
  • Mỗi khi bị sốt mẹ đều thức để chăm em.

3. Vai trò của mẹ đối với em

  • Mẹ luôn là tấm gương sáng để em học hỏi và noi theo.
  • Mẹ là nguồn sống là nguồn động lực cho em nên người.
  • Mẹ là bờ bên yêu thương mỗi khi em buồn.

III. Kết bài

Nêu tình cảm của em đối với mẹ.

26 tháng 11 2021

Tham khảo

Những người đã đọc tập truyện "Những tấm lòng cao cả"(1886) của nhà văn nổi tiếng - Ét-môn-đô đơ-A-mi-xi (1846-1908) người I-ta-li-a thì ai mà không chung một ý nghĩ khâm phục nhà văn đa tài với lối viết giản dị, nhưng vô cùng sâu sắc. Trong đó, ấn tượng nhất trong em là văn bản "Mẹ Tôi".  En-ri-cô vì một phút ngông cuồng, khi có mặt của cô giáo đã thốt một lời thiếu lễ độ với mẹ. Hành động đó đã làm cho bố của cậu bé cảm thấy buồn, ông đã viết cho En-ri-cô một bức thư. Những lời bố nói với En-ri-cô về mẹ đã làm En-ri-cô "vô cùng xúc động".  Trong văn bản, mẹ của En-ri-cô là người mà " cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ khi nghĩ rằng mình có thể mất con!" qua lời của bố. Bố En-ri-cô đã khéo léo nhắc lại những kỉ niệm của hai mẹ con. Mẹ En-ri-cô có thể "hi sinh một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con". Người mẹ có tấm lòng yêu thương con hết mực, luôn hướng về con, giành mọi điều tốt lành cho con. Người mẹ sẵn sàng tha thứ mọi lỗi lầm của con, mỉm cười với con khi con nhận lỗi. Trong thư, người bố đã nói hết về người mẹ của En-ri-cô. Mẹ không bao giờ than khổ khi nuôi con khôn lớn. Mẹ sẽ luôn dõi theo con dù con ở nơi nào. Ôi! Lòng mẹ bao la biết bao! Những ai đã làm mẹ buồn, họ "sẽ cay đắng khi nghĩ lại nhưng lúc làm cho mẹ đau lòng...". "Lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh"... Những lời của bố vừa nghiêm khắc vừa có sức lay động đối với tấm lòng En-ri-cô. Mẹ En-ri-cô tuy không xuất hiện trực tiếp trong văn bản nhưng qua lời bố, người mẹ đã được thể hiện rất rõ. Tấm lòng bao dung, cao cả của Mẹ! 

26 tháng 11 2021

Tham khảo!

 

    Những người đã đọc tập truyện "Những tấm lòng cao cả"(1886) của nhà văn nổi tiếng - Ét-môn-đô đơ-A-mi-xi (1846-1908) người I-ta-li-a thì ai mà không chung một ý nghĩ khâm phục nhà văn đa tài với lối viết giản dị, nhưng vô cùng sâu sắc. Trong đó, ấn tượng nhất trong em là văn bản "Mẹ Tôi". 

    En-ri-cô vì một phút ngông cuồng, khi có mặt của cô giáo đã thốt một lời thiếu lễ độ với mẹ. Hành động đó đã làm cho bố của cậu bé cảm thấy buồn, ông đã viết cho En-ri-cô một bức thư. Những lời bố nói với En-ri-cô về mẹ đã làm En-ri-cô "vô cùng xúc động". 

    Trong văn bản, mẹ của En-ri-cô là người mà " cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ khi nghĩ rằng mình có thể mất con!" qua lời của bố. Bố En-ri-cô đã khéo léo nhắc lại những kỉ niệm của hai mẹ con. Mẹ En-ri-cô có thể "hi sinh một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con". Người mẹ có tấm lòng yêu thương con hết mực, luôn hướng về con, giành mọi điều tốt lành cho con. Người mẹ sẵn sàng tha thứ mọi lỗi lầm của con, mỉm cười với con khi con nhận lỗi. Trong thư, người bố đã nói hết về người mẹ của En-ri-cô. Mẹ không bao giờ than khổ khi nuôi con khôn lớn. Mẹ sẽ luôn dõi theo con dù con ở nơi nào. Ôi! Lòng mẹ bao la biết bao! Những ai đã làm mẹ buồn, họ "sẽ cay đắng khi nghĩ lại nhưng lúc làm cho mẹ đau lòng...". "Lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh"... Những lời của bố vừa nghiêm khắc vừa có sức lay động đối với tấm lòng En-ri-cô. 

    Mẹ En-ri-cô tuy không xuất hiện trực tiếp trong văn bản nhưng qua lời bố, người mẹ đã được thể hiện rất rõ. Tấm lòng bao dung, cao cả của Mẹ! 
Ôi! có thể dùng từ ngữ nào để nói về người mẹ nữa đây!’

29 tháng 5 2022

giúp mk với 

 

29 tháng 5 2022

 giúp với  mk cần gấp lắm 

31 tháng 10 2023

Chị ơi bài thơ nào

 

31 tháng 10 2023

ủa thơ ở đâu vậy bạn mk ko thấy đc ( = w = )

 

19 tháng 9 2021

Tham khảo:

Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào”… Vâng, từ xưa đến nay mỗi khi nhắc đến hình tượng người mẹ, chúng ta luôn nghĩ đến một tình cảm thật bao la, chân thành và ấm áp chứa chan bao tình yêu. Thật cao quý và may mắn biết bao đối với những ai còn mẹ. Lòng mẹ, cũng chính là tình mẫu tử. Đó là một thứ thiêng liêng, quý giá xuất phát từ tâm hồn long lanh như pha lê, dịu ngọt như dòng suối của mẹ dành cho đứa con thân yêu của mình. “Mẫu” là mẹ, “tử” là con. Hai từ này hầu như chưa bao giờ xa cách, ví như cho dù họ có cách xa bao lâu, bao xa thì tâm hồn của mẹ và con luôn hòa quyện vào nhau. Khi con còn bé thơ, từ lúc vừa chào đời đã được bàn tay của mẹ dỗ dành, nâng niu. Một chút lớn nữa, mẹ cũng là người đỡ từng bước đi đầu tiên. Khi đi học, cũng có những lúc con ham chơi khiến mẹ buồn lòng nhưng bà vẫn không bao giờ buồn hay hờn trách con, luôn chỉ bảo cho con thứ gì đúng, thứ gì sai. Tất cả những đều đấy đã đều chứng minh được thế nào là tình mẹ. Và con cũng đã đáp lại tình cảm ấy bằng sự thành công, sự hiếu thảo mà mỗi người đều có thể đạt được bằng chính sự nỗ lực của mình. Nhưng tình con dành cho mẹ không bao giờ bằng tình mẹ dành cho con. Đó cho ta thấy sự tuyệt diệu về đức hi sinh của người “mẫu”, người mẹ mà ta không thể lí giải được. Không thể không nói đến một số trưởng hợp ngoại lệ. Cũng đã có nhiều người mẹ nhẫn tâm vứt bỏ đi cốt nhục, những đứa con ruột thịt của mình không lí do. Tôi không thể hiểu được tại sao lại có người như thế. Những việc như vậy có đã để bị xã hội chê trách không? Hay sâu trong tâm hồn của họ đang nghĩ những gì, có ăn năn hối hận không? Chúng chỉ là những đứa trẻ thơ cần tình thương ấm áp, dịu ngọt của mẹ thôi mà… Họ đã vô tình làm vấy bẩn sự thiêng liêng cao quý của ba chữ vàng “tình mẫu tử“ mà chúng ta hằng nghĩ đến và yêu quý nó. Mẹ dành tình cảm cao quý, đầy sự hi sinh khắc khổ đó cho con thì con cũng phải đáp lại bằng những thứ thiêng gần như thế. Mẹ không bao giờ đòi hỏi nhiều ở con, luôn mong con thành đạt, hạnh phúc thì đó cũng chính là niềm vui của mẹ. Và đồng thời con cũng là niềm tin, là hi vọng, hoài bão của mẹ. Tất cả những gì tốt nhất cũng đều dành cho con. Những ai đang còn mẹ thì hãy biết quý trọng và giữ gìn nó. Có những thứ khi đã qua rồi thì không bao giờ lấy lại được. Tình cảm của mẹ như ánh sáng trên cao, bóng mát trên cao, như dòng sữa ngọt ngào. Cuộc đời thật công bằng biết bao khi đã cho cho mỗi người chúng ta thứ gọi là “tình mẫu tử“….

8 tháng 11 2019

Mặc dù sáng tác cách nhau gần10 năm nhưng nổi bật trong hai bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt và bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm là hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thương con, thương cháu và yêu đất nước trong hai cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc.

Trong bài thơ “Bếp lửa”, tình bà cháu đã được thể hiện qua hình ảnh bếp lửa. Khi “mẹ cùng cha công tác bận không về” thì người cháu phải “ở cùng bà”. Mặc dù cuộc sống có khó khăn, vất vả nhưng bà vẫn quyết tâm, lo lắng cho cháu, vẫn “kể cháu nghe” truyện, vẫn “chăm cháu học”, vẫn “dạy cháu làm”. Ngay cả khi “giặc đốt làng”, bà cũng “dặn cháu đinh ninh”  rằng nếu “có viết thư chớ kể này kể nọ”. Tình cảm của bà dành cho cháu gắn liền với những hy sinh thầm lặng của bà cho cách mạng, cho đất nước, thể hiện tình yêu cháu cũng như tình yêu đất nước sâu sắc. Hình ảnh ấy của người bà luôn được người cháu ghi nhớ từ khi còn nhỏ, cho tới khi đã lớn vẫn nhớ ơn bà của mình.

Nếu trong bài thơ “Bếp lửa” thể hiện tình cảm của bà qua hình ảnh bếp lửa thì nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm qua bài “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” lại bộc lộ tình cảm của người mẹ Tà Ôi qua những công việc và ước mơ của người mẹ. Cho dù phải “giã gạo”, “tỉa bắp”, phải “chuyển lán”, “đạp rừng” hay phải “giành trận cuối”, người mẹ Tà Ôi vẫn luôn địu con trên lưng. Tình yêu con của người mẹ đã được gắn liền với tình yêu “bộ đội”, tình yêu “làng đói” và tình yêu “đất nước”. Cùng với đó, những ước mong của mẹ từ việc mong con khoẻ mạnh rồi đến giàu có, sau cùng là sống trong đất nước tự do cũng đã thể hiện tình yêu con cũng như khát vọng tự do sâu sắc. Đặc biệt, bằng nghệ thuật ẩn dụ, hai câu thơ “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi ; Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng” đã được nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm sử dụng để nói về tình cảm tha thiết của mẹ dành cho con. Người con chính là một thứ thiêng liêng, là nguồn sống và là niềm hy vọng của người mẹ Tà Ôi, là người mà mẹ luôn hy sinh và gửi gắm khát vọng.

  Như vậy, trong hai cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc, qua bài thơ “Bếp lửa” và “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”, hai nhà thơ Bằng Việt và Nguyễn Khoa Điềm đã nêu bật lên hình ảnh người phụ nữ Việt Nam luôn thương yêu, gửi gắm khát vọng cho con cháu gắn liền với tình yêu cách mạng, tình yêu đất nước.

mk sao chép trên google á

Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng con người, là nơi che chở, bảo vệ ta từ thuở lọt lòng. Gia đình- chỉ một từ giảng đơn thế thôi nhưng chứa đựng biết bao nhiêu là tình yêu thương, biết bao sự ăm áp. Gia đình chính là nơi nâng niu, chăm sóc, dưỡng dục ta. Tình cảm gia đình là những tia nắng diệu kì của cuộc sống- một ngọn lửa để sưởi ấm cho trái tim mỗi con người. tình yêu thương mà gia đình dành cho ta chính là "sợi dây" tình cảm thiêng liêng nhất. Gia đình là nơi vung đắp những tâm hồn. Ai có mội gia đình trọn vẹn thì hãy giữ chặt lấy nó. Vì những thứ đã mất không thể tìm lại, những thứ gì trôi qua chúng ta sẽ cảm thấy tiếc vì chưa làm đc gì cho gia đình thêm hạnh phúc. Vì vậy hãy chung tay bảo vệ hạnh phúc thiêng liêng ấy.

Chúc bạn học tốt

14 tháng 9 2021

Bạn tham khảo:
   Thế giới cảm xúc của con người là tổng hòa của những hỉ nộ ái ố, và ba thứ tình cảm chính là tình thân, tình bạn, và tình yêu. Trong số đó tình bạn, tình yêu có thể tan rồi lại hợp, hợp rồi rồi lại tan, ta có thể đau khổ một ngày, một tháng, một năm vì sự ra đi của một người bạn không xứng đáng, một người yêu bội bạc, nhưng ta sẽ đau khổ và hối hận cả đời khi lỡ mất đi người thân yêu duy nhất, mất đi thứ tình cảm trân quý nhất - tình thân. Ba văn bản Cổng trường mở ra, Mẹ tôi, và Cuộc chia tay của những con búp bê là những tác phẩm sâu sắc và thấm thía về tình thân, tình cảm gia đình, ở mỗi một câu chuyện, một bối cảnh chúng ta lại nhìn nhận được một khía cạnh của tình thân, từ đó rút ra được những bài học lớn hạnh phúc gia đình.
   Tác phẩm Cổng trường mở ra tựa như những trang nhật ký của một bà mẹ có đứa con ngày mai bước vào lớp một. Tình yêu thương của mẹ đong đầy trong mỗi câu văn, đó là thứ tình cảm dịu dàng, là sự chăm sóc tỉ mẩn từng tí cho đứa con trai yêu dấu. Con bước vào lớp một nhưng người lo lắng hơn cả lại là mẹ, vậy là ngày mai con đã chính thức là học sinh, con dần rời rời xa đôi vòng tay của mẹ để bước vào một môi trường mới, ở đó con sẽ phải tự lập nhiều hơn. Điều những tưởng là bình thường âý nhưng lại khiến mẹ lo lắng, không thể tập trung và mất ngủ, tại sao lại như vậy? Bởi lẽ mẹ quá yêu thương con, mẹ luôn suy nghĩ chu toàn tất cả mọi thứ, mẹ dự đoán cả những gì con sẽ trải qua khi bước vào lớp Một. Hơn ai hết, càng yêu thương con thì mẹ lại càng hiểu rõ tầm quan trọng của nhà trường đối với sự phát triển của con trẻ, bởi mẹ cũng từng có một tuổi thơ như vậy, mẹ luôn hy vọng rằng tại ngôi trường thân thương ấy con sẽ góp nhặt cho mình những kỷ niệm quý giá nhất trong cuộc đời. Mẹ luôn đặt niềm tin tuyệt đối vào đứa con của mình "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kỳ diệu sẽ mở ra". Có lẽ trên cuộc đời này chẳng còn ai có thể yêu thương con bằng thứ tình cảm dịu dàng và chu đáo hơn mẹ nữa, tình cảm ấy dẫu có là nước biển Đông, hay suối nguồn trong ca dao thì cũng chẳng đủ để đong đếm hết được.
   Cuộc chia tay của những con búp bê lại là câu chuyện thấm đẫm nước mắt về tình cảm anh em của hai đứa trẻ tưởng chừng không hiểu ly hôn, hay tan vỡ là gì. Đôi lần tôi tự hỏi rằng cha mẹ của Thành và Thủy có yêu thương và suy nghĩ cho hai anh em không mà nỡ lòng nào để hai đứa trẻ phải đau khổ đến vậy. Câu trả lời là có, thế nhưng có lẽ cái ích kỷ cá nhân, cùng với cách yêu thương mà người lớn cho là đúng, là tốt đã vô tình làm tổn thương con trẻ. Thành và Thủy là hai đứa trẻ ngoan ngoãn, yêu thương và gắn bó với nhau vô cùng, trong cuộc chia tay của cha mẹ chúng không hề có lỗi, thế nhưng "tai họa" và bi kịch lại đổ trực tiếp lên đầu những đứa trẻ ấy. Cuộc chia tay của cha mẹ kéo theo hàng loạt những cuộc chia tay khác, những con búp bê chia tay nhau, Thủy chia tay trường lớp bạn bè, phải từ giã sự nghiệp học hành, về quê kiếm sống, chia tay bố và đau đớn nhất là phải chia tay cả anh trai. Đối với những đứa trẻ đang tuổi ăn tuổi lớn, cú sốc tinh ấy là quá lớn, sẽ để lại trong tâm hồn chúng những vết sẹo không bao giờ lành. Đọc câu chuyện ta thấy thật thấm thía về tình cảm anh em, chân thành và sâu sắc của Thành và Thủy, bi kịch cha mẹ ly hôn chính là bước đệm đẩy tình cảm ấy lên cao nhất. Đồng thời qua đó, câu chuyện còn để lại trong lòng người đọc bài học sâu sắc về tình cảm gia đình, về việc xử lý những vấn đề phát sinh trong hôn nhân, cho dù có chuyện gì xảy ra, xin hãy đặt cảm xúc của con trẻ lên trên để suy nghĩ. Các bậc cha mẹ đừng để sự ích kỷ của mình làm tổn thương con cái, bởi hơn ai hết trẻ em là đối tượng nhạy cảm và mong manh nhất, chúng cần được bảo vệ, được giáo dục chứ không phải là chịu đựng đau khổ, bất hạnh.
   Tác phẩm Mẹ tôi lại là những lời tâm huyết mà người cha mẫu mực dành cho cậu con trai của mình, khi cậu hỗn láo với mẹ. Qua lời của người cha, hình ảnh người mẹ yêu thương con vô bờ bến, sẵn sàng hy sinh hết tất cả hiện lên thật cảm động, chắc ngoài mẹ ra chẳng có ai yêu con như thế nữa. Sự hỗn láo, vô ơn của con với mẹ đã khiến cha đau đớn, bởi hơn ai hết cha thấu hiểu và cảm thông sâu sắc với nỗi vất vả của mẹ từ lúc con sinh ra cho đến khi con lớn khôn. Bố En-ri-cô là một người đàn ông tuyệt vời, ông yêu vợ, cũng yêu con tha thiết, và vô cùng trân trọng gia đình, ông nhận thấy mình phải có trách nhiệm dạy dỗ En-ri-cô để vợ không phải phiền lòng, đồng thời cậu con trai bé bỏng lớn lên sẽ không phải hối hận vì những gì mà bản thân đã gây ra trong quá khứ, sẽ không phải đau khổ cả đời. Đó chính là tình yêu của người bố, thầm lặng, mạnh mẽ và nghiêm khắc, bố En-ri-cô dạy con một cách rất nhân văn, ông không dùng đòn roi, thay vào đó ông lựa chọn viết thư, lời lẽ trong thư vẫn đủ nghiêm khắc, và cũng rất cảm động, in sâu vào trong lòng đứa trẻ, khiến En-ri-cô nhận ra sai lầm và sửa đổi. Bức thư đã đem lại cho người đọc những bài học sâu sắc, bài học về tình mẫu tử thiêng liêng, tình cha thầm lặng, về cách dạy con tuyệt vời và nhân văn, quan trọng nhất là giáo dục cho mỗi một con người về lòng biết ơn với đấng sinh thành. Hơn tất cả tình cha mẹ vẫn là cao cả và thiêng liêng nhất trên thế gian, phận làm con cái chớ vì một chút giận hờn mà làm cha mẹ phải buồn lòng.
   Cả ba tác phẩm đều là những câu chuyện, những văn bản sâu sắc nói về tình cảm gia đình ở những khía cạnh và vai trò khác nhau, có tình cảm ấm áp, dịu dàng của mẹ, có sự nghiêm khắc, nhưng bên trong là tình yêu con tha thiết vô cùng của bố, cũng có cả những bi kịch, đan xen là tình cảm anh em ruột thịt đầy cảm động. Gia đình là mái nhà chung, là phần tử cấu tạo nên xã hội, tình thân chính là mối liên kết bền chặt nhất để tạo dựng nên một gia đình hạnh phúc, người trong một nhà cần phải biết yêu thương, sẻ chia lẫn nhau, đừng ai vì lòng ích kỷ cá nhân mà làm người thân của mình phải chịu đau đớn, tổn thương.

17 tháng 9 2021

Chú bé Hồng vô cùng bất hạnh khi bố mới mất, mẹ phải đi tha hương cầu thực để lại em sống giữa sự ghẻ lạnh, cay nghiệt của người cô, một người luôn tìm cách gieo vào đầu Hồng những suy nghĩ không tốt để Hồng từ bỏ, ruồng rẫy người mẹ của mình. Tuy nhiên, em lúc nào cũng nghĩ đến mẹ và thông cảm với mẹ, không dao động, không suy giảm tình cảm kính yêu dành cho mẹ. Em vô cùng đau đớn, phẫn uất khi nghe lời gièm pha, nhục mạ mẹ của bà cô rằng mẹ em đã lấy chồng và sinh em bé ở Thanh Hóa, không còn nhớ gì, nghĩ gì về em nữa. Nhưng em không hề nghi ngờ mẹ, ở em vẫn là tình yêu thương đong đầy cùng niềm tin tuyệt đối với mẹ của mình. Tuy còn bé nhưng em hiểu chuyện từ khá sớm, từ đó em ghét những hủ tục phong kiến lạc hậu đã đẩy mẹ con em vào hoàn cảnh này. Gần ngày giỗ cha, khi tan học, em nhìn thấy có người ngồi trên xe kéo giống mẹ của mình, em chạy đuổi theo xe với cử chỉ vội vã, lập cập; bối rối gọi “Mợ ơi!”. Trong lòng em nhiều cảm xúc hỗn độn. Hai chân em ríu lại, lên xe ngồi cạnh mẹ, nhận được sự âu yếm vỗ về của người mẹ thì òa lên khóc nức nở, một niềm dỗi hờn mà hạnh phúc, tức tưởi mà mãn nguyện. Gặp mẹ, với Hồng “khác nào ảo ảnh dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc”. Cảm nhận về mẹ vẫn tươi như ngày nào, giác ấm ấp mơn man khắp da thịt, niềm ngây ngất sung sướng khi ở trong lòng mẹ và ước ao mình nhỏ lại bỏ ngoài tai những lời nói gièm pha nặng nề.

17 tháng 9 2021

Đoạn văn cảm nhận về bé Hồng - Mẫu 3

Qua đoạn trích trong lòng mẹ của tác giả Nguyên Hồng, tác giả đã cho ta thấy những cảm nhận vô cùng cảm động, tinh tế về tình yêu mẹ khát khao và cháy bỏng về tình yêu thương mẹ của cậu bé Hồng. Sinh ra trong một gia đình mồ côi cha từ nhỏ, cuộc sống vốn đã thiếu thốn tình cảm của người cha lại thêm vắng bóng mẹ, Hồng phải sống nhờ vào bà cô giàu có nhưng cay nghiệt. Mặc dù bà cô bên cạnh luôn ngày ngày tìm cách chia rẽ mẹ và Hồng cậu ko mảy may đến những lời nói đó mà còn thấy nhớ mẹ, thương mẹ vô cùng. Và càng ngày nỗi niềm khát khao được sống trong tình yêu của mẹ, sự chăm sóc dịu dàng và nâng niu của mẹ. Và rồi, chính sự khát khao của Hồng đã giúp cậu gặp lại mẹ vào một buổi chiều tan học. Bằng những trực giác hết sức tinh tế và nhạy bén của mình, thêm vào đó là những tình cảm nồng nàn đã ăn sâu vào tiềm thức, cậu đã phát hiện rất chính xác người ngồi trên xe kéo là mẹ của mình. Cậu đã khóc, tiếng khóc ấy chứa đựng niềm hạnh phúc, sung sướng khi được gặp mẹ và cả nỗi tủi thân bởi quá lâu không được gặp mẹ. Trong giây phút ấy, cậu như được sống, được bồng bềnh trong cảm giác sung sướng, rạo rực trong vòng tay yêu thương của mẹ và không mảy may suy nghĩ gì. Cậu đã để lại trong mỗi độc giả chúng ta một niềm thương cảm, xúc động đến nghẹn ngào về tình mẫu tử cao quí, thiêng liêng, bất diệt và đáng trân trọng.

17 tháng 9 2021

Qua đoạn trích Trong lòng mẹ, tác giả Nguyên Hồng đã xây dựng rất thành công nhân vật người cô là hiện thân cho sự khắc nghiệt của xã hội phong kiến. Thật vậy, người cô trong truyện chính là đại diện cho những sự cay nghiệt, độc ác của 1 xã hội chà đạp lên quyền sống và quyền hạnh phúc của người phụ nữ. Trong cuộc trò chuyện với Hồng, người cô thường xuyên xoáy vào nỗi đau thiếu thốn tình thương của Hồng. Mục đích chính của người cô chính là làm cho hình ảnh của mẹ xấu đi trong mắt Hồng, để Hồng ghét bỏ mẹ và làm cho Hồng phải đau đớn. Người cô không hề thương xót gì cho những người trong cùng gia đình là Hồng và mẹ Hồng. Vì thế, cô đã thường xuyên nhắc đến mẹ, người mà Hồng đang thực sự ao ước được gặp lúc này nhưng vẫn phải kìm nén. Nhắc đến mẹ - một người khi nhắc đến luôn làm Hồng trực trào cảm xúc. Tuy nhiên, người cô này nhắc đến mẹ Hồng thì dùng toàn những lời lẽ miệt thị và bêu rếu mẹ của Hồng. Mục đích của người cô là làm cho Hồng trở nên ghét mẹ của mình. Xuất phát từ sự ghét bỏ mẹ Hồng và Hồng, người cô dùng những lời nói rất kịch và mỉa mai để làm cho Hồng đau khổ. Hoàn cảnh thiếu thốn tình thương phải xa mẹ mà người cô còn nói là mẹ có con với người khác càng làm cho Hồng đau đớn hơn. Tất cả đều là mục đích của người cô làm cho Hồng đau khổ và Hồng sẽ nghĩ xấu về mẹ của mình. Thế nhưng, sự cay nghiệt của người cô lại càng làm cho tình yêu mẹ của Hồng được thể hiện sâu sắc hơn trong văn bản.

17 tháng 9 2021

Sự xuất hiện của nhân vật người cô: Tuy xuất hiện không nhiều, chủ yếu qua một đoạn đối thoại với chú bé, nhưng đây cũn là một nhân vật gây ấn tượng mạnh cho người đọc. Đây rõ ràng là một nhân vật thâm độc, xảo quyệt, bênh vực và bảo vệ những lề thói tàn nhẫn trong xã hội đương thời. Qua một đoạn văn ngắn, bà cô đã hiện lên khá sống động nhờ nghệ thuật miêu tả hành động, ngôn ngữ và tâm lí nhân vật một cách chân thực của Nguyên Hồng.
Đặc điểm nội bật của con người này là sự tàn nhẫn, độc ác. Là người trong gia đình chắc chắn cô không lạ gì nỗi khổ xa mẹ, tình cảm của đứa cháu mồ côi, chắc chắn bà thừa hiểu Hồng là một chú bé dễ xúc cảm, rất mau nước mắt. Bà cô cũng biết rõ về tình cảm khốn khổ của chị dâu mình. Trong hoàn cảnh này, những người khác sẽ chăm sóc, an ủi đứa cháu, giúp nó dịu bớt nỗi đau mất cha và nhất là nỗi đau xa mẹ. Người cô ở đây đã xử sự hoàn toàn khác. Bà ta đã nói bé Hồng về chuyện mẹ bé không phải để động viên, chia sẻ, cảm thông, mà ngược lại, với một mục đích đen tối: cố ý gieo rắc vào đầu đứa trẻ ngây thơ, tội nghiệp này những hoài nghi để nó “khinh ghét, ruồng rẫy” mẹ. Nhằm thực hiện mục đích này, người cô cố tạo ra vẻ tươi cười vờ hỏi cháu: “Có muốn vòa Thanh Hóa chơi với mẹ không?” rồi bằng giọng ngọt ngào, người cô vừa trách cháu vừa đưa tin: “Mợ mày phát tài lắm, có như trước đâu”. Khi đứa cháu khốn khổ sắp phát khóc, bà ta vỗ vai nó và lại tiếp tục nói những nói ngọt ngào như cứa vào tim thằng bé. Lời nói của người cô xảo quyệt, lươn lẹo trước sau mâu thuẫn. Bà ta vừa bảo bé Hồng “Mợ mày phát tài lắm”, nhưng ngay sau đó lại tươi cười kể rành rọt: Có người, một hôm đi qua chợ thấy mẹ Hồng ngồi cho con bú ở bên một rổ bóng đèn, ăn vận rách rưới, mặt mày xanh bủng, người gây rạch đi, thấy thế bà tha thương tình toan gọi hỏi xem sao thì mẹ Hồng vội quay đi, lấy nón che…
Qua đoạn đối thoại, người đọc có thể nhận thấy người cô tìm cớ xui bé Hồng vào thăm mẹ (thậm chí bà còn hứa cho cháu tiền tàu) cốt để thông báo chuyện mẹ cháu đã sinh con khi chưa đoạn tang chồng. Bằng việc làm này, chứng tỏ bà cô tìm các hành hạ, giễu cợt nỗi đau xa mẹ của bé Hồng. Bà ta rắp tâm chia lía tình cảm mẹ con, hủy diệt niềm yêu thương, kính trọng của bé Hồng đối với người mẹ khốn khổ. Đồng thời bà ta cũng lấy làm hả hê, thích thú trước tình cảnh khốn khổ của người chị dâu mình.