Nêu chiều hướng tiến hóa của phôi? Các bn giup minh vs
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
Ngành động vật không xương sống:
- Ngành động vật nguyên sinh: Trùng roi, trùng biến hình, trùng giày,...
- Ngành ruột khoang: Hải quỳ, thủy tức, sứa,...
- Ngành giun: giun đất, giun đũa, sán dây,...
- Ngành thân mềm: ốc sên, mực,...
- Ngành chân khớp: tôm, bọ hung, nhện,...
Về tim: từ tim 2 ngăn ở cá (chỉ có tâm thất và tâm nhĩ) lên đến tim 3 ngăn ở lưỡng cư (2 tâm nhĩ và 1 tâm thất), đến bò sát có tim 3 ngăn nhưng có thêm vách hụt ngăn giữa tâm thất (trừ cá sấu tim có 4 ngăn), đến lớp chim và thú thì tim hoàn chỉnh (có 4 ngăn:2 tâm nhĩ, 2 tâm thất).
Về vòng tuần hoàn: ở cá chỉ có một vòng tuần hoàn (xuất phát từ tâm thất theo động mạch bụng đến các cơ quan rồi theo tĩnh mạch lưng đến mang và trở về tâm nhĩ), máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi; lưỡng cư có 2 vòng tuần hoàn lớn và nhỏ (vòng nhỏ lên phổi trao đổi khí, vòng lớn đưa máu đi nuôi các cơ quan), máu đi nuôi cơ thể là máu pha; bò sát cũng có 2 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu pha nhưng ít pha hơn do tim có vách hụt; chim và thú cũng có 2 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi
* Hệ hô hấp:
Chưa phân hóa->Da->Hệ thống ống khí->Mang->Da và phổi->Phổi->Phổi và hệ thống túi khí.
* Hệ tuàn hoàn:
Chưa phân hóa->Tim chưa có ngăn->Tim 2 ngăn->Tim 3 ngăn có vách hụt ở tâm thất(3,5 ngăn)->Tim 4 ngăn.
* Hệ thần kinh:
Chưa phân hóa->Mạng lưới->Chuỗi hạch->Dạng ống(não bộ và tủy sống)
* Sinh sản:
- Thụ tinh ngoài->Thụ tinh trong.
- Đẻ trứng->Đẻ con.
- Phôi phát triển qua biến thái(hoặc biến thái không hoàn toàn)->Phát triển không có nhau thai->Có nhau thai.
- Con non không được chăm sóc->Được chăm sóc->Nuôi ocn bằng sữa, được học tập.
•#LynkWrote.
Hình thức sinh sản hữu tính ưu việt hơn hình thức sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính có sự kết hợp giữa cả bố và mẹ
SInh sản hữu tính thì sức sống của cơ thể con co hơn bố mẹ
Sự hoàn chỉnh các hình thức sinh sản hữu tính thể hiện ở:
+ Từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong
+ Đẻ nhiều trứng đến đẻ ít trứng đến đẻ con
+ Phôi phát triển có biến thái đến phôi phát triển trực tiếp không có nhau thai đến phôi phát triển trực tiếp có nhau thai
+ Con non khoongg được nuôi dưỡng đến được nuôi duongex bằng sữa mẹ đến được học tập thích nghi với cuộc sống
– Về cơ quan cảm ứng : từ chỗ chưa có cơ quan chuyên trách đến chỗ có cơ quan chuyên trách thu nhận và trả lời kích thích. Ớ động vật có hệ thần kinh, từ thần kinh dạng lưới đến thần kinh dạng chuỗi hạch và cuối cùng là thần kinh dạng ống.
– về cơ chế cảm ứng (sự tiếp nhận và trả lời kích thích) : từ chỗ chỉ là sự biến đổi cấu trúc của các phân tử prôtêin gây nên sự vận động của chất nguyên sinh (ở các động vật đơn bào) đến sự tiếp nhận, dẫn truyền kích thích và trả lời lại các kích thích (ở các sinh vật đa bào).
– Ớ các động vật có hệ thần kinh : từ từng phản xạ đơn đến chuỗi phản xạ, từ phản xạ không điều kiện đến phản xạ có điều kiện, nhờ đó mà cơ thể có thể thích ứng linh hoạt trước mọi sự đổi thay của điều kiộn môi trường.
Sự hoàn thiện của các hình thức cảm ứng là kết quả của quá trình phát triển lịch sử, bảo đảm cho cơ thể thích nghi để tồn tại và phát triển.
Cơ quan tương đồng phản ánh hướng tiến hòa phân li, Tuyến nọc độc rắn và tuyến nước bọt của người là cơ quan tương đồng, còn Gai hoa hồng và gai xương rồng. Mang tôm và mang cá, Chân đào của chuột trũi và chân đào của dế dũi đều là cơ quan tương tự
Chọn D
Sự tiến hóa của thế giới sinh vật được thể hiện ở sự phức tạp hóa dần trong tổ chức cơ thể của chúng là kết quả của một quá trình phát triển lịch sử lâu dài.
Càng lên những bậc cao trên thang tiến hóa thì mức độ chuyên hóa về chức năng, phân hóa về cấu tạo càng phức tạp và sự thống nhất giữa các bộ phận trong cơ thể càng chặt chẽ. Trong quá trình đó, sự chuyển từ đời sống dưới nước lên đời sống trên cạn đã đánh dấu một bước tiến quan trọng, tạo ra hàng loạt những biến đổi cơ bản trong tổ chức cơ thể:
Ở động vật, động vật đa bào bậc thấp như bọt biển, các tế bào của cơ thể chưa phân hóa thành mô rõ rệt. Sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường được thực hiện trên cơ thể; ở ruột khoang, cơ thể chỉ gồm 22 lớp tế bào, các tế bào trực tiếp trao đổi chất với môi trường, chưa có hệ tiêu hóa, tuần hòa, bài tiết, nhưng đã xuất hiện tế bào thần kinh thực hiện chức năng cảm ứng cơ thể, có các thích ti bào để tấn công mồi và kẻ thù. Ở các lớp động vật cao hơn, kể từ giun đã có các cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn và bài tiết là cần thiết. Hệ thần kinh đã tập trung để điều khiển, điều hòa và phối hợp hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể và đảm bảo sự thích nghi với môi trường.
Các hệ cơ quan như tuần hoàn, hô hấp, thần kinh, sinh sản cũng ngày càng phức tạp hóa qua các ngành, lớp từ thấp lên cao.
Ở thực vật cũng diễn ra tương tự, các cơ quan sinh dưỡng ban đầu chưa phân hóa, tiến tới phân hóa thành thân, lá, chưa có rễ chính thức như ở rêu, từ dương xỉ trở lên đã có đủ rễ, thân, lá. Về cơ quan sinh sản, từ chưa có hoa, sinh sản bằng bào tử (sinh sản vô tính) tiến lên sinh sản hữu tính ở cây có hóa...
Các cơ thể sinh vật dù cấu tạo đơn giản hay phức tạp đều được xây dựng từ các tế bào, thể hiện nguồn gốc chung của sinh giới.
Sự tiến hóa của thế giới sinh vật được thể hiện ở sự phức tạp hóa dần trong tổ chức cơ thể của chúng là kết quả của một quá trình phát triển lịch sử lâu dài.
Càng lên những bậc cao trên thang tiến hóa thì mức độ chuyên hóa về chức năng, phân hóa về cấu tạo càng phức tạp và sự thống nhất giữa các bộ phận trong cơ thể càng chặt chẽ. Trong quá trình đó, sự chuyển từ đời sống dưới nước lên đời sống trên cạn đã đánh dấu một bước tiến quan trọng, tạo ra hàng loạt những biến đổi cơ bản trong tổ chức cơ thể:
Ở động vật, động vật đa bào bậc thấp như bọt biển, các tế bào của cơ thể chưa phân hóa thành mô rõ rệt. Sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường được thực hiện trên cơ thể; ở ruột khoang, cơ thể chỉ gồm 22 lớp tế bào, các tế bào trực tiếp trao đổi chất với môi trường, chưa có hệ tiêu hóa, tuần hòa, bài tiết, nhưng đã xuất hiện tế bào thần kinh thực hiện chức năng cảm ứng cơ thể, có các thích ti bào để tấn công mồi và kẻ thù. Ở các lớp động vật cao hơn, kể từ giun đã có các cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn và bài tiết là cần thiết. Hệ thần kinh đã tập trung để điều khiển, điều hòa và phối hợp hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể và đảm bảo sự thích nghi với môi trường.
Các hệ cơ quan như tuần hoàn, hô hấp, thần kinh, sinh sản cũng ngày càng phức tạp hóa qua các ngành, lớp từ thấp lên cao.
Ở thực vật cũng diễn ra tương tự, các cơ quan sinh dưỡng ban đầu chưa phân hóa, tiến tới phân hóa thành thân, lá, chưa có rễ chính thức như ở rêu, từ dương xỉ trở lên đã có đủ rễ, thân, lá. Về cơ quan sinh sản, từ chưa có hoa, sinh sản bằng bào tử (sinh sản vô tính) tiến lên sinh sản hữu tính ở cây có hóa...
Các cơ thể sinh vật dù cấu tạo đơn giản hay phức tạp đều được xây dựng từ các tế bào, thể hiện nguồn gốc chung của sinh giới.
Chiều hướng tiến hoá trong sinh sản hữu tính ở động vật :
– Về cơ quan sinh sản :
+ Từ chưa có sự phân hoá giới tính đến có sự phân hoá giới tính (đực, cái).
+ Từ chưa có cơ quan sinh sản chuyên biệt đến có cơ quan sinh sản rõ ràng.
+ Từ các cơ quan sinh sản đực cái nằm trên cùng một cơ thể (lưỡng tính) đến các cơ quan này nằm trên các cơ thể riêng biệt : cá thể đực và cá thể cái (đơn tính).
– Về phương thức sinh sản :
+ Từ thụ tinh ngoài trong môi trường nước đến thụ tinh trong với sự hình thành cơ quan sinh dục phụ, bảo đảm cho xác suất thụ tinh cao và không lệ thuộc vào môi trường.
+ Từ tự thụ tinh đến thụ tinh chéo (giao phối), bảo đảm cho sự đổi mới vật chất di truyền.
Thụ tinh chéo chủ yếu xảy ra ở các động vật đơn tính, tuy nhiên ở một số động vật lưỡng tính cũng xảy ra thụ tinh chéo do sự chín không đồng đều của các giao tử hoặc các cơ quan sinh dục đực và cái nằm xa nhau trên cơ thể
– Về bảo vệ phôi và chăm sóc con :
Càng lên cao theo bậc thang tiến hoá, các điều kiện đảm bảo cho sự phát triển phôi từ trứng đã thụ tinh càng tỏ ra hữu hiệu:
+ Từ trứng phát triển hoàn toàn lệ thuộc vào điều kiện môi trường xung quanh đến bớt lệ thuộc.
+ Từ con sinh ra không được bảo vệ chăm sóc, nuôi dưỡng đến được bảo vệ, chăm sóc và nuôi dưỡng.
Chính những đặc điểm tiến hoá đó trong hình thức sinh sản của động vật đã đảm bảo cho tỉ lệ sống sót của các thế hệ con cái ngày càng cao và do đó tỉ lệ sinh ngày càng giảm. Sự giảm tỉ lệ sinh cũng là một dấu hiệu tiến hoá trong sinh sản.