1, a) Quan sát hình 48 SGK, nhận xét sự thay đổi nhiệt độ không khí theo độ cao và giải thích.
b) Tính sự chênh lệch về 2 độ cao trên hình 48.
2, Phân tích 3 nhân tố hình thành Đất và các nhân tố khác.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chào bạn, bạn hãy theo dõi câu trả lời của mình nhé!
Sự thay đổi nhiệt độ không khí theo độ cao : lên cao 100m, nhiệt độ giảm 0,6oC.
Nguyên nhân : Do không khí gần mặt đất dày đặc, chứa nhiều bụi và hơi nước nên hấp thụ nhiệt nhiều hơn không khí loãng, ít bụi ở trên cao.
- Càng lên vĩ độ cao, nhiệt độ trung bình năm càng giảm. Nguyên nhân là càng lên vĩ độ cao góc chiếu sáng của Mặt Trời (góc nhập xạ) càng nhỏ.
- Càng lên vĩ độ cao, biên độ nhiệt độ năm càng lớn. Nguyên nhân càng lên vĩ độ cao chênh lệch góc chiếu sáng và chênh lệch thời gian chiếu sáng (ngày và đêm) trong năm càng lớn. Ở vĩ độ cao, mùa hạ góc chiếu sáng lớn và thời gian chiếu sáng dài (gần tới 6 tháng ở cực); mùa đông góc chiếu sáng nhỏ dần tới 0 độ, thời gian chiếu sáng ít dần (tới 6 tháng đêm ở cực).
Càng xa đại đương, biên độ nhiệt độ năm càng tăng, do tính chất lục địa tầng dần.
Câu 1: Hiểu được vì sao không khí có độ ẩm và nhận xét được mối quan hệ giữa nhiệt độ không khí và độ ẩm
Vì không khí có chứa một lượng hơi nước nhất định nên trong khí có độ ẩm. Độ ẩm đa phần thường đi kèm với nhiệt độ, nếu nhiệt độ không khí càng thấp, trời trở lạnh kèm theo đó là độ ẩm tăng lên, lượng hơi nước trong không khí có khi đạt tới bão hòa.
Câu 2: Hiểu được các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của nhiệt độ không khí
Nhiệt độ không khí thay đổi tuỳ theo các yếu tố:
– Theo vị trí gần hay xa biển: Những miền gần biển: mùa hạ mát hơn, mùa đông ấm hơn những miền nằm sâu trong đất liền.
– Theo độ cao: Trong tầng đối lưu, càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm.
– Theo vĩ độ: Không khí ở các vùng vĩ độ thấp nóng hơn không khí ở các vùng vĩ độ cao.
- Mk nghĩ cái này của địa lý thì đúng hơn.
Câu 1:
Thành phần của không khí bao gồm:
- Vai trò của hơi nước: Lượng hơi nước tuy nhỏ nhưng lại là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí tượng như mây, mưa, sấm, chớp.
Câu 2:
* Khối khí nóng: hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao
* Khối khí lạnh: hình thành ở các vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp
* Khối khí đại dương: hình thành trên biển và đại dương, có độ ẩm lớn
* Khối khí lục địa: hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối khô.
Câu 3:
- Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của nhiệt độ không khí :
+ Nhiệt độ không khí thay đổi tùy theo vị trí gần hay xa biển.
+ Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao.
+ Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ.
Câu 4:
- Thời tiết là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng ở một địa phương, trong một thời gian ngắn.
- Khí hậu là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết, ở một địa phương, trong nhiều năm.
- Nhiệt độ không khí thay đổi tùy thuộc vào:
+ Vị trí gần hoặc xa biển: nước biển có tác dụng điều hòa nhiệt độ trong không khí, mùa hạ sẽ bớt nóng và mùa đông bớt lạnh.
+ Vĩ độ: nhiệt độ không khí ở vùng vĩ độ thấp cao hơn vùng ở vĩ độ cao (gần xích đạo hơn).
+ Độ cao: cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6 độ C
- Hok tốt ~
- Trạm A:
+ Nhiệt độ:
• Nhiệt độ trung bình tháng I khoảng: -7oC.
• Nhiệt độ trung bình tháng VII khoảng : 18oC
• Biên độ nhiệt năm khoảng : 25oC
• Nhận xét chung về chế độ nhiệt: khá khắc nghiệt.
+ Lượng mưa:
• Các tháng mưa nhiều: 5, 6, 7, 8.
• Các tháng mưa ít: các tháng còn lại.
• Nhận xét chung về chế độ mưa: mưa vào mùa hạ, nhưng lượng mưa không lớn
+ Thuộc kiểu khí hậu: ôn đới lục địa, do mưa vào mùa hạ, 3 tháng mùa đông có nhiệt độ dưới 0oC , biên độ nhiệt năm cao.
- Trạm B:
+ Nhiệt độ:
• Nhiệt độ trung bình tháng I khoảng: 6oC.
• Nhiệt độ trung bình tháng VII khoảng : 20oC
• Biên độ nhiệt năm khoảng : 14oC
• Nhận xét chung về chế độ nhiệt: tương đối gay gắt
+ Lượng mưa:
• Các tháng mưa nhiều: 9, 10, 11, 12
• Các tháng mưa ít: các tháng còn lại.
• Nhận xét chung về chế độ mưa: mưa mùa thu - đông
+ Thuộc kiểu khí hậu: địa trung hải, do mưa vào mùa thu – đông.
- Trạm C:
+ Nhiệt độ:
• Nhiệt độ trung bình tháng I khoảng: 5oC.
• Nhiệt độ trung bình tháng VII khoảng : 158oC
• Biên độ nhiệt năm khoảng : 10oC
• Nhận xét chung về chế độ nhiệt: ôn hòa
+ Lượng mưa:
• Các tháng mưa nhiều: 8, 9, 10, 11, 12, 1, 2, 3
• Các tháng mưa ít: các tháng còn lại.
• Nhận xét chung về chế độ mưa: mưa quanh năm và lượng mưa tương đối lớn
+ Thuộc kiểu khí hậu: ôn đới hải dương, do mưa quanh năm và không có tháng nào nhiệt độ dưới 0oC
- Xếp các kiểu biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa (A, B, C) với các lát cắt thảm thực vật (D, E, F) thành từng cặp sao cho phù hợp: A – D, B – F, C - E
1.
Các tầng khí quyển:
– Tầng đối lưu: từ 0 đến 16km, khoảng 90% không khí tập trung ở tầng này.
+ Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng.
+ Nhiệt độ giảm dần khi lên cao(trung bình lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6oC)
+ Là nơi diễn ra các hiện tượng khí tượng : mây, mưa, sấm chớp,….
– Tầng bình lưu: 16 – 80km, có lớp ô-dôn ngăn cản những tia bức xạ có hại cho con người và sinh vật.
– Các tầng cao của khí quyển: cao trên 80 km không khí rất loãng.
2.
a)Nhiệt độ không khí thay đổi tùy thuộc vào:
- Vị trí gần hoặc xa biển: nước biển có tác dụng điều hòa nhiệt độ trong không khí, mùa hạ sẽ bớt nóng và mùa đông bớt lạnh.
- Vĩ độ: nhiệt độ không khí ở vùng vĩ độ thấp cao hơn vùng ở vĩ độ cao (gần xích đạo hơn).
- Độ cao: cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6 độ C
b)
Hai địa điểm trong hình 48 SGK chênh nhau: 25°c - 19°c = 6°c. Trung bình, cứ lên cao 100 mét thì nhiệt độ lại giảm đi 0,6°c, nên sự chênh lệch về độ cao giữa hai địa điểm này là: X =(6°c / 0,6°c). 100m = 1000m
3.
- Lợi ích: là nguồn nước tưới, nguồn thuỷ sản, đường giao thông, cung cấp phù sa để hình thành đồng bằng...
- Tác hại của sông ngòi: Về mùa lũ, nước sông dâng cao, nhiều khi gây lụt lội, làm thiệt hại tài sản và tính mạng của nhân dân.
1, a) Quan sát hình 48 SGK, nhận xét sự thay đổi nhiệt độ không khí theo độ cao và giải thích.
– Càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm.
– Cứ lên cao 100 m nhiệt độ lại giảm 0,6 độ C.
b) Tính sự chênh lệch về 2 độ cao trên hình 48.
– Cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm 0,6oC.
– Lấy số nhiệt độ của điểm thấp trừ số nhiệt của điểm cao ra nhiệt độ chênh lệch.
– Lấy độ chênh lệch nhiệt độ của 2 điểm chia cho 0,6 rồi x 100 ra độ chênh lêch độ cao giữa 2 điểm.
=> Vậy, ta có (25 – 19) / 0,6 X 100 = 1000 m.
2, Phân tích 3 nhân tố hình thành Đất và các nhân tố khác.
1. Đá mẹ
Mọi loại đất đều được hình thành từ những sản phẩm phá huỷ của đá gốc (nham thạch). Những sản phẩm phá huỷ đó được gọi là đá mẹ. Đá mẹ là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất. do đó quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới và ảnh hưởng đến nhiều tính chất đất.
2. Khí hậu
Các yếu tố khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất là nhiệt và ẩm. Tác động của nhiệt và ẩm làm cho đá gốc bị phá huỷ (về mặt vật lí và hoá học) thành những sản phẩm phong hoá, rồi sau đó tiếp tục bị phong hoá thành đất. Nhiệt và ẩm còn ảnh hưởng tới sự hoà tan, rửa trôi hoặc tích tụ vật chất trong các tầng đất, đồng thời tạo môi trường để vi sinh vật phân giải và tổng hợp chất hữu cơ cho đất.
Khí hậu ảnh hưởng; gián tiếp đến sự thành tạo đất thông qua lớp phủ thực vật. Thực vật sinh trưởng tốt sẽ hạn chế việc xói mòn đất, đồng thời cung cấp nhiều chất hữu cơ cho đất.
3. Sinh vật
Sinh vật đóng vai trò chủ đạo trong sự hình thành đất : thực vật cung cấp vật chất hữu cơ, rễ thực vật bám vào các khe nứt của đá làm phá huỷ đá. Vi sinh vật phân giải xác sinh vật và tổng hợp thành mùn. Động vật sống trong đất cũng góp phần làm biến đổi tính chất đất.
4. Địa hình
Ớ vùng núi cao, do nhiệt độ thấp nên quá trình phá huỷ đá xảy ra chậm, làm cho quá trình hình thành đất yếu. Địa hình dốc làm cho đất dễ bị xói mòn, tầng đất thường mong. Ở nơi bằng phẳng, quá trình bồi tụ ưu thế nên tầng đất thường dày và giàu chất dinh dưỡng hơn.
Mặt khác, địa hình ảnh hưởng tới khí hậu, từ đó tạo ra các vành đai đất khác nhau theo độ cao.
5. Thời gian
Đá gốc biến thành đất cần có thời gian. Thời gian hình thành đất còn gọi là tuổi đất. Thời gian kể từ khi một loại đất được hình thành đến nay được gọi là tuổi tuyệt đối của đất. Tuổi của đất là nhân tố biểu thị thời gian tác động của các yếu tố hình thành đất dài hay ngắn, mặt khác còn thể hiện cường độ của các quá trình tác động đó.
6. Con người.