Viết một đoạn văn ngắn chỉ ra biện pháp nghệ thuật và tác dụng được sử dụng trong câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thái Thùy Linh:Bạn vào link này nha: https://hoc24.vn/hoi-dap/question/137244.html
1. MB :
Một trong những đức tính cần thiết để tạo nên sự thành công trong cuộc sống đó là kiên trì nhẫn nại. Và đức tính này đã được người xưa lồng vào câu tục ngữ : “Có công mài sắt có ngày nên kim” như để nhắc nhở thế hệ ngày nay về sự quan trọng của sự kiên nhẫn.
2. TB :
*Giải thích :
- Câu tục ngữ “ có công mài sắt có ngày nên kim” được hợp thành từ những từ ngữ đơn giản, dễ hiểu nhưng lại mang một ý nghĩa vô cùng bổ ích và cần thiết cho con người. Về mặt nghĩa đen, câu tục ngữ muốn nói, nếu một người chịu bỏ công sức ra cố gắng mài khối “sắt” thì một ngày nào đó nó sẽ trở thành một cây “kim”. Song không chỉ đơn giản như vậy , khối “sắt” ấy còn được hiểu như những công việc to lớn, khó khăn nhất mà gần như không thể thực hiện được.Và hình tượng cây “kim” chính là kết quả, sự thành công mà ta đạt được sau một quá trình dài chăm chỉ, quyết tâm với thử thách. Từ đó ta thấy được, nếu biết cố gắng, chăm chỉ, kiên trì thực hiện thỉ dù là công việc hay thử thách gian nan nhất ta cũng có thể vượt qua được một cách dễ dàng. Vì thế, nói tính kiênn trì nhẫn nại là thành phần không thể thiếu của sự thành công thật đúng đắn.
* Vì sao phải có lòng kiên trì nhẫn nại ?
- Mọi việc trên đời này không dễ dàng mà thành công được. Để có được thành công ta phải đánh đổi bằng mô hôi nước mắt và cả thời giaấn đấu. Thành công là kết quả của một quá trình rèn luyện phấn đấu không ngưng nghỉ. Và hơn nữa con người luôn phải đương đầu với biết bao thử thách.nản lòng thoái chí chắc chắn sẽ nhận lấy thất bại cay đắng.Con người muốn thành công thì thong minh tài giỏi thôi chư đủ mà cần phải kiên trì nhẫn nại thì mới phát huy hết khả năng của mình. Nhà bác học lừng danh Thomas Edison đã chăm chỉ, miệt mài thực hiện hơn 1000 thí nghiệm mới tìm ra được dây tóc bóng đèn. Bác Hồ đã phải vất vả làm việc, chịu khó học tiếng nước ngoài, đi bôn ba khắp nơi để tìm đường cứu nước. Thật hiếm ai như vậy! Và cũng nhờ những sự nỗ lực đó mà đất nước ta mới được tự hào về một danh nhân, một vị lãnh tụ vĩ đại nổi tiếng mà khắp năm, châu bốn bể đều biết tới. Những danh nhân, thương gia, thi sĩ, nhà văn nổi tiếng cũng từng phải vất vả, hi sinh, sử dụng những kiến thức mình có nhưng không thể thiếu đi và phải luôn gắn liền với sự kiên trì, chuyên cần, sáng tạo mới có thể thành đạt.Kiên trì nhẫn nại sẽ giúp ta nhẹ nhà và tự tin hơn trong cuộc sống.
- Kiên trì nhẫn nại không chỉ tạo ra sự thành công mà còn tô đậm những đức tính tốt đẹp của con người nhất là đối với học sinh.Lòng kiên trì nhẫn lại giúp ta có trách nhiệm với việc mình làm. Kiên nhẫn tập cho chúng ta một ý chí, nghị lực. Giúp con người ta có thêm hy vọng mà không từ bỏ buông xuôi. Lòng kiên nhẫn giúp ta sáng suốt, thẩn trọng hơn. Như một bài toán khó nếu chúng ta biết kiên nhẫn tìm tòi thì chắc chắn bài toán sẽ được giải quyết hay rộng hơn là dân tộc ta đã kiên nhẫn đánh đuổi quân thù từng ngày trong các cuộc trường kỳ kháng chiến. Kiên nhẫn là một đạo lý làm người chúng ta không thể đi ngược lại. Và người kiên nhẫn sẽ đạt được sự tín nhiệm, cảm phục, yêu mến kính trọng từ mọi người .
* Lòng kiên trì nhẫn nại phải được rèn luyện trong một quá trình lâu dài. Đức tính kiên nhẫn có được là do một phần là tính cách riêng , một phần là do con người thu nhặt và tích lũy được sau những trải nghiệm của cuộc sống .Để đạt được điều ấy , ta phải tập ngay từ bây giờ . Trong đời sống , ta nhẫn nại khi chờ đợi xếp hàng , không chen lấn và xô đẩy ,nhẫn nại khi gặp gian nguy,trắc trở. Trong học tập và làm việc ,ta phải tập suy nghĩ , kiên trì khi gặp những vấn đề khó,đừng đợi chờ kết quả cũng đừng vội vàng bỏ qua vì như thế ta sẽ dần dần không tin tưởng vào khả năng của bản thân , ngại khó và dễ gặp thất bại. Bên cạnh đó , ta phải đặt ra cho bản thân mình một mục tiêu để phấn đấu và nên nhớ rằng mọi việc trong cuộc sống không phải lúc nào cũng thực hiện ngay được mà ta phải biết cố gắng và chờ đợi , không quá vội vàng,hấp tấp vì như thế sẽ làm hỏng việc.Cuộc sống với bao bộn bề lo toan,vội vã theo dòng thời gian nhưng chính nhờ những cố gắng nhỏ mỗi ngày,nhờ sự suy nghĩ và làm việc mà nhiều người đã đạt đến thành công.
cho ta. Đây là một việc làm không thể thiếu được ở thế hệ trẻ hôm nay.
3. KB :
Câu tục ngữ “có công mài sắt có ngày nên kim” là một lời khuyên dạy của ông cha ta về tính quan trọng của sự kiên trì nhẫn nại cho con cháu đời sau. Kiên nhẫn một chút giúp ta cảm thấy nhẹ nhàng, tự tin hơn trước nhịp sống tất bật ,vội vã của cuộc sống . Đức tính kiên nhẫn luôn là lợi thế trong hành trang để bước vào thế kỉ mới và sánh kịp với nền văn minh hiện đại. Trong mọi hoàn cảnh , trước mọi khó khăn mà tưởng chừng không thể vượt qua được , hãy luôn tự nhủ với bản thân chúng ta rằng :"Kiên nhẫn một chút , không có gì là không thể làm được "
Trong đời sống hằng ngày của chúng ta, việc lao động, học tập và nghiên cứu thường gặp nhiều trở ngại, khó khăn. Trong đó trở ngại khó khăn lớn nhất, theo ý kiến của nhiều người ấy là sự thiếu kiên trì, nhẫn nại trong công việc.
Để động viên tất cả mọi người vượt khó, vươn lên đạt thành tựu, nhân dân ta từ xưa đã khích lệ nhau bằng lời tục ngữ quen thuộc: "Có công mài sắc có ngày nên kim".
Điều này trong thực tế, với nhiều tấm gương lao động, học tập và nghiên cứu đã thành đạt cho phép chúng ta khẳng định câu tục ngữ trên là hoàn toàn đúng.
Để dễ thuộc, dễ nhớ, dễ lưu truyền, cha ông chúng ta thường đúc kết kinh nghiệm của mình lại thành những câu văn cô đọng, hàm súc. Ở đây cũng thế, tác giả dân gian đưa ra hình ảnh cụ thể là một thỏi sắt đen sì, thô cứng. Nếu có công mài lâu ngày thì nhất định sẽ trở thành một cây kim nhỏ sáng bóng, hữu dụng. Câu này nhằm nhắn nhủ chúng ta phải hết sức kiên trì, nhẫn nại như một người cứ ngồi ngày này qua ngày khác mài mãi một thỏi sắt cho thành cây kim thì nhất định sẽ đạt đến thành công lớn lao, mĩ mãn trong công việc của mình.
Chân lí ấy, Bác Hồ kính yêu sau này cũng đã khẳng định thành một bài học cho thanh thiếu niên ta:
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên
Ngay trong thực tế đời sống đã có biết bao gương sáng trên nhiều lĩnh vực là những bằng chứng sinh động, hùng hồn làm sáng tỏ thêm bài học ấy.
Trong lĩnh vực học tập, là học sinh hẳn chúng ta đều biết đến tấm gương sáng của anh Nguyễn Ngọc Kí. Tuy bị liệt cả hai tay từ nhỏ, không thể nào cầm bút được, nhưng anh vẫn đến trường, kiên trì luyện tập viết bằng chân.
Những năm tháng âm thầm bền bỉ khổ luyện đã giúp anh viết đẹp, vẽ đẹp, học lên đến đại học, tốt nghiệp trường sư phạm. Sau nhiều năm phấn đấu, anh đã trở thành thầy giáo dạy học giỏi và viết văn hay.
Trong lĩnh vực hoa học kĩ thuật, có biết bao nhiêu nhà bác học cặm cụi hết ngày này sang ngày khác trong phòng thí nghiệm, tổn hao nhiều công sức lẫn thời gian, làm đi làm lại hàng trăm nghìn lần trên một thí nghiệm để đi đến những sáng chế phát minh giúp ích cho mọi người. Chúng ta dễ gì quên tên tuổi những Trần Đại Nghĩa, Lương Định Của, Tôn Thất Tùng...
Ngay trong lĩnh vực văn học nghệ thuật cũng đâu có khác. Bài học về sự kiên trì nhẫn nại cũng đã được chứng minh với trường hợp nghệ sĩ dương cầm Đặng Thái Sơn. Để có được thành công rạng rỡ là giải nhất cuộc thi âm nhạc quốc tế Sô-panh, anh cũng đã trải qua biết bao công phu khổ luyện miệt mài từ những ngày khó khăn trong chiến tranh phải đi sơ tán, tránh bom đạn Mĩ cho đến khi được đưa đi học ở nước bạn.
Một nhà văn phương Tây cho rằng thiên tài chỉ có một phần trăm là năng khiếu bẩm sinh, còn chín mươi chín phần trăm là sự kiên nhẫn lâu dài. Ở nước ta, ngày xưa, từ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu đến Nguyễn Khuyến, Tản Đà, ngày nay, từ Nguyễn Tuân đến Xuân Diệu... Cây bút nào cũng như nhau, dùi mài cần mẫn, đêm đêm thao thức bên đèn, trước trang giấy trắng, chú tâm kiếm tìm từng chữ, từng câu, dập dập, xóa xóa bao lần viết đi viết lại mới có được những hình tượng văn học đặc sắc làm rung động lòng người.
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, cũng chính nhờ lòng kiên trì nhẫn nại, chịu đựng gian khổ, hiểm nguy, thiếu thốn trước cuộc kháng chiến trường kì chín năm ròng rã mà nhân dân ta đã làm nên một chiến thắng Điện Biên lừng lẫy: "Chín năm làm một Điện Biên, Nên vành hoa đó nên thiên sứ vàng" (Tố Hữu). Sau đó nhân dân cả nước lại phải kiên trì bền bỉ gánh chịu vô vàn hi sinh, mất mát trong bom đạn chiến tranh, cuối cùng đã đánh được "Mĩ cút ngụy nhào" "toàn thắng đã về ta" thống nhất đất nước vào mùa xuân 1975 với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Làm sao kể hết những dẫn chứng có thể tìm thấy dễ dàng trong thực tế cuộc sống và lịch sử của dân tộc ta. Cũng do tính phổ biến trong mọi lĩnh vực đời sống mà bài học quý đó được văn học thể hiện dưới nhiều hình thức sinh động khác nhau. Có khi dưới dạng là các câu tục ngữ, ca dao diễn đạt cụ thể: "Nước chảy đá mòn", "Kiến tha lâu cùng đầy tổ" hay "Công lênh chẳng quản bao lâu. Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng".
Trong áng thiên cổ hùng văn Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi cũng từng nhắc đến bài học quý giá này, nêu bật tấm gương bền lòng trì chí của người anh hùng dấy nghĩa đất Lam Sơn:
Đau lòng nhức óc chốc đà mười mấy năm trời
Nếm mật nằm gai há phải một hai sớm tối.
(Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi)
Năm 1942, bị chính quyền Tương Giới Thạch giam cầm một cách bất ngờ và vô lí, Bác Hồ trải qua kinh nghiệm của mình cũng đã đúc kết:
Kiên trì và nhẫn nại
Không chịu lùi một phân
Vật chất tuy gian khổ
Không nao núng tinh thần.
(Nhật kí trong tù – Hồ Chí Minh)
Gạo đem vào giã bao đau đớn
Gạo giã xong rồi trắng tựa bông
Sống ở trên đời người cũng vậy
Gian nan rèn luyện mới thành công.
(Nhật kí trong tù – Hồ Chí Minh)
Như thế, có thể nói bài học về kiên trì nhẫn nại nhất định dễ dẫn đến thành công là bài học không riêng của ai và của một thời nào. Ngay đối với bản thân em cũng thế, bài học lớn này nhắc nhở mình phải luôn luôn rèn luyện ý chí trong cuộc sống hằng ngày, không nôn nóng, chán nản khi gặp khó khăn, trở ngại trong học tập hay làm bất cứ một công việc gì. Cũng chính nhờ những tấm gương sáng vừa phân tích bên trên mà em hiểu được phải có quyết tâm cao mới đem lại kết quả mong muốn trong việc làm của mình, phải biết cố gắng từ sớm thì mới có thể đạt được những thành công rực rỡ sau này.
- Biện pháp nghệ thuật được sử dụng thành công trong đoạn trích là: " so sánh " - Đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì.
- Tác dụng:
+ Biện pháp so sánh gây ấn tượng, tăng sức gợi hình, gợi cảm, làm nổi bật, tăng sức thuyết phục,...
+ Biện pháp so sánh nhấn mạnh vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao qua cách ăn mặc của Người.
+ Biện pháp so sánh đã thể hiện rõ tình cảm, thái độ kính yêu, tự hào, cảm phục đối với phong cách Hồ Chí Minh.
- Biện pháp nghệ thuật liệt kê - Hàng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.
+ Nhấn mạnh sự giản dị, đảm bạc, qua từng bữa ăn, tư trang, trang phục của Bác, đó là sự kết hợp giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại.
Cậu tham khảo:
Lòng biết ơn đối với người khác từ xưa đẽn nav vốn là truyền thống của dân tộc ta. Ông cha ta luôn nhắc nhở, dạy bảo con cháu phải sống ân nghĩa thủy chung, đã nhận ơn của ai thì không bao giờ quên. Truvền thống đạo đức đó được thể hiện rõ nét qua câu tục ngữ “Ăn quá nhớ kẻ trồng cây”. Có lòng biết ơn, sổng ân nghĩa thủy chung là đạo lí làm người, đó cũng là bổn phận, là nhiệm vụ của chúng ta đối với đời. Tuy nhiên, lòng biết ơn không phải là lời nói suông mà phái thể hiện bằng hành động cụ thể. Nhà nưức ta đã có những phong trào đền ơn đáp nghĩa, xây dựng những ngôi nhà tình nghĩa cho các bà mẹ anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ. Việc đền ơn đáp nghĩa này đã trở thành phong trào, là chính sách lan rộng ưên cả nước. Đây không chỉ là sự đền đáp công ơn đơn thuần mà nó trở thành bài học giáo dục thiết thực về đạo lí làm người của chúng ta. Cho nên mỗi người ai ai cũng cần phải có ý thức bảo vệ và phát huy những thành quả đạt được ấy ngày càng tốt đẹp hơn, có nghĩa là ta vừa là “người ăn quả” của hôm nay vừa là “người trồng cây” cho ngày mai. Cũng từ đó ta càng thấm thía hiểu được rằng: Cha mẹ, thầy cô cũng chính là người trồng cây, còn ta là người ăn quả. Vì vậy ta cần phải thực hiện tốt bổn phận làm con trong gia đình, bổn phận người học ở trong nhà trường. Ôi! Làm được như vậy tức là ta đã thể hiện được lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với những người đã hy sinh, thương yêu lo lắng cho ta. Đây là một việc làm không thể thiếu được ở thố hệ trẻ hôm nay
Bài làm tham khảo :
Vào một buổi chiều nọ , bọn em đang tung tăng cắp sách tới trường , vừa đi vừa trò chuyện . Lũ chim hót líu lo , các bông hoa thì đua nhau nở . Cảnh tượng của một buổi chiều đẹp đẽ vô cùng . Bỗng có một đứa trẻ tầm 4,5 tuổi đang giơ cái nón ra để xin tiền , quần áo rách rưới . Mong mọi người đi qua sẽ bố thí cho em vài nghìn đồng . Thấy bà , chúng em vội chạy lại gần . Sau một hồi trò chuyện cùng , bọn em biết được rằng bố của em ấy đã mất sớm , ở nhà chỉ có mẹ và em . Mẹ em thì đang ốm nặng , không có tiền chữa trị nên em mới phải đi ăn xin tiền để lấy số tiền đó chữa cho mẹ . Thương cảm cho số phận , hoàn cảnh của gia đình em nhỏ nên bọn em đã động viên , an ủi cho em , cùng nhau góp tiền để mua thuốc cho mẹ của em đó . Đứa thì 5 nghìn , 10 nghìn ,.... Tuy đồng tiền không đáng là bao nhưng nó chứa trong đó tình cảm yêu thương . Rồi một hồi sau , bọn em đến quầy bán thuốc , mua cho em ấy thuốc trị ốm . Bỗng nhìn lên đồng hồ , bọn em chợt nhớ ra giờ đi học nên tạm biệt em nhỏ rồi vội vã ôm cặp sách tới trường . Trên đường đi , hai hàng cây như đang vẫy chào chúng em . Chim họa mi hát một bài ca vui tươi , rộn rã để khen ngợi cho hành động của chúng em . Lúc vào lớp học , tiếng đọc bài của cô giáo to hơn , hay và truyền cảm hơn . Trên bảng nét viết chữ nắn nót bài học : " LÒNG YÊU THƯƠNG - CHIA SẺ "
So sánh : Hàng cây như vẫy chào chúng em
Nhân hóa : Chim họa mi hát một bài ca vui tươi
Chúc bạn học tốt !
Tham khảo!
“Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên, hai nợ, âu đành phận,
Năm nắng, mười mưa, dám quản công”
Thành ngữ được ông sử dụng là “ Lặn lội thân cò khi quãng vắng”. Chúng thể hiện được sự vất vả, lam lũ của người vợ. Tấm thân gầy gò của người vợ chẳng khác nào tấm thân cò lam lũ lặn lội trong đêm khuya tìm thức ăn. Thể hiện được tình cảm của ông nỗi xót xa trước sự nhọc nhằn vất vả của người vợ. Từ đó Tế Xương ngày càng yêu thương người vợ của mình hơn.
Trời còn tờ mờ tối vậy mà anh gà trống oai phong đã cất tiếng gáy, báo hiệu mọi người thức dậy. Phía đằng đông, những tia nắng đầu tiên của ông mặt trời đang dần nhô lên. Bầu trời phía đông ửng hồng lạ kì ! Ông mặt trời như lòng đỏ một quả trứng gà được đặt trên chiếc mâm màu xám. Những chị mây lúc bấy giờ như những chiếc thuyền bông trôi dạt trên trời.
Trời còn tờ mờ tối vậy mà anh gà trống oai phong đã cất tiếng gáy, báo hiệu mọi người thức dậy. Phía đằng đông, những tia nắng đầu tiên của ông mặt trời đang dần nhô lên. Bầu trời phía đông ửng hồng lạ kì ! Ông mặt trời như lòng đỏ một quả trứng gà được đặt trên chiếc mâm màu xám. Những chị mây lúc bấy giờ như những chiếc thuyền bông trôi dạt trên trời.Bầu trời thật là tuyệt đẹp
k mik nha!
ngô thế trường
Biện pháp nghệ thuật ẩn dụ
Tác dụng: nhằm nhắc nhở, khuyên nhủ mỗi con người chúng ta trong cuộc sống nên biết ơn đối với những người đã có công với mình
Câu văn cô đọng, hàm súc, chứa nhiều ý nghĩa
khoảng bao nhiêu dòng hoặc câu